1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Mastering the tremolo

Thảo luận trong 'Dịch thuật' bắt đầu bởi minhjapan, 4 Tháng sáu 2004.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    Thanks a lot :">Trang cuối. Hy vọng đây sẽ là 1 bài tập bổ ích với các bạn [​IMG]
  2. misisol_relami

    misisol_relami Đồ rê mi fa sol ...

    Sau khi đã gian khổ tập luyện tremolo cẩn thận trong khoảng 6 tháng thì bạn cũng đã khá nhuyễn rồi.Một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy mình chơi tremolo chưa được đều đặn nhưng điều này có thể giải quyết dễ dàng với việc tập lại những bài tập với nhịp như trên trong vài ngày .Vấn đề chính trong việc tập chơi tremolo đối với phần lớn guitarist là sự thiếu quyết tâm và lòng kiên trì .Bạn phải tập những bài tập như thế này hàng ngày trong khoảng nửa tiếng đồng hồ ,và thường thì sẽ mất khoảng 6 tháng để có được kỹ thuật này(nếu không kể tới giới hạn năng lực mỗi người ) .Hãy lắng nghe tiếng tremolo của bạn và hãy đánh giá thật nghiêm khắc ."Chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất chính là một trong những phẩm chất của một guitarist vĩ đại " #[​IMG] Cuối cùng cũng xong rồi [​IMG]Cám ơn MJ vì đã giới thiệu tài liệu này ,thực sự tôi cũng rất quan tâm tới kĩ thuật này nên khi đọc tranh thủ viết ra giùm anh em ,có chỗ tôi phăng ta xi theo ý hiểu của mình ,anh em nào nếu thấy chưa hợp lý thì cùng nhau trao đổi nhé .thanx in advance !!Chúc anh em mạnh khỏe và dành thời gian tập tremolo ,một kĩ thuật đặc trưng và rất hay của guitar !
  3. Befocused

    Befocused Mới tập romance

    /:rolleyes:/ Bài lý thuyết kỹ thuật tremolo của Minhjp hay quá, rất bổ ích cho luyện tập tremolo. Mình nghĩ khi luyện tập theo lý thuyết này phải lưu ý là tác giả đã giả thuyết rằng ngón cái (p) do đặc tính của nó là ngón lớn và đánh xuôi xuống nên bè bass do nó đảm trách được đánh mạnh và lớn 1 cách tự nhiên vì vậy khi giai điệu là do các ngón ami đảm trách thì nên tập đánh nhẹ và giảm lực ngón cái p để giai điệu khỏi bị át, nghe rõ và hay. Còn nếu giai điệu là do chính ngón cái p phụ trách (như trong bài Biển Nhớ của bác Bùi Thế Dzũng biên soạn) thì tự nhiên nó đã được thể hiện rồi. Tuy nhiên, nếu không lưu ý, lúc tập theo tác giả, thì ngón cái đánh nhẹ quen rồi thì trở lại đánh mạnh cũng là 1 vấn đề. Hơn nữa, yếu tố tâm lý cũng có tác động vì người tập chỉ quen thể hiện giai điệu bằng ami, lúc chuyển sang thể hiện giai điệu bằng ngón p sẽ thất rất khó chịu và nhiều khi không thể hiện được... và đánh loạn xạ lên không biết đâu là bè đâu là giai điệu.... /:rolleyes:/ Do vậy các bác ơi chắc có lẽ phải tập thêm 1 vài bản tre mà giai d0iệu thể hiện bằng ngón cái rồi, nếu không thì gặp phải mấy bài đó thì hỏng mất....
  4. thaihoagc

    thaihoagc Đồ rê mi fa sol ...

    Các bác admins ơi, em nghĩ bài nào được dịch tốt rồi mà có nội dung hay thì các bác xếp luôn bọn chúng vào những phần tương ứng với nội dung (chẳng hạn như bài tập trêmolo hay liên quan đến lịch sử âm nhạc gì đó...)
  5. hx_classic

    hx_classic Lãng tử thất tiền thiếu tình

    quá hayphen này mình đóng cửa đi tu luyện tremolo thôiđọc bài này mà thấy mình còn kém cỏi quávà cũng rút ra được kết luậnnăng lực đi kèm với sự hiểu biết[​IMG]các bác thấy đấycái gì mình bỏ càng nhiều công sức và lòng kiên nhẫn thì thành quả đạt đựoc càng cao màhii
  6. matt

    matt Đủ trình cưa gái

    Rất cảm ơn anh Minh Japan ,misisol_relami,ucbu đã cho anh em VG mở mang tầm mắt nhất là em.Quả là sách mở cho ta chân trời mới.Tài liệu này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn đang học TREMOLO hoặc đang chập chững tập TREMOLO .Chúc các bạn thành công.
  7. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Đây là bài viết được anh Minh Japan Post lên và 2 anh misisol_relami, ucbu dịch. Em thấy khá bổ ích nên post vào đây (đã edit thành 1 file cho tiện)
  8. luisnghia

    luisnghia Đồ rê mi fa sol ...

    Bác misisol_relami ơi! Bác có thể gửi toàn bộ bài dịch vào địa chỉ mail [email protected] ko. Mình ghiền bài dịch của bác quá hhehe [​IMG]
  9. bagiai

    bagiai Đồ rê mi fa sol ...

    Trước đây, tớ cung tập được đôi chut và thấy có một điều làm ta tre khó : ngón a yếu, kém linh hoạt thì đúng hơn, so với i,m . Có người nói rằng năm ngón tay của ta chỉ có 4 dây thần kinh và a-m chung nhau 1 dây, nhờ các bạn ngành y kiểm chwngs thông tin này. Và phần lớn người tập guitar cũng ít chú trọng phát triển ngón a với i,m. Bằng chwngs là toàn chạy gam bằng i-m. Tớ cũng bắt đầu chạy gam bằng am, ami, tăng cường dùng a nhiều hơn ( chẳng hạn :chạy các chùm của asturias theo đúng vị trí dây 1-2-3 tương ứng a-m-i, twcs là pim,pia,pma) Chẳng những tre cũng cải thiện hơn mà sự kết hợp chung các ngón cũng tốt hơn, đặc biệt là các arpegio tốt hẳn lên.
  10. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Theo tôi, đơn giản tremolo là arpegio ami trên cùng 1 dây. Suy ra để tremolo tốt thì cứ tập arpe đã: tập pim, pma, pia trên 3 dây 6(5.4,3)-2-1 và tập pmi, pam, pai trên 3 dây 6(5,4,3)-1-2. Tập đều, chắc tiếng là 1 thời gian sẽ có hiệu quả. Khi tremolo ta cứ hình dung mình đang chạy arpe, hết sức đơn giản nhưng đòi hỏi kiên trì.
  11. matt

    matt Đủ trình cưa gái

    Bạn Manuel de Falla thân mến .Xét theo bạn thì quả thật vô cùng đơn giản nhưng sự việc lại ko giản đơn như thế .Cho mình hỏi ( để học hỏi thôi mà ) : vậy thế tay phải giữa tremolo và cách đánh như bình thường có giống nhau ko ?Nếu giống thì giống chỗ nào và khác ra sao mình muốn bạn trình bày rõ hơn 1 tí để mình có thể mở mang tầm mắtcòn
    .Đây là cách ghi của bạn và nó ko theo 1 tiêu chuẩn quốc tế nào.Nhưng mình có thể tạm hiểu như vầy: tập pim, pma, pia trên 3 dây 6(5.4,3)-2-1 : xét 3 dây 6(5.4,3)-2-1 ta phân lại là 6-2-1 ( p đặt dây 6 , i đặt dây 2 và m đặt dây 1) tương tự cho dây 5,4,3 là 5-2-1;4-2-1;3-2-1 và phần tập pmi,pma,pia nếu sai thì bạn sửa lại dùm mình nghen.Như vậy khi tập xong rồi ta kết hợp đánh 3 ngón ima trên cùng 1 dây như thế nào để tiếng đàn ra tốt? .Tập như vậy khi tremolo trên dây 2 hoặc 3 thì tay có bị văng trúng dây 1 hoặc dây 2 ko ? Và cách khắc phục như thế nào ?TB: Mình nghĩ là viết bài này ở đây ko đúng chỗ .Nhưng vì bạn Manuel de Falla đã nói lên pp tập tremolo của mình.Mình thấy nó rất bổ ích và mình ghi nhận điều đó .Do vậy mình post bài này với ý thức học hỏi và ko có gì hơn .Nếu admin move bài xin làm ơn gán vào 1 chủ đề mới và nhắn tin vào inbox dùm .Xin chân thành cảm ơn
  12. matt

    matt Đủ trình cưa gái

    Bài của bạn rất hay,nó làm mình ko thể chịu nổi nên .... đành phải câu thêm bài này thôi .Theo tự nhiên lúc chưa tập đàn thì ngón a ngon nhất tập là dính liền nhưng i,m lại yếu sau này mình phát triển i,m thì m lại ngon nhất i đứng thứ 2 và a bị hư luôn .Hiện nay mình đang củng cố lại ngón a và giữ độ cứng vững của 3 ngón ami và theo sau là ngón p .Và mình thấy cách tập của bạn rất tốt .Mình ghi nhận .Con chuyện dây thần kinh thì chờ mình về hỏi các bạn ngành của mình có gì mình sẽ giải đáp sau.
  13. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    To Matt, thực chất mình nghĩ quan điểm của mọi người về arpe còn quá mơ hổ. Đây là một kỹ thuật mà cũng như Tremolo, những người tập guitar xem nhẹ. Tập arpe sẽ giúp kỹ thuật ngón tay phải phát triển ổn định (sự độc lập, tốc độ, và trường độ). Từ đó bổ trợ cực kỳ hiệu quả cho quá trình tập tremolo. Còn về vấn đề đánh tremolo mà bị văng sang dây khác chẳng qua chỉ là do sự bất ổn định của các ngón mà thôi. Bạn Matt nói cách của mình đơn giản, mình nghĩ là bạn hiểu sai, đơn giản ở đây là phương pháp tập, còn đề đạt được hiệu quả thì sự kiên trì là ko thể thiếu.Mình cũng có 1 góp ý nữa với những bạn đang có ý định tự tâph tremolo, đó là nên tìm 1 người thầy để hướng dẫn, vì đây hoàn toàn là 1 kỹ thuật ko đơn giản. Nếu cố gắng tự tập thì những hạn chế, sai sót là cực khó tránh khỏi. (mình ko tính đến mây anh bạn có năng khiếu [​IMG] ).
  14. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Mình quan điểm, các kỹ thuật tay phải chỉ là sự chuyển động có ý thức, phối hợp nhịp nhàng giữa các ngón. Arpe, Tremolo, Rasc... đều như vậy thôi. Thế tay luôn giữ ổn định là tốt nhất (bạn cứ xem các video của Russel, John hay Bream là thấy ngay tay phải họ ra sao mà).Bạn thử tham khảo bài viết của anh Black Moonlight bên Box Học Guitar Online vể kỹ thuật tay phải xem.
  15. haitoi

    haitoi Mới tập romance

    Hay quá ! lâu nay mới thấy ‘arpeggio' được nhắc đến. ‘Arpeggio’ tiếng Việt là ‘hợp âm rải’ thì phải. Cái câu nổi tiếng "Tremolo là arpeggio trên một dây " xuất phát chính là từ cụ Segovia chứ không ai khác.Ðồng ý với bạn de Falla: Thật là lạ lùng khi những bạn mới đến với ghi-ta cổ điển lại chú tâm đến trémolo hơn là arpeggio. Arpeggio đắc dụng hơn nhiều, và còn dùng được cho cả đệm hàt nữa. Bài tập cho arpeggio hay được nhắc đến nằm trong ‘Phương pháp’ của Giuliani (op 1). Cuốn Pumping Nylon của Scott Tennant có trích dưới tiêu đề ‘Giuliani 120 right hand studies’. Tôi nghĩ nên tập với ‘full & sequential planting’ thì mới thật hiệu nghiệm. (Khảy là đặt-nhấn-nhả. Không bao giờ khảy từ không khí. Full planting là các ngón đặt một lượt rồi tuần tự nhấn-nhả. Sequential planting là khi ngón này nhấn-nhả thì đồng thời đặt ngón sau)
    Xin xía vô đây. Thế tay, động tác và cảm giác ở mỗi ngón tay khi khảy bình thường và khi đi trémolo không khác nhau gì cả Vậy khác nhau chỗ nào ? Theo tôi ở cách điều khiển. Mà cái này người chơi mới biết chứ người nhìn thì không thấy gì đâu.
  16. hx_classic

    hx_classic Lãng tử thất tiền thiếu tình

    TRe là 1 kĩ thuật đòi hỏi sự rèn luyện công phuvề phần em vì em tập nghiệp dư nên 2 bàn bị hỏng rất nặng nềnói chung quan niệm về tre của nhiều người khác nhau rất nhiềunhưng mà cái đích đến vẫn và sự đều cả về tốc độ lẫn trường độ âm thanh tạo racó người qua niệm tre đơn thuần chỉ là sự vận động của 4 ngón taycái này rất đúngem có đọc 1 sô tài liệu và anh Hùng Phong cũng nói như vậynhưng cũng có người quan niệm tre là 2 mảng bè 1cao 1 thấp2 mảng bè đi độc lập với nhau và giữa ngón p với 3 ngón ami có sự phân biệt rõ ràngnếu mà để thỏa mãn được quan niệm này thì cực kì vất vả cho người tậpnên theo emchúng ta tham khảo tất cả các tài liệu rồi đúc kết lại kinh nghiệm cho riêng mìnhchứ tài liệu nào cũng đúng, cũng có lí cảtheo cái này thì ko theo được cái kia
  17. matt

    matt Đủ trình cưa gái

    To Manuel de FallaRất cảm ơn bạn về bài viết rất hayMình xinh đính chính:
    Mình ghi thế này mà : Bạn Manuel de Falla thân mến .Xét theo bạn thì quả thật vô cùng đơn giản nhưng sự việc lại ko giản đơn như thế.
    Ban Falla biết vững về arpe thì cứ nói.Vì sách vở nhiều lúc không nói hết cái hay cái dỡ .Có vài sách nói về mỗi kỹ thuật chỉ có 1 dòng thôi .To haitoi
    HiHiHi theo mình thấy thì cái gì lạ sẽ thu hút nhiều người.Những người bạn chưa từng "không nói tục"ng vô cây đàn sẽ có hướng thích khác thôi mà .Còn mình thì tìm hiểu về tremolo để biết nhiều thêm về tremolo chứ chưa tập vội đâu .Topic này đang post về tremolo thì mình hỏi về tremolo .Trong topic khác mình sẽ trao đổi về những vấn đề khác.Cảm ơn ý kiến của các bạn
  18. Black_Moonlight

    Black_Moonlight Mới tập romance

    Chẹp, lạ lùng gì đâu cái khoản beginners quan tâm đến tre nhiều hơn arp hả chú. Trước khi có quyển pumping nylon anh còn không biết Arp là cái quái gì cơ [​IMG] . Bi giờ mới nhận thấy được tầm quan trọng của nó thế nào và hiểu tại sao các guitarist dành nhiều thời gian đến thế để tập và cãi nhau về nó [​IMG] Chả biết anh haitoi tâp thế nào chứ với em thì thấy Full planting và sequential planting bị gặp 2 trở ngại tương đối nhất là full planting. Đó là tiếng đàn ngân ko đủ trường độ và ko đều do tay có xu hướng vung rất nhanh theo quán tính. Em nghe Tennant chơi thì ko thấy (chơi nhanh thì ko chứ chậm vẫn có) nhưng mình thử thì [​IMG] [​IMG] [​IMG]
  19. haitoi

    haitoi Mới tập romance

    Tập arpeggio đơn giản nhất là tay trái bấm một hợp âm nào đó, còn tay phải đi arpeggio (= rải? tỉa? hợp âm rời) đi lên (từ dây trầm lên dây cao) dùng ‘full planting’ rồi đi xuống (từ dây cao xuống dây trầm) dùng ‘sequential planting’.Bạn có thể vừa tập arpeggio vừa đệm hát như thế ... Với kỹ thuật ‘planting’ (= sửa soạn ?) như vậy, sự chuyển đổi hợp âm lại được dứt khoát rõ ràng, không bị nhoè và tạp âm, bạn cứ thử xem.Dùng kỹ thuật ‘planting’ khi tập chính là để được đều và tĩnh (kiểm soát nói chung). Nếu gặp ‘trở ngạị‘ bạn có thể tập thêm cách đánh ‘staccato’ (cũng là một cách tập planting) như sau : nguyên tắc là khi đi arpeggio, bạn chỉ cho phép một và chỉ một sợi dây ngân trong một lúc mà thôi. Bắt đầu giống như ‘full planting’ nhưng sau đó, khi ngón này khảy sợi dây này thì ngón trước phải trở về đặt nhẹ trên sợi dây trước để tắt âm rồi nằm đó luôn (planting!). Như vậy trong 4 ngón pami, lúc nào cũng có 3 ngón đang nằm trên sợi dây của nó : điều này giúp cho bàn tay tĩnh, không vung ngón, và các ngón tay được di chuyển độc lập.Theo tôi lối tập như trên lúc đầu hơi khó, nhưng có thể làm quen trong một vài buổi. Khi quen rồi thì bạn sẽ thấy ‘full’ hay ‘sequential planting’ dễ dàng.Chuyện trường độ lại là một chuyện. Nếu sợi dây đang reo thì ‘planting’ trên đó sẽ làm tắc âm, đúng vậy. Nhưng khi đánh bình thườn, khoản thời gian giữa ‘planting’ và khảy sẽ rất là nhỏ so với trường độ của nốt đang reo. Vì thế nên có sự ngắt cảm nhận được, nhưng sai phạm trường độ thì không. Ðây thuộc về tâm lý thính giác, giống như trường hợp di chuyển tay trái khó khăn, chậm chạp, thà ngắt cụt một nốt để có thể khảy nốt tiếp theo vào nhịp còn hơn là cố giữ trường độ chính xác mà bị trể nhịp nốt sau.Vả lại trong các arpeggio, người ta có khuynh hướng tự nhiên? là để các nốt reo dài hơn trường độ đã viết . Chẳng hạn như trong Etude số 1 của Villa-Lobos, thật đâu có thấy ai chơi các móc đôi ra móc đôi đâu. Dùng kỹ thuật ‘planting’ không chừng lại chuẩn với bản nhạc hơn là không.
  20. Black_Moonlight

    Black_Moonlight Mới tập romance

    Nhược điểm của full planting trong arp được nói đến rất nhiều, em định ngồi type nhưng thấy mất công [​IMG], post y sì 1 bài viết của 1 guitarist chuyên nghiệp về cái nì :D The first problem is that you are stopping the notes - every time you lay down the fingers you create a gap in the music. Now, some people ascribe to the method of holding the fingers OVER the strings, hovering in position, ready to play, which doesn't stop the notes but does have the same inherent problem that I'm about to describe. 2) The problem with this 'hovering' method - which some very famous people teach, is that you are technically doing an alternation where you should be doing a sympathethic motion. Hmmm, you say? Okay, follow me here - when I place my fingers OVER the strings, in say a PIMA arpeggio here's what happens; P plays, fine. 'I' plays and at the same time PULLS 'M' slightly in - past the string it's to play. This continues to happens when M and A play, to a greater degree actually. The reason the other fingers are pulled is that the tendon, which runs across the hand, moves the non-playing finger in with it to a greater or lesser degree. Try moving your 'M finger right now without 'A' at all. To do this you have to 'stiffen' 'A' or even spring it out slightly and in this method that's two fingers moving in opposed motion and we call that an alternation. 3). Thirdly this type of 'holding over the strings' or 'planting on the strings' ultimately gives you less control and an uneven rhythm. Your real speed and accuracy comes from working WITH your hand and developing strength and coordination through physiological and mechanical principles. When I'm playing Villa-Lobos' "Prelude 4" (PIMA), or even "Etude 11", (PIMAMI), my fingers move very quickly, mechanically and with very little effort; almost like a perpetual motion machine!
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này