1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Thảo loạn về phương pháp đánh các bài cổ điển

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi tdq, 8 Tháng ba 2004.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. DrCrazzzy

    DrCrazzzy Mới tập romance

    Thôi nào các bác ,các bác làm gì kì thế iem chả hiểu được. Sao cái tôi của mỗi người ta như cái bánh xe bò thế ^<img src=^" border="0" alt="77.gif" /> .Iem mới vào diễn đàn nhưng thấy như vậy là buồn lắm áh [​IMG] , các bác thử hình dung xem sau chuyện cải vã nhau thế này tình hình sẽ như thế này : vì đã chỉ trích nhau như thế này nên ai cũng ngại ko dám trình bày điều gì hết ( vì sợ người kia đâm chọt ) vì thế 4rum sẽ ko còn bài viết nào chất lượng nữa hết ,như vậy 4rum sẽ đi vào ngõ cụt ,khổ cho admin ,khổ cho tụi newbie như iem [​IMG] . Các bác thôi cải nhau bắt tay làm hòa đi nào , nói về đoàn kết VN em chán quá , 1 thằng VN có thể hơn 1 thằng Nhật nhưng 3 thằng VN ko bằng 3 thằng Nhật thậm chí ko bằng 1 thằng luôn ^<img src=^" border="0" alt="77.gif" />
     
  2. hacmieu

    hacmieu Administrator Staff Member

    Phóng sự về Viet Guitar sẽ phát ở trên kênh VTC 1 Chương Trình Cafe tối lúc 20h15 hoặc vào www.vtc.com.vn [​IMG] Chúc các anh em vui vẻ.
     
  3. yeuquai

    yeuquai Đồ rê mi fa sol ...

    Kính chào các bạn,Tớ xin trong hiện tại kết thúc với bài viết nho nhỏ này. Sẽ ngừng thôi. Bài này hy vọng sẽ giải thích được vài khúc mắc mà đã làm rất nhiều người phân vân. Xin lập lại một lần nữa, vì sao tập trung trí óc để vận chuyển pami là sai? Dẫn chứng nhé.1) tập pami là sai cho nên xưa nay hình như ai chơi tremolo cũng bị đắn đo (trong đó gồm có bản thân tớ ..lúc ban đầu), không đáp ứng được nhu cầu của lý tưởng.2) sai cho nên có một số người đi tìm nhiều cách khác mà tương đương như tremolo pami, thêm vào ngón, nhiều giây cùng lúc vv. nhưng vẫn chưa thuyết phục được số đông, có thể bởi nhiều lý do, ở đây không tiện viết ra.3) sai cho nên lúc nào cũng thấy có điều gì không ổn, "không nói tục"ng vô tremolo là mất tự tin, chơi tremolo lúc được lúc không.4) "Lừa" đưộc người chứ không bao giờ lừa được chính mình, không đều mà cho là đều vì tốc dộ nhanh nên tai nghe không kịp cái ngựa phi. Không đúng, tai chúng ta rất thính. Chỉ "lừa" được những người mới nghe hoặc những người chưa chú tâm mấy vào vấn đề. Tớ có nhắc đến Âm Dương, Vũ Trụ, sự tương đối. Dĩ nhiên là một phần muốn tạo ra nụ cười đến các bạn nhưng có cái lý của nó đấy. Vấn đề này thì cần nhiều thời gian suy ngẫm và tâm tư mỗi người. Âm nhạc cũng nằm trong phạm vi đó mà thôi; kỹ thuật, ký âm, gì gì đi nữa cũng thế.Vì sao dùng ngón út vào không thể thay thế hay hổ trợ cho cái gọi là "đều", gọi là "reo cho dều"? Đây là vấn đề do bàn tay chứ không phải do cách viết, do cách ký âm. Có thể do đó cách này cũng không được tiếp nhận rộng rãi. Ngón út là một ngón nhỏ trên đa số bàn tay của con người. Dùng nó cũng phải mệt nhọc, nó nhỏ nên sự khác biệt âm thanh tương xứng với các ngón khác hơi quá lớn.Bạn hãy nên biết tremolo không bao giờ có âm thanh tuyệt đối "đều" trên cây đàn như MIDI kiếu máy móc được. Một lý do là 3 ngón a m i nằm ở vị trí khác nhau; ngón nằm gần lỗ đàn hơn, ngón nằm gần ngựa đàn hơn - tạo ra âm thanh hơi khác (khép các ngón lại giúp được phần nào về lý do này và giúp được nhiều điều khác). Đó là chưa nói đến phần thịt của các ngón dày hơn, mỏng hơn. Kết cục là thế nào? Nhiều khi có chút khác nhau mới đem lại cái mà ta thích. Bạn hãy xem vào hình ở dưới. Cho ngón út vào và đánh cùng lúc khó đem lại cái mà chúng ta gọi là đều hay thăng bằng. Lý do một phần đã nói trên, một lý do lớn khác là cách này vẫn một chiều. Ý chung của chúng ta là tạo ra một âm thanh "vòng tròn".c-a-m-i-c-a-m-i-c-a-m-i-cp--------p--------p--------pBạn có hiểu ý của tớ muốn nói nó là một chiều không? Một chiều khó đem lại sự thăng bằng.Hy vọng hình này nói lên được, vì ít thời gian quá[​IMG]a-m-i-a-m-i-a-m-i-a-m-i-ap---------p--------p--------pĐây là hai chiều, vì sao? Vì ý nghĩ của sự "đi ngược từ i đến a". Xét về cơ bản hai cách trên (hãy quên ngón út là ngón nhỏ) không có sự khác biệt, giữa p cho đến p kế tiếp vẫn có 3 nốt của bè thanh. Trong lúc này bạn sẽ hỏi thế tại sao không dùng amimamimami để tránh sự "giao thông" giữa i và a. Tớ chỉ biết đáp là do cơ bắp bàn tay, với tốc độ cao, cách này khó tạo ra cái đều...cái thăng bằng.Cho nên, nên tập trung vàoa-m-i-a-m-i-a-m-i-a-m-i-ap---------p--------p--------pnhiều nhất và qua bao tháng năm mà tăng dần tốc độ, và không nên tập riêng a-m-i-a-m-i-a riêng biệt nhiều quá. Tại sao? Với tốc độ cao, không có p thì a-m-i-a-m-i-a khó dược đều. Đều là nhờ có sự hổ trợ của p, chứ không phải cho p vào thì làm mất đều như nhiều người tưởng. Không dùng p mà a-m-i-a-m-i-a vẫn rất đều mới là chuyện khó. Chúng ta muốn Âm thanh sẽ tách ra như hai nhạc cụ nhưng cách tập là phải quyện hai bè vào nhau. Tớ đã có nói trước, khi tốc độ cao khó giữ đượca-m-i-a-m-i-a-m-i-a-m-i-ap---------p--------p--------ptuyệt đối, chúng ta muốn được càng gần nó thì càng đều.Để hổ trợ cho sự giao thông giữa i đến a thêm, cho có cái cảm giác đó thêm bạn có thể tập p cùng với m a-m-i-a-m-i-a-m-i-a-m---p------p-----p------pĐây là gì? Là tượng trưng cho điệu "Valse 3/4". Còna-m-i-a-m-i-a-m-i-a-m-i-ap---------p--------p--------pnên viết làm sao? Là "4/4".Với tốc độ cao, và p có hướng "tự do đánh", ta viết làm sao? Không có cách nào. Đây là vượt quá hệ thống vật chất hữu hình. Như tình yêu vậy, khó đưa vào hệ thống nhất định nào.Vì sao ký âm tremolo theo cấu trúc cũ là sai? Bạn hãy xem hình dưới (một đoạn mà tớ soạn bài MIDI "Alhambra"). Bạn hãy đem một bản tremolo thường được biết đến ra so sánh. Bây giờ chúng ta chơi reo dây bằng mắt. Bạn hãy dùng mắt và tai, miệng cùng với trí não để xét thử cái nào reo nhiều hơn.Đoạn đầu,[​IMG] Đoạn khác,[​IMG]Nếu có người bảo rằng: nhưng đây là cách tremolo khác. Khoan! Âm nhạc là để phục vụ tinh thần chúng ta, khi cái cũ không phục vụ được ta nên thay thế.Cái cũ không phục vụ được nên mới có chuyện bàn cãi suốt mấy chục năm. Cái cũ không ổn thì kiếm cái khác ổn hơn. Vì sự thay đổi không quá lớn nên không nhất thiết phải tạo ra một danh từ mới, nên vẫn gọi là tremolo vậy.Được tự quan sát cái điều chúng ta muốn vương tới rất quan trọng. Tớ không viết nguyên bản nốt trên diễn đàn vì mong muốn các bạn hãy tự viết ra, trên đoạn đường bạn viết bạn sẽ gặp nhiều điều lý thú và sẽ trả lời cho nhiều thắc mắc bạn từng có. Viết thêm một bản nốt mà từ p cho đến p ở giữa có 3 nốt bè thanh luôn nhé. TB. Rời VN lúc còn nhỏ nên tiếng Việt còn kém, nhiều khi không đáp ứng được những gì mình muốn nói, cũng cố gắng học lắm rồi. Mong thứ lỗi.
     
  4. Befocused

    Befocused Mới tập romance

    Hay quá là hay.Bác yeuquai quả là có độc chiêu. bái phục.âm thanh tạo vòng tròn như vậy quả là hiếm.Chắc cũng mất nhiều thời gian để tập dc độ chiêu này.
    Đây là cách mà 1 người bạn của chú mình nghĩ đến khi soạn bài 'Bao giờ biết tương tư' mà mình up len VG cách đây cũng 2-3 năm gì rồi. Mình up lại để tham khảo. Có điều lúc đó chỉ mới nghĩ dc là tránh 'phi ngựa' và tạo thêm giao thông giữa i và a chứ chưa nghĩ ra việc là nếu cứ đánh 1 kiểu p(a)mim mà kh đổi chập thì lúc lên tốc độ cao sẽ mất đều (bài BGBTT vốn rất chậm) và ít tạo được âm thanh vòng tròn. Phát hiện này qua 3 là hay. cho mình hỏi bác đã test cái này chưa?
    mình có 1 mp3 của alhambra lấy của Elixir nghe rất đều và lúc tre theo cách pami kh tài nào tre duoc nhu vay. bác yeuquai nghe thử giúp có phải là đánh theo kiểu vòng tròn chập p lần lượt với từng ngón 1 và giữa 2 p kế nhau có 3 bè thanh không. Thankx bác. Link tren yousendithttp://s63.yousendit.com/d.aspx?id=21U7OVY...5S17272MHY7RAJF
     
  5. VHung85

    VHung85 Mới tập romance

    Theo em nghĩ Bác nói pamipami mà không thể đánh cho nó đều thì không đúng .Bác chê pami thì trình của bác chắc phải ghê gớm lắm , chứ em tập mổi cái cỏn con này mà 6 tháng rồi vẩn chưa hòan thiên đó bác . Còn vì sao mà mấy cái ông tre theo kiểu pami bị nhảy ngựa thì nói như thế này , trong bài RDLA có rất nhiều cảm xúc , có những đoạn phải đánh cho p chậm lại , còn có những đoạn phải đánh cho p nhanh lên . Nếu cứ đánh cho ami chạy đều thì khi đó p cũng chạy đều theo , do vậy , mổi khi muốn thể hiện cảm xúc ở những chổ p chậm lại thì bắt buộc phải nhảy ngựa , còn không muốn vậy thì ami phải chậm lại theo . Còn nửa , bài này quá dài , mà toàn là tre không , sai lầm dẩn tới việc nhảy ngựa là dể hiểu . Mổi người có 1 sở thich riêng , tre bài RDLA theo kiểu lảng mạng , êm dịu như pepe thì là hay rồi , nhưng vẩn có người chê dở , còn tre theo kiểu tadelmachalski , brucpainhay những người khác thì gọi là tre theo kiểu tấn công , bác chê dở , nhưng em thấy hay , ừ , đúng là có nhảy ngựa đấy , nhưng có sao , em vẩn thích nghe kiểu tấn công hơn kiểu êm dịu , pepe tre thì đúng là em nể thiệt , tre không theo 1 quy luật nào hết , nhưng em lại không thích nghe , vì sao , vì em thích sự tấp nập hơn là lặng im ,em nghe là nghe bài RDLA, nghe để hiểu những cảm xúc mà ông ta để lại trong đó , chứ không phải nghe là để đánh giá coi ông đó tre như thế nào , chẳng lẻ ông cứ tre theo kiểu pami , nhảy nghựa thì em chê dở ah , mổi người có 1 sở thích riêng mà bác . Tại sao tre là phải êm dịu , flamenco có những bài tre mà sao mình chẳng thấy êm dịu tí nào cả , mất mớ gì phải êm dịu , có những đoạn cảm xúc dạt dào thì phải tre cho nó đùng đùng lên chứ . Tre là 1 kỷ thuật khó , phải học từ từ , muốn tre kiểu gì kệ bác , nhưng học lớp 1 rồi mới nên qua lớp 2 , chưa học lớp 1 mà cứ muốn đùng đùng nhảy lên lơp 4 , lớp 5 , biết vậy nên em hoc tre theo pami thôi , nói thật với bác nhiều lúc tre em cảm thấy p của minh gần như là đã tách ra hẳn nhóm ami rồi , có những lúc em may mắn chen đùng đùng 2 cái p vô được trong nhóm ạmi , đó là giấu hiệu cho thấy em sắp lên được lớp 2 rồi , vì vậy cho nên em vẩn kiên định là tập pami , tập tới chừng nào p của em tách ra hẳn ami rồi mới thôi .Cho nên thỉnh thoảng em vẩn tập ampiampi , tập vậy để dần dần có thể chen được p vô giửa m và i , cái này gọi là lớp 2 , còn lớp 1 thì p ở giửa a và i . Thế đấy bác ạ , cứ từ từ thôi , học xong lớp 1 rồi em mới xin mẹ cho lên lớp 2 để học . Mấy bác mod đừng có khóa diển đàn này , nhờ có nó mà em hiểu thêm nhiều cái đó .
     
  6. VHung85

    VHung85 Mới tập romance

    Anh vuvan , sao lại xóa bài của mình đi chứ , cách học tre của anh cũng đúng , nhưng anh thấy có hấp tấp quá không , em nghĩ cứ tre pami đã , cho thật thành thạo , rồi áp dụng pp của anh vào để hoan thiện các ngón tay , phải tre được pami đã chứ , nhảy ngựa cũng được , để khi hoàn thiên nó mình mới có hứng thú mà tập tiếp để nâng cao lên chứ , chứ giả sử em chưa biết gì , tập vậy làm sao mà em đủ can đảm . Tập cái gì cũng vậy , phải thấy rỏ thành quả của mình rồi mới có hứng thú để tập tiếp bác ạ .
     
  7. langui

    langui Cựu thành viên BQT

    Bạn bức_tranh_guitar ơi, Segovia đâu có đè mọi người xuống đâu, ông í nâng mọi người lên đấy chứ. Còn muốn guitar có sự phát triển được như piano hay violon thì phải chờ có những ngọn núi nữa. Các nhạc cụ kia phát triển trước guitar vài trăm năm lận, sắp già rồi, guitar còn trẻ trung và sung sức lắm [​IMG] Chúng ta nghe nhạc chứ không chỉ bàn kĩ thuật thuần túy. Nếu nói riêng về âm nhạc thì theo tôi, ít có người nào làm cây đàn guitar cất tiếng hát lên như Segovia, cũng như kiểu Horowitz với cây đàn piano. Thật tiếc vì không được nghe ông đánh trực tiếp, mình nghĩ ngoài việc đánh nhạc thông thường, Segovia còn là nghệ sĩ gây cảm giác mạnh mẽ cho người nghe trực tiếp, tiêng đàn có được một sức hút mạnh mẽ như vậy cũng là do sự đặc biệt trong kĩ thuật của ông(chứ không phải ở tiếng tăm).Tất nhiên mỗi người có một kiểu phát triển âm nhạc và tiếng đàn riêng(theo tư duy, suy nghĩ, tâm hồn và kiến thức riêng). Chẳng hạn bạn chê Russell và Williams thì cũng là quyền của bạn, nếu bạn tre đều hơn thì bạn có quyền khen là mình đánh đều hơn, nhưng ngoài chuyện đó ra thì cái mà các nghệ thuật mà các nghệ sĩ này muốn truyền đạt cũng đáng cho chúng ta nghe chứ. Russell đánh mấy bài tremolo của Barrios rất hay, đâu phải như bác yeuquai nói, đánh không hợp với lãng mạn đâu. Chuyện đúng sai thì mỗi người có một quan điểm riêng, chân lý thì chỉ đời sau mới biết. Mình thích nhất Angel Romero(em của Pepe), tiếng đàn lung linh và xử lý uyên bác quá. Mình nghĩ, trên thế giới bây giờ chẳng ai bảo là Segovia là nhất,là hơn hẳn John, Bream, Russell, Barueco, Romero... Nhưng đã ai làm được như Segovia đâu: Segovia ngoài công lớn như truyền bá cây đàn guitar, ông đã nâng kĩ thuật biểu diễn guitar lên một tầng cao mới. Rất hi vọng thế hệ tiếp theo của guitar thế giới sẽ xuất hiện những anh tài nữa.Chuyện tranh luận về tremolo thì hoan nghênh, những mong các bạn hay đứng trên lập trường của người khác mà lắng nghe nữa, chứ đừng gạt phăng đi. vuvan cũng đừng nóng quá thế, bạn đóng góp cho VG rất nhiều, có nhiều người nhờ đọc bài của bạn mà hiểu được nhiều điêu, trước hết là hiểu bạn hơn. Mong bạn có những đóng góp tích cực nữa cho VG, VG luôn có người lắng nghe bạn(còn đồng ý hay không thì chưa biết) [​IMG] Mình cũng có quan điểm riêng về kĩ thuật guitar, nhưng đợi tập được rồi mới dám tham gia :"> Mong mọi người tích cực thảo luận. [​IMG]:D<" border="0" alt="6.gif" />
     
  8. haitoi

    haitoi Mới tập romance

    @ yeuquai & CoRốt cuộc núi đã đẻ ra chuột. Có gì mới dưới mặt trời này?Tóm tắc là theo bạn yeuquai hoặc trường phái của yeuquai, tremolo "phổ thông" đặc biệt với cách xếp ngón pami là sai lầm, là không thể đều, là phi ngựa thay vào đó phải tremolo "liên ba" với cách xếp ngón (pa)mi hoặc là tremolo "đầy đủ" với cách xếp ngón (pa)mia(pm)iam(pi)ami. Tôi đặt tên đại cho các kiểu tremolo cho dễ bàn mà thôi, không có ý gì khác.Ðể tránh cảnh ông nói gà bà nói vịt, bạn yeuquai hay ai đó có thể xác nhận là trên đây tôi đã không có hiểu lầm? và tiện thể cho tôi biết phi ngựa là gì đối với bạn?
     
  9. yeuquai

    yeuquai Đồ rê mi fa sol ...

    Kính bạn yêu tremolo, bài này sẽ là nhảm nhí khá dài và hứa với lòng sẽ là bài cuối, để tập trung vào việc khác.Lần trước đã định là viết lần cuối rồi để tập trung thời gian vào việc khác nhưng vì cảm thấy giải bày chưa rõ ràng những ý mình muốn nói, nên xin viết thêm một bài nữa. Nếu chúng ta ở gần nhau, và có cây đàn bên cạnh thì bạn sẽ hiếu rõ ý mình nói. Chỉ đọc, viết thì hơi khó, biết cố gắng thôi. Trước khi tớ bày tỏ những điều này trên diễn đàn thì tớ đã biết sẽ gặp sự khó khăn này. Trong vùng trời bao la, biết đâu mà lần. Có bạn mới biết đến tremolo, nghe gặp cái nào ăn ý đầu tiên thì lấy đó làm chuẩn. Chẳng sao cả. Có bạn đã từng nhiều lần đau khổ và sung sướng lẫn lộn với nó. Mình có một lời khuyên chân thành với các bạn (mình đã tự khuyên mình) tìm hướng để phát triển chứ không dừng lại một chỗ như nhiều nghệ sĩ. Hãy xem họ như mình, mình như họ, họ chẳng phải là gì mà chúng ta phải sùng bái, tôn vinh. Là con người mà thôi. Họ cũng như mình, có quyền làm sai và đó là ưu quyền cá nhân. Đừng cho rằng họ làm gì cũng đúng mà kết cục là chúng ta và họ, tất cả phải e thẹn nghẹn ngào. Thêm vào đó, xin nói thêm vài vấn đề mà những bạn có đề cập tới.Bài "Alhambra" của Elixir(?) này, đã nghe qua mấy năm trước, thỉnh thoảng cũng có nghe lại. Để trả lời câu hỏi của bạn, bài đó bè thanh (amiami) không đều, vẫn đậm nét pami. Cứ khi nào thấy không chắc chắn để phán đoán thì bạn có thể dùng chương trình, ví dụ như Windows Media Player để nghe chậm lại cho rõ ràng hơn. Người tạo ra bài đó đã ghép thêm hiệu lực (audio effects, có thể đã sử dụng phần mềm vi tính) để gây ấn tượng cho người nghe. Nếu bạn thấy tremolo đó là hay thì cảm nhận tremolo giữa hai chúng ta vẫn còn nhiều khác biệt (thì cứ cho là mỗi người mối ý cái đã).Theo ý mình, tremolo vẫn là tremolo. Bất cứ tác phẩm nào, khi bạn chưa hoàn thiện được tremolo theo bạn muốn thì bạn chơi bài tremolo nào bạn cũng sẽ thấy dở, có điều gì không ổn. Chúng ta thường lấy bài "Alhambra" để làm ví dụ, nhưng tremolo không chỉ là nó và không chỉ dừng chân ở đó, nếu chỉ ở đó thì nào có say mê đến thế. Say mê nên mới bao nhiêu năm lăn lộn nhiều về vấn đề này và hôm nay lại nhiều chuyện trên diễn đàn. Có dịp để nâng cao cái tôi? Không phải, tớ vô danh và chưa bao giờ gặp được các bạn lần nào. Còn nữa, nếu bạn thấy tremolo "pami" là quá hay đối với bản thân bạn, hoặc là bạn nghĩ không cách nào khác hay hơn thì bạn như thế mà làm để đáp ứng nhu cầu của bạn trong hiện tại. Cái nhìn của tớ và bạn hôm nay chỉ có giá trị hôm nay, chắc gì có giá trị vào ngày mai? (Không biết bạn có đồng ý không, thôi xin bắt tay cái nào) Bạn không thấy rằng pami không ổn? Bạn có biết rằng những nghệ sĩ mà một số trong đó chúng ta có nêu tên đã nói gì về sự khó khăn của tremolo. Họ có nói kiểu như: sự liền mạch (hay đều) của âm thanh tremolo qua Tây Ban Cầm không thể nào có được, hoặc là tremolo chỉ là ảo tưởng; và còn nhiều nữa. Trong khi đó họ biết cái không được liền mạch (ngôn từ "liền mạch" này thì xin đa tạ bác haitoi, trước đây nghĩ không ra) là do nguyên nhân nào (ít nhất họ có biết sơ sơ nhưng hình như chưa rõ cho lắm). Rồi truyền lại cái pami đó cho thế hệ sau; họ truyền lại điều gì? Xin đáp, họ truyền lại điều mà họ chưa dứt khoát, điều mà họ vẫn phân vân nhưng hình như họ đã phải thương đau chấp nhận.Còn một số nghệ sĩ khi trình bày tremolo nghe được được là họ mừng lắm rồi(?!), như là đã trải qua một cơn sóng gió vậy. Bạn chắc đã từng quan sát được những trường hợp trên. Tớ hỏi bạn, như thế thì trái tim có chỗ chứa nào nữa để mang lại âm nhạc cùng người xung quanh. Một số nghệ sĩ khác dường như mãi tránh tremolo.Một số nghệ sĩ nhạc cụ khác (không phải Tây Ban Cầm) thì cười khì lúc được cho nghe những đoạn tremolo (dĩ nhiên cũng có một số người rất thích, rất khoái chí), họ cười và nói: đó là âm nhạc sao?Bạn, người dùng cây đàn khi nghe được câu trên cảm thấy thế nào?Thâu tóm lại, bạn muốn phát triển khả năng chơi tremolo không? Bạn sẵn sàng "hy sinh" nhiều thời gian không? Bạn sẵn sàng phát triển cho cây đàn không? Ai cũng có thể làm được, nếu đáp ứng được những điều kiện trên.Bạn có biết những lời tâm sự trên của các nghệ sĩ đã trả lời cho chúng ta được gì? Chúng tôi chỉ bấy nhiêu, các anh hãy cố gắng hơn nhé! Chúng tôi nhắc đến sự liền mạch nhưng chưa đạt được như ý muốn (nếu chúng tôi không mong ước sự liền mạch trong tremolo thì không có lý do nào để nhắc đến nó). Chúng tôi đã cố gắng đè nén cái khoảng đã làm cho nó không liền mạch đến mức tối đa trong khả năng của chúng tôi. Vì trong giai đoạn cố gắng mài sắt nên kim nên chúng tôi không phát huy được nhiều tác phẩm mới, mà chỉ dựa trên vài tác phẩm cũ. Cũng chẳng bao nhiêu người thèm viết những tác phẩm tremolo mới cho chúng tôi.Thưa các bạn, họ đã cố gắng đè nén rất nhiều, có một số làm rất tài, tinh xảo (ví dụ như Pepe Romero, đạt được sự liền mạch khá cao so với số đông). Sự rung động reo dây đã có sẵn đâu đó trong hồn chúng ta, từ thưở xa xưa, từ khi loài người biết dùng nhạc cụ dây để tạo âm thanh. Dùng cách thường được dạy (pami) để tạo ra âm thanh reo dây thì rất hạn chế, bạn cũng biết điều đó như mình. Quanh quẩn chỉ đôi chút vài "miếng" nhạc (music pieces) thường được biết đến hơn trăm năm nay. Nhiều hay ít? Nếu vẫn cứ ứng dụng cách cũ và theo đó để viết tác phẩm mới thì e không được thành công cho lắm. Sẽ bị những tác phẩm cũ "đè đầu" bởi sự liên tưởng khó thể tránh.Và bạn cứ vẫn muốn tò te tí te tập cái mà người ta tập mấy chục năm nay và cũng đem lại chỉ bấy nhiêu hay sao? Đã có người (một thầy dạy nhạc ở đâu đó quên rồi) cho rằng ta nên loại trừ tremolo ra khỏi cổ điển Tây Ban Cầm đó nhé.Những sự kiện trên là những biện chứng tại sao chúng ta phải tìm lối mới để vận dụng các ngón tay khi muốn reo dây. Phần nhiều biện chứng được nêu ra trên bởi sự hiện thực, có ảnh hưởng lẫn nhau. Chứ chưa cần thiết phải khoa học mổ xẻ hay kỹ thuật gì (ráo) cả. Vậy chúng ta hãy làm sao? Làm cách nào dễ nhất để reo dây cho đều, cho liền mạch là được. Nói nghe dễ quá nhỉ, mà cách nào nhỉ? Bạn nói. Vâng, dễ lắm, chỉ cần một mối tình giữa bạn và nó mà thôi. Bạn không nâng niu, không yêu nó được lâu thì nó sẽ thờ ơ với bạn, sẽ không hát cho bạn nghe.Khuyên bạn nên có đàn bên cạnh khi đọc những đoạn sau. Để vừa đọc vừa thử.Tại sao nên bỏ công sức ra tập, và tại sao và tại sao là dễ:a--m--i--a--m--i--a--m--i--a--m--i--a--m--i--a--m-- p-------------p------------p------------p------------p-- Nó sẽ là cách loại trừ rất nhiều cách khác. Trong trường hợp có ngón út: (pc)ami(pc)amic--a--m--i--c--a--m--i--c--a--m--i--c--a--m--i--c--p------------p------------p------------p------------p--Trong trường hợp "đi ngược dòng từ i, tới m, tới a: (pa)mim(pa)mim hoặc (pi)mam(pi)mam [để trả lời cho bạn Befocused luôn: có thử rồi, lâu rồi. Tên "tập trung" của bạn hay quá đi].a--m--i--m--a--m--i--m--a--m--i--m--a--m--i--m--a--p-------------p-------------p-------------p-------------p--Ý nhạc chúng ta muốn tạo ra bằng 3 (hoặc 4) cách trên hoàn toàn giống nhau.Giữa p đến p kế tiếp có 3 nốt của bè thanh. Vậy sự khác nhau ở đâu? Là ở điểm thực hành vì cơ thể con người. Ngón út khó dùng. Còn cái "lối đi ngược đường"...bạn biết quá, đi ngược đường thì bao giờ về tới nhà. Thực hành tremolo mà "đi ngược trong đó có: từ i tới m tới a" là không hạp vì sẽ gây áp lực cho ngón giữa; ngón giữa "móc thường xuyên" hơn hai ngón kia, đánh mất quân bình. Thêm nữa, ngón cái p đánh cùng với duy nhất một ngón khác sẽ tăng cảm giác "nhảy" (ngựa nhảy). Sao lại thế? Bạn có ba ngón, đang chờ đón một chút năng lực của ngón cái đem đến. Chỉ mỗi một ngón được tiếp nhận năng lực của ngón cái, trong khi đó hai ngón kia thì không thì là đã đánh mất quân bình. Hay nói theo các cụ ta ngày xưa, nếu ba ngón kia là Dương và ngón cái là Âm thì bàn tay của bạn không được Âm Dương hòa hợp đồng nghĩa với mất quân bình trong tâm trạng.Cho nên phải tập cách để ba ngón thay phiên nhau tiếp nhận năng lực của ngón cái.Có bạn sẽ nói, còn như thế này thì sao? Cũng là ba ngón thay phiên tiếp nhận:i--m--a--i---m--a--i--m--a--i--m--a--i-- (Tây)p-------------p------------p------------p--- a--m--i--a--m--i--a--m--i--a--m--i--a-- (Đông)p-------------p------------p------------p---Cách trên, là theo "chiều đồng hồ" và xuất phát từ Tây.Thông thường, chúng ta dễ làm quen với cách xuất phát từ Đông hơn, "đi ngược đồng hồ".Nếu bạn thấy cách đó khó khăn và cách này nhuần nhuyễn hơn thì nên thử tập cả hai trong một thời gian ngắn để phát hiện cách nào nên tiếp. Vì đôi khi tưởng vậy mà không phải vậy. Dưới đây là một đoạn ngắn mới viết với ý nhịp "4/4" cũng là cách mà mình khuyên nên tập nhiều vào. Nghe thử cho biết, không chắc là mỗi ô nhịp gom lại có đủ 4/4 không, cái chính ở đây là tượng trưng nên viết liền một mạch.URL=http://show.simpload.com/0413443efe7882877.gif?server=s2][​IMG][/url]MIDI (âm thanh hơi bị hỏng)http://s48.yousendit.com/d.aspx?id=3522HCN...L01441FKAKQNPGOBạn yên tâm, nếu bạn cảm thấy không thích âm thanh trong bài MIDI đó thì đừng vội vàng nghĩ bạn sẽ quyết định không tập cách này. Bảo đảm cho dù bạn muốn chơi như thế cũng không được, bạn chỉ có thể rất gần giống như thế.Lúc thực hiện với tốc độ cao, ngón cái lần ở bè trầm trên nhiều dây nên độ chính xác nhập vào ngón dưới và là ngón nào không cần thiết và không tuyệt đối cùng lúc như kiểu máy móc tạo ra MIDI. Nói rõ hơn, bạn đã tập được tremolo đều tương đối bằng sự cảm nhận đều của đôi tai bạn và bất kể ngón cái nằm phương trời nào. Khi tập được, bạn sẽ biết chơi rất nhiều kiểu tremolo, tự do sáng tạo. Thích nhịp nhàng, thì viếng Alhambra của Tarréga, viếng Vườn Hoa của Barrios. Thích nhẹ nhàng tình tứ hơn thì có dân ca vv. Bạn vẫn thích có hướng pami thì cứ chọn pami để đi, nếu một ngày nhận ra pami không đủ đáp ứng thì bạn hãy tập cũng chưa muộn, không bao giờ muộn. Có ưu điểm và khuyết điểm, trước kia hay tập pami (thế hệ chúng ta rơi vào trường hợp này nhiều) khi đổi qua thì bạn có được linh hoạt của các ngón sẵn và chắc hẳn bạn đã thuộc được một vài ba bài tremolo. Khuyết điểm là "ngựa hay đi đường cũ" vì nghe đã quen pami nên dễ ngứa tay là phóng. Cho nên, bạn hãy viết lại và in ra giấy những bài tremolo theo cách mới chứ không chỉ tập lại các ngón. Thị giác sẽ giúp sự luyện tập của bạn phần nào. Viết lại, phỏng ra MIDI nghe cho quen tai cái mình muốn học. Nhưng đừng vội vàng phổ biến, có chút tội với các cụ vì tự do thay đổi khúc nhạc đấy.Chúc các bạn thành công!Âu Châu, đêm 14/04/06
     
  10. yeuquai

    yeuquai Đồ rê mi fa sol ...

    Vừa đăng xong thì lại đọc được bài của bác haitoi, đúng là đoạn cuối trong hình đó bác ơi: (pa)mia(pm)iam(pi)ami. Là cách xếp ngón mình đã khuyến khích anh em học. Từ trước tới nay (trong 3 bài) nào có khẳng định mình là người đầu tiên phát hiện cách xếp ngón này đâu, và cách này cũng thấy lâu rồi chứ không phải mới đây. Chỉ cần đưa bàn tay lên xem thử toàn bộ chúng ta xếp được bao nhiêu cách là biết. Nhưng có rất nhiều điều khác... tại sao lại là nó? Tại sao nó sẽ hạp hơn hết?Chín người mười ý, tư tưởng khác nhau mới tạo nên phong phú."phi ngựa" là khi bè thanh không đều, hay còn ngôn từ nào khác?Xin cho phép bài này là bài cuối trên diễn đàn. Trong hiện tại, mình đã hết lời.
     
  11. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    Thấy mọi người tham gia bàn luận hay quá tự nhiên lại máu, tôi thì cho đến giờ chưa thực hiện tremolo được theo quan điểm và đúng như ý muốn của mình nhưng cũng xin bon chen mấy lời một tí.Trước khi anh Chopin đi Nhật, 2 anh em có gặp nhau nói chuyện trời ơi đất hỡi, và cũng có nhắc đến tremolo. Dưới đây là trích đoạn trao đổi của 2 anh em(xin phép bác Chopin cho em viết, chắc bác cũng đồng ý nhẩy)------------------------------------------------------------------------------------Troc : tremolo đều luôn là mục đích hướng đến của người tập tremolo.Chopin : Chính xác, ai chả muốn tremolo đều?Troc : Trong VCD pumping nylon của Scott Tenant - một trong những tài liệu dạy ghita best seller có nói về việc tập tremolo như sau : ban đầu đánh từng nốt p - a - m - i thật chậm, sau rồi tăng tốc lên. Trong VCD của John cũng y hệt. Chopin : Thì gần như tất cả guitarist trên thế giới đều thực hiện như thế.Troc : Khi p - a - m - i thì rõ ràng bè bass có vai trò tương đương với ba nốt của bè treble.Chopin : Chính xác!Troc : nếu thế thì giai điệu của bè treble sau 1 lần a- m- i sẽ bị bè bass chen vào và làm cho không liền mạch.Chopin : Hiển nhiên rồi!Troc : thế thì ta phải bàn lại : thế nào là đều? Nếu định nghĩa tremolo đều là p-a-m-i có vai trò giống hệt nhau thì Scott Tenant hay Russell hay Barueco hay John làm đúng đấy chứ!Chopin : vớ vẩn nào! sao mà p-a-m-i có vai trò như nhau được. Giai điệu chủ đạo nằm ở đâu? bè treble mà! 1 bản nhạc tremolo có 2 bè giai điệu độc lập là bè treble và bass vậy thì sao có thể coi 2 bè là tương đương nhau, chạy xen vào nhau được. Chú vớ vẩn!Troc : ý bác là....Chopin : bè treble phải đều! Chả có lý gì bè giai điệu chủ đạo chạy theo mô hình tạch - tạch - tạch xong rồi chờ ngón cái cho bè bass vào rồi lại tạch - tạch- tạch.Troc : nhưng mà Tarrega viết Alhambra là như thế, bao nhiêu người viết tremolo cũng giống Tarrega, nghĩa là bè bass, rồi đến chùm 3, rồi lại bè bass, rồi lại đến chùm 3....Chopin: cái kiểu ký âm sai cơ bản!!!Troc : nhưng họ quan niệm tremolo như thế thì sao???Chopin : anh đếch tin! Nếu thế thì tại sao khi vểnh tai lên nghe xem tremolo đều hay không đều ai cũng chỉ nghe bè treble để đánh giá?Troc :....Chopin : thì nếu tremolo đều là p - a - m - i thì thằng nào mà cố gắng đánh i của chùm trước liền với a của chùm sau thì chính thằng đó đang làm cho tremolo không đều!!Troc :.....Chopin : và thêm vào đó, cũng với cái quan điểm p - a - m - i khi nghe CD, nghe nghệ sĩ chơi, để đánh đều hay không, ta phải cố tìm ra khoảng cách giữa i chùm trước và a chùm sau là có bằng khoảng cách của một lần thêm ngón P vào không. Vì nếu không bằng thì theo quan điểm đó chính là KHÔNG ĐỀU. Còn thằng nào làm theo quan điểm p - a - m - i mà lại cố gắng làm cho đều a-m-i-a-m-i... thì khác gì tự nó chửi nó đâu!Troc : hớ hớ??? Thế thì mấy bố nghệ sĩ trên thế giới làm thế thì sao????Chopin : chắc gì mấy bố đó đã đúng. Theo quan điểm của anh, John tremolo dở tệ!!!!Troc : ..!!!! Nhưng tư tưởng mà người ta truyền tải thì....Chopin : Ai chả có những ước mơ cao siêu. Chú có tư tưởng lớn, chú muốn lên mặt trăng. Nhưng anh hỏi chú, chú có đi được lên mặt trăng bằng chiếc Lada hay babeta không??Troc :...Chopin : tư tưởng dù có lớn đến mấy mà không có phương tiện thì cũng vứt!!Troc : hớ hớ ^<img src=^" border="0" alt="77.gif" /> ^<img src=^" border="0" alt="77.gif" /> ^<img src=^" border="0" alt="77.gif" /> ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
     
  12. VHung85

    VHung85 Mới tập romance

    Hay hay quá bác troc ơi , nhưng cũng nói thẳng là cái tư tưởng đều trong tre khó định nghĩa quá . Còn bác yeuquai em thấy bác viết văn và triết lý nhiều quá , dài quá , làm anh em lười đọc . Vấn đề đánh p trùng với a, m hay i cần phải xem lại , quả thật là khi ami nhanh thì p trùng với a,m,i cũng không có vấn đề gì , nhưng mà bác yq nói là mới đầu nên tâp đánh p trùng với a, m ,i thì em không đồng ý đâu , mới vô mà đánh như vậy thì chẳng bao giờ đạt được mục đích đâu , giống như bác có cái xe máy nhưng mà có xăng để chạy thì cũng vứt , theo em thì cứ tập pami cho thành thạo , rồi sau đó mới tập cho p trùng với a, m , i hay là tập những cái gì khác đi nửa , tóm lại pami là nền móng , có nó thì mới xây nhà được .
     
  13. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Lý giải của yeuquai quá tuyệt vời. Tôi nhớ trong topic này tôi cũng đã viết 1 reply nhận xét về cách đánh p(a)mi (p trùng với a) và những nhược điểm to lớn của nó: hoặc mờ bè bass hoặc hỏng bè treb (vuvan phản đối kinh khủng). Hôm qua tôi đọc 1 bài của anh Minh Japan post lên về tremolo, trong đó có nói về cách tập amia-miam-iami.... và làm theo, nói chung là để đem lại sự ổn định cho 3 ngón ami khi tremolo (khi cả 3 ngón trong bài tập trên đều lần lượt là ngón nhấn). Tôi đã tập liên tục trong đêm qua (khổ, em gái phải xuống phòng dưới ngủ) và thấy ngay được tác dụng của nó khi tre p a m i.Tôi chưa thử cách tre mà yeuquai đề cập đó là thực hiện chuỗi amia miam iami và p lần lượt vào các ngón nhấn. Tuy nhiên như những lời bạn nói thì tôi cũng đã mường tượng ra (tôi đã 1 lần xem Sabicas chơi Zapateo theo cách đó). Tuy nhiên, bây giờ tôi đặt ra 1 câu hỏi. Vậy ý chăng yeuquai và 1 số bạn định phủ nhận cách tremolo kinh điển p a m i. Ý kiến cá nhân tôi là SAI.Tai mỗi người đều có 1 ngưỡng nghe. Khi chúng ta tiếp nhận 1 luồng âm thanh liên tục .Tôi quan niệm chuỗi ami ami ami ami là các luồng âm thanh, trong đó mỗi nhóm ami là 1 luồng. Vậy thử hỏi tai của ta sẽ cảm thấy thế nào khi mỗi luồng ami đó liên tục được chuyển đến tai ta, tôi nói là khi ta đã thực hiên p a m i đều đặn và liên tục. Thì những chùm ami đó SẼ TẠO CẢM GIÁC ĐỀU. Điều này có lẽ giống như mắt người, khi 24 hình ảnh liên tiếp đập đến mắt ta trong 1 giây thì ta thấy nó là liên tục. Vậy thì khi những luồng âm thanh liên tục đập đến tai ta thì ta thấy nó chỉ là 1 luồng duy nhất (cảm thấy như ami ami ami liên tục rót vào tai, đều đặn).Tremolo là 1 kỹ thuật đã có ít nhất 3 thế kỷ rồi (từ Giuliani). Trong quãng thời gian đó, ko chăng lại chả có những tranh luận như chúng ta hiện giờ. Và có chăng thì kỹ thuật tre mà bác yeuquai đề cập lại chẳng được các bậc tiền bối đưa ra tranh cãi. Vậy thì tại sao cách tremolo truyền thống vẫn được chấp nhận. Thời gian luôn là người thẩm phán công bằng nhất.
     
  14. Befocused

    Befocused Mới tập romance

    Lời lý giải về sự đều dc tạo ra do tai và ngưỡng nghe cũng khá thuyết phục.Như vậy, phải chăng với lý giải này, cần bàn thêm về tại sao tre lại là 1/16th hay 1/32th notes (gọi là gì đó trong tiếng Việt quên mất, nốt gì = 1/16 hay 1/32 nốt đen đấy). Tại sao nó không là 1/2, 1/4 hay nhanh hơn nữa 1/64 ...?Giả thuyết? 1/2, 1/4 chậm quá ... chưa vượt ngưỡng nghe? khó tạo cảm giác 'đều'1/64 ... nhanh quá? kh đánh dc? hay tai nghe kh được?
     
  15. ha_misi

    ha_misi Mới tập romance

    Chả đến mức tre pami với 1 tốc độ "cực cao" thì sẽ tạo ra 1 cảm giác đều như bác nói đâu, em thấy chỉ cần tremolo pamipami với 1 tốc độ chậm vừa phải, nhưng tuyệt đối phải đều đặn( về mặt trừong độ và cả cường độ ) thì ngay lập tức sẽ tạo ra cảm giác đều ngay lập tức, , mà làm gì có chuyện pamipami đều liên tục thì pami sẽ bị hòa làm 1 , chỉ cần bác nhấn nhá p 1 chút thôi, thì tự động pamipami sẽ tách ra 2 bè hoàn toàn tách biệt .Em chả biết bác cần diễn cảm p chậm theo kiểu gì nhưng em xem video clip của Pepe chơi Res, rất tình cảm, lúc chậm lúc nhanh, nhưng ami ami chạy vẫn rất đều và mượt ( vì nguyên nhân chính khién cho ami đều là do trường độ và và cường độ giữa 3 ngón ami chứ ko phải là tốc độ ) - Nói tóm lại phương pháp tremolo pamipami đã đựco các guitarist chơi đến hàng 3 thế kỉ nay rồi, từ GIuliani , Tarrega, Segovia, John , PEPE, tất cả họ đều chơi bản Rescuerrdos theo kiểu pami pami, . Đúng là xét trên mặt lí thuyết thì tremolo pami sẽ bị "phi ngựa" thật, thế nhưng thực tế có ai dám bảo những ngừoi trên bị "phi ngựa" ko ? Nếu chúng ta cũng chơi như họ ( tre pamipami ) mà bị phi ngựa thì là do bản thân mình chứ ko phải là do cách tre pamipami phi ngựa . Còn theo kinh nghiệm bản thân em đã từng bỏ phí cả 3 tháng trời để tập amiamiami chạy liên tục rồi thỉnh thoảng chèn p vào ở giữa, thì em thấy tập tre kiểu này chẳng đem lại kết quả gì cả . Trong khi đó tập tre theo kiểu pamipamipami theo Video của Scott Tennant thì tiến bộ rất nhanh . Mà bác Vuvan thử kể xem lúc mới tập tre theo kiểu p vẽ hình vuông , ami vẽ hình tròn, thì bác tập thế nào để đạt kết quả bác nói cho anh em biết với . Chứ bác chẳng nói chẳng rằng gì cứ ngồi phê phán pamipami là sai, trong khi phương pháp của bác, thì em chưa thấy bất kì guitarrisst nào nổi tiếng trên thế giới chơi theo kiểu đó cả, - Đúng là khi thảo luận 1 vấn đề gì đó chúng ta lên lấy 1 cái mốc, ví dụ như John hay Pepe chẳng hạn , rõ ràng nghe những bản Res họ chơi theo kiểu pamipami không ai dám bảo họ phi ngựa.Nhưng nếu các bác ( như bác Chopin chẳng hạn ) sẵn trong đầu đã có cái định kiến cho rằng pamipami là phi ngựa ( về mặt lí thuyết ) mà bất chấp thực tế lịch sữ và hiện tại đã và đang diễn ra thì e rằng hơi phiến diện và bảo thủ , giống như 1 ai đó xem phim bất chấp thực tế bảo rằng hình bị giật cục vì theo lí thuyết chỉ có 24 hình/s ( mựon ý của Manuel )
     
  16. ha_misi

    ha_misi Mới tập romance

    Tay ngừoi tremolo nó khác encore hay GP bác ạ, khi tremolo thử bằng GP theo kiểu pamipami thì chắc chắn nghe sẽ bị giật cục vì trừong độ nốt a sẽ bị dứt ngay khi p chen vào , nhưng ngón tay ngừoi đánh thì lại khác sau khi a đánh xong thì p chèn vào, nhưng a vẫn còn ngân 1 chút thế nên tạo cho cảm giác ko bị ngắt quãng . Như em đã nói ở trên , Tremolo ko cần nhanh mà cần đều , Đều ở đây có nghĩa là độ mạnh của ami đánh vào dây đàn phải bằng nhau, ko được ngón đánh to ngón đánh nhỏ, và khoảng cách giữa 4 nốt pami phải đều nhau . Hơn nữa như em đã nói ở trên, bác đừng nên bắt bẻ về mặt lí thuyết kiểu pamipami mà nên nhìn vào thực tế, còn tất nhiên nếu bác cho rằng tremolo như John hay Pepe phi ngựa thì em cũng xin miễn bàn với bác , bởi có lẽ chắc tai của bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ âm nhạc trên kháp thế giới này , từ Anh, Mĩ, Tây Ban Nha , Đức, Ý , Nhật Bản v...v là hỏng hết, và giáo trình guitar hiện đang đựoc dạy về tremolo ở trên tất cả các trường nhạc trên thế giới cũng bị xếp xó vứt sọt rác hết ,
     
  17. haitoi

    haitoi Mới tập romance

    Theo tôi nghĩ, vậy là ta có hai cái hiệu ứng để bàn, một là hiệu ứng tremolo, hai là hiệu ứng «pamỉ» (tạm gọi là vậy), vì hình như chúng là đầu nguồn cho mọi sự tranh luận ở đây.Hiêu ứng tremolo. Có bạn đã cho định nghĩa rồi. Tôi hiểu đơn giản là, với một chuỗi âm thanh rời rạc nhưng « đều » (« đều » là gi ?), ta cố tạo ra trong tai người nghe (đúng hơn là trong đầu người nghe) ảo giác của một âm thanh liên tục (hay là một cái gì tựa tựa như). Ðó là tôi hiểu theo cách của một người chơi ghi-ta. Trên cây violon chẳng hạn, hễ còn kéo thì âm thanh còn tuôn ra liên tục, đâu cần tạo ra ảo giác làm gì, nhưng cây violon cũng có tremolo của nó. Cùng một phương tiện (lập đi lập lại nhanh một nốt) nhưng mục đích khác trên nhạc cụ khác. Nhanh là bao nhiêu? dĩ nhiên không không nhanh quá mà cũng không chậm quá. Chưng những con số cựu thể ra thì lại gây tranh cãi. Tôi thì nghĩ đến âm thanh cuả một nốt nhạc trên cây ghi-ta. Có thể phân rất thô ra phần attack và phần sustain. Attack nó âm va chạm, đạc trưng nhạc cụ. Sustain nó âm reo vang, đặc trưng cho nốt. Tremolo chậm quá thì sustain tịt rồi nốt sau mới xuất hiện, vậy thì không có hiệu ứng liên tục. Tremolo nhanh quá thì sustain chưa xuất hiện hay là chưa đuợc khai triển thì đã bị attack của nốt sau triệt tiêu, vây là chì nghe một chuỗi lạo xạo, không có tính âm nhạc. Vây là chừng mực nhanh/chậm của tremolo tuỳ theo thời gian tiêu biểu của giai đoạn attack và sustain của nốt nhạc trên cây ghi-ta. Nhưng mà các bạn đều biết, tremolo thì cũng phải « đều » nữa.Vậy «đều» là gì ? Mặt chủ quan, tức là nói về cái cảm giác « đều », tôi xin chịu thua trước. Nhưng mà, có bạn ở đây vì cảm nhận (chủ quan) một số danh cầm tremolo đều hay không đều mà kết luận (khách quan) rằng họ tremolo (pa)mi hoặc là có lúc pami, có lúc (pa)mi, hoặc là cái gì đó giữ giữa pami và (pa)mi. Như vậy có phải là vì quá chủ quan mà thành lộn xộn trong nhận thức của mình không ? Tôi hiểu về mặt khách quan « đều » là đều cả trong thời gian (= đều đặn) lẫn âm lượng và âm sắc (= đồng đều) ; bạn có để ý không, trong ý niệm « đều », không có vấn đề nhanh/chậm.Tại sao phải đều ? Nói cho cùng đều đâu có phải là mục đích ? Mục đích theo tôi - xin nhắc lại - là cố tạo ra trong tai người nghe ảo giác của một âm thanh liên tục. Có trường phái tập đều, chậm, rồi nhanh dần mà vẫn cố gắng đều. Có trường phái tập nhanh, không cần đều rồi dần dần chỉnh sửa những cái không đều. Nhưng mà phải đều, ai cũng biết. Nhưng tại sao ?Xin hình dung sơ sài một nốt cuả đàn ghi-ta dưới dạngASSSsssA là phân attack, S là phần sustain, s là phần sustain nhỏ dần.Một cây ghi-ta cao cấp đắt tiền gấp bội sẽ có nhiều sustain hơn, đại khái như vầy ASSSSssssnhưng không hơn.Trong khi đó thì ta lại muốn làm được như cây violon, như vầy :ASSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSSTa nhái bằng tremolo nhu vầyASSSASSSASSSASSSASSSASSSASSSASSSASSSASSSTôi hiểu tremolo là dùng nhiều âm thanh riêng biệt, ngắn, liên tiếp ráp lại trong thời gian để nhái một âm thanh duy nhất, dài. Vậy những âm thanh ngắn phải đều âm lượng và âm sắc (= đồng đều) thì nhái mới thuyết phục.Còn những A A A A ... phải chi chúng nó biến mất thì có phải tốt hơn nữa không ? Ta không thể làm chúng biến mất được, nhưng ta có thể tạo điều kiện để người nghe không nghe chúng. Ðây là ảo giác cơ bản mà tremolo dựa vào. Và điều kiện là đều trong thời gian (= đều đặng).Trước khi vào tâm lý, thần kinh không phải là nghề của mình để xem xét cái "ảo giác tremolo" này, xin đặt vấn đề vận tốc -ngoài tác dụng trực tiếp của nó trên tremolo như đã bàn ở đầu bài- tương tác ra sao với đều? Ở người chơi thì chắc mọi người sẽ đồng ý với tôi rằng càng nhanh thì càng khó kiểm soát, do đó càng ít đều. Còn ở người nghe thì, theo tôi, đừng trong mong vào vận tốc để che dấu cái không đều. Nghĩ rằng khi tremolo nhanh thì tai người nghe sẽ không kịp nhận cái không đều theo tôi là sai lầm to lớn. Khi tremolo nhanh mà không đều, có thể là khả năng phân tích của tai không còn đủ để xác định cái lý do của sự không đều, nhưng không vì thế mà nó không cảm nhận được. Phận sự của nó mà.(còn tiếp)
     
  18. sensor

    sensor Đồ rê mi fa sol ...

    T'rê-mô-lô, đại loại là phát ra một âm hay chùm âm một cách liên tục và đều đặn. Trong guitar,phần giai điệu t'rê-mô-lô được đánh bằng 3 ngón ami còn ngón p đảm nhận bè bass. Vậy thì t'rê-mô-lô theo kiểu pami có đều được không nhỉ!? Đều chứ, tớ nghĩ nó sẽ đều tăm tắp là đằng khác nếu nó được thể hiện như thế này _ t/2 __ t ___ t __ t/2 __ t/2 _ | | | | | | P a m i p a ........ [​IMG] ở đây t là khoảng thờii gian giữa các nốt được đánh bởi các ngón a, m, i.hoặc giả sử thời gian giữa p và a là t1, i và p là t2. Còn thời gian giữa a và m, m và i là t thì t1 + t2 = t ắt sẽ đều. Còn ý tưởng "hiệu ứng luồng âm thanh" thì có lẽ cần phải nghiên cứu đây. Mà giả sử có cái hiệu ứng đó tồn tại, liệu tốc độ bàn tay con người chúng ta có thể thực hiện được không nhỉ. Ông John Wiliam, tay ông ấy nhanh vãi mà tớ nghe còn như thấy một kỵ sĩ đang rạp mình trên lưng ngựa ấy chứ [​IMG] .Mà nếu oánh t'rê-mô-lô như trên thì lại giống cách của đồng chí Vũ Văn trình bày rồi. Tức là ami chạy liên tục, ngón p chen vào giữa ia hay am hoặc mi gì đó. Giống nhau thôi chứ còn về tư tưởng thì khác đấy. Về cá nhân tớ, tớ thích phương pháp này, nhưng để đạt được mức "song thủ hổ bát" thì còn mệt đây. T'rê-mô-lô có lịch sử 300 năm, cây guitar chắc có từ lâu hơn nữa, nhưng kỹ thuật của nó chưa hẳn đã là hoàn hảo đến mức chúng ta không cần phải cải tiến nữa. Mới cả, là người Á Đông thì chúng ta không được phép sáng tạo ư?
     
  19. haitoi

    haitoi Mới tập romance

    Bạn lấy một cái đã có từ lâu (tremolo (pa)mi), thay đổi nó trên giấy tờ với một chuyện vừa vô ích vừa khó thực hiện (p trễ t/2) để phiêu lưu thay thế (không nghĩ đến hâu quả) một cái đã có cũng từ lâu (tremolo pami). Vậy mà bạn gọi là cải tiến, sáng tạo ư ?Người Á Ðông nói chung không có dính dấp gì đến cái hoang tưởng của bạn cả, xin để họ được yên.
     
  20. Eros

    Eros Cựu thành viên BQT

    Mình xin hỏi anh sensor , anh biết " T'rê-mô-lô " được mấy năm rồi ? Theo anh thì cái gì là sáng tạo ? Còn chuyện Á Đông , ko hiểu anh lôi vào đây làm gì ? Nhạt !
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này