1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Kế Hoạch Du Xuân!

Discussion in 'Viet-Guitar Album' started by yew, Feb 5, 2008.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. bird_1890

    bird_1890 Cựu thành viên BQT

    Cố định cái lịch đi nhé, sau đó tiến hành quảng cáo tuyên truyền!
     
  2. zero_guitar

    zero_guitar Fan hâm mộ DIИO - Hoàng tử VG

    đầu năm đi chùa dc thì hay anh ạ :) :) ở Bn có đền bà chúa kho ( nghe nói bả giàu lắm , đầu năm mới đến xin ít lộc ) thích quá còn j ^o^
     
  3. hx_classic

    hx_classic Lãng tử thất tiền thiếu tình

    hehe :) :) :) Anh Miêu đã đi vườn hoa cải bao giờ chưa, vợ chồng em đi rồi,...thích lắm
     
  4. Mr.Big

    Mr.Big Thái Bảng Anh

    Đầu năm Đền bà Chúa kho đông lắm (đầu năm đi vay, cuối năm đi trả mà), không chen nổi, anh em chọn chùa nào mà tương đối vắng vẻ vào mùa này, ngoài ra phải có chỗ để anh em đàn hát :DNhất trí lịch mùng 5.
     
  5. yew

    yew Thread Starter Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

    Danh sách các di tích lịch sử,di sản văn hoá ở Bắc Ninh: * Chùa Bút Tháp * Chùa Tiêu - Trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam * Chùa Tổ - Huyền tích của một vùng Tứ Pháp * Đền Lý Bát Đế thờ tám vị vua triều Lý * Chùa Dạm * Chùa Dâu * Chùa Phật Tích * Đền Bà Chúa Kho * Giếng Ngọc và đôi cá chép 100 tuổi * Đình làng Đình Bảng * Đền Phụ Quốc * Đình Chùa Làng Yên MẫnChi tiết tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_N...C4.83n_ho.C3.A1
     
  6. yew

    yew Thread Starter Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

    Tiêu Sơn tự - Tỉnh Bắc NinhChùa Tiêu (Tiêu Sơn Tự) - Bắc NinhChùa Tiêu (Tiêu Sơn Tự) - Bắc NinhChùa Tiêu còn gọi là chùa Thiên Tâm, Tiêu Sơn tự, nằm trên lưng chừng núi Tiêu, nay thuộc xã Tương Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 20 km. Ðây là nơi trụ trì của thiền sư Lý Vạn Hạnh - người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua đầu tiên của triều Lý.Ðến thăm chùa Tiêu, du khách sẽ được đắm mình trong chốn tu thiền huyền bí của người xưa để biết thêm một trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.Dọc quốc lộ 1 A đường Hà Nội - Lạng Sơn, ai đã từng đi đâu, về đâu, nhưng chưa lấy một lần đến vãng cảnh chùa Tiêu thì thật là đáng tiếc.Trở ngại về địa lý hay eo hẹp về thời gian, nhưng chỉ cần mạnh dạn một chút, quyết tâm vượt qua các ngại ngùng trong lòng là có thể đến được chùa Tiêu.Chùa Tiêu là một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.Những công trình còn lại của chùa Thiên Tâm (chùa Tiêu) hiện nay là di sản kiến trúc nghệ thuật thời Lê - Nguyễn.Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ và chỉ cách thủ đô Hà Nội khoảng 20 km mà thôi.Từ xưa, ở đây, núi bắc, sông nam sơn thủy hữu tình, con sông Tiêu Tương chảy qua bây giờ đã biến thành đồng ruộng, làng mạc trù phú. Dấu ấn một thời chỉ còn lại là một cái hồ sen dưới chân núi trước cửa chùa.Theo bước chân du khách về chốn này, dưới bóng cây xanh mát rượi, ta bước lên từng bậc gạch. Ta đang lần tìm đến nơi phát tích của một triều đại phát triển toàn diện và một quốc gia phong kiến độc lập: triều nhà Lý.Trước mắt ta, trên sân lữ khách dừng chân, cũng là đường dẫn đến chùa chính nhà thờ tổ, hiển hiện một nhà bia mới dựng. Thành kính thắp nén hương, trân trọng xem câu đối trên cột nhà bia viết bằng chữ Hán:"Lý gia linh tích tồn bi kỷTiêu Lĩnh danh kha đắc sử truyền"(Dẫu thiêng nhà Lý còn bia tạcDanh thắng non tiên có sử truyền).Mặt chính của tấm bia khắc chữ Hán Nôm:"Lý gia linh thạch". Mặt sau bia quay vào phía núi khắc chữ Hán nhỏ. Theo ông Nguyễn Công Nha người làng Ðình Bảng tạm dịch như sau:"Chùa Thiên Tâm có Lý Vạn Hạnh (là người trụ trì tăng viện người làng Cổ Pháp (nay thuộc làng Ðình Bảng - huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh).Ðặc biệt, sườn đông bên tả ngạn sông Tiêu Tương có bà Phạm Mẫu người ở Hoa Lâm, lên chùa đèn nhang gặp người thần ngẫu nhiên có thai, rồi sinh ra Lý Công Uẩn tại tam quan chùa ứng Tâm hương cổ pháp còn gọi là chùa Dân thuộc xã Ðình Bảng ngày nay...".Trong Ðại Việt sử ký toàn thư có ghi việc này:"Thái tổ Hoàng đế họ Lý, tên húy là Công Uẩn người châu Cổ Pháp. Mẹ họ Phạm đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần... Có chửa sinh vua ngày 12/2 năm Giáp Tuất, niên hiệu thái bình năm thứ năm (974) thời Ðinh. Mới ba tuổi... Sư Khánh Văn nhận làm con nuôi, bé đã thông minh vẻ người tuấn tú khác thường, lúc nhỏ đi học nhà sư Vạn Hạnh thấy khen rằng "đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy cơ, gỡ rối làm bực minh chủ trong thiên hạ".Nói về chùa Tiêu là nói đến Thiền sư Vạn Hạnh. Bởi lẽ chùa Tiêu là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là người trụ trì.Thiền sư Vạn Hạnh là một con người tài năng: về đạo thì "linh thông tam pháp cửu lưu" còn binh pháp thì thuộc lòng binh pháp của Tôn Tử "Vũ".Do có công lao cố vấn cho triều tiền Lê và Lý, Thiền sư Vạn Hạnh được suy tôn là quốc sư, hiện nay trong chùa Tiêu còn bài vị thờ sư tổ:"Lý triều tể tướng Thiền sư Vạn Hạnh vị".Sử thần Ngô Sĩ Liên thừa nhận: "Mắt trông thấy Lý Thái Tổ biết là người khác thường, đến khi thấy sét đánh thành vết chữ thì đoán ngay thời thế thay đổi, như thế là có trí thức vượt người thường".Nghe các cụ Ðình Bảng kể rằng: Thiền sư Vạn Hạnh sinh ra trong một gia đình đại thế tộc, nhiều đời làm quan. Gặp thời loạn thập nhị sứ quân không biết đâu chính, đâu tà đành thành tâm tu luyện đợi thời cơ xoay chuyển thế cuộc. Sư Lý Khánh Văn, Lý Vạn Hạnh là hai anh em ruột. Lý Khánh Văn có công nuôi dưỡng. Lý Vạn Hạnh có công dạy dỗ đào tạo và huấn luyện người "lãnh đạo" quốc gia. Họ đều là những cao tăng có kiến thức uyên bác. Năm 1018 Thiền sư Vạn Hạnh không ốm đau bệnh tật gì mà mất, người thời ấy đã truyền lại rằng ngài đã hóa thân.Vào thập kỷ 90, nhân dân xã Tương Giang, nhà chùa Tiêu Sơn và những người hảo tâm đã đóng góp công sức xây dựng tượng Thiền sư Vạn Hạnh trong tư thế thiền sừng sững giữa đỉnh Tiêu Sơn.Cảnh đấy, người đây đã tạo cảnh quan xứ này thêm trang trọng và bề thế.Ðến thăm chùa Tiêu, đọc lại 10 điều tâm niệm của người xưa, để tưởng nhớ suy ngẫm, học hỏi những gì tốt đẹp về đạo đức lẽ sống, cách làm người, âu cũng là để cho lòng ta thanh thản, cho trí óc ta trong sáng hơn. Ðồng thời ta cũng biết thêm một di tích lịch sử và nghệ thuật được Nhà nước công nhận.
     
  7. yew

    yew Thread Starter Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

    Chùa Bút Tháp - Tỉnh Bắc NinhChùa Búp Tháp là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó. Chùa Bút Tháp được xây dựng vào thời hậu Lê - thế kỷ 17. Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Nằm trên địa bàn xã Định Tô, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Từ thủ đô Hà Nội theo đường 5 về hướng Đông bắc qua chùa Dâu và bờ đê sông Cầu khoảng 25 km là tới chùa Bút Tháp. Bút Tháp có tên nguyên thuỷ ghi trên tấm bia dựng vào năm Phúc Thái thứ 4 (1646) là "Ninh Phúc Tự". Ngoài ra, dân trong vùng còn gọi chùa là Nhạn Tháp.Phật điện của chùa gần như nguyên sơ của chùa cổ Việt Nam, nằm trên một trục dài hơn 100m với 10 toà nhà. Mặt trước chùa là Tam quan và gác chuông; bên phải có tháp Bảo Nghiêm. Chùa chính với 3 dãy nhà Tiền đường - Thiên hương - Thượng điện tạo thành chữ "công". Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, có khắc hình chủ yếu là động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá... Ðáng chú ý là những chim, hươu, khỉ, rồng... đều rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày hơn 70 tượng gỗ được tạc theo các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân, tượng La Hán lại thể hiện cảm xúc nội tâm, mang nặng ý tưởng Phật giáo và tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, một nét đẹp rêu phong cổ kính. Pho tượng Quan Âm trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay và 958 tay nhỏ. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc. Phật bà ngồi trên toà sen hồng qua bệ tượng hình vuông được trang trí bằng những nét chạm khắc cổ với dáng hành đạo, thư thái, đôi mắt quảng đại như bao quát cả không gian vũ trụ. Tượng Quan âm hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi với những ngón tay đan chéo biểu tượng cho dáng hành đạo và nhập định; các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm (ngay sau gáy Phật) trong lòng mỗi bàn tay lại hiện lên một con mắt. Ðiều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sống động như một thuỷ cung với nhiều mô tip quen thuộc được trang trí ở đỉnh chùa Việt Nam như hoa lá, cây cảnh cùng các con vật - trong đó có rồng - ngư với viên ngọc; lân với quả cầu; quạt hai vòng tròn, sóng nước, hoa sen,...Cách bố trí như vậy làm nổi bật điện thờ bên trong với các pho tượng.Nối giữa Thượng điện và Tích thiện là chiếc cầu đá cong mà ngồi ở đấy ta có thế ngắm những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý: đầu cầu là hai con sư tử và thành cầu là những kiểu chạm trổ cổ quen thuộc, rất hài hoà. Ðấy là chưa kể đến một công trình nghệ thuật độc đáo của chùa: toà "cửu phẩm Liên Hoa". Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh. Ðiều đặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ! Phủ thờ nằm sau Phật diện là ngôi nhà 5 gian có hai pho tượng đáng chú ý. Hai pho tượng này là chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (nhà Lê) đầu đội vương miện nhưng khoác áo tu hành, và công chúa Ngọc Duyên. Cả hai pho tượng đều ngồi theo dáng toạ thiền. Nhìn tổng thể tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay như những vòng hào quang toả ra từ tâm điểm.Ngoài tượng Phật Quan Âm, tháp Bảo Nghiêm cũng là một kiến trúc quý. Tháp Bảo Nghiêm 5 tầng, cao 13,5 m và một bút mai giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp được xây dựng bằng đá xanh nhẵn bóng với 8 mặt đều đặn; 5 góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29m. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa. Đời Tự Đức, năm 1876, khi vua qua đây thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm. Tháp thờ sư tổ Chuyết Chuyết với tước vị vua phong "Minh Việt Phổ Giác thiền sư".Ðến với chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chứng kiến những nét độc đáo tài tình của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ. Đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý giá, nhiều tháp to, nhỏ rất hẹp mà ở những tháp ấy là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Tôn Ðức 5 tầng là nơi đặt xá lị thiền sư Vạn Hạnh. Còn tháp Báo Nghiêm hình nậm rượu, cao 5 tầng, 8 mặt là nơi đặt xá lị của thiền sư Thuyết Thuyết.
     
  8. yew

    yew Thread Starter Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

    Đình làng Đình Bảng - Tỉnh Bắc NinhĐình làng Đình Bảng thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km; Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng long (năm 1010).Đình Bảng có cả cụn di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, đền, chùa, lăng, tẩm .... đặc trung của một văn hóa làng Việt Nam.Đình làng Đình bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, do công đầu của của quan Nguyễn Thạc Lương, người Đình Bảng và bà vợ rất đảm đang Nguyễn thị Nguyên quê ở Thanh hóa đã mua gỗ lim về dâng làng, xây dựng ngôi đình có thế trường tồn. Đình thờ 3 vị thành hoàng: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ bá đại vương (Thần Nước) và Bạch lệ đại vương (Thần Trồng Trọt).Toà Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20 mét, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng và những cột lim hiếm thấy ở những ngôi đình khác. Có khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55- 0,65 mét. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hoà. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng. Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng chiêm ngưỡng, càng thêm bị cuốn hút: Bức Bát mã quần phi, tám con ngựa nhởn nhơ chơi trên đồng cỏ, đất nước thanh bình, con vật cũng vui. Bức lưỡng nghê phục chầu, con đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên...từng bức, từng bức gợi tả bao điều.
     
  9. yew

    yew Thread Starter Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

    Chùa Phật Tích - Tỉnh Bắc NinhChùa Phật TíchChùa Phật TíchChùa còn được gọi là Vạn Phúc, toạ lạc trên sườn núi Phật Tích, xã Phượng Hoàng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII-X. Chùa được hoàn chỉnh vào triều Lý Thánh Tông (1057) và tu bổ khang trang vào năm 1686. Vào năm 1057 vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp báu và đúc pho tượng phật mình vàng.Chùa được xây dựng đại qui mô vào thế kỷ thứ XVII. Năm 1947 do chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Năm 1958, chùa được dựng lại sơ sài. Năm 1991 chùa được xây dựng dần theo qui mô kiến trúc cổ.Hiện tại di vật của chùa còn lại là bức tượng Phật A-di-đà bằng đá, ngồi thiền định trên toà sen, cao 1,85 mét (tính cả bệ đá là cao 3 mét). Chân cột chùa chạm trổ hoa sen và dàn nhạc, các nghệ nhân chơi sáo, tiêu, nhị, đàn tranh, đàn bàu, trống cơm,...Chùa Phật Tích xưa kia là nơi có nhiều nhà tu hành tu luyện. Theo sử sách để lại thì chùa Phật Tích chính là nơi Phật ngự.
     
  10. yew

    yew Thread Starter Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

    Bổ Đà, ngôi chùa đất độc đáo xứ Kinh BắcĐền Thánh HóaĐền Thánh HóaChùa Bổ Đà chính tên là chùa Quán Âm núi Bổ Đà, gọi tắt là chùa Bổ thuộc xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, phủ Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc, nay là xã Tiên Sơn, huyện Bắc Ninh. Chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, là một trong những trung tâm Phật giáo của phái Trúc Lâm Tam tổ, thờ Thạch Linh thần tướng.Vị sư trụ trì Nguyễn Văn Cấp khi xưa đã viết những dòng thơ để nói về phong cảnh hữu tình của chùa:Bốn bề phong cảnh là đâyBồng lai kia cũng thế này mà thôiTruyền thuyết về chùa Bổ còn lưu lại đến nay rằng: phía bắc sông Nguyệt Đức có núi Bổ Đà, từ thuở khai thiên lập địa ở giữa trái núi có một chỗ đất rộng bằng phẳng chừng khoảng 1 chiếc chiếu rải, là nơi đức Quán Thế Âm Bồ Tát ứng thân cứu đời và sau trở thành danh lam thắng cảnh. Thời thượng cổ trong làng có vợ chồng người tiều phu nghèo nhưng sống hiền lành, nhân đức tên Minh Đà, tuổi đã ngoài 40 mà vẫn chưa có con trai nối dõi. Hằng ngày hai vợ chồng vác rìu lên rừng thông đốn củi sống qua ngày và luôn tu nhân tích đức để mong sớm được trời phù hộ cho có con. Một hôm người chồng đốn đến gốc cây thông già, cứ mỗi nhát bổ ông lại niệm “Quán Thế âm Phật”, sau chợt thấy lóe sáng dưới nhát rìu, tiền bắn ra tung tóe, đếm được 32 đồng tiền. Ông biết là được trời Phật phù hộ liền quỳ lạy cầu khấn xin được chút con trai, sau đó ông dựng một ngôi chùa lợp tranh dưới gốc thông già và tô một pho tượng Quan âm hằng ngày khói hương thờ phụng. Quả nhiên sau đó 9 tháng 10 ngày vợ ông sinh hạ một cậu con trai khôi ngô. Vì thế ngôi chùa sau này được gọi là chùa ông Bổ, dần nhiều người qua lại lễ bái, cầu điều gì đều hiển ứng. Đến đời vua Lê Bảo Thái (1720-1729), vị sư trụ trì tên là Phạm Kim Hưng đã trùng tu xây dựng thượng điện, tiền đường, cột đá, cột gỗ... Đời vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) có vị sư tổ họ Ngô hiệu là Tính Ánh, sắc phong Hảo Tiết hòa thượng, vân du qua đây, thấy phong cảnh u nhàn tĩnh mịch bèn cùng nhân dân xây thêm gạch ngói và trụ trì tại đây. Các vị hòa thượng Thiệu Không, tiếp đến hòa thượng Thi Tâm Phả Thần Như... tiếp nối tôn tạo, tu bổ chùa khiến nơi đây trở thành nơi đến vãn cảnh và tìm thi hứng của thập khách muôn phương.Chùa Bổ rất cổ, đẹp và u tịch nằm yên tĩnh dưới chân một đồi thông, xung quanh là tường đất bao phủ. Nhiều người vẫn gọi chùa Bổ là chùa đất bởi không gian trong chùa man mác một màu nâu của đất, từ bể nước, tường, gạch cũ rêu phong... Điều đặc biệt là trong chùa có một thư viện với rất nhiều cuốn sách cổ. Nằm trong quần thể chùa Bổ Đà còn có đền thờ Thánh hóa trên đồi thông, tương truyền Thạch tướng công sau khi giúp vua trừ giặc đã về đây hóa về trời.Phượng Hoàng trái núi là đâyLà nơi Thạch tướng cưỡi mây về trờiNhà thơ Quang Dũng khi còn sống đã đôi lần đến thăm chùa và có một người bạn cố tri làm hòa thượng trụ trì chùa Bổ Đà. Trong một chuyến công tác ghé qua thăm, hay tin bạn đã không còn. Sau một đêm xin ngủ nhờ, ông ra bể nước tìm một hòn gạch non viết bài thơ khóc bạn lên tường trong tâm trạng của một người bạn không tìm được tri âm:Bổ Đà núi cũ thay màu cỏThông vắng đường xưa, lạnh dấu chân...Nằm trong tỉnh Bắc Ninh có nhiều chùa chiền, nhưng chùa Bổ lại có nét rất riêng không lẫn, là nơi du khách đến tìm cảm hứng để sáng tác các họa phẩm và các tác phẩm văn thơ.
     
  11. yew

    yew Thread Starter Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

    Nằm giữa núi rừng huyện Việt Yên (Bắc Giang) có một ngôi chùa mang tên Bổ Đà, nơi hiện lưu giữ bộ kinh Phật khắc trên gỗ, cổ nhất Việt Nam. Sự độc đáo, của bộ kinh đặc biệt này đã thu hút hàng nghìn khách thập phương về đây tham quan, tế lễ mỗi năm..Chùa Bổ Đà nằm trên sườn một quả núi thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang), cách Hà Nội 40km về hướng Bắc, theo quốc lộ 1A, cách TP Bắc Giang 20km về hướng tây nam.Chùa được xây lại vào đầu thế kỷ XVIII, nhưng theo một số tài liệu lịch sử thì chùa Bổ Đà (với tên gọi xưa là Tứ Ân Tự - theo "Bách Khoa Tri Thức Phổ Thông" - NXB VHTT 2005) còn có trước đó rất nhiều. Nơi đây từng là trung tâm Phật giáo của nước ta thời nhà Tiền Lê - thế kỷ XV, và xa hơn nữa là có nguồn gốc từ thời nhà Lý - thế kỷ XI (theo "Non Nước Việt Nam" - phần Bắc Giang, NXB Hà Nội, 2005). Chùa Bổ Đà là một tập hợp di tích gồm chùa chính (Tứ Ân Tự, nằm sườn núi) cùng hai đền thờ Đức Thánh Hoá và Thạch Tướng Đại Vương ở trên đỉnh núi.Chùa Bổ Đà cũng là nơi huấn luyện tăng ni, Phật tử của hội Phật Giáo tỉnh Bắc Giang trong một thời gian dài. Về đây, người ta sẽ được chiêm ngưỡng tượng thờ Trúc Lâm Tam Tổ (gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Nhưng một điều đặc biệt nhất mà không ai có thể bỏ qua khi đến thăm chùa này là được vào kho xem bộ kinh Phật cổ khắc trên gỗ (ảnh).Bộ kinh được xếp trên 8 chiếc giá, mỗi giá có 4 tập sách kinh gồm 240 tấm ván gỗ hợp thành, tất cả có khoảng gần 2000 tấm. (Trước đây một số người đến xem bộ kinh này, do hiếu kỳ đã cầm đi một vài tấm ván kinh, nên hiện có một số tấm kinh phải làm lại để bổ sung vào). Mỗi tấm gỗ dùng để khắc kinh dài trung bình là 50cm, rộng 25cm và dày khoảng 2,5cm. Nếu muốn xem đồng loạt toàn bộ kho kinh cổ ở đây thì phải có khoảng đất rộng 250m2 để rải các tấm ván kinh ra. Bộ kinh được khắc trên gỗ thị, một loại cây gỗ mọc phổ biến ở vùng rừng núi này. Gỗ thị không những bền mà nó còn rất nhẹ, đây cũng là một đặc điểm thuận lợi để khắc cũng như vận chuyển kinh.Trải qua 247 năm (kể từ khi nó ra đời, năm 1759 - vào thời Hậu Lê) đến nay bộ kinh vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt là những tấm gỗ thị dùng để khắc kinh đều rất bền, đẹp, không hề bị mối mọt, dù chẳng phải dùng một loại thuốc bảo quản nào. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, đến nay vẫn còn rất sắc, rõ. Sự điêu luyện của những bậc tiền bối khắc Kinh ở chùa Bổ Đà xưa có thể so sánh với những nét chạm khắc trên các pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Tây) cùng thời.Theo vị hoà thượng trụ trì tại chùa hiện nay thì bộ kinh được hình thành xuất phát từ ý tưởng của các vị tổ sư, đồng thời cũng là những người xây dựng ra ngôi chùa này (vào đầu thế kỷ XVIII) muốn có một bộ kinh để truyền dạy đạo Phật, đồng thời là một di vật Phật học đặc biệt để lại cho đời sau. Bộ kinh mang những tư tưởng của hai dòng Phật giáo lớn nhất Châu AÁ xưa là Âận Độ và Trung Hoa.Đặc biệt, bộ kinh khắc gỗ này có nói đến những đặc trưng của Phật giáo Trung Hoa khi được truyền vào Việt Nam với 3 tông phái (Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông). Trọng tâm của bộ kinh nói đến nỗi khổ của con người và sự giải thoát. Trong đó tiêu biểu nhất là Tứ Diệu Đế - 4 chân lý kỳ diệu của đạo Phật, gồm: Khổ Đế (chân lý về bản chất của nỗi khổ), Nhân Đế (là chân lý về nguyên nhân làm phát sinh của nỗi khổ), Diệt Đế (là chân lý về cảnh giới để diệt cái khổ) và Đạo Đế (chân lý về 8 con đường diệt khổ hay con gọi là bát chính đạo).Bộ kinh Phật bằng gỗ này còn nói đến cõi niết bàn, những vòng luân hồi chuyển kiếp của một đời người, giải thích thế nào là sự tu nhân tích đức, cõi vô vi... Bộ kinh cũng thể hiện những tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là có sự ảnh hưởng của dòng Phật giáo thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ (do Vua Trần Nhân Tông 1258-1308 sáng lập ra ở Yên Tử - Quảng Ninh). Phái Trúc Lâm này sau đó được Pháp Loa và Huyền Quang phát triển và cực thịnh ở nước ta hồi thế kỷ XIV-XV, trong đó vùng rừng núi Việt Yên ngày nay là một trong những nơi ảnh hưởng sâu đậm...
     
  12. yew

    yew Thread Starter Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

    Chùa Dạm - Bắc NinhChùa DạmChùa DạmKhởi công năm 1086 và hoàn thành năm 1094, chùa Dạm (Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh) là một công trình đồ sộ, uy nghiêm, nằm dựa vào sườn ngọn núi cao nhất trong dãy Lãm Sơn, trên bốn lớp nền dài 120 m, rộng 70 m ghép bằng đá. Không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc hài hòa, hội đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy, chùa Dạm còn nổi tiếng bởi những tác phẩm điêu khắc tài ba, bao hàm tư tưởng thâm thúy, cao siêu của người Việt, vốn được xem là những tác phẩm mở đầu cho nghệ thuật tạo hình tượng đài hoành tráng ở Việt Nam.Xứ Kinh Bắc là một trong những trung tâm Phật giáo cổ xưa và lớn nhất ở Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ, mỗi triều đại lại tu bổ hoặc xây mới một số công trình chùa chiền, đền tháp. Vương triều Lý - một vương triều hiển hách về võ công văn trị và rất sùng mộ đạo Phật, tôn đạo Phật là quốc giáo, đã để lại nhiều dấu tích lịch sử làm vẻ vang nền văn hóa dân tộc.Chùa Dạm (thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) là danh lam thắng cảnh điển hình.Căn cứ vào các thễ tịch cổ, chùa Dạm được Vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ 2 (1086). Để tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trình, vua cho đào ngòi Con Tên từ chân núi Lãm Sơn chạy thẳng ra sông Đuống. Năm 1087, "Vua ngự đến chùa Lãm Sơn, đến đêm ban yến cho các quan. Vua làm 2 bài Lãm Sơn dạ yến". Công trình làm trong 9 năm mới xong. Vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, lại thân đề biển bằng chữ Triện.Năm Long phù nguyên hóa thứ 5 (1105), vua Lý Nhân Tông cho xây thêm ba tháp đá nữa. Chùa làm xong (1094), Vua ban 300 mẫu ruộng tự điền để nhà chùa có hoa lợi hương khói và 7 gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng - mở cửa chùa.Nếu như chùa Phật Tích ở dãy Nguyệt Hằng (huyện Tiên Sơn) gần đấy có 300 gian, có tòa nhà đá, bảo tháp nhiều tầng, giếng rồng, ao rồng... thì các công trình kiến trúc của chùa Dạm hẳn là vượt xa hơn thế. Nguyên do: sau chiến thắng lẫy lừng chống Tống trên phòng tuyến sông Cầu khẳng định nền độc lập tự chủ Đại Việt, Nhà Lý có xu hướng chấn hưng vănhóa dân tộc đồng thời phát triển mạnh kinh tế đất nước. Vì vậy hàng loạt chùa chiền ở Kinh Bắc nơi phát tích triều Lý càng được quan tâm. Rút kinh nghiệm xây dựng đồ sộ chùa Phật Tích trước đó ít lâu, chùa Dạm được dựng huy hoàng hơn.Về sự bề thế của chùa Dạm, dân gian đã lưu truyền qua câu ca: "Mười lăm trăng náu, mười sáu trăng treo, mười bảy phẩy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm", có nghĩa là cứ sau ngày rằm người ta đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa.Kiến trúc sư và các nhà điêu khắc xưa đã khéo tổ chức không gian một cách hợp lý để nhân gấp bội giá trị - vẻ đẹp công trình và biểu đạt ý niệm triết - mỹ á Đông.Chùa đặt ở sườn núi phía nam của dãy Lãm Sơn, chính giữa ngọn cao nhất. Núi Rùa làm tiền án, ngòi Con Tên làm Minh Đường bên tả có Thanh Long, bên hữu có Bạch Hổ chầu về. Chùa Dạm hội tụ đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy.Chùa dựa hẳn vào sườn núi và 4 lớp nền đá trườn theo sườn núi vừa tôn tầm cao công trình vừa tạo dáng vẻ uy nghiêm, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên chung quanh. Hơn nữa tránh được nạn lụt lội ở vùng "rốn nước" Quế Võ lắm đồng sâu ruộng trũng. Chiều dài của lớp nền 120 m, rộng 70 m (chùa Phật Tích là 100 m và 60 m). Tổng cộng diện tích gần 8.000 m2. Bốn lớp nền được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50x60 cm). Các lớp đá được cấu tạo choãi chân đế, chếch khoảng 70 độ, và có độ cao 5-6 m. Mỗi cấp giật lùi vào khoảng 1,5 m làm tăng sự ổn định, vững chắc của nền. Đường lên xuống mỗi lớp nền khá rộng (khoảng 25 bậc đá).Lớp nền thứ nhất gọi là "bãi hội", hằng năm cứ đến mồng 8 tháng 9, nhân dân ba thôn (Triều, Trung, Trị) và 18 xã thuộc huyện Võ Giàng cũ tổ chức lễ hội và vui chơi ở đây. Còn 3 lớp nền phía trên dựng các cụm kiến trúc lộng lẫy, nguy nga (điện đường, long vũ, bảo tháp...).Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từng về thăm và có làm bài thơ Đại Lãm Thần quang tự ca ngợi quần thể di tích này:"Thần Quang tự kiểu hứng thiên uSanh thỏ phi ô thiên thễợng duThập nhị lâu đài khai hoa trụcTam thiên thế giới nhập thị màu".Tạm dịch:"Chùa Thần Quang vắng vẻ, cảnh vật có nét hứng thú u nhã riêngMặt trời lặn, mặt trăng lên như ngao du giữa bầu trờiMười hai tòa lâu đài mở ra tranh vẽBa ngàn thế giới nhập vào đôi mắt nhà thơ"Hơn bốn thế kỷ sau, nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn đã qua đây, miêu tả:"Toàn vân lục tính tham thiên thụBàn lĩnh thanh hoàn thập lục hương"Tạm dịch:"Ba ngàn thông tám vờn mây biếcMười sáu làng xanh rợp núi non".Không chỉ có công trình kiến trúc quy mô, chùa Dạm còn độc đáo bởi nghệ thuật tượng đài hoành tráng. Trên lớp nền thứ hai của chùa, thời Lý đã dựng tượng đài. Khu bên phải (của chùa) hình vuông, mỗi chiều 7 m, cao 2 m đều kè đá đục chạm rất sâu hoa văn sóng nước (kiểu thức thời Lý). Khu đất bên trái (của chùa) hình tròn đường kính 5 m, cao 1 m. Ngay giữa khu đất hình tròn có một cột biển bằng đá nhám liền khối cao 5 m (không kể phần ngọn bị gãy). Cột biển ấy gồm hai phần: khối hộp vuông ở dưới làm đế (gắn sâu vào lớp lối đá mạ của núi), khối trụ tròn ở trên (có đường kính 1,5 m). Đoạn dưới của khối trụ tròn chạm nổi đôi rồng đuôi giao nhau, thân hình uốn lượn mềm mại quanh cột, đầu nghểnh cao cùng chầu vào viên ngọc tỏa sáng. Đầu rồng có mào lửa bốc lên, chân rồng năm móng nhọn sắc. Bộ đài là ba vòng tròn chạm hoa văn sóng nước (sóng xô, sóng cuộn).Hai hình tròn và vuông ở lớp nền thứ hai tượng trưng Vũ Trụ theo quan niệm người xưa: "Trời tròn-đất vuông". Cột đá khổng lồ là biểu tượng Linga (sinh thực khí) thể hiện ước vọng mưa thuận gió hòa, vạn vật phồn thịnh, sinh sôi nảy nở của cư dân Việt chuyên canh lúa nước.Việc chọn cột đá lớn nguyên khối (loại đá nhám bản địa) để làm Linga và chạm đá thành nhiều vòng sóng nước để làm Yoni chứng tỏ trình độ phân thạch, trình độ điêu khắc tài ba đồng thời cũng bao hàm tễ tưởng thâm thúy, cao siêu của tổ tiên người Việt.Với những công trình ở chùa Dạm, có thể coi vương triều Lý là vương triều mở đầu cho nghệ thuật kiến trúc và tạo hình tượng đài hoành tráng của quốc gia Đại Việt.Cột biển - tượng đài hoành tráng ở ngoài trời (tồn tại hơn 9 thế kỷ) đã trở thành niềm tự hào của nền điêu khắc Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ đã say mê chiêm ngưỡng cột biển đó in bóng ấn tượng, kỳ ảo vào núi non, đồng ruộng sông ngòi ở các thời điểm khác nhau khi mặt trời chiếu rọi. Không phải ngẫu nhiên mà cột biển chùa Dạm được gia công thành phiên bản đặt tại sân Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam."Của thiêng còn một chút này", đó là những bức tường đá ở các tầng nền, là cột biển, là Yoni và những chân cột đá tảng lớn (75cmx75cm chạm hình hoa sen) còn sót lại ở chùa Dạm. Nhưng tiếc thay những di vật quý báu ấy đang bị rơi vào tình trạng hoang phế, xuống cấp thảm hại. Việc tu sửa tùy tiện, chắp vá thô kệch hiện nay đã "giết chết" vẻ đẹp và giá trị của những tác phẩm điêu khắc "độc nhất vô nhị" nơi đây. Đáng lẽ phải kè lại những tầng nền cho vững chắc ở ngay chỗ dựng cột biển và dọn sạch cỏ dại xung quanh thì người ta lại đổ bốn cột bêtông cốt thép và định lắp mái lên trên cột biển. Hành động ấy đã vô tình hủy hoại một tuyệt tác của dân tộc.Các bức tường đá cũng bị bạch đàn "vây bủa", che khuất. Tại sao ở chốn danh lam cổ tích như chùa Dạm, cơ quan văn hóa tỉnh Bắc Ninh không đầu tư vào hướng dẫn địa phương xã Nam Sơn trồng thông, trúc hoặc cây cảnh để tạo khuôn viên đẹp đẽ cho quần thể di tích đặc biệt này?Chẳng còn bao lâu nữa Việt Nam sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chùa Dạm là một điểm văn hóa - du lịch trong lộ trình lịch sử, mong sao Bộ Văn hóa và chính quyền cũng như cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh nên sớm có kế hoạch đầu tư tu bổ một cách khoa học và thích đáng để khôi phục diện mạo hoành tráng cho công trình thời Lý.
     
  13. yew

    yew Thread Starter Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

    Làng Đình Bảng - Bắc Ninh: Đất phát tích triều Lý* Nơi phát tích Vương triều Lý * Lô cốt thép của Đảng thời kỳ bí mật * Quê hương đồng chí Lê Quang Đạo * Truyền thống gia đình và dòng họ.Đình Bảng nằm trên vùng châu thổ sông Hồng. Trải dọc theo trục đường quốc lộ 1 A, cách Thủ đô Hà Nội 16 km về phía Bắc. Làng Đình Bảng là một xã, có mười lăm xóm họp lại thành một làng, cả làng thành một xã.Theo chiều dài lịch sử, Đình Bảng là một làng trù phú, kinh tế văn hoá phát triển, thuận lợi giao thông thủy và bộ. Nằm ở vị trí tiếp giáp, nối liền miền đồi núi Đông Bắc với đồng bằng phía Nam cho nên Đình Bảng là nơi hội tụ và đón nhận, ảnh hưởng cả phương Bắc, phương Nam, phía Đông và phía Tây. Đúng như nhận định của giáo sư Trần Quốc Vượng: "Đình Bảng không bao giờ là một trung tâm hành chính chính trị đế chịu sự đánh phá chà xát và xáo động, cùng di động dân như Cổ Loa cũng như nhận sự áp chế trực tiếp và đồng hoá nặng nề như vùng Luy Lâu. Nhưng Đình Bảng lại gần Cổ Loa cũng như gần Luy Lâu (hay phủ Từ Sơn ngay sau đó) để không bao giờ là một vùng quê hẻo lánh, xa xôi - Đình Bảng không bao giờ có thành nhưng bao giờ cũng có thị. Đó là một làng chợ, hương thị, xã thị (chứ không là thị xã). Đình Bảng và vùng chung quanh bao giờ cũng là vùng đất hướng ngoại, vùng mở, vùng giao lưu kinh tế văn hoá sống động và nãng động ,một vùng tiến bộ văn hoá -xã hội, vùng đan xen kinh tế điển hình" (Hội nghị chuyên đề về Vương Triều Lý 1-7- 1985).Chẳng thế mà trong làng Đình Bảng đã hình thành năm chợ lúc nào cũng nhộn nhịp là: Chợ Đình, chợ Bờ Ngang, chợ Thọ Môn, chợ Đền và chợ Xuân Đài. Trong làng và trong chợ có nhiều tiệm vàng, bạc và đá quý. Có xưởng sửa chữa ô tô, có ga ra ô tô. Trong làng có gần 20 Công ty trách nhiệm hữu hạn, có nhiều Công ty đã liên doanh với nước ngoài, doanh số hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hồ nuôi tôm hùm của hợp tác xã tấp nập khách vào ra. Cây đào Nhật Tân đã bén dễ trên đất Đình Bảng. Đón tết nhiều gia đình đã thu trên hai mươi triệu đồng tiền bán hoa. Nước sạch và điện đã đến từng nhà. Toàn xã không còn nhà lá, nhà tranh, không còn hộ nghèo. Việc một người nông dân ở Đình Bảng sáng còn đi cầy, chiều lái xe ô tô đưa vợ con ra Hà Nội xem nghệ thuật là việc bình thường.Bước chân vào làng Đình Bảng, ta như vào một đô thị sầm uất, nhộn nhịp nhưng vẫn thấy cái riêng của một làng quê có truyền thống lịch sử và vãn hoá. Mỗi tên xóm, tên thôn, tên đất đều mang một dấu ấn lịch sử. Đình Bảng là đặc trưng tiêu biểu của làng xã Việt Nam vừa mang đậm tính dân tộc, vừa có vóc dáng của làng xã văn minh hiện đại.Đến giữa thế kỷ VIII (đời Đường), Đình Bảng có tên là hương Cố Pháp; là một trung tâm Phật giáo với các thiền sư nổi tiếng: Định Không, Thông Tiền, Quý An... rồi Vạn Hạnh, Khánh Văn. Đó là những trí thức lớn của thời đại tập hợp dưới ngọn cờ Phật giáo những người yêu nước, có tinh thần dân tộc chuẩn bị trong ý thức mọi người về một triều đại độc lập. Trong đó Vạn Hạnh là người trực tiếp nuôi dưỡng ý đồ mở mang đế vương, đã chu đáo và linh hoạt khai thác mọi khả năng của Phật giáo để sáng nghiệp nhà Lý vào thế kỷ XI, cũng như thắp sáng không chỉ một thời kỳ văn hoá Thăng Long.Đình Bảng là quê hương của Lý Thái Tổ; người khởi lập triều Lý, người quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Hà Nội.Lý Thái Tổ (huý là Công Uẩn) sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất niên hiệu Thái Bình nhà Đinh năm thứ 5 (8- 3-974) tại chùa Cổ Pháp (chùa Dận), mẹ là Phạm Thị (thôn Dương Lôi, xã Tân Hồng).Tuổi ấu thơ Lý Công Uẩn từng làm tiểu ở các chùa Cổ Pháp, Ứng Tâm, Lục Tổ, Kiến Sõ, Thiên Tâm dưới sự nuôi dậy, lo toan lên nghiệp lớn của sư Vạn Hạnh. Nhiều giai thoại về tuổi thiếu niên của Lý Công Uẩn trong đó có bài thơ ông làm lúc bị phạt, muỗi đốt khó ngủ:Thiên vi khâm chẩn, địa vi chiên.Nhật nguyệt đồng song đối ngã niênDạ thâm bất cảm tràng thân túcChỉ khủng sơn hà, xã tắc điên.Nghĩa là:Trời làm màn gối, đất làm chiênNhật nguyệt cùng ta một giấc yên.Đêm khuya chẳng dám giang chân duỗiChỉ sợ sơn hà, xã tắc nghiêngLý Công Uẩn là người khảng khái, có sức khoẻ phi thường. Đến hai mươi tuổi ông vào kinh đô làm quan võ cầm quân trong triều Tiền Lê. Uy đức của Công Uấn cao đến nỗi Long Đĩnh (Ngọa Triều) là một ông vua rất tàn bạo mà cũng phải vì nể cho làm Tứ sương quân, phó chỉ huy sứ rồi thăng lên chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ.Khi Long Đĩnh qua đời, triều thần khanh sĩ suy tôn dìu Tả thân vệ Điện Tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên chính điện lập làm Thiên tử, lên ngôi Hoàng đế (ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 21/11/1009)). Từ đây triều tiền Lê chấm dứt, triều Lý được thành lập.Tháng 2 năm Canh Tuất (1010) nhà vua về thăm quê nhà, ban tiền lụa cho các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo mười dặm đất làm Thọ Lãng Thiên Đức (nơi xây lãng các vị vua triều Lý).Tháng 3 năm Canh Tuất (1010) tại Hoa Lư chính thức làm lễ đăng quang ngôi Thái Tổ. Đặt niên hiệu Thuận Thiên. Vì vậy ở quê Đình Bảng chọn ngày rằm tháng 3 âm lịch mở lễ hội Đền Đô để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Công Uẩn.Mùa thu năm Canh Tuất (1010) nhà vua dời đô từ Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh Phủ. Thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng bay lên vì thế đổi là thành Thăng Long. Kinh đô Thăng Long có tên từ đó, mở ra một thời kỳ văn hoá rực rỡ.Đền Đô được xây dựng ngày 3 tháng 3 năm Canh Ngọ (1030) do Lý Thái Tông (con trưởng Lý Thái Tổ) về quê làm giỗ cha khởi công. Đền Đô được đặt trên đất vượng khí tốt, dáng 8 đầu của 8 con rồng ở phía đông hương Cố Pháp. Đền Đô có tên là Cổ Pháp Điện nơi thờ 8 vị vua nhà Lý nên cũng gọi là đền Lý Bát Đế.Trong quá trình dựng nước và giữ nước lòng người dân Đình Bảng luôn hướng về lực lượng tiên tiến, yêu nước, chống ngoại xâm. Trong vụ Hà Thành đầu độc ngày 27-6- 1908 của nghĩa quân Đề Thám đã dùng Đình Bảng làm đại bản doanh để chỉ đạo nghĩa quân tiến về Hà Nội và các tỉnh phía nam:Đình Bảng rền tiếng súng vang.Ông Đề xuống chiếm Bắc Giang tỉnh thành.Sơn, Tuyên, Thái, Lạng, Nghệ, ThanhBốn phương hưởng ứng dẹp bình như chơi.(Bài vè Hà Thành đầu độc).Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, ánh sáng cách mạng của Đảng đã đến với người dân Đình Bảng từ rất sớm. Các đồng chí Nguyễn Duy Thân, Lê Quang Đạo đang học trường Bưởi, trường Thăng Long đã được tiếp nhận “Đường kách mệnh" của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Giữa năm 1938 khi về quê nghỉ hè, đồng chí Lê Quang Đạo và những thanh niên yêu nước đã dấy lên phong trào đọc sách báo và truyền bá quốc ngữ. Đồng chí Lê Quang Đạo đã sáng kiến tổ chức một đám rước đèn tại sân đình với khẩu hiệu "đi học là yêu nước". Sau đó các điếm canh trong làng đều trở thành phòng đọc sách cách mạng, nơi học chữ quốc ngữ. Tác phẩm: "Vấn đề dân cày" của Qua Ninh và Vân Đình; các sách Giản yếu về Chủ nghĩa Mác- Lê nin; các báo Tin tức, Đời nay, Thợ thuyền, Chiến đấu... được chuyền tay nhau đọc. Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1939) các đồng chí Nguyễn Đình Thảo, Lê Quang Đạo... dùng xe đạp rải truyền đơn nhiều nơi như thị trấn Từ Sơn, Trang Liệt, Yên Viên...Nhà cụ Đám Thi, nhà cụ Hương Canh... là nơi các đồng chí lãnh đạo xứ uỷ Bắc Kỳ: Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Trân... chọn làm cõ sở đi lại hoạt động cách mạng an toàn của Đảng.Từ năm 1940 các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt và nhiều đồng chí khác đã lần lượt về Đình Bảng để làm việc. Như vậy, trên thực tế từ những năm 1940 Đình Bảng đã trở thành một trong những an toàn khu (ATK) của Trung ương Đảng và xứ uỷ Bắc Kỳ, là một trong những địa điểm đóng và làm việc của Trung ương Đảng và xứ uỷ Bắc Kỳ.Tháng 8 năm 1940 đại diện xứ uỷ Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Chi bộ đầu tiên của Đình Bảng, trực thuộc Trung ương và xứ uỷ Bắc Kỳ. Chi bộ gồm 3 đồng chí: Nguyên Duy Thân, Lê Quang Đạo, Nguyên Trọng Tỉnh. Đồng chí Lê Quang Đạo được cử làm Bí thư Chi bộ đầu tiên của Đình Bảng.Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII đã họp tại nhà cụ ĐámThi từ ngày 9 đến ngày 11/11/1940. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phan Đăng Lưu, Trần Đăng Ninh... Hội nghị khẳng định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI là đúng đắn. Hội nghị chỉ rõ kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam lúc này là phát xít Nhật. Quyết định phát triển ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.Trước tình hình khẩn trương, sôi nổi của cách mạng Việt Nam Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng đã họp tại Đình Bảng từ ngày 9 đến ngày 12/3/1945. Hội nghị đã đánh giá tình hình, đề ra những chủ trương, chính sách mới nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng đến thắng lợi. Trên cơ sở những nghị quyết của Hội nghị này Trung ương Đảng đã ra bản chỉ thị nổi tiếng "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".Đồng chí Trường Chinh khi làm Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước trong lần về thăm Đình Bảng đã nói: "Đình Bảng và Vạn Phúc là hai lô cốt thép của Đảng, ở hai nơi này đã không có đồng chí Trung ương nào bị địch bắt". Đồng chí Nguyện Văn Linh - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về thăm Đình Bảng ngày 15/9/1990 đã kể rằng: "Năm mươi năm trước, tôi đã đi bảo vệ đồng chí Phan Đăng Lưu về Đình Bảng họp Hội nghị VII để nhận chủ trương công tác của Trung ương Đảng".Một niềm vinh dự, phấn khởi đối với nhân dân Đình Bảng là mười một ngày sau khi tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về Đền Đô, thăm hỏi nhân dân Đình Bảng và tưởng niệm Lý Bát Đế.Ngày mồng 4 tết Bính Tuất (5-2-1946) nhân dân Đình Bảng vui mừng được đón Bác Hồ về chúc Tết, xem xét và chọn ngôi đình làng Đình Bảng làm địa điểm họp Quốc hội kỳ thứ nhất (khoá I). Trước đông đào cán bộ và nhân dân tập trung ở đình đón Bác. Bác đã chúcTết và nói:-Quốc hội họp đầu tiên ở đây là một vinh dự lớn cho Đình Bảng. Cả nước sẽ hướng vê Đình Bảng. Song đi đôi với vinh dự đó đồng bào sẽ vất vả, các cụ và đồng bào có sẵn lòng giúp Chính phủ không? Có phiền phức không?Mọi người cùng đồng thanh trả lời: "Thưa Bác không phiền gì ạ". Bác Hồ cảm ơn các cụ và dân làng rồi khen: "Thế là tốt".Ngày 30/10/1946 Đình Bảng đón Bác Hồ về thăm lần thứ ba. Tại đình làng, Bác Hồ thay mặt Chính phủ ''Cám ơn các cụ và nhân dân Đình Bảng đã giúp Chính phủ chuẩn bị địa điểm họp Quốc hội, song vì thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta nên Quốc hội không họp được ở Đình Bảng. Giờ đây các cụ và dân làng nên cùng nhau chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu giữ nước, giữ làng".Hưởng ứng lời dạy của Bác Hồ nhân dân Đình Bảng đã anh dũng, quyết liệt chống thực dân Pháp. Đảng bộ và nhân dân Đình Bảng vinh dự được Nhà nước tặng bằng "Có công với nhà nước" và danh hiệu cao quý ''Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Trong đó đội thiếu niên du kích Đình Bảng đã được tặng ''Huân chương chiến công hạng nhất", gương chiến đấu nổi tiếng gan dạ, dũng cảm và mưu trí của các bạn nhỏ tuổi đã được phản ánh sinh động trong tiểu thuyết ''Đội thiếu niên du kích Đình Bảng" của nhà văn Xuân Sách.Trải qua nhiều biến động của lịch sử, trong bất kỳ tình huống nào người dân Đình Bảng luôn kiên trung, vững vàng bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ làng xã và những phong tục đẹp của quê hương. Truyền thống dòng họ, gia đình được lưu truyền qua nhiều thế hệ.Sau họ Lý 8 đời làm vua, họ Nguyễn (vốn gốc là họ Lý) đã 7 đời làm quan nhà Hậu Lê. Quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Long là vợ của chúa Trịnh Căn thuộc dòng Nguyễn Thạc. Nhà thờ họ Nguyễn Thạc có nhiều đôi câu đối ý nghĩa sâu sắc. Câu đối ở gian giữa ghi:Cổ Pháp tú linh chungBát diệp sơn hà lưu vượng khí.Hoàng Lê phong vũ nhuậnThất truyền châm hốt nhận cao mônDịch nghĩa là:Đất tốt của làng Cổ PhápSông núi tám đời vua còn lưu vượng khí tốtTriều Lê gió mưa thuận hoàMặc xiêm áo vào chầu nhận trách nhiệm làm quanỞ Cổng đền mỗi mặt đều có tứ đại tự (bốn chữ lớn). Mặt ngoài ghi "Tử khí Đông Lai (Hào quang rực rỡ từ đông lại) mặt trong ghi"Lý nhân vi mỹ" (Người họ Lý làm điều tốt đẹp) Cống sông Ngò trên ghi ba chữ lớn "nam phong huân" (Gió nam tốt lành). Ngay cổng vào làng Đình Bảng hai bên có đôi câu đối nôm có ý nhắc nhở mọi người:Hương ước lệ làng tiền bối dày công nghiên cứu.Thuần phong mỹ tục, hậu sinh nghiêm chỉnh tuân theo.Các bức đại tự, hoành phi, câu đối của các dòng họ, các gia đình thường là phương châm xử thế. Ở nhà cụ Nguyễn Đức Cung (tức cụ Thơ La - Thân sinh đồng chí Lê Quang Đạo) có bức hoành phi ''Duy tắc" để răn việc phép tắc, kỷ cương trong gia đình và dòng họ.Khi về thăm Đình Bảng vua Tự Đức đã tặng bốn chữ "Mỹ tục khả phong"treo ở đình làng.Đinh Bảng có tiếng gọi song thân "thưa thầy, thưa đẻ" thân thương kính trọng. Bánh ''phu thê" tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng được dùng trong những ngày lễ, tết.Chính truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ đã làm nên truyền thống của làng xã - truyền thống tốt đẹp của làng xã đã tạo nên những làng quê trù phú, đẹp đẽ của dân tộc Vệt Nam. Những làng quê mang đậm tính dân tộc vừa có vóc dáng của làng xã văn minh, hiện đại.
     
  14. yew

    yew Thread Starter Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

    [​IMG]Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là nơi thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng được bảo tồn khá trọn vẹn, nơi tưởng niệm và phụng thờ của toàn dân đối với các vị vua nhà Lý.Với vị thế, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt và in đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đền Lý Bát Đế đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa-Thông tin ngày 25/01/1991.Địa điểmĐền Lý Bát Đế thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.Đền nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt" Đình Bảng, cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay) nên còn gọi là đền Cổ Pháp.Đền thờ tám vị vua nhà Lý, đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).Từ xa xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng "tam cổ": "Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp". Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng. Làng Cổ Pháp là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm.Sử sách ghi lại, năm 1010, sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Công Uẩn trở về thăm quê nhà Cổ Pháp. Người thăm hỏi thần dân, ban tiền lụa cho các bậc kỳ lão, yết lăng thái hậu và đo mươi dặm đất làm cấm địa thuộc Sơn Lăng (Thọ lăng Thiên Đức, nơi yên nghỉ của các vị vua triều Lý ngày nay). Đền Đô được xây dựng từ ngày ấy.Từ xa xưa, đền luôn được các đời vua coi là khu "Sơn Lăng cấm địa", liên tục được tôn tạo, mở rộng. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Thìn (1605), đền được xây dựng lại ngay trên đất tôn miếu cũ và khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, quân Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc mà các nhà nghiên cứu lịch sử đã phác thảo, căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.
     
  15. yew

    yew Thread Starter Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

  16. hx_classic

    hx_classic Lãng tử thất tiền thiếu tình

    có ai đọc được từng này đâu mà ý kiến :)
     
  17. thuanjohn

    thuanjohn Đủ trình cưa gái

    Chúc mừng năm mới anh em......danh sách du xuân hội bổ sung thêm em với nhé.....
     
  18. Mr.Big

    Mr.Big Thái Bảng Anh

    Ờ đúng rồi, cả chú yew cũng chưa đọc đâu, chỉ biết copy và paste thôi :))Mình đưa ra địa điểm Chùa Thầy, các bác thấy thế nào nhỉ? Cách Hà Nội tầm 20km, đi đường Láng - Hòa Lạc, qua cầu sông Đáy khoảng 1km thì rẽ phải vào. Vẫn biết là nhiều người đi chùa Thầy rồi, nhưng lần này đi với anh em Vg chắc không khí sẽ khác nhỉ <:pHôm nay mùng 3 tết rồi, đề nghị các bác thảo luận nhanh :E
     
  19. hx_classic

    hx_classic Lãng tử thất tiền thiếu tình

    Chiều mồng 5 em mới đến nơi HN,....híc, mồng 6 đi Sapa với vợ....anh em ko nán lại được ah` :)
     
  20. Mr.Big

    Mr.Big Thái Bảng Anh

    Thôi thôi anh xin chú, thời khóa biểu của chú kín mít bận bịu thế thì đi sao được: 3-5 tết thăm vợ 1 đẻ ở Vinh, 5-10 tết lên Sapa với vợ 2 rồi 10-...tết với vợ n trên Mù Căng Chải, vân vân và vân vân...Từ khi chú bảo không đi được cái topic này mới sôi nổi được lên tí, anh xin chú lần này ^<img src=^" border="0" alt="77.gif" />
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page