1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Schuman và J.Brahms

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi Fluteneu, 3 Tháng sáu 2004.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Fluteneu

    Fluteneu Thread Starter Mới tập romance

    Johannes Brahms - Nhà giao hưởng tuyệt kỹ</span><span style="color:red">Như một họa sỹ hiện thực, Brahms đã phác họa tinh thần thời đại trong âm nhạc của mình bằng phong cách sáng tác hết sức độc đáo. Ngôn ngữ âm nhạc của Brahms là sự kết hợp tuyệt vời giữa truyền thống của chủ nghĩa cổ điển với những thành tựu nghệ thuật tân tiến của chủ nghĩa lãng mạn. Các tác phẩm âm nhạc của ông thể hiện thế giới muôn màu, đa dạng, từ trữ tình êm dịu, đến anh hùng hoành tráng từ mơ mộng giả tưởng đến tinh thần chiến đấu quật cường bất khuất. Những xúc cảm sâu sắc, mãnh liệt được thể hiện qua bút pháp chân thực, logic mạch lạc kiểu cổ điển trên phương diện cấu trúc, song hình tượng âm nhạc và sự phát triển của các đường nét giai điệu lại hết sức uyển chuyển linh hoạt và phóng khoáng. Những niêm luật của chủ nghĩa cổ điển như bệ đỡ vững chắc để tôn vinh công trình kiến trúc đồ sộ, vừa mới lạ vừa thân quen. Tinh thần nghệ thuật - dân chủ; nguồn cội âm nhạc dân gian Đức, Áo, Hung, Slave… Quan điểm sáng tác - tìm cái mới cho nền nghệ thuật: hình tượng lãng mạn được xây dựng trên phương pháp hiện thực, thẩm mỹ trong sáng và thuần khiết, nội dung nhân bản và yêu nước. Nghệ thuật của Brahms đem đến cho âm nhạc Đức nửa sau thế kỷ 19 một dáng vẻ mới, sức vóc mới và không phải ngẫu nhiên mà ông được công nhận đứng vào hàng những vĩ nhân âm nhạc Đức: nhóm “3B”, đó là : “Bach - Beethoven - Brahms”! (ý tưởng này do Hans Von Bulone khởi xướng).Những ngày thơ ấuJ.Brahms sinh ngày 7/5/1833. Tổ tiên của Brahms là những người thợ kỹ nghệ. Cha của Brahms là Johannes Jacob Brahms, một nhạc sỹ nghèo chơi cho các nhà hàng - tửu quán và cuối đời thì chơi contrabasse trong dàn nhạc giao hưởng ở Hamburg. Johannes Brahms là người con thứ hai trong gia đình có 3 con, trong đó có 2 anh em Johannes và Fritz là nhạc sỹ. Mẹ của Brahms (Christin Nixen) là người có nhiều ảnh hưởng đến nhạc sỹ. Bà hơn chồng 17 tuổi, là phụ nữ cởi mở, nhân hậu và tự trọng. Bà yêu văn học, thuộc lòng các tác phẩm của Schiler và có trí nhớ đặc biệt. Brahms đã thừa hưởng những đức tính tốt đẹp ấy của bà.Tuổi trẻ cực nhọc để lại dấu ấn trong tính cách của Brahms: thâm trầm, kín đáo, giàu ý chí và nghị lực. Nhắc đến thời niên thiếu, Brahms ngậm ngùi: “Rất ít người phải sống tồi tệ như tôi”. Lên 5 tuổi, tập nhờ đàn piano ở nhà hàng xóm do cha dạy, 8 tuổi chuyển sang học một thầy dạy đàn tư nhân, sự tiến bộ nhanh chóng và đáng ngạc nhiên của Brahms làm ông thầy này sau vài năm phải gửi Brahms đến học piano, sáng tác và lý luận với nhà giáo nổi tiếng khác - Eduard Marxsen. Marxsen khích lệ lòng say mê âm nhạc đối với âm nhạc cổ điển qua các tác phẩm của Bach, Beethoven, Weber… và ông dự đoán tương lai của cậu học trò tài năng Brahms là sẽ thay thế sự nghiệp của Mendelssohn sau này.Lúc10 tuổi, Brahms đã phải cùng cha kiếm sống bằng việc chơi đàn suốt đêm tại các nhà hàng và tửu quán. Ban ngày nhận phối khí và cải biên các bản hành khúc và các tiểu phẩm cho quân nhạc và dàn nhạc kèn đồng ở địa phương. Ngoài ra còn đi dạy nhạc tư. Brahms bắt đầu thử nghiệm sáng tác trong giai đoạn này, một cách hết sức khiêm tốn và bí mật vào những lúc trời còn chưa sáng tỏ, Brahms trở về mệt nhọc sau những giờ chơi nhạc trong những quán bar ồn ào nhộn nhạo! Tại Hamburg, Brahms đã nổi tiếng là người chơi piano xuất sắc. Buổi biểu diễn solo piano (concert) đầu tiên là năm 1848.Những người bạnTrong cuộc cách mạng 1848 - 1849, Hamburg là nơi mà dân Hungary sang cư trú chính trị rất đông. Brahms rất thú vị khi nghe âm nhạc Hung, đặc biệt là phong cách gypsy rất tự do khoáng đạt (rubato) Brahms làm quen với nhạc sỹ violon nổi tiếng người Hung Eduard Remini và họ cùng nhau đi lưu diễn khắp nước Đức. Trí nhớ âm nhạc của Brahms rất đặc biệt, ông thường biểu diễn thuộc lòng không những khi độc tấu piano, mà ngay cả khi ông chỉ huy cũng như đệm cho violon cello và clarinette. Năm 1853, trên chuyến lưu diễn cùng với Remini, có lần gặp phải cây đàn piano thấp hơn ½ cung, thay vì chơi bản Sonata của Beethoven giọng Đô thứ, Brahms đã phải dịch sang giọng Đô thăng thứ ngay tại lúc diễn, vậy mà ông đã vượt qua điều hy hữu ấy một cách xuất sắc đáng ngạc nhiên.Năm 1850, Brahms gặp nhạc sỹ violon Joseph Joachin, người đã giới thiệu Brahms với nhạc sỹ thiên tài Liszt và vợ chồng nhạc sỹ Robert và Clara Schumann. Schumann đánh giá cao tài năng của Brahms và dự cảm Brahms sẽ trở thành nhà cải cách âm nhạc trong tương lai. Schumann giới thiệu Brahms với nhóm nhạc sỹ Leipzig và hết sức giúp đỡ Brahms trong mọi phương diện. Trên tạp chí “Những con đường mới”, Schumann đã hết lời ca ngợi Brahms: “Là nghệ sỹ đã thể hiện tinh thần của thời đại mình một cách hoàn thiện - hoàn mỹ. Brahms xuất hiện như một đấng sáng tạo mà mọi vẻ diễm lệ và oai hùng đều đứng xếp thành hàng danh dự...” Với uy tín và tên tuổi của Schumann, Brahms mở rộng giao thiệp với các nhạc sỹ trên toàn châu Âu. Brahms vô cùng biết ơn sự nâng đỡ của Schumann dành cho mình. Sau này khi Schumann lâm bệnh, Brahms đã đến sống và chăm sóc cho ân nhân trong một thời gian dài. Đồng thời, Brahms có điều kiện tận dụng được kho tàng thư viện đồ sộ của Schumann, tranh thủ sáng tác và đôi khi cùng đi biểu diễn với Clata Schumann. Với tất cả nỗ lực, Brahms mời các thầy thuốc giỏi nhất để chữa trị bệnh rối loạn thần kinh cho Schumann, song đều vô hiệu. Schumann qua đời ngày 29/07/1856, ấn tượng về kỷ niệm đau buồn này, Brahms viết Concerto số 1 cho piano và dàn nhạc giọng Rê thứ.Cuối năm 1853, Brahms đến Leipzig (Đức), có trường Gewandhans nổi tiếng do Mendelssohn sáng lập. Tại đây Brahms gặp gỡ các nhân vật lỗi lạc như nghệ sỹ violon David, chỉ huy Rich, piano Mocheles, sáng tác Berlioz. Buổi gặp đầu tiên, Berlioz đã cùng với Brahms biểu diễn ứng tác ngẫu hứng, và với xúc động sâu sắc, Berlioz đã viết cho Joachin về Brahms: “Cậu ấy đã để lại cho tôi ấn tượng mạnh mẽ với bản Xonat số 1. Tôi cám ơn anh đã cho tôi làm quen với chàng trai trẻ này. Con người khiêm nhường nhưng quả cảm này sẽ sáng tác ra một thứ âm nhạc rất mới và anh ta sẽ phải trăn trở và chịu đựng nhiều áp lực đây !”. Cũng trong những năm tháng này, Brahms cũng làm quen với nhạc sỹ piano, đồng thời là nhà chỉ huy Hans von Buloue, mà sau này là một trong những người bạn thân, người đồng nghiệp sốt sắng nhất, bảo vệ tích cực nhất cho âm nhạc của Brahms.Hè năm 1856, sau khi Schumann qua đời, Brahms đưa toàn bộ gia đình của Clara Schumann qua Thụy Sỹ. Ba tháng liền làm việc cho Hoàng tộc Detmold, sau đó là những chuyến lưu diễn liên miên. Brahms say mê con gái của vị giáo sư nổi tiếng của Đại học tổng hợp ở Goethingen. Song mối tình đầu bất thành đã để lại cho chúng ta những ca khúc bất hủ. Brahms ở vậy suốt đời. Hai người phụ nữ giữ vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời của Brahms đó là mẹ và Clara - người bạn, người đồng nghiệp cùng chí hướng, và ngược lại Brahms trở thành người bảo trợ trung thành và tin cậy của gia đình Clara trên suốt chặng đường đời.Năm 1859 - 1962, Brahms sống ở Hamburg. Tại đây Brahms thành lập hợp xướng nữ, chỉ huy và sáng tác các tác phẩm cho hợp xướng. Trong đó có “Ave maria”, “Khúc cầu hồn”… Giai đoạn này là thời kỳ sáng tác sung mãn nhất của Brahms, Brahms viết mọi thể loại, trong đó có “Biến tấu và fugue trên chủ đề của Handel” - một trong những thành tựu cao nhất của nghệ thuật piano thế kỷ 19.Từ khi bắt đầu chính thức bước vào con đường sáng tác (20 tuổi) Brahms đã phải đương đầu với 2 trường phái nghệ thuật Đức, một bên là Leipzig với đại diện là Mendelsohn và bên kia là “Trường phái Đức mới” ở Weimar với chủ xướng là Wagner và Liszt. Mâu thuẫn giữa hai trường phái này rất gay gắt, nảy lửa và không khoan nhượng cuộc chiến của họ chấn động toàn giới âm nhạc. Phong cách nghệ thuật của Brahms cũng bị đưa ra mổ xẻ, kẻ chê bai, người ca ngợi. Ngán cảnh bút chiến tơi bời, Brahms không tham gia trong cuộc "không nói tục"ng độ nặng nề mà âm thầm sáng tác, tự tìm tòi cho mình một con đường riêng.Một đôi lần Brahms ứng cử vị trí giám đốc dàn nhạc giao hưởng ở Hamburg, nhưng không thành. Năm 1863, Brahms đến Viên nhận chức giám đốc Viện thanh nhạc. Và tại đây Brahms đã định cư cho đến cuối đời. Từ một chàng trai nghiêm nghị xanh xao, nhu mì, hấp dẫn với mái tóc dài màu hạt dẻ với thời gian ở Viên, Brahms trở thành một người đàn ông oai vệ, đường hoàng, uyên bác, với vóc dáng tầm thước, bộ râu rậm oai phong, vẻ trầm tĩnh nhưng giàu lòng nhân ái, người dân Viên quen gọi ông với cái tên đầy kính trọng “Doctor Brahms” - “Master Brahms”. Brahms lãnh đạo Viện thanh nhạc khoảng 1 năm, sau đó xin thôi để được tự do đi biểu diễn và sáng tác.Năm 1866, mẹ Brahms mất đột ngột. Trong niềm đau xót tột độ, Brahms hoàn thành 1 trong những tác phẩm hoành tráng nhất của mình “Requiem nước Đức”. Tác phẩm được viết trong thời gian rất dài : 11 năm. Buổi đầu ra mắt, tác phẩm thất bại thảm hại, nhưng sau đó 1 năm, tại đại giáo đường Bremen, tác phẩm do chính tác giả chỉ huy lại thành công bất ngờ. Vào dịp này, một tuyệt tác khác cũng ra đời, đó là bản Rhapsodie tặng đám cưới Julie (con gái của Clara) viết cho giọng nữ trung, hợp xướng và dàn nhạc.Năm 1872, Brahms làm giám đốc Hội âm nhạc và 3 năm liền chỉ huy hợp xướng và dàn nhạc của học viện Gesellschaft Konzerte. Cho đến năm 1876, Brahms còn chưa viết giao hưởng. Bản giao hưởng số 1 giọng Đô thứ, với nội dung “Pathétique” “ra lò” năm 43 tuổi đã chinh phục khán giả vô điều kiện. Liền năm sau, bản giao hưởng số 2 giọng Rê trưởng “pastoral” có hình hài viên mãn. Lập tức Bulow cho xuất bản cả 2 bản giao hưởng của Brahms. Giao hưởng đã đem đến cho nhạc sỹ những vinh quang vang dội. Các nhà xuất bản đua nhau in các tác phẩm của Brahms. Đời sống vật chất đảm bảo, tài chính dồi dào hơn cho phép Brahms giúp đỡ những nhạc sỹ trẻ khác, Brahms thường khuyến khích những nhạc sỹ trẻ có những ý tưởng táo bạo, mạo hiểm, đôi khi phiêu lưu, trong đó có Drorak, Grieg …Năm 1881, Brahms sáng tác Concerto cho violon tặng Joachin, 2 ouverture Academic festival và Tragic, Concerto số 2 cho piano giọng Si giáng trưởng có kỹ thuật rất khó, để tặng thầy giáo cũ Eduard Marxsen.Năm 1883, bản giao hưởng số 3 Heroie giọng pha trưởng gặt hái thành công tràn đầy và giới nhạc một lần nữa ngạc nhiên trước sự xuất hiện đột ngột của bản giao hưởng số 4 giọng Mi thứ, Tragic sừng sững như một thiên tráng sử bất hủ.Những năm cuối đời và di sản cho hậu thếTiếng thơm đồn xa, ở Mỹ, các trường đại học tổng hợp Cambridge và Breslau chọn Brahms và Joachim là tiến dỹ danh dự. Viện Hàn lâm Khoa học ở Berlin và Viện Hàn lâm Nghệ thuật ở Paris cũng bầu Brahms là thành viên danh dự.Từ mùa hè 1886 - 1888, Brahms sống ở Thụy Sỹ kết bạn với Tchaikovsky trong giai đoạn này. 1896 tại một tỉnh lỵ du lịch, Brahms mắc chứng hoàng đản, sỏi gan. Buổi biểu diễn cuối cùng của Brahms với dàn nhạc giao hưởng Viên là ngày 7/3/1897 và bản giao hưởng số 4 đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Những cuộc gặp gỡ cuối cùng là với Strauss và Grieg. Ngày 3/4/1897 tin buồn “Nhạc sỹ Brahms qua đời” lan truyền khắp châu Âu. Brahms được mai táng bên cạnh Beethoven và Schubert, hàng vạn người dân Viên tiễn đưa nhạc sỹ đến nơi yên nghỉ.Di sản âm nhạc mà Brahms để lại cho chúng ta vô cùng phong phú, ông viết nhiều ở mọi thể loại ngoại trừ opera và ballet. Trong số những bậc thầy của nền âm nhạc châu Âu nửa sau thế kỷ 19, nếu như Wagner và Verdi đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật opera, Liszt điển hình với âm nhạc piano và thể loại giao hưởng thô thì Brahms và Bruckner ngoài nhạc phím và nhạc có tiêu đề (program music), hai vị được tôn vinh là những nhà giao hưởng tuyệt kỹ và “siêu” hợp xướng. Thiên tài âm nhạc của Brahms thể hiện trọn vẹn trong âm nhạc giao hưởng, đặc biệt là trong 4 bản giao hưởng: phong cách và thế giới quan nghệ thuật chứa đựng những ước vọng tinh thần của thời đại, của nhân loại muốn vươn tới sự hoàn mỹ về đạo đức - luân lý. Âm nhạc giao hưởng của Brahms do đó được nâng cao trên tầm của âm nhạc giao hưởng Đức - Áo lúc bấy giờ. Đồng thời giao hưởng của Brahms cũng chống lại quan điểm của nhóm Wagner - cho rằng đã tận dụng triệt để và tối đa khả năng của các loại nhạc cụ, và hậu duệ của Mendelsohn - âm nhạc xa rời tư duy và cuộc sống hiện thực. Giao hưởng của Brahms là một trong những hiện tượng có giá trị và ý nghĩa đặc sắc nhất trong âm nhạc thế kỷ 19. Trong đó, sự phong phú về xúc cảm hài hòa với nội dung kịch tính sâu sắc, với tính logic “thép” được sử dụng trong luật cấu trúc cổ điển.Âm nhạc giao hưởng của Brahms tiếp tục truyền thống kịch tính của Beethoven, nhưng được định hướng tới việc thể hiện những vấn đề sống động của người đương đại. Mặc dù không chú tâm đến các tiêu đề như Liszt, Wagner hay Berlioz nhưng trên thực tế các chương mục trong giao hưởng của Brahms vẫn được liên kết bởi một ý thơ nhất quán. Các hình tượng tương phản và phong phú, tinh tế đến từng chi tiết. Bốn bản giao hưởng, mỗi bản một vẻ, riêng biệt, nhưng đều hoàn thiện và hoàn mỹ. Đại đa số cho rằng bản giao hưởng số 4 là một trong những bản giao hưởng có giá trị lớn nhất trong toàn bộ văn hóa giao hưởng thế giới, đặc biệt là chương 4 (finale) là “chaconne” - chủ đề với 30 biến tấu đã gây rung động mãnh liệt, biểu lộ những lo lắng về số phận con người, chống trả những áp bức bất công, mơ về một tương lai tươi sáng và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Đặc điểm nhân đạo này của Brahms gần gũi với tư tưởng nhân loại của Beethoven.Các bản concerto viết cho piano và violon của Brahms cũng chứa đựng những phẩm chất của nghệ thuật giao hưởng Brahms, bè solo kỹ thuật điêu luyện nhưng không dừng lại ở sự phô trương đơn thuần mà có nội dung sâu sắc, vẻ đẹp trữ tình của âm điệu, thủ pháp biến ảo mà vẫn chặt chẽ, bản concerto cho violon vẫn khẳng định giá trị hàng đầu trong các tác phẩm cùng thể loại.Phong cách viết cho piano cũng mang dáng vẻ riêng: nghiêm trang và sâu sắc. Sôi nổi và phổ cập nhất là những vũ khúc Hungary.Đối với thể loại thanh nhạc, Brahms xứng đáng là môn đệ trung thành của Schubert và Schumann. Trong lĩnh vực này, Brahms thể hiện rất rõ tính dân tộc, tình yêu và trân trọng đối với nhạc folklore; âm nhạc trở nên ấm áp, thiết tha, chân thực, gần gũi, gắn bó với lời thơ một cách hòa điệu tự nhiên. Những bài hát vang lên khắp mọi nơi chốn cho đến tận hôm nay như Ru con, Mưa rơi, Họa mi, Tình yêu màu xanh… Những sáng tác của BrahmsÔng sáng tác khoảng 200 ca khúc và romance, một số ca khúc cải biên. Hợp xướng và hòa ca (20 song ca, 60 tứ ca, 5 hợp xướng nam, 28 hợp xướng nữ và khoảng 40 hợp xướng hỗn hợp nam nữ và một số cải biên. Tác phẩm thanh - khí nhạc phải kể đến Requiem nước Đức viết cho lĩnh xướng, hợp xướng và dàn nhạc.Các tác phẩm viết cho piano: gồm 3 sonate, các biến tấu trên chủ đề của Schumann, Paganini, Handel, Hungary, hapsodie, ballade, etude, romance, tiểu phẩm, một số tác phẩm cho piano 4 tay và organe.Nhạc thính phòng: gồm 3 sonate cho violon và piano, 2 sonate cho cello và piano, 2 sonate cho clarinette và piano, 3 tam tấu piano, tam tấu cho piano, violon và cor, 3 tứ tấu piano, 3 tứ tấu dãy, 1 ngũ tấu piano, 2 ngũ tấu dây, 1 ngũ tấu do Clarinet + 2 violon + viola + cello, 2 lục tấu dây (2 violin + 2 viola + 2 cello) Âm nhạc giao hưởng: 2 serenade, biến tấu trên chủ đề Haydn, 2 overture Academic festival và Tragic, 2 concerto cho clarinette và dàn nhạc, 1 concerto cho violon và dàn nhạc, 1 concerto cho violon + cello và dàn nhạc. Và 4 bản giao hưởng bất hủ: Pathtic, Pastoral, Eroica (Heroic) và Tragic.(Brahms không viết opera và ballet).(Theo Minh Cầm)
  2. quangthangs

    quangthangs Mới tập romance

    Chịu khó đợi em lớn lên anh nhé!</span>Berlin hơn 170 năm trước.Cô bé Clara 12 tuổi đem long yêu Schuman,cậu học trò cưng của cha mình.Schuman 21 tuổi,tài hoa đang độ nở rộ,vừa say mê nghệ thuật đến điên cuồng lại vừa có tính tình u uất, đa sầu đa cảm.Chất nghệ sỹ ấy đã làm cho Clara chết mê chết mệt.Chỉ sợ Schuman yêu người khác,cô bé bèn nài nỉ chàng trai:"Chịu khó đợi em lớn lên anh nhé!"Về sau Schuman không may bị hỏng một ngón tay,anh đành bỏ dở giấc mộng trở thành nhạc công piano và chuyển sang học sáng tác nhạc.Clara an ủi:"anh yêu,em sẽ cho anh mượn đôi bàn tay của em."Song mối tình của họ bị người cha của Clara ngăn trở.Tuy rất cưng cậu học trò có thiên tài âm nhạc bẩm sinh này ,nhưng ông không đồng ý cho con gái lấy một anh chàng nghèo kiết xác! Vả lại,Clara chơi đàn dương cầm rất giỏi,nếu sớm vướng vào chuyện yêu đương thì tiền đồ sáng sủa sẽ đi đứt.Clara son sắt một lòng nhất quyết không rời xa Schuman. Ồng thầy nổi giận kiện cậu học trò ra toà.Quan toà phán:Tình yêu vô tội!,và bác bỏ lời tố cáo của ông .Clara và Schuman có với nhau 8 mặt con.Cuộc sống vất vả của người chủ một gia đình đông con cộng thêm việc sáng tác nhạc quá tổn hao sức lực đã khiến Schuman chưa đến 30 tuổi đã có hiện tượng tâm thần bất định,mấy lần phải vào viện tâm thần điều trịTrong thời gian đó cậu học trò 18 tuổi của Schuman là Brahm đem lòng yêu bà vợ của thầy giáo,dù bà hơn mình những 14 tuổi.Bệnh tình của Schuman ngày một trầm trọng, ông sớm từ giã cuộc đời ở tuổi 46.Clara đau khổ giam mình trong nhà,không gặp bất cứ ai.Sau cùng chính Brahms đã khuyên bà :"nếu bà thực sự yêu thầy,thì bà nên giới thiệu rộng rãi các tác phẩm của thầy trước công chúng chứ không nên để các tác phẩm ấy cùng theo thầy xuống mồ."Clara sực tỉnh trước lời khuyên trí lý ấy và nhớ lại lời hứa trước đây của mình .Bà nhất quyết phải dâng đôi bàn tay của mình cho người yêu quý.Từ đó trở đi,bà dành cả phần đời còn lại cho các chuyến đi biểu diễn những bản nhạc của chồng mình.Sở dĩ các tác phẩm của Schuman được lưu truyền rộng rãi tới ngày nay,một phần quan trọng là nhờ công sức của Clara.Suốt đời Clara Schuman từ chối lời cầu hôn của Brahms vì bà biết anh là một nghệ sỹ lớn, đầy triển vọng,nếu bà nhận lời lấy anh thì chỉ làm khổ anh mà thôi.Brahm mất năm 64 tuổi,suốt đời sống độc thân.(Theo Nguyễn Hải Hoành dịch- TC tia sáng/1-2005)========Robert Schuman(1819-1856),Clara Schuman(1819-1896)-người Đức.Johans Brahms(1833-1897) nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức, được nhắc đến với các vũ khúc Hungari,nhất là bản Giao hưởng số 4,với nhiều sáng tạo độc đáo đối với hình thức giao hưởng.--------<span style="color:purple">Thật đáng kính phục trước những tình yêu cao cả.Nhưng không biết hiện nay có còn tồn tại thứ gọi là tình yêu theo đúng nghĩa không...,khái niệm này thật trừu tượng,có khi ta còn thấy nghi ngờ ,rất đáng ngờ nữa chứ!Chả thế mà ông cha ta đã có câu:"Tin bạn mất bò,tin học trò mất vợ" đấy là gì!Phải chăng vì thế mà nhiều nghệ sỹ ngày nay cũng thích sống độc thân mặc dù đã lớn tuổi nhưng cũng không lo đến chuyện phải kiếm vội một ai đó để cưới cho hết nghĩa vụ... [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
  3. quangthangs

    quangthangs Mới tập romance

    Parate yêu đi, đường dù gần nhưng không đi thì không tới, người dù vẫn sống chờ chờ, nhưng không tìm sẽ không gặp. Nếu có tìm lầm thì lại tìm lại. [​IMG] [​IMG] Trên đời này đâu chỉ có mỗi Schuman được iu
  4. jckhoa

    jckhoa Đồ rê mi fa sol ...

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này