1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

The Beatles - Ban nhạc của thế kỷ 20

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi minhjapan, 30 Tháng chín 2004.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    Lời nói đầuTôi chỉ là một sinh viên bình thường, bình thường như bao sinh viên khác bình thường đến nỗi nếu bạn đứng ở cổng bất kỳ trường đại học nào vào lúc tan trường bạn có thể vốc được hàng nắm nhưng tôi lại khác họ một diều. Đó là tôi thích Beatles, vâng ban nhạc mà nếu nhắc đến tên chắc nhiều bạn nghe thấy chắc sẽ tưởng là một boyband nào đó mới xuất hiện. Không đó là một ban nhạc ra đời đã lâu lắm rồi và bây giờ khi các boyband và girlband đang tràn ngập thế giới chẳng mấy ai còn nhớ đến. Nhưng tôi , tôi vẫn nhớ và tôi vẫn là một fan trung thành của Beatles-theo cách gọi của một số người bây giờ-và đã là môt fan trung thành thì phải làm một cái gì đó cho thần tượng của mình chứ? Làm gì bây giờ? Tôi bất lực trước câu hỏi này, nhưng may sao tôi lại nhìn thấy cuốn sách dưới đây vào đúng lúc tôi đang thất vọng nhất, và tôi chợt nảy ra một ý kiến bây giờ thanh niên sống hiện đại rất nhiều họ không có thời gian để đọc một cuốn sách dù nó chỉ dày chưa đến chục trang nhưng họ lại có thi giờ để ngồi trước máy tính hàng năm, sáu tiếng mà không chán. vậy thì tai sao ta lại không đưa cuốn sách này vào máy chắc chắn sẽ có người cần và có người quan tâm bởi tôi tin một đIều: cái gì đã là bất tử thì không thể nào để cho nó bị bụi che mờ, phải có người tiếp bước phải có người quan tâm đến và đây là tâm huyết của tôi với hy vọng sau khi các bạn đọc các ban cũng sẽ thích Beatles như tôi...BAN NHạC CủA THế Kỷ 20THEBeatlesCAO XUÂN THàNHlời giới thiệucách đây hơn hai thập kỷ, nhân loại đã chứng kiến một hiên tượng âm nhạc đã trở thành một thứ hội chứng có tên gọi: hội chứng cuồng Beatles(Beatlemania). Hội chứng này từ nước Anh lan nhanh sang hầu khắp nước Âu, Mỹ,úc…nó đã làm điên đầu bao chàng trai cô gái, mang lại cho họ nhưng giây phút thăng hoa, khóc cười như hoá dại. Và tên tuổi của bốn chàng trai vàng làm nên ban nhạc huyền thoại này còn “còn nổi danh hơn cả chúa Giêsu”, như lời của John Lennon, nhạc sĩ-ca sĩ, người luôn là linh hồn của nhóm. Có thể John đã quá kiêu ngạo để nói ra miệng những lời này. Nhưng vào lúc ấy tất cả là sự thật.Trong một xã hội tự do cạnh tranh như xã hội Tây phương, những sự nổi danh thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, như câu cách ngôn khôi hài quen thuộc: mỗi người Mỹ chỉ nổi danh mười lăm phút. Ây vậy mà Beatles đã ngự trị trên đỉnh cao trong ngót nghét một thập kỷ, Đó là một đIều phi thường mà chưa một ban nhạc nào trong thế kỷ này đạt được. Nhưng phi thường hơn là cùng với năm tháng, nhưng tác phẩm của Beatles đã chứng minh khả năng trường tồn của mình như những kiệt tác thứ thiệt bất chấp thời gian. Để bây giờ, hơn hai mười năm sau ngày tan vỡ của ban nhạc và hơn mười sau năm sau cái chết của con chim đầu đàn John Lennon, những giai điệu của Beatles đàng tiếp tục sống cuộc sống của chúng trong khắp các hang cùng ngõ hẻm của hành tinh. Chứng cuồng Beatles đã qua cơn cấp tính nhưng đã trở thành mãn tính, đang giày vò trái tim bao thế hệ trẻ đến sau. Trong số đó, có cả những bạn trẻ yêu âm nhạc ở đất nước chúng ta.Vì sao âm nhạc của Beatles lại có ma lực đối với tuổi trẻ như vậy?Là một người ngoại đạo, tôi không thể cắt nghiã điều trên bằng lí luận của âm nhạc. Tôi chỉ có thể đi tìm lời giải thích từ sự suy ngẫm của bản thân, trên góc độ của một người nghe tự đối thoại với trái tim mình. Có triết gia nào đó đã khẳng định:nhịp điệu âm nhạc phản ánh hình thái của một xã hội. Cha ông ta xưa cũng coi âm nhạc là một trong những cái gốc của muôn sự ở đời.ở mỗi xã hội, mỗi vùng đất, mỗi thời đại đều có nền âm nhạc của riêng mình. Nhưng với những con người ở một hoàn cảnh khác, hình thái âm nhạc ấy có thể thành ra xa lạ, thậm chí không thể chấp nhận. Vì vậy, mọi sự khinh thị, thậm chí nhổ toẹt vào những thành tựu tinh thần của người khác một cách đơn giản và vô trách nhiệm đều là biểu hiện của thói tự mãn, kém hiểu biết và thiếu thân trọng. Đã có những người náo đó trong chúng ta đối xử bất công với nhạc pop phương Tây nói chung và nhạc Rock nói riêng. Bất chấp tất cả những lời cảnh cáo và giáo huấn già nua, bên cạnh nên âm nhạc dân tộc, nhạc pop, nhạc rock đang dần dà giành được chỗ đứng xứng đáng trong tráI tim nhiều bạn trẻ chúng ta. Và đó là một tín hiệu đáng mừng, một tiến trình có tính logic.Sự thật, ở những xã hội phát triển, con người được giải phóng cao độ, được sống trọn vẹn với chính mình. Những thế gíới riêng tư, những khát vọng thầm kín được bộc lộ không cần giấu diếm. Con người tiến gần đến chính mình, đến chân lý. Nhạc pop, với tất cả sự cởi mở của nó, đã cất lên tiếng nói chân thực vô hạn của lòng người. Đấy là những tâm tình bình dị của thường ngày, những lời cửa miệng được chấp cánh bơi âm nhạc. Những ca sĩ nhạc pop tàI năng nhất, mà tiêu biểu là Beatles, đã xoá hết mọi ngăn cách giữa người hát và người nghe, giữa người nghe với nhau. Nói cách khác, bằng tất cả giai đIệu và tiết tấu, bằng giọng ca và phong thái biểu diễn…họ trở thành người bạn tâm tình, người nói hộ cho nhưng tiếng lòng thầm kín của một thế hệ tuổi trẻ.Không , nhạc pop, nhạc rock không chỉ có tiết tấu, không chỉ có những âm thanh náo loạn, những hí trường nhạc rock, không phải chỉ là nơi cho đám trẻ tụ tập để phá phách và xả láng hết sức trẻ của mình như có người vẫn nghĩ. Nhưng điều ấy là có thật, nhưng không phải là điều chính yếu. Xin hãy lẵng nghe, ngay trong tĩnh lặng, những giai điệu Beatles, thậm chí những giai điệu được diễn tấu không lời. Ban sẽ thấy ngay chúng đẹp đến thế nào. Yesterday, Let It be, Help, I Want to Hold Your Hand, Hey Jude, a Hard Day’s Night…và hàng chục hàng chục ca khúc khác mà giai điệu được cất lên từ những tráI tim cuồng nhiệt sống, cuồng nhiệt yêu, thanh thoát và trong suốt, và hồn nhiên, hết sức hồn nhiên như thể tiếng hót của loàI chim. Có lẽ những nét đẹp và hồn nhiên của giai đIệu, sâu sắc và giải dị về lời là biểu hiện ưu việt nhất của Beatles. ở đây có đủ sự hội tụ cần thiết làm nên những kiệt tác trong nghệ thuật: sự chín muồi của hoàn cảnh, của tinh thần thế hệ và sự gặp gỡ với những thiên tài cá nhân… đấy là những trái đào tiên trong vườn Tây vương mẫu chỉ chín sau những biến thiên đằng đẵng của lịch sử. Bạn hãy cứ nghe di, một lần,hai lần, ba lần…và rồi xem những đIều tôi vừa nói ở trên có đúng hay không.Chính vì thế, đã có rất nhiều những cuốn sách viết về Beatles và âm nhạc của Beatles. Tuy nhiên, ở ta, dễ thường đây mới là lần đầu tiên chúng ta làm việc ấy, (nếu không kể tập “152 ca khúc để đời của tứ quái Beatles” in từ trước năm1975 ở miền Nam). Lần này, sau phần nghiên cứu công phu, với ngững tư liệu khá phong phú, kết quả của nhiều năm say mê sưu tầm của tác giả Cao Xuân Thành, nhà xuất bản còn chọn in 100 ca khúc tiêu biểu của Beatles-những ca khúc mà chỉ nghe tên thôi, có lẽ những “con bệnh của Beatlemania” đã phải kêu lên. Bởi vậy, tôi thấy cần phải mạo muội thay mặt các bạn để nói lời cảm ơn chân thành tác giả và nhà xuất bản về món quà quý giá mà chúng ta đang có trong tay.Để kết thúc bài giới thiệu chưa giới thiệu được gì này, xin được bày tỏ lòng yêu mến và ngưỡng mộ của mình với Beatles và âm nhạc của Beatles bằng thứ ngôn ngữ nghề nghiệp của chính mình, thứ ngôn ngữ có lẽ gần gũi nhất với âm nhạc-bài thơ nhở tưởng niệm John Lennon nhân kỷ niệm mười năm ngày naats của chàng nhạc sĩ, ca sĩ thiên tài và cũng là ngọn cờ của Beatles huyền thoại.Khúc tưởng niệm muộng màng dành cho John LennonTrên đời này không ai yêu cũng khổĐược quá nhiều người yêu chắc đã sướng gì hơnanh đã chết vì viên đạn người hâm mộmười năm rồi thế giới vắng Lennonmười năm rồi thế giới vắng Beatlesđôi mắt nâu, cặp kính tròn lạc mốtcon trai anh có thể rất giống chanhưng đời này Lennon chỉ có mộtđể hôm nay khi giật mình tỉnh giấcchứng cuồng Beatles chừng đã ngấm sang tôikhông có trống thì gõ bàn làm trốngtiếng vỗ tay thay cho tiễng Anh bồithế cũng đủ thành ban nhạc Rockđể gào thi cùng chiếc cassette loa rèhát vang lên giai đIệu mình yêu thíchimagine và Let it be….Anh xé toang những chiếc vỏ ngôn từTình yêu hiện nguyên hình thành âm nhạcThừa sinh lực thì gửi vàl tiếng hátCsả địa cầu nhảy múa với LennonSống vì yêu và chết cũng vì yêuNốt nhạc cuối cùng vang lên thành tiếng súngCây cầu nối hai đầu chết sốngLennon về trên những phím guitarHà Nội noel1991ANH NGọC(Bài này em post hộ bác Ckminh, còn tiếp)[​IMG]
     
  2. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (tiếp theo)Thành viên của Tứ quáI Beatles:1. John Winston Lennon(1940-1980):-Rhythm guitar. Cao 1m80. Mắt nâu, tóc nâu. Thích nhạc jazz hiện đạI, ban nhạc The Shirells và ca sĩ Bod Dylan.2. Paul McCartney(1942- ):- Bass guitar. Cao 1m80. Mắt nâu, tóc nâu sẫm. Thích tất cả các thể loạI nhạc trừ Jazz cổ đIển. Rất thích nghe các đĩa nhạc của Little Richard và nữ ca sỹ Divah Washington.3. George Harrison(1943- ):-Lead guitar. Cao 1m80. Mắt mầu hạt dẻ, tóc mầu nâu sẫm. Thích giọng của nữ ca sỹ Everthy Kitt và cách chơI guitar của Segovia và Chet Alkinse.4. Ringo Starr(1940- ): ChơI trống. Cao 1m73. Mắt xanh, tóc nâu xám. Thích ca sỹ Mỹ Ray Charle và các ca sỹ da đen.Chương IThời niên thiếuRingo starr Ringo Starr tên thật là Richard Starkey, sinh ngày 7/7/1940 trong một gia đình rất nghèo, thuộc quận The Dingle, đường Admiral Grove, nhà số 10, thành phố Liverool. Anh là người lớn tuổi nhất trong bốn thành viên của ban nhạc. Cởu bé Richard sinh ra trong một ca đẻ khó và ngươì ta phảI dùng kẹp để lôI cậu ra. Bố là ông Tichard Henry Parkin Starkey và mẹ là bà Elisie Gleave.Khi được ba tuổi, bố mẹ Richard bỏ nhau và cậu ở lạI sống với mẹ. Quãng đời niên thiếu gắn liền với bệnh tất và sự ốm yếu, chú bé Richard đã phảI trảI qua sáu ca mổ liền và đã có lúc phảI nằm viện cả năm trời. Sau những cơn hiểm nghèo đó cậu lạI mắc thêm chứng viêm phổi và một vàI căn bệnh khác nữa.“nhà chúng tôI không có cả nhà vệ sinh hay nhà tắm nữa”-Richard nhớ lại.Mặc dù vậy, tự bản thân Richard đã coi mình được trảI qua thời niên thiếu một cách may mắn. cậu không sao nhớ nổi tên các thầy cô giáo đã dạy cậu ở trường nhưng cậu lạI nhớ rất rõ tên từng y tá đã chăm sóc cậu trong bệnh viện.Lớn lên, khi đã có được đôI chút sức lực, Richard thử làm nghề đưa thư, bán báo trên tàu thuỷ rồi làm thợ lắp ráp và cả nghề mộc nữa. Cuối cùng thì chú bé đã dẹp bỏ tất cả những nghề đó khi người cha dượng sắm cho cậu bộ trống với giá 10 bảng Anh. Và trong trào lưu nhạc skiff đang rất thình hành cuối những năm 50, Richard sáng lập ban nhạc của cậu và thế là ở tuổi 20 cậu đã gĩu bỏ mọi chuyện học hành.Richard cùng ban nhạc của anh công diễn ở nhiều nơI, với nhiều ca sĩ khác nhau, kể cả với Tony Sheridan, một ca sĩ đang rất được hâm mộ thời đó. Tony thậm chí còn cấp cho Richard nhà, xe hơI và 30 bảng Annh, tiền tiêu vặt hành tuần để Richard ở lạI Hamburg phụ trách bộ trống trong dàn nhạc đêm cho Tony biểu diễn.Trước lúc ra nhập với John, Paul và George để tạo thành bộ bốn Beatles lừng danh, Richard đã là một tay trống có hạng của Liverpool. Bạn bè đã tặng cho anh cáI tên Ringo là do Richard rất thích đeo nhẫn (Ring trong tiễng Anh là nhẫn).John LennonTên tuổi đầy đủ là John Winston Lennon. Anh là người nhiều tuổi thứ hai sau , sau Richard Starkey, trong số các thành viên Beatles. Ông nội của anh từng là một ca sĩ chuyên nghiệp kiếm sống ở Mỹ. Bố của John sinh trưởng ở Waisenhaus, ông ta chơI khá tốt đàn Bangjo và thường hát rong trên các con thuyền. Ông cũng đã từng thu được những thành công rực rỡ trong âm nhạc, ví dụ như với bàI Begin the Beguine.Trong một gia đình có ít nhiều duyên nợ âm nhạc như vậy, Hohn đã được di truyền cáI năng khiếu ấy. Cha của John là một người tính tình sôI động, không thích sống một cách yên tĩnh và ông thường đI chu du khắp nơI. Ông yêu cuộc đời du hành và rất hay cười. Ngày 3/12/1938 ông kết duyên với Eltern Julia Stanley. Ngay cả lúc đó, ông vẫn không muốn ràng buộc mình vào cuộc sống gia đình. Tính cách của ông đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đễn đữa con sau này, bới cũng như cha, John Lennon luôn là người năng động, ngỗ ngược nhất trong cả bốn tràng trai. Nó cũng tác đông sâu sắc tới sự nghiệp sáng tạo âm nhạc của John sau này.Ngày 9/10/1940, giữa một trận oanh tạc ác liệt của không quân phát xít Đức lên thành phố Liverpool, đứa con đầu tiên của ông Fred Lennon và bà Julia cất tiếng khóc trào đời tạI bệnh viện Phụ sản Liverpool. Thời kỳ đó dân Anh rất sùng báI Winston Churchill, Thủ tướng Anh. Do vậy bà Julia đã đặt tên cho đứa con đầu lòng cáI tên John Winston.Rồi một ngày, sau những lần bố John bỏ nhà đI lâu ngày, không ai biết bố của cậu bé phiêu dạt nơI nào, bà Julia đành xin ly dị chồng vào năm 1943. John chuyển sang sống với dì Mimi(tên thật là Mary Smith) ở nhà số 251 đai lộ Menlove(Liverpool). ở đó John được dì Mimi giáo dục hết sức nghiêm khắc và dì cũng là một người phụ nữ rất đảm đang.Tháng 1/1946, dì Mimi cho John tới học ở trường tiểu học Dovedale. ở trường, John tỏ ra là một đữa trẻ thông minh, hăng háI và không khi nào cảm thấy khó khăn trong việc hoc hành. Khi tròn 6 tuổi, John được tham gia vào dàn đồng ca của nhà thờ St.Peter. ĐIều đó khiến cậu bé hết sức sung sướng. Được bảy tuổi, cậu bắt đầu tập viết và tập vẽ. Đến tháng 1/1952 thì cậu chuyển sang học trung học ở trường Qarrybank thuộc All erton. Chính ở đây John đã được học những bàI nhạc đầu tiên.Mẹ của John, bà Julia táI giá lần nữa. Sau mười ba năm sống ở Liverpool, giữa bà và dì Mimi xảy ra cuộc cãI cọ. John lúc sống với mẹ, lúc ở với dì và đIều đó đã ảnh hưởng ngay đến kết quả học tập của John. Cuối năm thứ 4, cậu chỉ xếp hạng C(hạng cuối cùng sau A,:rolleyes:. Đối với John thế là quá đạt.Vào những năm 50, chơI guitar đối với thanh niên như một cáI mốt và John không thuộc trường hợp ngoạI lệ. Bà Julia thường tự hào về sự say mê âm nhạc của con trai bà. Bà mua cho cậu con trai cáI đàn accordeon đã cũ, giống như cáI mà trước đây cha của John đã chơi. Cậu bé đã nắm bắt rất nhanh những gì cậu nghe được trên cáI đàI và tất cả bạn bè đều phảI thừa nhận John có một năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc.Năm1955, sau khi rời trường Quarrybank, John cùng bốn người bạn nữa lập ra nhóm Qarrymen và John đảm nhận vị trí guitar. Nhưng cậu học trò Liverpool này chơI lai tạp giữa nhạc rock-n-roll và skiff. Họ thường chơI vào những dịp sinh nhật, lễ cưới hay trong các ngày lễ hội. John thường không hàI lòng về cách chơI của hội và thường có ý muốn tìm những thành viên mới. Anh cảm thấy Quarrmen khó mà tiến xa được.Ngày15/6/1956 là một ngày ghi nhớ. Nhóm Quarrmen chơI ở Woolton trong một buổi lễ hội của vùng và John gặp lạI Paul McCartney- một chàng trai tuổi xấp xỉ với những thành viên của Quarrymen.“TôI gặp anh ta trong một kỳ hội làng ở Woolton. Khi đó tôI là một anh học trò béo tốt. Lúc anh ấy tỳ tay lên vai tôI thì tôI nhận ra rằng đó là một anh chàng say rượu. Mặc dù anh ta có hội bạn riêng, chúng tôI đã trở thành bạn thân. Dì Mimi, người chăm sóc John, vẩn thường nói với tôI là anh ta thông minh hơn những gì người ta thấy bên ngoàI”-Paul đã viết lời tựa như vậy cho cuốn hồi ký In His Own Write của Lennon xuất bản những năm sau này.Paul MccartneyCũng giống như John, Paul McCartney đã được thừa hưởng cáI khiếu âm nhạc từ người cha-ông Jame McCartney. Ông thích chơI dương cầm và năm 17 tuổi ông đã sáng lập ra ban nhạc Ragtime và họ thường chơI trong các cuộc khiêu vũ. Ngày18/6/1942, một ngày yên tĩnh sau cơn oanh tạc dữ dội của không quân Đức hôm trước, cậu bé Paul đã ra đời ở nhà hộ sinh Walton(Liverpool), nơI nhiều năm mẹ cậu làm y tá. Ông Jame đã khóc vì thất vọng khi nhìn thấy đứa con của mình. Ông không thể ngờ lạI sinh ra một đứa trẻ xấu xí đến như vậy. Ông làm sao có thể biết được đứa con xấu xí đó sau 20 năm sẽ trở thành thành viên Beatles dễ thương nhất đối với các thiếu nữ Anh.Cha của Paul một thời gian dàI làm trong nghành than, ông cưới mẹ của Paul-bà Mary Patricia Motrin năm1941. Năm 1944, tức là hai năm sau khi Paul ra đời, họ lạI sinh thêm được một đứa con trai nữa và đặt tên cho nó là Michael. Cả hai anh em, Paul và Micheal đều là những học trò giỏi khi họ còn đI học. Paul có năng khiếu về mặt văn học. Cậu rất thích âm nhạc, vẽ và văn học Anh.Năm 1955, gia đình Paul chuyển tới ở thành phố nhỏ All erton và vào thời gian này mẹ của Paul đã mắc chứng bệnh hiểm nghèo: bệnh ung thư. Cuộc phẫu thuật đã không kéo dàI được cuộc sống của bà và ngày 31/10/1956 bà Mary Patricia đã mất khi vừa 45 tuổi.Tình cảnh mới thật là một vấn đề khó khăn với cha của Paul. Ông lúc đó đã vào tuổi 53 và với nghề nữ hộ sinh, mẹ của Paul vẫn kiếm được nhiều tiền nuôI gia đình hơn ông. Thời gian đầu, những người bạn láng giềng sang giúp đỡ họ trong công việc nội trợ. Mùa đông, hai anh em Paul và Micheal phảI tự đốt lò để sưởi và làm việc gia đình trong khi cha của họ thì chuẩn bị bữa ăn.Sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở, Paul nhập học ở một học viện. Sau cáI chết của mẹ, Paul mới phát hiện ra một đIều là cậu rất yêu âm nhạc. Ngay từ ngày còn nhỏ, Paul đã tỏ rõ năng khiếu qua các giờ học dương cầm dưới sự hưỡng dẫn của bố. Paul cũng tham gia dàn đồng ca trong nhà thờ và ở nhà tập trống theo Evergreen. Cậu có một thói quen: chèo lên giường chụp cặp tai nghe lên đầu và nghe các bàI hát mới nhất của ban nhạc skiff và rock-and-roll. Thời gian đó có nhiều ca sĩ nổi tiếng, có cả từ Mỹ tới biểu diễn ở Liverpool và Paul luôn có mặt ở các buổi biểu diễn đó, kể từ Elvis Presley, cho đến buổi biểu diễn của Little Richard, rồi Eric Delancy, Lonnie Donegan v.v… Sau khi xem những buổi biểu diễn đó, trở về nhà Paul thường nhớ lạI và chơI các bản nhạc đó trên cây guitar của mình một cách miệt maì và hứng thú.Một đIều chắc chắn là Paul có nhiều kinh nghiệm về âm nhạc và hiểu biết về văn học hơn ba thành viên khác của Beatles sau này. và trước hết Paul phảI cám ơn người cha của anh về những gì anh có.Sau ngày quen biết với John Lennon ở Woolton, John rất muốn Paul tham gia Quarrymen của anh và Paul nhận lời. Kể từ đó họ hằng bên nhau, John tự xắp xếp lạI những ý định của mình và viết thành lời bàI hát. Paul cũng tự sáng tác một số bàI hát và có kỹ thuật chơI guitar tốt hơn nên anh cũng dạy thêm cho John các hợp âm guitar. Bởi Paul thuận tay tráI nên nhứng đIều được Paul chỉ cho vào ban ngày thì John phảI tập lạI trước một tấm gương lớn vào buổi tối để chỉnh cho đúng vị trí các ngón tay giữ hợp âm như Paul. Ngay trong năm đầu kết bạn họ đã soạn được cả trăm bàI hát( đIển hình như bàI Love me do) và cứ mỗi lần soạn được ca khúc mới, họ lạI hãnh diện viết lên góc cao của bản nhạc dòng chữ “Một tác phẩm nữa của John Lennon và Paul McCartney”.Với sự phối hợp của John và Paul, Quarrymen đã thu được nhiều thắng lợi. Đó là lúc John chuyển tiếp lên học trường đạI học nghệ thuật vào năm 1057. TạI đây John đã quen biết Cynthia Powell, người vợ tương lai của anh.George harrisonGeorge là thành viên em út của hội. Anh sinh ngày 25/2/1943 trong một gia đình nền nếp. George lớn lên cùng với anh trai và chị gáI trong mối quan hệ gắn bó. Cuộc sống gia đình George khá thuận lợi và không có mâu thuẫn. Cha của George, ông Harold Hargreaves Harrison cưới vợ năm 1930. Vợ của ông, tức là mẹ của George, là bà Louise French, nhân viên bán rau quả. Năm 1949, gia đình họ chuyển đến Liverpool, ở tạI khu ngoạI ô Spike, đường Upton Green, nhà số 25. George là cậu bé dễ xúc cảm, mỗi lần có đIều gì tức giận đôI tai cậu lạI vểnh ra. Mẹ cậu cho rằng cậu con út của bà thông minh, tự chủ và khá bướng. George học tiểu học cùng với John nhưng hồi đó họ không hề biết nhau.George Harrison là người duy nhất trong Beatles được trảI qua những năm tháng thiếu niên có đủ bố mẹ và trong hoàn cảnh thuận lợi về kinh tế cũng như các mặt khác. Bốn anh chị em được cấp đầy đủ và riêng George thì được bố mẹ mua cho một cây guitar với giá 2,5 bảng. Bà mẹ khuyết khích cậu út tập chơI và bản thân bà là người có nhiều năng khiếu về âm nhạc và sân khấu. George cùng với anh cả, Pete lập ra nhóm nhạc bốn người lấy tên là Rebels. Trong hội, George tự đảm nhận vị trí solo guitar. Cùng với Rebels, anh biểu diễn thành công buổi đầu tiên trước công chúng và mỗi người được thưởng công 10 bảng.Mùa xuân 1958, George tới dự buổi biểu diễn của Quarrymen do John và Paul đứng đầu. Sau buổi diễn, George đã tự trình diễn cho họ một bản nhạc không lời quen thuộc thời ấy, bản Rauchy, và thế là John và Paul liền mời George vào Quarrymen. Được giáo dục đầy đủ nên tuy còn rất trẻ nhưng George đã có một hiểu biết rất căn bản và sâu sắc về âm nhạc. ĐIều đó khiến John như được chắp thêm cánh và anh hàI lòng nói: “Giờ chúng ta đã là bộ ba có cùng một suy nghĩ”.
     
  3. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (tiếp theo)Chương IIThe beatles1959vào một ngày, nhóm Quarrymen nhận giấy mời tới Manchester tham gia buổi ghi nhận nhứng tàI năng trẻ của hãng viễn thông Anh quốc. Ngay trên đường tới Manchester, nhóm ba người đã quyết định đổi tên nhóm thành Johny and the Moondogs. John đã thuyết phục được một người bạn cùng học cũ là Stuart Sutchiff mua một chiếc guitar bass và học chơi. Sutchiff gia nhập ban nhạc và trong những tháng đầu, cậu lính mới Stuart tôt hơn là quay lưng về phía khán giả mà chơI bass guitar khi nhóm biểu diễn.Ban nhạc lạI tiếp tục đổi sang những cáI tên khác: The Rainbows rồi The Silver Beatles. Bên cạnh ba cây guitar John, Paul và George và cây bass guitar do Stuart đảm nhiệm, nhóm mời thêm John Hutch làm tay trống cho ban nhạc và họ đã có những buổi biểu diễn rất thành công. Sau đó nhóm nhận được một hợp đồng biểu diễn hai tuần ở Xcốtlen. TạI đó The Silver Beatles thực sự đã gây được ảnh hưởng lớn.Kết thúc hợp đồng trở về Liverpool, nhóm nhạc biểu diễn nay đây mai đó. Thù lao hàng đêm họ nhận được là 15 bảng.1960Allan William, ông bầu của nhóm West in dischen inseln, có một hợp đồng biểu diễn ở Hamburg. Ông đã ghé thăm câu lạc bộ Beat Locale và Kaiserkeller và nghe nột nhóm nhạc người đức biểu diễn. “Thật là buồn tẻ! Không ai thèm nghe và tôI đã nghẽ đến The Silver Beatles”, Williams phát biểu cảm. Tưởng sau khi xem buổi diễn. Trước đó, một lần John, Paul và George đã biểu diễn thay cho ban nhạc của ông trong một đêm biểu diễn và nhờ đó Williams đã biết tới The Silver Beatles. “ở Liverpool họ mãI vẫn chưa phảI là nhóm nhạc được ưa thích nhất, song ở Hamburg chắc chắn họ sẽ nổi danh”, Williams nói tiếp.Trước khi Silver Beatles từ Liverpool đến tới Hamburg biểu diễn, ban nhạc còn một số vấn đề cần giảI quyết. Trước hết đó là tay trống . Kể từ tháng 3/1960, Silver Beatles biểu diễn đều đặn và trở thành người khách quen thuộc của câu lạc bộ Casbah ở Liverpool, ở đó họ đã làm quen với Pete Best, con trai bà chủ câu lạc bộ. Pete Pest chơI trống và ban nhạc của anh vừa mới tan rã. Pete được mời chơI giúp cho ban nhạc trong chuyến đI biểu diễn sắp tới.Trứơc Best, Silver Beatles thực sự cũng có một tay trống nữa tên là Ken Brown. Anh này tham gia ban nhạc cho tới tháng 8/1960 thì tự rời bỏ ra đI “Một buổi tối , hình như giữa họ có xảy ra một cuộc cãI cọ lớn. Người gây ra vụ đó là Ken. Anh chàng đòi được hưởng 15 bảng cho buổi biểu diễn hôm trước mà thực tế thì Ken chỉ tham gia ít phút. Trong khi đó, cả nhóm Silver Beatles cũng chỉ nhận được tổng cộng 60 bảng. Và thế là Ken tuyên bố bỏ đi. Sự đòi hỏi quá đáng đối với một người chi li như Paul là đIều không thể chấp nhận được. Paul nổi cáu thực sự đòi Ken phảI đI ngay lập tức. “Thế là tối hôm sau tôI đã chính thức trở thành tay trống của Silver Beatles”_Pete Best đã viết như vậy trong cuốn hồi ký của mình.Từ 18/8 đến 16/10/1960, Silver Beatles rời quê hương sang biểu diễn ở Hamburg dưới sự bố trí của Allan Williams. Bố mẹ của các nhạc công Liverpool đã không chia sẻ sự cảm hứng với các cậu con trai của họ. George lúc ấy mới có 17 tuổi, bố mẹ cậu coi Hamburg là một thành phố hư hỏng. Paul thì không được cha mẹ đồng ý do đIểm thi vào đạI học không được tốt. Bà dì Mimi của John thì khăng khăng từ chối, bắt John phảI từ bỏ ban nhạc. Thực tế thì các ông bố bà mẹ chẳng lấy gì làm tự hào khi các cậu con trai của họ được đI biểu diễn ở nước ngoàI. Williams phảI vất vả lắm mới thuyết phục nổi họ để được đI chuyến này. ở biên giới Hà Lan-Tây Đức họ lạI gặp một trở ngạI khác. Cả bốn nghệ sĩ đều không có một tí giấy tờ cho phép đI làm và theo pháp luật thì họ không được phép công diễn. John đã trình bày: “Chúng tôI là sinh viên và muốn đI thăm bạn bè”. Nhưng hảI quan vẫn hoàI nghi: “còn những chiếc guitar?” John lạI khéo léo đưa ra lý do: “chúng tôI rất thích hát với những người bạn chúng tôI”. Cuối cùng thì hảI quan cũng đồng ý để chiếc xe của Williams qua.ở Hamburg ban nhạc đến thế chân cho hội Rosy Storm and the Hurricans. Ngày 17/8 họ biểu diễn ở câu lạc bộ Indra và buổi biểu diễn thường kéo dàI 6 đến 8 tiếng. Sau một tuần, họ chuyển tới câu lạc bộ Kaiserkeller và ở đó họ đã làm quen với tay trống của ban nhạc Rosy Storm là Ringo Starr.Với sự gia nhập của Pete Best- con trai chủ câu lạc bộ Casbah ở Liverpool, The Silver Beatles cuối cùng đã thoát khỏi cáI cảnh phảI thuê mướn nhạc cụ. Tuy thế vị trí trống vẫn chưa phảI đã hết vấn đề và có một thời gian ngắn, họ đã thử phối hợp với Thomas Moore, nhưng rồi không ổn và Moore lạI ra đi.Chỉ sau một thời gian ngăn ngủi, The Silver Beatles đã biến câu lạc bộ Kaiserkeller trở thành đIểm tụ hội của những thính giả thích nghe nhạc rock. Sinh viên, những người làm công tác nghệ thuật và giời trí thức đều tụ tập ở đây.Sau chuyến xuất ngoạI đầu tiên, John quyết định rút ngắn tên gọi của hội lạI chỉ còn “ THE BEATLES”. Cậu học sinh John tinh nghịch thủa nào nay chơI chữ, tổng hợp hai từ Beetle(con bọ) và Beat(cú đập) làm thành tên gọi cho ban nhạc của mình. Đó là vào mùa đông năm 1960!ở Đức ban nhạc có thêm những người bạn mới, trong số đó phảI kể đến hoạ sĩ đồng thời là nhạc sĩ Klaus Woorman và cô bạn gáI của cô ta-nhà nhiếp ảnh Astrid Kirchherr. Tháng 11/1960 Astrid và Stuart Sutchiff đã đính hôn với nhau. Cũng trong thời gian này, nhóm nhạc lạI nhận được lời mời từ Hamburg, và lần này là câu lạc bộ Top Ten. Đó là một câu lạc bộ lớn nhất vùng Reperbahn của Hamburg. Khi ban nhạc tới Đức thì đột nhiên cảnh sát phát hiện George chưa đủ 18 tuổi và không có giấy phép biểu diễn hợp lệ. George phảI rời Hamburg về nước. Rồi bỗng nhiên tấm thảm trong căn phòng của Beatles ở bốc cháy. Cảnh sát đã bắt Paul, Pete một đêm và mặc dù không tìm ra nguyên nhân của vụ cháy, ban nhạc Beatles vẫn buộc phảI quay về Liverpool.Các chàng trai không hề thất vọng, họ tiếp tục sáng tác và biểu diễn ở Liverpool. Riêng Stuart muốn trở lạI Hamburg với người yêu. Anh đã nhận được một học bổng của một trường nghệ thuật ở Hamburg và cưới Astrid Kirchherr ở đó. Vì thế Paul đành phảI đứng ra đảm nhận vị trí guitar bass của Stuart.Beatles với John, Paul, George và Best ngày một trưởng thành trên con đường nghệ thuật. Kỹ thuật chơI guitar và hát đạt được những bước tiến nhảy vọt và báo chí bắt đầu những lời ca ngợi trong các bàI viết về Beatles. Câu lạc bộ Casbah ngày càng trở nên nhỏ bé với số người hâm mộ ngày càng tăng. Beatles quyết định chuyển đến câu lạc bộ Cavern lớn hơn. Beatles bắt đầu nổi tiếng ở Liverpool với phong cách biểu diễn sinh động và loạI nhạc mà họ trình diễn bắt đầu được công chúng ưa thích khi những bản rock-and-roll đã phần nào nhàm chán. Mỗi khi các chàng trai xuất hiện, các cô gáI gào thét một cách cuồng nhiệt.1961cuối tháng 2 George Harrison tổ chức lễ sinh nhật lần thứ 18 của anh. Ban nhạc Beatles lạI khăn gói trở lạI Hamburg và biểu diễn tạI câu lạc bộ Top Ten từ tháng 4 đến tháng 6. Chỉ sau một thời gian ngắn, bốn nhạc sĩ từ Liverpool đã chiếm được vị trí hàng đầu ở Hamburg. Họ bắt đầu để tóc theo kiểu đầu mà Astrid vẫn cắt cho Stuart: tóc dàI, không chảI hết ra đằng sau như Elvis Presley mà nửa chảI ra đằng trước, tóc đằng sau và hai bên cắt bằng nhau. Đó chính là kiểu đầu “nấm”, biểu tưởng của Beatles cũng nổi tiếng như Beatles vậy.Tháng 5/1961, dưới sự giúp đỡ của nhạc sĩ Bert Kaempfert, Beatles đã được hãng đĩa hát nổi tiếng của Đức Polydor mời đến thu đĩa. BàI Beat Brother và Cry for Shadow của John và Gearge cùng với My Bonnie và When the Saints Go Marching In được thu vào tháng 9.Sang năm 1961, Beatles tiếp tục viễn du tới Hamburg, biểu diễn tạI câu lạc bộ Star, vào tháng 1, 4 và 5. TạI các câu lạc bộ ở Hamburg họ đã thu lượm được những kinh nghiệm “nhà nghề” đầu tiên, họ biết cần phảI hát những bàI hát như thế nào để thu hút được thính giả.Về sau, John Lennon đã hồi tưởng lạI: “không có Hamburg, chúng tôI sẽ không thể đạt được phong cách riêng cho mình”.BA ĐĩA HáT TạI HAMBURGMột buổi chiều thứ bảy ngày 15 tháng 10 năm 1961 vào quãng 3 giờ chiều, một chàng thanh niên với cáI tên Raymond Jones nào đó trong bộ quần bò bạc, áo da đen đã tìm vào một hiệu đĩa hát ở trung tâm Liverpool hỏi mua chiếc đĩa hát có bàI My Bonnie do ban nhạc Beatles trình diễn.Người chủ cửa hàng, ông Brian Epstein – 27 tuổi, tất nhiên biết đến bàI hát dân ca Xcốtlen quen thuộc đó, song còn Beatles? đó là ban nhạc nào vậy? Một cáI tên mà người hiểu biết âm nhạc như ông, ít nhất cũng là trong thể loạI nhạc pop, chưa hề nghe tới. Brian liền gọi điện cho tất cả những người mà ông quen và cuổi cùng ông cũng xác định được có một nhóm nhạc, với cáI tên như ông đã nghe thấy, xuất thân từ chính thành phố Liverpool của ông và họ mới đI biểu diễn ở Hamburg trở về. Hiện nhóm đang trình diễn ở một câu lạc bộ trong thành phố.CáI đĩa nọ mà người khách muốn B.Epstein bán cho trong câu truyện huyền thoạI kia là một đĩa đơn(single) trong số bốn đĩa của Beatles do Bert Kaempfert ấn hành. Beatles với bốn thành viên(John, Paul,George và Best, không có Sutcliff) chơI đệm cho Tony Sheridan, một ca sĩ lừng danh ở Anh lúc bấy giờ, có phong cách hát phỏng theo loạI nhạc rock-and –roll, Elvis Presley. Cả 8 bàI hát trên bốn đĩa đơn đó sau này có mặt trên album The Beatles in Hamburg được xuất bản nhiều năm sau này.Lần đầu một bàI hát do chính Beatles sáng tác và thực hiện đã xuất hiện, đó là bàI Cry for Shadow- một khúc nhạc không lời do John và George sáng tác. Cũng ở đây chúng ta được nghe giọng hát của Lennon qua ca khúc Ain’t She Sweet thuộc loạI nhạc swing. BàI hát do một ca sĩ khác sáng tạo nhưng lần này được Beatles rock hoá một cách thành công.Hamburg-Liverpool, đó không chỉ là hai thành phố cảng lớn với sống thoảI máI mà còn là cáI nôI sinh ra một thể loạI nhạc mới, sắc sảo, không phụ thuộc vào thị hiểu âm nhạc của những người dân thủ đô. Tất nhiên nó cũng được phát sinh từ cội nguốn rock-and-roll và đó là lí do để các ban nhạc trẻ của hai thành phố thường đổi đất “làm ăn” với nhau.Chúng ta có thể hiểu sâu hơn nữa về những năm tháng sơ khai của Beatles qua bộ đĩa The Beatles in Hamburg đã xuất bản năm 1977, tức là phảI bẩy năm sau khi Beatles không còn nữa. ở đó 24 bàI hát được thu trực tiếp trong một đêm biểu diễn của Beatles tạI câu lạc bộ Star(Đức). Việc xuất bản album có thể xem như một sự may măn kỳ lạ bởi tất cả 24 bàI hát đó được chủ một nhóm nhạc khác, nhóm Ted Kingsize Taylor and The Dominoes, thu trên chiếc mày ghi âm của ông ta và sau đó ngẫu nhiên mà không xóa đI để mấy năm sau này, khi Beatles đã nổi danh ông bán lạI cho B.Epstein, ông bầu của Beatles với giá vẻn vẹn hai mươI bảng. Cũng nhờ một sự tình cờ nào đó mà lần ấy, ngồi sau bộ trống không phảI là Pete Best mà là Ringo Starr, tay trống chính thức của Beatles. Ngay trên album chúng ta đã bắt gặp các sáng tạo của Beatles như I Saw Her Standing There, Ask Me Why hay các bàI hát của các tác giả khác như Twist and Shout, Long Tall Sally, Matchbox, Roll over Beethoven hay Kansas City. Những bàI hát sau này trở thành những nhạc phẩm quên thuộc của Beatles và có mặt trên các album nhạc riêng của nhóm.Chúng ta hãy quay về với người chủ hiệu nọ, ông Brian Epstein. Brian vốn là một sinh viên y khoa bỏ học giữa chừng. Ông xuất thân trong một gia đình gốc người Do TháI, trước có một thời kỳ sống ở Ba Lan, sau này chuyển qua London. Brian sau khi bỏ học đã tìm đủ mọi nghề để kiếm sống nhưng đều không thành đạt. Ngày 9/11/1961 Brian đã đóng cửa hiệu ra đI tìm kiếm ban nhạc Beatles kia. Cuộc ra đI đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời ông, nó đưa sự nghiệp âm nhạc của ông lên đỉnh cao chói lọi và tên tuổi của Brian Epstein vẫn luôn được người đời nhắc đến cùng Beatles.Brian cuối cùng đã lần mò ra được cáI hầm rượu, đồng thời là một câu lạc bộ với cáI tên Cavern, nơI Beatles đang phục vụ. “Một câu lạc bộ bẩn thỉu, tối tăm, thiếu không khí ở dưới lòng đất cùng những tiếng guitar chói tai”, Brian nhớ lại. Bản thân ông thích nhạc cổ điển và ông chẳng làm sao hiểu nổi cáI gì ở đây đã khiến các cô gáI vui sướng đến vậy. Brian thuộc mẫu người luôn làm những gì thấy cần phảI làm và bạn bè vẫn thường cười ông. Brian đã mục kích thấy Beatles: bốn chàng trai vừa chơI đàn vừa nói chuyện riêng với nhau, huých chọc nhau và tất cả những thứ đó làm cho các cô gáI rất thích thú. Brian cũng lấy làm thú vị và liền đề nghị đứng ra làm ông bầu cho ban nhạc “vô danh” này.Cuối cùng mọi đIều đã được chấp nhận và Brian chính thức trở thành ông bầu của nhóm Beatles vào tháng 12/1961. ông bầu Brian, bốn chàng trai bắt đầu làm việc một cách nghiêm chỉnh hơn và bắt đầu có những kế hoạch cho tương lai. Brian bắt liên lạc với các hãng sản xuất đĩa để mưu cầu họ chấp nhận thu các bàI hát của Beatles. Vào thời kỳ 1961-1962, khi các bàI hát của chính ban nhạc xuất hiện thì ban nhạc vẫn không sao ra được một đĩa hát nào mang đích tên họ. Bốn đĩa con nói trên đền úp bóng “cổ thụ” Tony Sheridan và Beatles chỉ ở đó với tư cách ban nhạc đệm.Brian tới hãng đĩa hát Decca nổi tiếng đề nghị họ nghe thử một số bàI hát của Beatles và ở đó người ta trả lời Brian thế này: “Đã hết rồi cáI thủa các ban nhạc guitar. Tốt hơn là các anh nên giữ lấy đất tổ của mình là Liverpool”.Kết quả cũng chẳng sáng sủa gì hơn khi họ tới gõ cửa các hãng đĩa lớn khác như Pye, Columbia hay HMV. Ngót nửa năm trời, Brian cùng các chàng trai của ông lang bạt khắp London.Hoạ vô đơn chí, lạI một tin sét đánh ngang tai đến với họ hôm 10/4/1962: cây bass guitar cũ và một người bạn thân thiết của họ, chàng trai Stuart Sutcliff, đã qua đời khi mới 21 tuổi tạI Hamburg do bị khối u ở não.Beatles mất phương hướng! Lòng tin giảm sút và ban nhạc có nguy cơ tan rã.Thế nhưng tháng 6/1962, Beatles nhận đIện của Epstein gửi tới: “Xin chúc mừng các chàng trai-EMI mời thu. Xin các bạn hãy tập các bàI hát mới”.Và cuối cùng, ngày 11/9/1962, Beatles tới trường thu Abbey Road của EMI, hãng sản xuất đĩa lớn nhất nước Anh để thu đĩa. Đạo diễn George Martin được EMI trao trách nhiệm đạo diễn thu thanh. Cho đến lúc ấy, George Martin chủ yếu đạo diễn các chương trình hàI hước và Beatles làm ông rất chú ý, chỉ trừ có một đIều người đánh trống. Và lập tức John gọi đIện cho Ringo Starr, tay trống đã từng có những cộng tác với nhóm trước đây.Thực ra cũng chẳng phảI nhờ tới George Martin, từ lâu nay cả John và Paul cùng có một suy nghĩ như vậy. “Mọi việc bắt đầu từ cáI buổi sáng hôm 16/8/1962 nọ, ngay trước lúc 10 giờ. Brian Epstein đã cho gọi tôI đến văn phòng của ông ta. Khi tôI vào, ông chỉ nhìn thoáng qua tôI rồi chỉ chỗ cho tôI ngồi. Ông cào cào tờ giấy lúng túng và một lúc sau mới lên tiếng: “Các chàng trai muốn anh tách khỏi hội”, và quay đI nhìn nơI khác. “TôI thật khó có thể thay đổi ý kiến ấy. Anh cũng hiểu họ rất rõ. Đó là sự thật. Những đIều như thế thường sảy ra trong cuộc sống và chính vào lúc anh ta mong đợi nhất”-Pete Best đã viết như vậy trong cuốn hồi ký của mình sau này.Đến nay khó có thể nói được nguyên nhân nào là chính khiến Best phảI ra đi. Đó rất có thể là phong cách và tàI năng âm nhạc, đó cũng rất có thể là sự không tập chung, không cố gắng của Best dưới áp lực của gia đình muốn anh phảI có một nghề nghiệp có tên tuổi rõ ràng. Nhiều lần bố Pete Best đã than phiền: “Đến bao giờ mày mới có thể cắt đứt được quan hệ với mấy thằng lang thang lêu lổng ấy. Mày không nghĩ rằng đã đến lúc tìm lấy công ăn việc làm cho nghiêm chỉnh mà tự xây dựng một cuộc sống tương lai hay sao?”.Song dù thế nào đI nữa thì Pete Best đã rời Beatles khi cánh cửa vinh quang và giàu có bắt đầu mở ra với Beatles. Sau này Pete đã nhiều lần phảI tự dằn vặt mình. Nếu đừng nghe theo lời bố thì có nhẽ anh đa trở thành một nhạc công danh tiếng và một trong những triệu phú của thế kỷ 20. Pete hiện vẫn sống ở Liverpool và làm trong một công sở Nhà nước giảI quyết vấn đề thất nghiệp. Về qúa khứ của mình, anh ta nói: “TôI không thể cứ nghĩ mãI về việc tôI đã có thể trở thành gì. Vâng , tôI có thể đã trở thành một trong số những thành viên của Beatles và tôI đã không trở thành. Trước đây, cứ mỗi khi nghĩ đến đIều đó là tôI cảm thấy đIên cả người. Bật tivi lên, tôI lạI thấy họ, John, Paul và George, vẫn những chàng trai ấy, những chàng trai mà trước kia tôI đã từng sống với họ và nay là những người nổi tiếng thế giới. Và mỗi lần nhìn thấy Ringo ngồi sau dàn trống của ban nhạc là tôI lạI thầm nghĩ: “Lý ra mình ngồi ở đó”. Nhưng với thời gian tôI cũng nhận ra được cáI đIều thật vô nghĩa khi cứ nghĩ về quá khứ. TôI đã cố gắng sống và theo cách của mình”.
     
  4. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (tiếp theo)Chương IIIâm nhạc và vinh quangsân khấu và đĩa hát1962ngay từ đầu George Martin đã có mặc cảm với vị trống của Beatles nên ngay khi cả Ringo Starr được mời tới để thu chiếc đĩa đầu tiên cho ban nhạc, ông vẫn không cảm thấy yên tâm lắm. Để cho chắc Martin đã mời thêm một tay trống có hạng và trong suốt 17 lần Beatles thu thử, Ringo chỉ được phân công chơI lúc lắc. Nhưng rồi chúng tôI đI đến quyết định chỉ để một mình Ringo đIều khiển bộ gõ. Đó là một cáI mốc quan trọng đối với Ringo Rtarr. Chỉ từ ấy anh mới thực sự có vị trí chắc chắn trong ban nhạc Beatles nhờ đạt được sự ổn định, mới toàn tâm nhìn lên phía trước.Ngày 5/10/1962, chiếc đĩa đơn đầu tiên mang tên Beatles đã ra mắt thính giả với hai bàI hát: Love Me Do và P.S. I Love You. Love Me Do cũng chính là một trong số cả trăm bàI hát ra đời năm trước trong thời kỳ đầu hai tác giả John Lennon và Paul McCartney mới quen nhau. Lúc đầu Martin dự tính lấy bàI How Do You Do It của nhạc sĩ Murray in trên mặt B của đĩa, nhưng John thay mặt cả nhóm từ chối sự lựa chọn đó cuối cùng họ đã nhất trí lấy bàI P.S. I Love You của chính Beatles để in lên mặt sau của đĩa.Love Me Do trong danh sách xếp hạng ở Anh chỉ chiếm một vị trí khá khiêm tốn, xếp thứ 17. Đối với Beatles lúc đó, thì đIều này là một thành công mỹ mãn. Cách chơI kèn acmônica đơn giản, nhanh một cách vừa phảI rất hàI hoà với lời ca trẻ chung: “ Hỡi em yêu, hãy yêu anh. Em biết rằng anh rất yêu em. Anh sẽ chung thuỷ với em. Vậy xin hãy yêu anh!”Như để kỷ niệm lần thu chiếc đĩa đầu tiên đáng ghi nhớ ấy, cáI mốc đánh dấu cuộc cách mạng mang tên Beatles trong lịch sử nhạc pop, đến nay người ta vẫn lưu truyền về một giai thoạI thú vị. Theo lời mời của G. Martin, Beatles quay lạI trường thu để nghe lạI thành quả lao động của họ. Martin đã hỏi cả bốn chàng trai xem có đIều gì họ không vừa ý với các bàI hát và George Harrison đã hóm hỉnh trả lời: “TôI xin được mở đầu nhé, chiếc cravat của ông làm chúng tôI không vừa ý”.Thành công của Beatles, ban nhạc chơI loạI nhạc khá mới lạ đối với thị hiếu của thính giả Anh, vốn có tiếng là bảo thủ, trở thành tiếng cồng hiệu triệu các nhóm nhạc khác ở Liverpool đồng loạt trỗi dậy, làm nẩy sinh ra một trào lưu âm nhạc mới, trào lưu Mersey Beat hay Mersay Sound, được đặt theo tên con sông ở Liverpool. Thành phố Liverpool với hơn một triệu rưởi người dân đã có tới 300 ban nhạc lơn nhỏ theo trào lưu Mersey Sound. “Mersey Sound là âm thanh của 80.000 ngôI nhà đổ nát và 30.000 người thất nghiệp”, tờ Daily Worker đã viết như vậy.Số vụ án hình sự tạI Liverpool, vốn là cáI nôI khét tiếng của các loạI tội phạm hình sự, giảm đI một cách đáng kể. Chả thế mà ông giám đốc cảnh sát thành phố đã tuyên bố: “Nếu có đủ tiền, tôI sẽ mua cho mỗi gia đình trong thành phố ta một chiếc guitar”.Beatles, những người chiến thắng trong cuộc chưng cầu ý kiến độc giả tờ tạp chí Mersey Beat vào tháng 1/1962 thực sự là lãnh tụ tối cao của trào lưu mới nảy nở. Mỗi thành viên của nhóm trở thành thần tượng của thanh niên Anh quốc.Ngày 23/8/1962, John làm lễ cưới Cynthia Powell tạI một phòng đăng ký kết hôn ở Liverpool.Tháng 11/1962, Beatles lần đầu ra mắt khán giả truyền hình và từ ngày 18 đến 31 tháng 12, họ thực hiện chuyến viễn du thứ năm và cũng là chuyến đI cuối cùng đến Hamburg, biểu diễn tạI câu lạc bộ Star.1963: please, please me with the beatlesBa tháng sau khi đĩa đơn đầu tiên ra đời, ngày 12/1/1963, trên các quầy hàng bắt đầu xuất hiện đĩa đơn thứ hai của Beatles. Và đây, Please, Please Me đã chiếm ngay lấy đỉnh cao nhất. BàI hát đã được xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng tạI Anh, một kỷ nguyên quang vinh đã mở ra với Beatles và vị trí đó còn quay lạI với họ 18 lân nữa.Sau những thành công ban đầu, Beatles tuy thế vẫn còn quá non trẻ để có thể tự mình đảm đương cả một đêm biểu diễn. Vì thế chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy trong đợt công diễn qua các thành phố ở Anh, Beatles vẫn chỉ đảm nhiệm vai trò “hâm nóng” thính giả cho đêm diễn của ngôI sao đang toả sáng lúc đó là ca sĩ Helen Shapiro vào tháng 2/1963. Thậm chí chỉ vì những bộ áo da mà họ bị đuổi ra khỏi nhà hàng.Vượt lên tất cả, Beatles không ngừng trưởng thàng và mau chóng thành đạt với tầm cỡ của mình. John và Paul đã thu nhập từ cặp ca sĩ Mỹ Everly Brother phương pháp đan chéo hai giọng hát của họ. Tháng 4/1963, một lần nữa, Beatles lạI chiếm vị trí thứ nhất trong cuộc trưng cầu về ban nhạc xuất sắc nhất của tờ tạp chí New Musical Express-tờ tạp chí âm nhạc có uy tín nhất nước Anh. Với John lennon, thời kỳ này còn có một sự kiện quan trọng: ngày 9/4/1963 đứa con trai đầu lòng đã chào đời và John đặt cho nó cáI tên Julian Lennon. Đến tháng 5, trong chuyến đI biểu diễn cùng ca sĩ Roye Orbinson và ban nhạc Garry and the Pacemakers, Beatles thực sự trở thành ngôI sao của đêm diễn. Rồi hôm 3/8/1963, lần cuối cùng và là buổi biểu diễn thứ 294, Beatles quay lạI diễn ở câu lạc bộ Cavern, nơI chôn rau cắt rốn của họ.Vào cuối năm 1963, Beatles đạt được hai kỷ lục tuyệt vời. Thứ nhất, đĩa đơn thứ tư của hội với bàI hát She Loves You đã có nửa triệu người đặt mua ngay từ trước khi đĩa được phát hành và cuối cùng đĩa bán được con số kỷ lục: 1triệu sáu trăm nghìn chiếc. Thứ hai, chương trình biểu diễn của Beatles từ Palladium hôm 13/10 đã có tới 27 triệu người theo dõi qua màn ảnh TV, còn nhiều hơn cả lễ đăng quang của hoàng hậu Anh. Sau chuyến đI biểu diễn năm ngày ở Thuỵ Điển, từ ngày 24 đến 29/10, Beatles vinh hiển trở về đáp xuống sân bay đông kín người áI mộ họ.Đêm 4/11, Beatles được cả hoàng gia Anh mời tới biểu diễn và trên sân hoàng cung, vào cuối buổi diễn, Lennon đã ra lệnh: “Những người ngồi ở hàng ghế rẻ tiền ở phía sau có thể vỗ tay theo chúng tôi. Còn những người ngồi phía trước có thể rung những đồ vàng bạc trang sức của mình”.Những người ngồi hàng ghế trước ở đây chính là các vị quý tộc trong hoàng gia.Trong năm1963, hãng Parlophone, một chi nhánh của tổ hợp công ty xuất bản khổng lồ EMI đã tung ra thị trường 2 đĩa lớn và 5 đĩa đơn. Đó chính là album Please, Please Me xuất bản ngày 5/4/1963 và album thứ hai With the Beatles phát hành từ ngày 22/11/1963. NgoàI những ca khúc bất hủ của ban nhạc như: She Loves You; All My Loving; Please, Please Me; From Me to You; This Boy, cần phảI thấy vai trò của I Want to Hold Your Hand mà ta sẽ nói đến sau này.Beatles còn trình bày rất thành công, tất nhiên là theo sắc tháI nhạc Beat của họ, các nhạc phẩm của các tác giả khác như: Boys và Baby, It’s You( của nhóm ca sĩ Mỹ Shirelles); Chains (của Cookies); Roll over Beethoven(của ca sĩ da đen Chuck Berry) hay các bàI khác như Twist and Shout, Please; MrPostman; You Really Got a Hold on Me…đạI diện cho nền âm nhạc từ thành phố Dethoit (Mỹ).Người ta vẫn thường kể cho nhau nghe một câu chuyện khá thú vị, gọi là đIệp khúc sau năm phút, về bàI I Wanna Be Your Man của Beatles trên album With the Beatles. Ngày ấy, ban nhạc The Rolling Stones cũng đang chập chững vào nghề. Sau thành công của đĩa đơn thứ nhất do họ trình diễn, The Rolling Stones muốn có một bản nhạc để thu đĩa thứ hai. Và sự giúp đỡ đã tới từ nơI họ không mong đợi nhất, từ Beatles. Thời đIểm ấy, Beatles đã trở thành ban nhạc danh tiếng, các ngôI sao của nó đã rực sáng. Lennon và McCartney mang sáng tác của họ, bản I Wanna Be Your Man tới đề nghị bán cho Rolling Stones. Tất cả thành viên của Rolling Stones đều thích thú với bản nhạc nhưng rồi Jones và Jagger bỗng có cảm tưởng bản nhạc thiếu một cáI gì đó mới được chọn vẹn. Hai tác giả trứ danh của Beatles trao đổi với nhau bằng một cáI nhìn thật nhanh và John lên tiếng: “các bạn hãy nghe đây, nếu thực sự các bạn thích và muốn mua nó thì phần tiếp theo của bàI hát chúng tôI sẽ hoàn thành ngay tạI đây”. Rolling Stones đồng ý. John và Paul kéo nhau sang phòng bên cạnh và chỉ năm phút sau họ quay lạI với đIệp khúc đã hoàn thành cho bàI hát. Và I Wanna Be Your Man sau đó đã mở đường cho Rolling Stones tới chân trời mới. Còn Beatles, tác giả của bàI hát, cũng đưa nó vào album thứ hai của họ.Nếu như trước đây, khi rock-and-roll với Elvis Presley còn đang thống trị thế giới nhạc pop, trong số những tác phẩm bán chạy nhất tạI Anh, số nhạc phẩm từ Mỹ bao giờ cũng áp đảo Anh thì nay người Anh đã dẫn lạI người Mỹ với tỷ số 12:8.Trong thành công của ban nhạc Beatles còn phảI kể đến sự góp mặt của hai người: Đó là ông bầu B.Epstein, người chăm lo, tổ chức các hoạt động của hội và ông G.Martin, người phụ trách toàn bộ chất lượng đĩa hát của Beatles mà nhiều khi người ta vẫn cho đó là thành viên Beatles thứ năm. Ông bầu Epstein đã xếp đặt những bậc thang chiến thắng trên bước đường của ban nhạc, ông đã tạo ra một trang phục riêng cho nhóm, đưa ra các nguyên tắc sinh hoạt nhưng lạI không làm mất đI sự trẻ trung và tính sôI động của các chàng trai. Đó không phảI là đIều mấy ai có thể làm được hay đó chính là tàI nghệ của Brian. Còn G.Martin? Một thời gian dàI ông không sao quyết định nổi: John hay Paul-ai sẽ là ca sĩ chính của nhóm. John giọng hát khỏe và kỹ thuật già dặn song giọng hát hay thì nhất định thuộc về Paul. Theo thói quen thời đó thì mỗi ban nhạc bao giờ cũng có một giọng hát chính đạI diện cho bộ mặt của toàn hội. Trong bối cảnh ấy, Martin đã đI đến quyết định mới mẻ và đầy táo bạo: ở Beatles sẽ không có kháI niệm ca sĩ độc tôn. Thời gian đã chỉ ra rằng đó là quyết định vô cùng đúng đắn. BàI hát sẽ do Paul hay John lĩnh xướng là hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận rất tự nhiên giữa họ. Chẳng gì thì giữa họ đã tồn tạI một giao ước đấy thôI: cùng sáng tác và cùng ký tên dưới mỗi bàI hát mà họ sáng tác. Có một đIều cho đến nay khó tìm được một lời giảI thích cho trọn vẹn. Đó là: trước đây và ngày cả lúc này, khi Beatles đứng trên đỉnh cao của danh vọng, hai linh hồn của hội, John và Paul, chẳng một ai biết cách đọc và ghi một nhạc là như thế nào. ĐIều đó có vẻ không hề ảnh hưởng một chút nào tới công việc và thành công của họ. John và Paul tiếp nhận trực tiếp từ nhau những sáng tạo trong hòa âm cũng như cách thức xây dựng tổng thể cho một bàI hát. John huýt sáo, đánh nhịp để biểu lộ những suy tư sáng tác của anh cho Paul hiểu và ngược lại. Họ làm việc hăng say, sáng tác không biết mệt mỏi. Suốt trong năm 63, mỗi đĩa nhạc của Beatles gần như không lúc nào rời bỏ vị trí số 1 trong danh sách các đĩa bãn chạy nhất ở Anh, và họ đã bán được cả thảy hai triệu rưởi đĩa hát, một kỷ lục chưa từng có ở Anh.Từ biệt năm 63, Beatles tiếp tục công diễn ở nhiều thành phố ở Anh cùng với ca sĩ Peter Jay và nhóm The Yaywalkers and The Brook Brother vào tháng 11 và tháng 12/1963.1964
     
  5. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (tiếp theo)a hard day’s nightBeatles for saleTrong làng nhạc pop và rock, Anh và Mỹ được coi như hai cáI nôI sản sinh ra các hội nhạc nổi tiếng nhất. Mỹ sản sinh ra ông vua nhạc rock-and-roll Elvis Presley, rồi Chuck Berry, Bod Dylan, các ban nhạc Beach Boys, Eagle hay The Door... còn với nước Anh, có lẽ cũng không phảI tốn thêm nhiều lời vì thực tế ta đang chẵng nói về đữa con ưu tú nhất của nó hay sao. Trong mối quan hệ như vậy, việc chiếm được vị trí số một ở cả hai nước là niềm mơ ước của mỗi ban nhạc.ở Anh lúc đó Beatles đã trở thành những người hùng, ai ai cũng biết họ. Còn ở Mỹ, người Mỹ còn biết quá ít về họ, về thứ nhạc mới được Beatles sáng tạo. Hai đĩa đơn xuất bản ở Mỹ đã không gây được một tiếng vang nào. PhảI chờ đến đĩa đơn thứ 5 với ca khúc I Want to Hold Your Hand thành công mới đến với họ. Với bàI hát này, Beatles cuối cùng đã với cãnh tay của mình tới bên kia bờ ĐạI Tây Dương để nắm lấy thế giới nhạc pop ở đó, thống trị đất nước của nhạc rock và swing. Hãng Capitol-một trong những hãng sản xuất đĩa hát hàng đầu tạI Mỹ đã bỏ ra cả nữa triệu đôla để quảng cáo cho chuyến viếng thăm của ban nhạc và phân phát đến 5 triệu băng rôn quảng cáo “ The Beatles đã đến”. Tháng 2/1964, Beatles đã tới Mỹ với tâm trạng phần nào còn bị ức chế bởi thành công rất hạn chế tạI Paris (Pháp), nơI minh tinh màn bạc Sylia Vantan, cô gáI tóc vàng gốc Bungari đã làm lu mờ họ. Khi họ hạ cánh xuống phi trường Kennedy-New York (Mỹ), mười nghìn cổ động viên nhiệt thành đã chờ sẵn họ. Những nhân viên phục vụ tạI sân bay kennedy đã nhớ lạI: “Thật kỳ lạ! chưa bao giờ chúng tôI được chững kiến cảnh như vậy, ngay cả trong các chuyến viếng thăm của vủa chúa và hoàng hậu các nước”. Thủ tướng Anh thời đó, ông Douglas-Home đành phảI hoãn chuyến đI của ông ta tới Washington cũng chỉ vì Beatles.Beatles biểu diễn ra mắt công chúng Mỹ qua chương trình TV của Eda Sullivan. Có tới 73 triệu người theo dõi chương trình này. Người dẫn chương trình biểu diễn của Beatles đã thông báo thời gian theo phút Beatles và nhiệt độ theo thang độ Beatles. Các buổi biểu diễn tiếp theo của họ tạI Coliseum (Washing ton) và Carnegie (New York) bôm 11 và 12/12 không có thể tìm được một chỗ trống. Xung quanh sự kiện Beatles công diễn lần đầu ở Mỹ, các nhạc sĩ hàng đầu của Mỹ đã đưa ra những lời bình tráI ngược nhau. Frank Sinảta, một ca sĩ con cưng của người Mỹ cho rằng: “ Trước tiên là phảI để họ cắt tóc đI đã”. ý ông muốn nói tớin những máI tóc trùm kín tai, một đIều trước đây chưa từng có và ông ta hoàn toàn không ý thức được kiểu tóc ấy sẽ trở thành một thời thượng suôt hai thập kỷ 60 và 70 của thanh niên Âu-Mỹ.Còn thiên tàI nhạc folk và country, nhạc sĩ đồng thời là ca sĩ Bad Dylan thì lạI có ý kiến khác: “Tất cả đều nghĩ rằng Beatles chỉ hợp với những chàng trai và cô gáI mới lớn và rồi cũng như các loạI mốt quần áo, nó sẽ đI vào quên lãng. Nhưng tôI thì lạI cho rằng âm nhạc của họ sẽ tồn tạI mãI mãI và chĩnh họ đã chỉ ra con đường mà âm nhạc sẽ phảI trảI qua:.Trong cuộc họp báo ngay tạI sân bay Kennedy, các chàng trai đã khiến các ký giả hết sức ngạc nhiên bởi tính trẻ trung bằng những câu trả lời hóm hỉnh:-Anh giảI thích thành công của ban nhạc là như thế nào?John: - nếu biết được thì chúng tôI đã lập ngay một hội khác và chúng tôI sẽ là ông chủ.-Khi nhìn hàng triệu khuôn mặt thính giả anh nghĩ gì?John: - Anh quả thực muốn biết sao?-làm thế nào các anh có thể biểu diễn được trong tiếng gào thét hỗn độn của đám khán giả?Paul: - Khi chúng tôI không còn nghe thấy nhau nữa thì chúng tôI ngừng hát và chỉ đều đặn đóng mở mồng mà thôi.NgoàI hàng loạt buổi biểu diễn ở nhiều nơI, Beatles còn thực hiện bộ phim đen trắng dàI 100 phút đầu tiên về họ. Đạo diễn cuốn phim A Hard Day’s Night là Richard Lester. Ông đã thành công trong việc tân dụng âm thanh tuyệt vời và tính cách trai trẻ, năng động của họ. Khung cảnh vui nhộn đến đIên loạn của bốn chàng trai trên một cáI sân xi măng hay khung cảnh toa xe lửa, nơI Beatles vừa chơI bàI vừa cùng nhau ca hát thật hợp với tinh thần của Can’t Buy Me Love và I Should Have Know Better. Tất cả những ai xem cuốn phim chắc chắn sẽ không phản đối nhận xét này. Ringo Starr, bằng diễn xuất của bản thân đã biểu lộ một tiềm năng về đIện ảnh. Từ ngày 2/3 đến 24/441964, Beatles tề tựu đông đủ để cùng nhau thu album thứ ba của họ-đĩa A Hard Day’s Night hay nhiều nơI gọi là Yeah Yeah Yeah theo chính đơn đặt hàng của EMI. Cũng như hai album đầu, album thứ ba cũng được xuất bản dưới nhãn đĩa của hãng Parlophone. TạI Anh, từ cuối năm 1963 và đến 1964 Beatlemania, cơn sốt về ban nhạc Beatles, bắt đầu nổi lên. Đâu đâu, ở bất kỳ lĩnh vực nào người ta cùng đều có thể bắt gặp cáI tên Beatles. Giới trẻ, đặc biệt là các thiếu nữ Anh, say mê đIên dạI các bàI hát của Beatles và cả chính bản thân ban nhạc. Beatles ngập đầu trong các đơn đặt hàng, thư từ tới tấp đến từ mọi chân trời góc biển và chương trình làm việc đã được bố trí sít sao nhất.A Hard Day’s Night ( “Đêm của một ngày làm việc vất vả”)- riêng cáI tên album đã toát lên bầu không khí và cơn sốt Beatlemania đang bao trùm quanh Beatles. Album là môt bước ngoặt ghi nhớ trong lịch sử của ban nhạc. Chỉ đến khi này, Beatles mới đủ sức làm chọn một đĩa hát lớn và tất cả mười bốn bàI hát có mặt trong đĩa hát này đều là sáng tác của các thành viên ban nhạc. nhiều nhà phê bình âm nhạc nhất trí coi đây là một tổng thể hoàn thiện và là một trong những album thành đạt nhất của nhóm. Ta có thể cảm nhận ở đây tính trữ tình qua các bàI hát như If I fell; And I Love Her. Cách xây dựng lời cho các bàI hát đã tỏ ra một phong cách rất riêng, chỉ Beatles mới có. Kỹ năng hòa thanh của John và Paul, hai giọng ca chính của hội, đã đạt đủ độ chín. Giọng hát của họ hòa quyện vào nhau, tôn nhau lên và nhiều chỗ ta khó có thể nhận ra được đâu là John đâu là Paul. Còn George Harrison với cây guitar 12 dây Rickenbacker cũng góp một phần không nhỏ để tôn vẻ đẹp của các bàI hát lên một bước. Phong cách chơI guitar của anh khá độc đáo và chính nó đã gây ảnh hưởng mạnh tới ban nhạc Byrds-một ban nhạc nổi tiếng của Mỹ.Bước ngoặt lịch sử do Hard Day’s Night đem lạI không chỉ diễn ra với Beatles mà với toàn bộ lịch sử âm nhạc thế giới. Album số 3 đã đóng một cáI dâu chấm hết với thời đạI của rock-and-roll và từ đây nhạc pop chuyển sang trang lịch sử mới: thời đạI của nhạc rock. Sau thành công vang dội cua album A Hard Day’s Night và một số nhạc phẩm tuyệt vời khác trên các đĩa đơn, các nhà làm đĩa ở EMI lo ngạI các cậu bé vàng của họ sẽ kiệt sức. Do vây EMI quyết định phảI khai thác dè xẻn Beatles và đưa vào album tiếp theo của họ một vàI sáng tác của các tác giả khác mà ban nhạc đã từng biểu diễn trong thời kỳ ở Hamburg. Ngay cả tựa đề của album cũng thật ngộ nghĩng: Beatles For Sale- “Beatles để bán”. Trong tổng số 14 bàI có mặt trên đĩa thì Beatles đã sáng tác 8 bàI và 6 bàI là của người khác. Ngày 27/11/1964 đĩa bắt đầu được phát hành rộng rãI ở Anh. Album thứ 4 tất nhiên không thể đạt tới sự hoàn thiện về tổng thể như album trước nó. Chắc chắn đó là hậu quả của những nhà tàI chính ở Parlophone và EMI. Người nghe có thể dễ dàng nhận thấy ở đây dấu vết của sự mệt mỏi, vội vã và một bầu không khí không còn tươI tắn như trước. Tuy nhiên Beatles vẫn kịp để lạI những dâu ấn không hề sợ bị thời gian phai mờ qua các ca khúc trữ tình tuyệt đẹp như: I Follow the Sun, Eight Days a Week, Baby’s in Black hay Every Little Thing. Trên phương diện phối khí và hòa âm, họ cũng đạt được những tiến bộ mới. George Harrison cho đến nay vẫn chưa có sáng tác riêng nhưng kỹ thuật guitar của anh đã tiến bộ vượt bực. Lần đầu tiên trong lịch sử nhạc pop và rock, anh là người một trong số những người đầu tiên sử dụng hiệu ứng Feedback ( phản hồi) trên guitar đIện và cụ thể trong bàI: I Feel Fine. Beatles làm quen với Bod Dylan, ông trùm nhạc folk và country ở Mỹ, bằng chứng là sự ảnh hưởng của phong cách Dylan tới John qua bàI I’m a Loser.Đĩa Beatles For Sale đứng đầu danh sách các đĩa bán chạy nhất ở Anh liên tục bốn tháng liền và chỉ sau hai buổi ra mắt, người ta đã bán được 750.000 đĩa. Trong danh sách một trăm đĩa đơn bán chạy nhất ở Mỹ. Beatles chiếm chiếm giữ các vị trí từ 1 đến 5, vị trí 16, 44, 49, 69, 78, 84, 88. Vào tháng 5/1964, họ thực hiện chuyến viễn du dàI ngày qua nhiều châu lục và lần lượt biểu diễn tạI: Đan Mạch, Hà Lan, Hồng Công, úc, Niu Dilân. Trong lần đó Ringo Starr bị ốm và Jimi Nicol đã thay anh trên vị trí trống. Tiếp theo đó Beatles lạI biểu diễn ở Mỹ và Canada, họ đã có tới 31 buổi biểu diễn tạI 24 thành phố vào tháng 8 và tháng 9/1964. Cuối cùng, trước khi năm 1964 kết thúc, họ thực hiện một chuyến đI biểu diễn vòng quanh nhiều thành phố ở Anh cùng nữ ca sĩ da đen Mary Wells vào tháng 10 và tháng 11. Lần thứ hai, Beatles biểu diễn một chương trình riêng đón mừng lễ Noel trên truyền hình Anh. Người đời vần thường nói: Mỗi sự vật bao giờ cũng có mặt tráI và mặt phảI, ngay cả vinh quang cũng vậy. Cuộc sỗng của những chàng trai “vàng” không phảI không có những khó chịu. “Chúng tôI càng nổi tiếng bao nhiêu thì lạI càng lạI tiếp xúc nhiều với những sự việc sáo rỗng và người ta lạI càng đòi hỏi nhiều hơn từ phía chúng tôI, đến mức độ nếu chúng tôI chìa tay ra để bắt tay bà vợ một ông thị trưởng thì lập tức bà ta chửi rủa và kêu là chúng tôI: “ Chúng nó tự cho phép thế à!”. John kể lạI: “ Một lần ở Mỹ, sau buổi biểu diễn, chúng tôI về nghỉ ở một khách sạn và bà vợ ngàI thị trưởng đến chỗ chúng tôI, hống hách nói với ông bầu Epstein: “Anh hãy đưa những chàng trai ấy ra đây cho tôI làm quen với chúng!”. Brian trả lời: “TôI không thể đánh thức họ dậy được”. Và thế là bà ta làm toáng lên: “Anh hãy đưa chúng ra đây nếu không tôI sẽ đưa các anh lên báo”. Bao giờ cũng vậy, khi chúng tôI không muốn phảI gặp gỡ với những đứa con gáI hư đốn của họ, những cô gáI kim cương đeo đầy người, thì bao giờ họ cũng đe dọa sẽ đưa chúng tôI lên báo chí. Chúng tôI liên tục gặp phảI, lúc thì con gáI người cảnh sát trưởng, khi thì con gáI ông thị trưởng.v.v... đạI loạI là những đứa trẻ không lấy gì làm dễ chịu bởi vì một lẽ đơn giản là ông bố bà mẹ chúng cũng cùng thuộc một loạI như vậy. Những loạI này cứ bám đeo lấy chúng tôi. TôI luôn luôn phảI dùng đến rượu để say lướt khướt rồi nguyền rủa họ. Không thể chịu nổi!”.John Lennon đã tâm sự về mặt tráI trong cuộc sống của Beatles như thế đấy. Còn sau đây là một vàI trích dẫn các câu hỏi-trả lời các cuộc phỏng vấn vào thời kỳ nóng bỏng nhất của cơn sốt Beatlemania từ 4/7 đến 10/11/1964, Beatles đã biểu diễn tạI 50 thành phố trên 4 lục địa. _TạI sao các anh nói như người Anh nhưng lạI hát như người Mỹ?John: -Làm như thế dễ bán đĩa hơn._Ringo, tạI sao anh đeo mỗi tay đến hai chiếc nhẫn thế?_Ringo: - Bởi tôI không sao đeo được bằng mũi._Các anh nghĩa thế nào nếu trong lúc máy bay hạ cánh ngày hôm nay động cơ bỗng dưng bị cháy?_ Ringo: -Beatles, đàn bà và trẻ con, theo thứ tự đó mà ưu tiên._Có phảI các anh không biết hát à?John (chỉ tay sang Ringo): -TôI biết còn anh kia thì không._Làm Beatles các anh có thích không?John:-Có, khi mà chúng tôI không còn có thể là Rolling Stones được nữa._Các anh chuẩn bị cho ra các bàI hát chống chiến tranh?John:- Tất cả các bàI hát của chúng tôI đều chống chiến tranh?_Khi hoàn thành một bàI hát mới, làm thế nào quyết định được ai sẽ lĩnh xướng?John: - Chúng tôI gặp nhau và ai thuộc bàI hát hơn thì người đó sẽ lĩnh xướng._Sự hâm mộ của các cô gáI trẻ có ảnh hưởng gì đến các anh không?John:- Mỗi khi chóng mặt, tôI liền nhìn sang Ringo và lập tức tôI biết rằng chúng tôI chẳng phảI là những siêu nhân nào cả._Các anh nghĩ ra kiểu tóc này ở đâu thế?John:-Chúng tôI đã phảI bịa ra biết bao nhiêu câu chuyện và bây giờ tôI chẳng nhớ nổi một câu chuyện nào nữa._Các anh nghĩ sao về các chàng trai cô gáI trẻ đeo những bộ tóc giả kiểu Beatles?John:- họ không bắt chước nổi chúng tôI bởi chúng tôI không hề đeo tóc giả._Các anh sẽ hát cho chúng tôI nghe chứ?Tất cả:-không._Bởi vì các anh không biết hát?John:-không phảI như thế mà trước tiên là tiền đã._Các anh sẽ làm gì khi Beatlemania trôI qua?_John:-Đếm tiền._Ai đã nghĩ ra cáI tên Beatles?Paul:-TôI_TạI sao lạI là anh?Paul:- TạI sao lạI không?_Có phảI các anh hoàn không biết đọc và ghi nột nhạc không?_Chẳng có ai trong số chúng tôI biết đọc và ghi nốt nhạc. Chúng tôI soạn nhạc bằng cách huýt sáo. TôI huýt sáo cho John nghe và ngược lạI John huýt sáo cho tôI hiểu.Năm 1964 qua đI và ca sĩ Frank Zappa đã tổng kết lạI như thế này: “Nếu như anh không chơI giống hoặc gần giống như Beatles thì các anh sẽ không thể tìm được kiểu nào khác.”Hay như lời tuyên bố của John Lennon vào tháng 11/1964: “ Không thể tưởng tượng nổi chúng tôI đã giữ được nhịp độ đó hơn một năm trời”.Để bước qua năm 1965, cũng không nên quên rằng trong cơn sốt Beatlemania bùng lên và lan tràn khắp nước Anh trong năm 1964 thì đến nửa năm sau đó nó bắt đầu lan tới Mỹ và sẽ đạt tới đỉnh đIểm trong năm sau đó.
     
  6. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (tiếp theo)1965: tột đỉnh vinh quangNgay từ đây, có lẽ cũng nên nói ngay rằng đó là năm Beatles đạt được tất cả những gì mà người ta có thể đạt được. Họ thực sự đạt đến đỉnh cao tột cùng của danh vọng.Ngược lạI dòng lịch sử của nhạc pop chúng ta thấy một đIều thú vị: cho tới trước khi Beatles đạt được thành công, kháI niệm ban nhạc là một kháI niệm ít được biết đến. Vào những năm năm 50, người ta chủ yếu chỉ nghe các ca sĩ đơn ca và ban nhạc thường chỉ là cáI nền, một phương thức để đệm cho giọng hát. ĐIều đó có lẽ không có gì khó hiểu nểu chúng ta nhớ lạI rằng, những năm 50 là những năm thống trị của vua nhạc rock-and-roll Elvis Presley. Và tất nhiên mọi việc quay vần theo mẫu hình đó. Cũng tồn tạI những ban nhạc, như The Shadow chẳng hạn. Nhưng nó cũng không thể thoát ra khỏi chính mình và vẫn phảI nhờ Cliff Richard là ca sĩ chính.Tất cả đều phảI nhờ đến Beatles! Chỉ với Beatles, kháI niệm ban nhạc mới trỗi dậy, vượt qua tất cả để trở thành nguyên mẫu. Beatles là người khởi đầu trào lưu mới trong nhưng năm 60 của thế kỷ và trực tiếp đứng đầu nó. Theo gương Beatles, không chỉ có 300 ban nhạc nổi lên ở Liverpool mà còn hàng loạt các ban nhạc khác (sau cũng đạt không ít tiếng tăm) khác ở khắp nơI như Manfred Mann ở Manchester Animals. ở New Castle và trươc hết là ba ban nhạc của thủ đô London với những kỹ thuật guitar sừng sỏ: Jones và Richards (ban Rolling Stones), Erie Clapton và Beck (ban Yardbirds) và Townshend ( ban The Who). ở Mỹ có the Door, Byrds, Lovin Spoonful ngay cả Bod Dylan cũng lập ra một ban nhạc rock riêng.Các hoạt động của Beatles mở đầu trong năm nay bằng đám cưới của Ringo Starr với Maureen, cô thợ làm đầu người Liverpool hôm 11/2/1965. Ngày 15/3/1965, Beatles bắt đầu quay cuốn phim thứ hai về họ. Đạo diễn bộ phim màu với tựa đề Help vẫn là Richard Lester. Phim là một câu truyện hàI, không có thực xoay quanh chiếc nhẫn có phép màu kỳ diệu của Ringo có khả năng làm bé con người lại. Tham gia đóng phim, ngoàI 4 nhân vật chính là John, Paul, George và Ringo còn có rất nhiều nam nữ diễn viên đIện ảnh có tiếng của Mỹ. Cuốn phim bắt đầu được quay ngay tạI vùng núi Alpơ thơ mộng của nước áo và sau đó là trên các hòn đảo của vương quốc Bahama nhỏ bé. Rất nhiều cảnh trong phim được dựng khá công phu, nhưng chính những người “hùng” của bộ phim thì lạI không thấy thoả mãn với kết quả thu được: “Đó chính là một câu chuyện vui nhộn nhưng đó không phảI là cuốn phim của chúng tôi. ở đó chúng tôI như những người khách vậy”-Paul đã nhận xét về cuốn phim Help như vậy.Trên màn bạc, các thành viên của ban nhạc liên tục xuất hiện và một lần nữa Ringo Starr lạI tỏ ra xuất sắc hơn cả. Diễn xuất của anh tự nhiên, thoảI máI như một minh tinh chính hiệu vậy.Khi cuốn phim Help được chiếu rộng rãI ở Anh thì tạI các cửa hàng đĩa cũng xuất hiện album thứ năm của ban nhạc, đĩa Help theo tên bộ phim. Lần cuối trong lịch sử 13 album Beatles chính thức xuất bản, ta còn gặp ở đâu một vàI ca khúc không phảI Beatles sáng tác.Chúng ta hãy dừng lạI đôI chút trước khi đến với Help để nhìn lạI toàn cảnh tình hình nhạc pop Anh-Mỹ hồi đó. Như đã nói ở trên, Beatles ra đời, trưởng thành rồi trở thành ngôI sao định tinh rực sáng trên nền trời nhạc rock ở cả Anh và Mỹ. Theo gương họ đã có không biết bao nhiêu ban nhạc, lớn có, bé có, nổi tiếng, ít nổi tiếng có. Tiếp thu hơI thở của Beatles, những ban nhạc mới đã nhanh chóng trưởng thành, tiếp tục tìm kiếm những con đường mới mẻ trong âm nhạc và trở thành những đấu thủ tranh tàI với người tiền thân của chúng. Năm 1965 chính là năm những bông hoa trong vương Anh-Mỹ nở rộ. ở phía bên kia bờ đạI dương xa xôI, Bod Dylan vừa cho ra đời cặp đĩa Blonde on Blonde mà ngày nay người ta vẫn cho rằng cùng với album thứ 8 của Beatles, đó là thước đo mẫu mực trong toàn bộ lịch sử nhạc rock. Năm 1965 là năm cạnh tranh quyết liệt giữa các ban nhạc và vị trí số một vốn lâu nay thuộc về Beatles đã không ít lần phảI lung lay. Chính đó là động lực buộc Beatles phảI tiến lên nữa, là cho Beatles phảI bộc lộ hết khả năng của họ và cũng chính đIều đó đã làm nẩy sinh hàng loạt các trường pháI âm nhạc khác nhau.Help!Album được phát hành rộng rãI vào tháng 8/1965. NgoàI những bàI hát đã gặp trong bộ phim màu cùng tên. Còn có những ca khúc đạt trình độ rất cao mà trước hết đó là bàI YesterdayNói về Yesterday chúng ta có biết bao nhiêu câu truyện thú vị. Ngày nay, Yesterday đã trở thành một nhạc phẩm kinh đIún. Đã có trên cả ngàn ca sĩ hoặc dàn nhạc thính phòng thể hiện lạI Yesterday theo các phong cách khác nhau và vẫn tiếp tục còn còn những người tìm tòi cách thể hiện mới cho nhạc phẩm này.Hát và đệm guitar gỗ cho bàI này chỉ có một mình Paul McCartney. Vì thế từ Yesterday người ta bắt đầu ý thức được rằng đằng sau cáI gọi là cặp tác giả Lennon_McCartney rất có thể chỉ có một tác giả trong số họ đã làm nên những ca khúc của Beatles. Lúc này có thể là Paul, lúc khác đó lạI là bàI của John. Thế rồi người ta cũng bắt đầu suy ngẫm và đưa ra những quy tắc để nhận biết: ngoàI việc phân biệt qua giọng hát chính trong bàI thì những bàI có âm đIệu mạnh, lời hát phức tạp, tiết tấu có phần rock hơn thường là sáng tác của John. Còn những bàI của Paul, ngược lạI, thường mềm mạI, uyển chuyển và ít có tính triết lý trong lời ca. Tuy vậy đó chỉ là phỏng đoán và không phảI không có những nhầm lẫn.Thoạt nghe Yesterday, không mấy ai bị hút ngay vào bàI hát. Nhưng rồi càng nghe thì một sức mạnh vô hình nào đó đã quyện tâm hồn ta vào bàI hát, bị lời ca và chất nhạc trữ tình, buồn man mác xô đẩy rồi cuốn đI theo nó. Vẻ đẹp của Yesterday thuộc vẻ đẹp được che phủ mà cứ mỗi lần nghe nó lạI càng phát hiện ra những đIều thú vị và những cảm xúc về nó dường như vô tận. Nét nhạc và lời ca phối hợp với nhau có thể nói là hoàn hảo. Paul mở đầu bàI hát với câu: “ngày hôm qua”, những nét nhạc ngân lên từ cây guitar gỗ cũng gần gụi như mới hôm qua đây thôi. Và khi Paul gấp rút tăng nhanh cao độ, “Những nỗi phiền muộn dường như đã cách xa”, thì những âm thanh guitar cũng nhanh chóng chuyển tới âm cao, rời xa nột nhạc đầu....Nhạc sĩ Mỹ, Brid Shank định chơI lạI Yesterday theo nhịp 8 nhưng đã thất bại. BàI hát chỉ có thể chơI theo nhịp 7. Một nhạc sĩ được đào tạo chính qui sẽ chẳng khi nào sáng tác như vậy. “Nó hoàn toàn sai nguyên tắc về sáng tác nhưng nó cũng thật tuyệt vời”-B.Shank đã nói như vậy. Rất nhiều thành công của Beatles đạt được chính là nhờ cách làm không sách vở ấy.Khi thu Yesterday, đạo diễn G.Martin muốn sử dụng cả một dàn nhạc dây để đệm cho Paul. Song Paul thì lạI sợ tất cả những gì liên quan tới cả một dàn nhạc to lớn và cuối cùng hai người đã đI đến một thoả thuận là sử dụng một bộ dây tứ tấu để đệm cho Paul, còn Paul thì trược tiếp hát và chơI guitar gỗ.Nhìn chung, xét về mặt ca khúc thì Help có phần trội, đều tay hơn 4 album trước đó. TráI ngược với Beatles For Sale niềm vui và sự khoáI cảm có mặt theo suốt 11 bàI hát của Beatles. Một đIều đáng tiếc là cho tới nay chưa bao giờ Help chưa có được sự đánh gia đầy đủ của các nhà lý luận, phê bình.Rubber soulNăm 1965,Beatles đã ra được 2 đĩa đơn lớn là các album Help và Rubber Soul cùng bốn đĩa đơn khác. có thể nói rằng những bàI hát của Beatles được nhiều người biết đến nhất, trở thành những tác phẩm kinh đIển đều nằm ở đây. Nếu trên Help là Yesterday thì ở đây trên Rubber Soul là Girl và Michelle. Nếu như trước đây đã từng một lần ở A Hard Day’s Night toàn bộ các bàI hát trên một album đều là của Beatles thì tạI Rubber Soul này, đã chấm dứt cáI thời kỳ phảI vay mượn các sáng tác của các tác giả khác. Bắt đầu từ đây, đĩa Beatles là chỉ của Beatles.Album thứ sáu của ban nhạc được phát hành ngày 3/12/1965. Khi thu album Rubber Soul, chẳng một ai trong số bốn chàng trai tỏ ra vội vã. “Một vàI bàI như You Won’t See Me hay Nowhere Man gần như đơn đIệu!”-tạp chí Melody Maker nhận xét. “Nếu như đó không phảI là Beatles thì quá nửa số bàI hát không được xuất bản” – một lời nhận xét khác của tờ Record Mirror. Ngay đối với các nhà phê bình, cũng không rõ liệu họ có hiểu được album hay không khi họ khen ngợi Beatles. Bất kể những nhận xét đương thời, không ai có thể phủ nhận được vai trò của ca khúc như Girl, Michelle, Norwegian Wood, hay In My Life. Sự trẻ trung, tinh nghịch đã nhường chỗ cho những suy tư già dặn hơn, những sự mơ tưởng mới và Beatles bắt đầu có những triết lý riêng cho họ. Tựa đề có phần khó hiểu “Tâm hồn cao su” cũng toát lên đIều đó. Đã bước qua đI những cuộc vui nhộn để Beatles nghiêm túc với âm nhạc, bắt đầu tạo đà để đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Quả thực, hai năm sau đó, họ sẽ đạt đến đỉnh cao ấy.Chỉ 2 năm sau khi ra đời, đã có tới 65 ca sĩ tim cách thể hiện Michelle theo những cách khác nhau. Thậm chí, cũng chỉ bằng cách như vậy, ban nhạc Overlanders đã chiếm được vị trí đầu bảng các bàI hát hay ở Anh trong một thời gian. Để sánh với Michelle của Paul, John cũng đã tạo ra một giai đIệu không kém phần đẹp đẽ qua Girl. Đó là hai trong số những ca khúc xuất sắc nhất trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của John và Paul.Những sẽ thiếu sót nếu như nhắc đến album Rubber Soul mà chỉ nói đến Girl và Michelle. ở đó còn có khúc dân ca trữ tình Norwegian Wood với tiếng đàn Sitar huyền bí. Đó là một thứ nhạc cụ cổ truyền của ấn Độ và là thử nghiệm đầu tiên của Harrison. Cho tới lúc Rubber Soul, George mới chỉ có được một sáng tác trên album số 5 là bàI I Need You thì nay, liền một lúc anh có hai nhạc phẩm trên đĩa này.Trên một album mà phần lớn các bàI hát đều sinh ra bởi John Lennon –Paul McCartney chúng ta có dịp tốt để nhìn lạI, đãnh giá và so sánh tàI năng, phong cách sáng tạo giữa hai người. ở John các bàI hát đều toát lên sự triết lý, tự tin và một đầu óc giàu sức tưởng tượng. Đó là một tàI năng rõ nét, một óc thẩm mỹ sắc sảo, một sự thoảI máI, khích cảm và chờ đợi nguồn cảm hứng. Một cách đều tay hơn trong các sáng tác thì nhất định là Paul. Anh ham công việc hơn và thường có những sáng tác chảI chuốt hơn. Paul nhanh nhạy trong cac sáng kiến âm nhạc nhưng lạI không biết cách đề xướng những đIều thông thường nhất. Qua lời các tác phẩm của anh, ta có thể thấy Paul là người có tính cách quan sát sự vật một cách cần mẫn, tỉ mỉ và lời hát có hồn, sự vật.Paul và John, hai con người, hai tính cách, hai phong cách khác nhau nhưng có chung với nhau một đIều: họ đều là những nhạc sĩ tàI năng. CáI mạnh mẽ, ngỗ ngược của John bị cáI trữ tình mềm mạI của Paul kìm chân và ngược lạI nó không cho phép cáI mềm mạI của Paul trở nên ẻo lả. Họ đã bổ sung cho nhau môt cách khéo léo đến tuyệt diệu để trở thành cặp tác giả thành công rực rỡ. Khó ai có thể nói được rằng John hay Paul, ai là người giỏi hơn. Giữa họ thực tế không có một giới hạn phân cách nào. không tồn tạI mảnh đất riêng của Paul hay John. Những ai thường nghĩ rằng các bàI hát mang tính rock mạnh mẽ của John và cho rằng bàI Drive My Car – bàI hát mở đầu cho album Rubber Soul thuộc về John, thì người đó đã nhầm. Đáp số lạI là nhạc phẩm thông minh của Paul. Ngay cáI tưa đề có vẻ thuộc về anh chàng triết lý John: Rubber Soul cũng lạI là do Paul nghĩ ra. Paul đã chơI chữ, soul có nghĩ là tâm hồn vừa là tên của thể loạI nhạc blues hay rock-and-roll vậy. Paul đặt cho album cáI tên Rubber (cao su) Soul để nhạo báng sự mê mệt của dân Anh với loạI nhạc soul như một cáI mốt.
     
  7. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (tiếp theo)NgoàI những sáng tác cân sức, cân tàI của John và Paul (cả về chất lượng lẫn số lượng), có một đIều thú vị trên album này là lần đầu tiên có một sáng tác của tay trống Ringo Starr cùng làm với Paul và John. Vậy là đến đây, mọi thành viên của Beatles đã bộc lộ hết khả năng của từng người trên mọi phương diện nghệ thuật: sáng tác, kỹ thuật hát, chơI nhạc cụ, đóng phim. Qua các bàI hát do Ringo hát, người ta thấy chất giọng của anh là chất giọng cho loạI nhạc đồng quê (country).Năm 1965, năm mà những người yêu chuộng Beatles, qua Yesterday, phần nào hiểu ra rằng khi dưới mỗi bàI hát là chữ ký của John/Paul song không thực tế rất có thể nó chỉ có một tác giả duy nhất. Năm 1965 cũng là năm đầu tiên có những biến động nho nhỏ giữa những đứa con cưng của họ. Trên đĩa đơn thứ 11 của Beatles xuất bản ngày 3/12/1965 (cùng ngày với album Rubber Soul được xuất bản), mặt A là Day Tripper và mặt B với We Can Work It out. Người ta vẫn nói rằng đó là những Super Hit (tác phẩm loạI siêu) của ban nhạc. We Can Work It out (chúng tôI có thể giảI quyết được việc ấy) là một bàI hát có âm đIệu hay, đúng kiểu Beatles, song đó cũng là một kỷ niệm về những mâu thuẫn của John và Paul. Và những mâu thuẫn đó đã được hai chàng trai dẹp sang một bên, lấp lạI những rạn nứt trong tình bạn của họ. Tất cả những đIều đó không mảy may bước đường công danh của ban nhạc mà chỉ thúc đẩy những chàng trai vốn được yêu chiều phảI giảI đáp cho được câu hỏi: làm vì nghệ thuật hay làm vì sự nổi tiếng; làm chính bản thân mình hay làm nhân vật thính giả muốn?Chương trình hoạt động của bốn chàng trai trong năm 1965 thất sít sao và đẫy sự kiện. Ngày 11/4 trên sân vận động khổng lồ Wembley với sức chứa 100 nghìn người ở trung tâm London, Beatles và Rolling Stones những người giành chiến thắng trong cuộc chưng cầu độc giả của tờ New Musical Express đã cùng nhau tổ chức một buổi biểu diễn chung. Ngày 12/6 Hoàng gia Anh ra thông báo quyết định trao tặng bốn chàng trai huân chương MBE (Members of the Order of the British Empire) – một huân chương cao quý có từ đời vua Anh George V. Trước một sự kiện mới mẻ. Lần đầu tiên huân chương được trao cho bốn chàng trai còn chưa quá 25 tuổi đời, các nghị sĩ quốc hội phản đối, song John Lennon đã thẳng thắn trả lời: “ Biết bao kẻ phản đối chúng tôI đã nhận được MBE do công giết người trong các cuộc chiến tranh. Còn chúng tôI, chúng tôI nhận được MBE do đem lạI niềm vui cho mọi người. TôI cho rằng chúng tôI sứng đáng với phần thưởng hơn tất cả bọn họ”. Còn Ringo Starr, trong niềm vinh hạnh thì lạI sợ rằng: cùng với MBE rất có thể là lệnh quân dịch.Từ ngày 20/6, họ tiếp tục những chuyến viễn du tới Pháp – ý –Tây Ban Nha. Ngày 24/6, John cho xuất bản cuốn sách thứ hai của anh AS paniard in the Works. Trước đó cuốn Lennon in His Own Write đã ra đời ngày 23/3/1964. Bắt đầu từ 14/8/1965 Beatles lạI tới Mỹ để đưa cơn sốt Beatlemania lên tới tột đỉnh. Hôm 15/8 tạI sân vận động Shea ở New York, Beatles đã biểu diễn cho một số lượng khán giả xem kỷ lục là 5.500 người trên sân.Ngày 13/9 cậu ấm đầu lòng của Ringo Starr ra đời và chú bé được đặt cho cáI tên Zak Statkey.Ngày 26/10, tạI cung đIện Bickingham, lễ tổ chức trao tặng huân chương MBE được tổ chức trọng thể. Để trấn tĩnh, các chàng trai Beatles đã phảI lén hút những đIếu thuốc lá tẩm thuốc phiện trong phòng vệ sinh trước lúc ra nhận phần thưởng cao quý từ chính tay nữ hoàng Elizabeth II. Trên huân chương lấp lánh dòng chữ bạc: “For God and the Empire” – “Vì Chúa và Đế Chế”.Chuyến biểu diễn cuối cùng của ban nhạc trong năm 65 bắt đầu tạI Glasgow hôm 3/12 và Beatles đã đI vòng khắp nước Anh để ai ai cũng có thể tận mắt thấy được thần tượng của họ và đồng thời là những anh hùng của đất nước.Trước khi chia tay với năm hào hùng nhất của Beatles, có lẽ cũng nên dành ít lời cho một đĩa nhạc nữa, đĩa The Beatles Hollywood Bowl. Đây là đĩa thu thanh trực tiếp tạI sàn diễn – (live) và là đĩa chính thức duy nhất thuộc loạI này đã ghi lạI được không khí náo động của buổi biểu diễn. Sau này Beatles một vàI lần có ý định làm các album live nhưng các dự án đó đều không thực hiện được. Chính vì thế mà bên cạnh đĩa live chính thức được Beatles cho phép xuất bản, trên thị trường đã thấy có một vàI đĩa live được in trộm, không được sự cho phép của ban nhạc và nơI giữ bản quyền. Đĩa được EMI xuất bản vào tháng 4/1977. Trong số 13 bàI hát ở đó thì có 6 bàI được ghi trong buổi diễn ngày 23/8/1964 và 7 bàI hôm 30/8/1965 trên sân vận động của Hollywood. Đạo diễn George cùng Geoff Emerick, kỹ sư âm thanh đã làm đĩa theo đơn đặt hàng của công ty Capitol (Mỹ). Họ sử dụng cuốn băng ghi âm được ghi trên một chiếc máy ghi 3 rãnh mà không khi nào người ghi nghĩ rằng sẽ dùng để xuất bản đĩa, họ khử tạp âm, pha trộn, đIều chỉnh lạI âm thanh mà lúc đầu chỉ chủ yếu nghe thấy tiếng reo hò không dứt của 17 nghìn người cuồng nhiệt. Kết quả vượt quá mọi tưởng tượng. Trên đĩa người ta thấy Beatles hát các bàI hát của họ một cách thành đạt, không khách mấy so với trong trường thu, chỉ riêng một vàI chỗ họ bị mất nhịp.1966: năm cuối cùng của những buổi biểu diễn Cũng như năm ngoáI, đám cưới của George Harrison với cô người mẫu Pattien Boyd tổ chức tạI Epson Register Office hôm 21/1 năm 1966 đã mở đầu cho các hoạt động của Beatles trong năm này.Suốt mười tuần lễ liền, từ tháng tư cho đến tháng 6, Beatles tích cực chuẩn bị cho sự ra đời của album tiếp theo, album thứ bảy với tựa đề Revolver.Tối hôm 1/5 – ngày lao động quốc tế, Beatles lạI được độc giả tờ tạp chí âm nhạc New Musical Express bầu là ban nhạc được yêu thích và họ đã tổ chức buổi hoà nhạc đáp lạI tạI sân vận động Wembley. Không ai ý thức được rằng đó là buổi biểu diễn cuối cùng của ban nhạc trước những người đồng hương.Ngày 10/6/1966, trên các đĩa quầy đĩa người ta thấy xuất hiện đĩa đơn thứ 12 của Beatles với bàI Paperback Writer trên mặt đĩa A và Rain ở trên mặt sau. Đĩa lập tức chiếm đầu bảng ngay sau khi phát hành. Paperback Writer là bàI hát về một nhà văn muốn xuất bản một cuốn sách li kỳ và chỉ vì thế đã thay đổi nội dung cốt truyện. Paul sáng tác bàI hát dựa theo một câu chuyện có thật trên đường đI tới nơI John ở. Anh đã áp dụng vào đó lối đan giọng hát rất tinh vi của ban nhạc Mỹ Beach Boys và đặt vào bàI hát tình thương trẻ nhỏ của anh.To be continue...
     
  8. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> Hay quá, cổ vũ bạn MJ post tiếp.
     
  9. PaulLennon

    PaulLennon Đồ rê mi fa sol ...

    Tuyệt quá! có lẽ chúng ta nên dùng topic này để bản luận về Beatles luôn nhỉ? tôi thấy trong VG có nhiều bác thích Bít Lù Bít Lèo lắm. Đúng là quá nhiệt tình và đam mê khi ngồi đánh những trang sách dài thế này? bác MinhJP và CKminh tiếp tục đê! hồi vào thư viện, chán học thế là loay hoay thế nào tìm được cuốn này, photo luôn về nghiễn ngẫm sướng lắm, hồi ấy máu đọc mấy cái này lắm, cuốn này còn có phần lời và nhạc của 100 bài hay nhất của tứ quái(theo quan điểm của tác giả cuốn sách).
     
  10. Ckminh

    Ckminh Đồ rê mi fa sol ...

    Trước hết vô cùng cảm ơn bác minhjp đã post bài viết này lên.Em còn một số thông tin nữa nhưng tạm thời để em chọn lọc lại cho nó hay đã rồi em gửi luôn.Mà bác Paul có vẻ là một dân ghiền Beatles thứ thiệt ấy nhỉ???
     
  11. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    Bài Ckminh gửi cho tớ chỉ có đến đấy thôi Paloma ạ. Chắc phải chờ Ckminh tìm thêm mấy bài mới [​IMG]
     
  12. wind_of_change

    wind_of_change Đồ rê mi fa sol ...

    Hoan hô bạn Minh Japan.Bài viết thật tuyệt.Mình cũng yêu mến The Beatles vô cùng.CK minh có bài gì hay post lên cho anh em cùng biết với.
     
  13. wind_of_change

    wind_of_change Đồ rê mi fa sol ...

    Để tôi kể một câu chuyện nho nhỏ này cho các bạn.Cách đây không lâu,tôi gặp hai cô nàng xinh như mộng trong một cửa hàng đĩa nhạc.Họ hồn nhiên hỏi mua đĩa nhạc có bài hát trong phim "Ngày hôm qua".Người chu hàng có lẽ cũng không rành lắm về phim ảnh nên rất lúng túng.Họ đâu biết rằng "Yesterday" là ca khúc được phát nhiều nhất qua các đài phát thanh và kênh âm nhạc trên toàn thế giới.Tôi nghe thấy mà lòng đau nhói."Yesterday" đến với một số bạn trẻ qua một bộ phim Hàn Quốc.Thế mới biết còn ít người biết đến Beatles lắm.Mình cứ tưởng là ai cũng biết Beatles giống mình,hóa ra không phải.Mình kể chuyện này để thấy rằng công việc của bạn Minh Japan thật có ý nghĩa.Hi vọng rằng nhờ bạn mà có nhiều người biết tới nhóm " Tứ Quái" lừng danh của chúng ta hơn.Mình thực sự ngả mũ khâm phục tình yêu của bạn với Beatles.
     
  14. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    Hi hi bạn wind_of_change ơi bài này thực ra là của bạn Ckminh, mình chỉ giúp bạn ấy post lên thôi. Mình cũng là 1 fan của Beatles, bài viết này thật là hay [​IMG]
     
  15. Ckminh

    Ckminh Đồ rê mi fa sol ...

    Bài này mình cũng chép lại từ một người bạn-một fan của Beatles.Trên trang chủ cua viettexpress có đăng tải tóm tắt.Các bác có thể vào xem trong này:http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2001/01/3B9AD346/Mà thôi để em post bài này lên diễn đàn luôn để các bác khỏi mất công tìm kiếm nữa:The Beatles - ban nhạc của thế kỷ 20 Ban nhạc the Beatles. Cách đây hơn hai thập kỷ, nhân loại đã chứng kiến một hiện tượng âm nhạc trở thành một thứ hội chứng có tên gọi "chứng cuồng Beatles" (Beatlesmania). Hội chứng này từ nước Anh lan sang các nước Âu, Mỹ, Australia...Nó làm điên đầu bao bao chàng trai cô gái, mang lại cho họ những giây phút thăng hoa, khóc cười như hoá dại. Và tên tuổi của của bốn chàng trai vàng làm nên ban nhạc huyền thoại này còn "nổi danh hơn cả Chuá Jesus", như lời của John Lennon đã từng nói. Có thể John đã quá kiêu ngạo khi nói ra điều này nhưng vào thời điểm ấy, đó lại là sự thật.Trong một xã hội tự do cạnh tranh như xã hội phương Tây, những sự nổi danh thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, như câu cách ngôn khôi hài của người Mỹ - chỉ nổi danh trong 15 phút. ấy vậy mà The Beatles đã ngự trị trên đỉnh cao nghệ thuật ngót ngét một thập kỉ. Đó là một điều phi thường mà chẳng ban nhạc nào vượt qua nổi. Nhưng phi thường hơn là cùng với năm tháng, những tác phẩm của The Beatles đã chứng minh khả năng trường tồn của mình như những kiệt tác thứ thiệt bất chấp thời gian. Để giờ đây 30 năm sau ngày tan vỡ của ban nhạc những giai điệu của Beatles đang tiếp tục sống cuộc sống của chúng trong khắp các hang cùng ngõ hẻm của hành tinh. Chứng cuồng Beatles đã qua cơn cấp tính nhưng đã trở thành mãn tính, đang giày vò trái tim biết bao thế hệ. Trong số đó có những bạn trẻ yêu âm nhạc ở đất nước chúng ta.Các thành viên trong ban nhạc:John Wiston Lennon (1940-1980): Rhythm guitar. Cao 1m80. Mắt nâu, tóc nâu. Thích nhạc Jazz hiện đại, ban nhạc The Shirells và Bob Dylan.Paul McCartney (1942): Bass guitar. Cao 1m80. Mắt nâu, tóc nâu sẫm. Thích tất cả các loại nhạc trừ nhạc Jazz cổ điển. Rất thích nghe nhạc của Little Richard và nữ ca sỹ Divah Washington.George Harrison (1943): Lead guitar. Cao 1m80. Mắt nâu màu hạt dẻ, tóc nâu sẫm. Thích giọng ca của nữ ca sĩ Everthy Kitt và cách chơi guitar của Segovia và Chet Alkinse. Ringo Starr (1940): Chơi trống. Cao 1m73. Mắt xanh, tóc nâu xám. Thích ca sĩ Mỹ Ray Charle và các ca sĩ da đen.Beatles- Những sự kiện 1957Lennon gặp McCartney tại một cuộc picnic gần Liverpool1962 Cùng Ringo và George ghi âm một ca khúc dưới cái tên Beatles1964 Đến Mỹ và thu ca khúc "I want to Hold Your Hand" đứng đầu bảng xếp hạng.1967 Album Sgt. Pepper được phát hành 1970 Ban nhạc tan rã 1980 Lennon bị một gã hâm mộ bắn chết, ban nhạc không còn hy vọng tái ngộNhững nhận định về BeatlesNhà phê bình âm nhạc Aaron Coplan: Nếu người ta muốn tái lập sắc thái tiêu biểu cho thập niên 60, chỉ cần mở nhạc phẩm của The Beatles. Âm nhạc của The Beatles không hề già nua qua năm tháng và người ta vẫn luôn tìm được những phát hiện mới mẻ từ những thứ tưởng chừng như đã quá quen thuộc ở The Beatles.Ca sĩ Adam:Âm nhạc, điều mà tôi đã làm suốt cả cuộc đời, cần mang đến cho con người niềm vui và sức lực, làm cho cuộc sống đẹp hơn. Các bài hát của The Beatles đã cho thấy một tiềm năng sáng tạo to lớn của họ và chúng được thể hiện thật tuyệt hảo.Leonard Berstein, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng New York và là nhà soạn nhạc phát biểu sau cái chết của John Lennon ngày 8/12/80: Một điều chắc chắn là các tác phẩm của Lennon sẽ sống mãi như các tác phẩm của Brahm, Beethoven hay Bach. Cái chết của Lennon là một tổn thất lớn. Thế giới mất đi một tài năng đầy sáng tạo và lôi cuốn.Trong The Beatles, giọng hát nữ tính đầy quyến rũ của Paul McCartney bổ sung một cách lý tưởng cho John. Hai người thành cặp đôi với những với những sáng tạo lạ thường ở thời điểm này. Ringo là nhạc sĩ tài năng và vui vẻ còn George Harrison có phần huyền diệu bí ẩn. Họ đã mang lại hạnh phúc cho hàng triệu người. The Beatles không bao giờ mất và sẽ sống mãi trong ký ức chúng ta. Họ không chỉ nổi bật trong thế kỷ 20 mà có thể còn nổi hơn ở thế kỷ 21. Cao Xuân Thành (Ban nhạc của thế kỷ 20 - the Beatles).
     
  16. PaulLennon

    PaulLennon Đồ rê mi fa sol ...

    Một bài viết cũ của tôi! tặng các bạn yêu Beatles ở VG!For Other Half In The SkyNgười ta bảo Paperback Writer là ca khúc đầu tiên của Beatles không phải là một tình khúc. Thế thì phải chăng những ca khúc trước đó của tứ quái đều là tình khúc? Dù cho điều đó là đúng hay là sai đi nữa thì một điều mà chúng ta dễ nhận thấy đó là cái đẹp, chất lãng mạn của hình ảnh các cô gái trong những tình khúc của tứ quái.Mặc dù là thành viên lập gia đình muộn nhất trong nhóm nhưng tình yêu thì lại đến với Paul khá sớm. Cô gái đầu tiên mà làm cho trái tim chàng Paul xao xuyến đó chính là người có cái tên Jane Asher. Phải nói Jane Asher là nàng thơ, nàng nhạc cho khá nhiều ca khúc của Beatles. Hình ảnh Jane Asher trong I Saw Her Standing There là một thiếu nữ mới 17 tuổi, "mắt nai ngây tròn", nàng không hề biết là lúc ấy đang có một chàng trai mặc dù đang khiêu vũ với người khác nhưng nhìn nàng với con mắt đắm đuối. Nhưng nàng cũng không thể thoát khỏi mũi tên của thần tình yêu khi nàng nhìn thấy chàng. Chàng nhìn nàng đắm đuối, nàng nhìn chàng e lệ,thật tuyệt! còn gì đẹp hơn thế cho sự khởi đầu của một mối tình đẹp. Khi chàng Paul nhà ta đã "chết trong lòng" khá nhiều rồi thì chàng đành phải công khai cho mọi người biết mối tình của chàng và thế là And I Love Her bất tử ra đời:"Tôi dành cho cô ấy tất cả tình yêu của tôiĐó là tất cả những gì tôi làm Nếu bạn cảm nhận và thấy được mối tình đẹp của tôiChắc hẳn cũng như tôi,bạn sẽ yêu mến cô ấyTôi yêu cô ấy..."Ca khúc And I Love Her với giai điệu trữ tình, mộc mạc, lời ca đầy những lời lẽ yêu thương đôi lứa của một gã si tình được thể hiện qua giọng ca ấm áp của chàng Paul đã làm cho mọi người ít nhiều cảm nhận được hình ảnh của cô đào Jane Asher, đó là một hình ảnh bất tử như chính ca khúc vậy. Nhưng có một điều trớ trêu là mối tình của hai người đã không bất tử như ca khúc và như những lời yêu thương chàng nói trong ca khúc("A love like ours could never die") mà là sau mấy năm tưởng như đã khá mặn nồng, thậm chí chàng và nàng đã đính hôn thì bỗng nhiên "một người về đỉnh cao, một người về vực sâu để cuộc tình chìm mau như bóng chim cuối đèo" vì một lý do mà chúng ta không nên bàn ở đây. Để rồi trong một ngày mưa buồn, chàng bùi ngùi nhớ về nàng, nhớ những kỉ niệm đẹp khi hai người còn ở bên nhau, nhớ những con đường dài ngoằn ngèo và đầy uẩn khúc, con đường mà dẫn chàng đến nhà nàng rồi chàng thầm nhắc nàng hãy nhớ đến chàng như chàng đang nhớ đến nàng vậy. Những kỷ niệm rơi lệ ấy là tiền đề cho một The Long And Winding Road bất hủ nghe phủ đầy sự cô đơn làm rung động và rơi lệ chúng ta. Làm sao không có thể rơi lệ cho được khi nghe câu "Mỗi lần anh cô đơn là mỗi lần anh khóc(Manytimes i''ve been alone and manytimes i''ve cried)". Theo tôi thì The Long And Winding Road xứng đáng là bản tình ca hay nhất của những con bọ và của mọi thời đại. Không biết các bạn thế nào chứ riêng tôi thì nhận thấy một điều khá thú vị đó là ca khúc The Long And Winding Road và bản tình ca bất hủ Diễm Xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người mà được mọi người gọi là "Người viết tình ca hay nhất thế kỷ của Việt Nam" có khá nhiều nét tương đồng. Hình ảnh của nàng Bích Diễm trong Diễm Xưa cũng giống như hình ảnh của Jane Asher trong The Long And Wingding Road, khi nghe hai ca khúc này ta cảm nhận thấy một cảm xúc rất giống nhau. Nhưng thôi! ấy là tôi chỉ lấy một sự so sánh nhỏ thôi còn chủ đề mà chúng ta bàn lại là chuyện khác,chúng ta sẽ có dịp gặp lại sự so sánh ấy ở bài viết khác. Trở lại với chủ đề của chúng ta, nàng Jane còn là cảm hứng cho chàng Paul viết nên rất nhiều ca khúc khác:Every Little Thing, I Wanna Hold Your Hand(Paul và John sáng tác ca khúc này ngay tại nhà của Jane) rồi I''m Looking Through You rồi For No One ...vân vân và vân vân...nói chung là rất nhiều.Khác với Paul, mối tình của John và Cynthia Powell lại nên duyên, nhưng nó chắc chắn không đẹp bằng mối tình của Paul và Jane bởi cuối cùng nó lại se duyên như chúng ta đã biết và trên thực tế nó nên duyên cũng vì những lí do nằm ngoài ý muốn của John. Thế nhưng John cũng đã kịp để lại cho chúng ta một ca khúc khá hay viết về Cynthia đó là ca khúc Do You Want To Know A Secret? đó là những lời tỏ tình run rẩy, e lệ của kẻ đang yêu thì thầm với người bạn gái:"Này em!anh có một bí mật từ hai,ba tuần nayKhông ai biết bí mật này cảEm có muốn biết bí mật đó không?Em hãy hứa là sẽ không cho ai biếtHãy để anh thì thầm vào tai em để nói những lời em đợi chờĐó là anh yêu em..."Không biết có phải chàng John nhà ta rất run khi tỏ tình hay không mà ca khúc này do George Harrison thể hiện chứ không phải là John và George đã thành công khi diễn tả những nỗi lòng của John. Mặc dù vậy nàng thơ, nàng nhạc cho rất nhiều bản tình ca bất hủ của Beatles và John là người mà chúng ta đều đã biết, nữ hoạ sĩ người Nhật, Yoko Ono. Người ta bảo những tình khúc sau này của John đều lấy cảm hứng từ Yoko, bà không những là người vợ của John mà còn như là một người mẹ tinh thần(Yoko hơn John đến 7 tuổi) bù đắp những thiếu thốn tình cảm cha mẹ của John từ thuở ấu thơ. John và Yoko gặp nhau năm 1966 nhưng đến lúc Don''t Let Me Down ra đời thì John cho mọi người thấy rõ là John không thể sống nếu thiếu Yoko. Sau đó thì chuyện gì đã xảy ra? Như mọi người đã biết John và Yoko nên vợ nên chồng, rồi Love, Look At Me, Oh My Love, Oh Yoko, Jeaous Guy, Dear Yoko...lần lượt ra đời. Chúng đều là những tình khúc rất hay của John mà hình ảnh trong các ca khúc đó không ai khác là Yoko Ono. Nhưng để lấy một ca khúc tiêu biểu thì tôi sẽ chọn Woman bất hủ, một ca khúc John viết để ca ngợi Yoko nói riêng và tất cả những người phụ nữ trên thế gian này nói chung(một điều khá thú vị là Paul cũng có viết một ca khúc có tên là Woman từ thời Beatles còn tồn tại, nhưng ca khúc ấy lại do một nghệ sĩ khác trình bày): "Người đàn bà ơi!Khó có thể diễn tả hết được những cảm xúc của tôi lúc nàyTrên hết tôi mang nợ người rất nhiều Người có biết?Ẩn núp sau một gã đàn ông là một đứa trẻ thơ cần người che chở..."Một sự ca ngợi rất đẹp của John đối với tất cả những người phụ nữ trên thế gian này. Giọng của John trong ca khúc này đẹp và truyền cảm hơn bao giờ hết, nó chứng tỏ sự chân thật của John khi thốt ra những ca từ trên. Đã có rất nhiều sự so sánh của người hâm mộ giữa tầm ảnh hưởng của Linda(vợ quá cố của Paul) đối với Paul và tầm ảnh hưởng của Yoko đối với John nhưng theo tôi thì Yoko là người phụ nữ tạo ra nhiều cảm hứng cho John hơn là Linda tạo ra cho Paul. Nhưng thật thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến những bản tình ca mà Paul viết về Linda. Ca khúc ấn tượng đầu tiên phải kể đến là Maybe I''m Amazed xuất hiện trên Album solo đầu tay McCartney của Paul, rồi sau đó là hàng loạt ca khúc viết về Linda ra đời:My Love, Silly Love Songs, We Got Married, Heaven On Sunday, Little Willow,...Nhưng ca khúc ấn tượng nhất thì phải kể đến No More Lonely Nights xuất hiện ở Album Give My Regards To Broad Street của Paul ra đời năm 1984. Người ta bảo rằng suốt những năm tháng là vợ chồng, Paul chỉ xa Linda có vài đêm và đó là những đêm mà Paul nhắc tới trong No More Lonely Nights. Còn lý do phải xa cách thì chúng ta không nên nhắc lại ở đây vì theo như Paul nói sau này:"đó là những ngày tháng đen tối nhất của đời tôi,không hiểu sao tôi lại như vậy và tôi không muốn nhắc lại những ngày tháng đó" "Anh không thể đợi chờ thêm một ngày nữa trừ khi anh gọi thầm tên em...Sẽ không còn có thêm những đêm cô đơn nữaSẽ không còn, sẽ không còn..."Bài hát hết sức chân thật và nó tuyệt vời hơn khi được phụ hoạ bởi tiếng Guitar điện réo rắt đầy cảm xúc của cựu Guitar Lead của Pink Floyd,David Gilmour. Có thể nói đó là ca khúc hay nhất mà Paul viết về Linda và nó có thể so sánh với Woman của John.Vì không tham gia sáng tác nhiều cho Beatles nên George và Ringo không có tình khúc đáng kể nào ngoại trừ I Need You(George viết về Patti Boyd). Mọi người đôi lúc cho rằng tình khúc hay nhất của George là Something viết về Patti nhưng thực tế những hình ảnh của cô gái trong Something là lấy cảm hứng từ những ca từ trong một ca khúc của ca sĩ kiêm nhạc sĩ James Taylor. Tuy nhiên sau này George và Ringo cũng đã có một số ca khúc khá hay viết tặng những người vợ yêu quý của mình với My Sweet Lord(George viết về Patti), I''m Yours(Ringo viết tặng Barbara). Nhân đây cũng nên bàn một chút về nàng thơ Patti Boyd, Patti là vợ George nhưng trớ trêu thay sau đó lại là vợ của tay Guitar huyền thoại, người bạn thân của George là Eric Clapton điều đó chứng tỏ Patti rất là đáng yêu vì không phải ngẫu nhiên mà sau này nàng lại chính là cảm hứng cho hai tình khúc hay nhất của Eric là Layla và Wonderful Tonight. Dù thế nào đi nữa thì chúng ta cũng phải cảm ơn những người phụ nữ mà đại diện là những người ở trên,nhờ họ mà chúng ta ngày nay được thưởng thức những giai điệu, những ca từ hay nhất của nhân loại. Đó là sự tôn vinh, sự ca ngợi một cách gián tiếp của chúng ta đối với một nửa của nhân loại nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3.
     
  17. Mai Cua

    Mai Cua Mới tập romance

    cảm ơn các bác, mấy bài viết hay quá !!!hê hê, đọc xong muốn chạy về nhà nghe Beatles luôn [​IMG]
     
  18. thehellfire

    thehellfire Mới tập romance

    Cảm ơn các bác về những bài viết rất hay, nhạc Beatles tuyệt vời
     
  19. Ckminh

    Ckminh Đồ rê mi fa sol ...

    John Lennon sợ học guitar Ca sĩ John Lennon. Colin Hanton, đồng đội cũ của Lennon ở ban nhạc The Quarrymen, tiết lộ, huyền thoại này gần như bỏ dở lớp guitar chỉ sau hai buổi thử sức. Lennon thấy loại nhạc cụ này quá khó và anh không học nổi.Hanton nói: “The Quarrymen chỉ là một ban nhạc học trò. Không ai tin tưởng vào tương lai của nó. John đã nghĩ rằng, anh phải mất cả đời mới chơi guitar thành thạo được”. John chỉ thay đổi ý kiến sau khi gặp Lonnie Donegan, một bậc thày âm nhạc. Ông khuyên anh giữ niềm tin rằng bất cứ ai cũng có thể chơi tốt một loại nhạc cụ. Sau này, Paul McCartney và George Harrison cũng tham gia The Quarrymen. Chính khả năng chơi guitar của McCartney đã giúp anh có chỗ đứng trong The Quarrymen và lấn án cả những người thành lập ban nhạc. Cuộc hội ngộ của John Lennon và McCartney là bước ngoặt để hình thành The Beatles lừng danh. (theo www.fpt.vn)
     
  20. C-major

    C-major Mới tập romance

    Tác giả bài này làm như mỗi mình mình là người hiểu biết, tôi cũng thích Beatles lắm;Beatles có nhiều giai thoại hay về các tác phẩm của họ, ai có post lên nhé, để về nhà tìm lại cái bài viết về bài HeyJude mới được
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này