1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Rhumba-bolero và những điều cần biết...

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar Đệm hát' bắt đầu bởi alipopo88, 8 Tháng một 2009.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. alipopo88

    alipopo88 Thread Starter Mới tập romance

    Sự đóng góp của những dòng nhạc Rhumba - Bolerocho nền tân nhạc Việt NamDuy TâmTrong nền tân nhạc VN với những âm điệu tiết tấu dễ nghe, thích hợp với lời kể lể tâm tình. Thập niên 60 là lúc nhạc Boléro thịnh hành nhất với hàng trăm bài nhạc nổi tiếng của những tác giả tài danh như Trúc Phương, Lam Phương, Mạnh Phát, Châu Kỳ, Lê Dinh, Anh Bằng, Huỳnh Anh, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thanh Sơn, Hồng Vân, Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Song Ngọc, Anh Việt Thu... Thế nhưng ở một số khán thính giả, nhạc Boléro không được họ đặt ngang hàng như những dòng nhạc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Văn Phụng, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An. Thậm chí có người còn cho rằng nghe nhạc Boléro là nghe nhạc "rẻ tiền". Nhưng đối với tôi, không có một bài nhạc nào là rẻ tiền hay là sến cả mà chỉ có phong cách trình diễn rẻ tiền hay là sến mà thôi. Một bài nhạc dù được viết ở thể loại nào, dù người nhạc sĩ là một người có học thức cao hay là một anh bán hàng rong ở một phố nghèo nàn nào đi nữa thì họ cũng có trình độ, phẩm chất và giá trị của họ. Chúng ta không thể nào cho rằng một món ăn Pháp với lối nấu nướng cầu kỳ phải ngon hơn một trái bắp rang nướng mỡ hành. Âm nhạc cũng vậy, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo tŕnh độ của mỗi người mà họ thích hợp với loại nhạc này hơn loại nhạc kia. Chúng ta không ai mà không thán phục lối cấu trúc nhạc lý cầu kỳ, phức tạp của bài "Hương Xưa" của Cung Tiến. Bài nhạc mang đầy âm hưởng nhạc cổ điển Tây Phương nhưng khi nhìn lời nhạc với những hình ảnh như: "Con đường về làng dìu mấy thuyền đò, bóng tre êm ru, con diều dật dờ, những đêm trăng mờ, hồn ta lâng lâng nghe sáo vi vu". Những hình ảnh rất Việt Nam đó như bóng tre, con diều, sáo vi vu, đã được lồng trong những nốt nhạc Tây Phương quá sang trọng và không có âm hưởng Việt Nam. Rồi chúng ta hãy nghe một đoạn của bài nhạc Boléro thuần túy của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ như là bài "Ai Nhớ Chăng Ai" với những hình ảnh: "Ai nhớ chăng khói chiều, khói chiều vương vấn mái tranh nghèo, có đàn em reo ngoài vườn, mẹ già tóc bạc như sương, nợ đời luôn còng đôi vai...". Từng nét nhạc, từng tiếng đàn tranh, từng lời nhạc là những chân tình Việt Nam thật thân thiết và gần gũi với chúng ta biết bao.Quê hương Việt Nam đã trải qua một thời gian dài đăng đẵng ngụp lặn trong khói lửa. Hình ảnh oai hùng của người chiến sĩ xả thân bảo vệ quê hương đã được chính dòng nhạc Boléro, Rumba ca ngợi một cách trang trọng hơn bất cứ dòng nhạc nào. Chúng ta đã nghe bài "Kỷ Vật Cho Em", "Tưởng Như Còn Người Yêu" của Phạm Duy, "Cho Một Người Nằm Xuống" của Trịnh Công Sơn, "Người Tì́nh Không Chân Dung" của Hoàng Trọng. Đó là nhương bài nhạc nói về đời lính, không phải là nhạc Boléro. Nhương bài đó cuơng phải kể là những tác phẩm bất tử vì nó nêu lên một sự thật của chiến tranh. Tuy nhiên, những hình ảnh người chiến sĩ trở về trên đôi nạng gỗ, rồi "...em ngại ngùng dạo phố mùa Xuân, bên người yêu tật nguyền chai đá, hay là... anh lên lon giữa hai hàng nến thắp". Thưa quý vị, đó là những hình ảnh làm cho người ta phải sợ làm lính, tội cho đời lính nhiều hơn vì đó là những sự thật quá phũ phàng. Những bài nhạc đó luôn sống mãi với thời gian vì ngoài giá trị về nghệ thuật, cách viết nhạc, phổ nhạc thiên tài của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Hoàng Trọng nó còn có nét trung thực của lịch sử, nhưng trong tác phẩm đó thiếu đi sự ca ngợi, sự thán phục mạnh mẽ đối với sự hy sinh của người lính. Và chúng ta hãy bước vào thế giới của nhạc Boléro bắt đầu với những bài viết về đời lính, tình yêu quê hương và sự hy sinh của người lính đã được viết rất nhiều trong những tác phẩm Boléro, Rumba. Ví dụ như bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" của Đinh Miên Dũ. Cũng với giai điệu đó bài "Đưa Em Vào Hạ" của Trầm Tử Thiêng. Những hình ảnh bùn dơ băng lau lách sương đêm, rừng thiêng gọi lá, chiến trường năm im thở khói là những hình ảnh đẹp tuyệt vời ca ngợi sự hy sinh của người chiến sĩ. Chúng ta không những nghe được những âm thanh của miền chiến địa mà còn cảm được nỗi gian lao cam khổ của chiến sĩ nơi chiến đầu giới tuyến.Tình yêu của lính cũng đã được dòng nhạc Boléro, Rumba tạo ra với những nét kiều diễm, tha thiết, nhân hậu. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là một trong những thiên tài khi viết về tình yêu của lính. Các bài như "Biển Mặn", "Tạ Từ Trong Đêm", "Hoa Trinh Nữ", trong số đó bài mà tôi thích nhất là bài "Đồn Vắng Chiều Xuân". Cả một khung trời tình yêu lãng mạn đến chất ngất hồn người giữa một chiều Xuân ven rừng nhìn mai nở chàng mới biết mùa Xuân đã về. Chàng chiến sĩ chỉ có 24 giờ phép, 4 giờ đi rồi lại 4 giờ về, chàng chỉ còn lại 16 giờ bên cạnh người yêu. Nàng cũng biết điều đó nên nàng đã chờ chàng từ đầu ngõ từ bao giờ. Thật không có tình yêu nào đẹp hơn thế nữa. Chàng lính chiến và nguời yêu, cả hai quý trọng và nâng niu thời gian ngắn ngủi mà họ có bên nhau.Quê hương là trong đôi mắt người yêu. Trong đôi mắt đã đẫm lệ của nàng trước giờ chia tay, chàng thấy cả một bầu trời quê hương thiêng liêng và đó là những gì mà chàng có bổn phận phải bảo vệ. Nữ ca sĩ Hoàng Oanh, Thanh Thúy và nam ca sĩ Duy Khánh là những tên tuổi đã hát bài "24 Giờ Phép" rất thành công.Rồi còn tình thương của người lính đem về cho mẹ hiền. Anh nhìn hình tượng của người mẹ như là hình tượng của quê hương và đó là hình ảnh mộc mạc chân tình Việt Nam đã được dòng nhạc Boléro tô điểm qua hàng trăm các tác phẩm mà điển hình là bài "Xuân Này Con Không Về" của Trịnh Lâm Ngân, "Lạy Mẹ Con Đi", "Nửa Đêm Biên Giới" của Anh Bằng, "Biển Mặn" của Trần Thiện Thanh. Những bài hát của người lính dành cho mẹ, dành cho quê hương đã trở thành những âm thanh của quần chúng, tình người Việt Nam như ca dao, tục ngữ: "Lạy mẹ con đi, gom hết linh hồn Việt Nam".Nhạc Boléro viết về đời lính, tình lính, biểu tượng cao đẹp cho tình đồng đội. Chúng ta có "Đềm Buồn Tỉnh Lẻ" (Bằng Giang), "Nó và Tôi" (Song Ngọc), "Mười Năm Tái Ngộ" (Y Vân), "Trăng Tàn Trên Hè Phố" và nhất là bài nhạc bất tử của Phạm Thế Mỹ: "Những Ngày Xưa Thân Ái". Nam ca sĩ Duy Khánh, nữ ca sĩ Trúc Mai làm cho bài nhạc này trở thành bất tử.Về tình yêu đôi lứa, nhạc Boléro, Rumba dễ dàng đưa chúng ta chìm đắm vào những lời kể lể tâm tình. Những câu chuyện tình, dù vui hay buồn, dù sum họp hay chia cách muôn đời vẫn là đề tài bất tận cho người nghệ sĩ.Nhạc sĩ Trúc Phương là một thiên tài âm nhạc. Những bài Boléro, Rumba bất tử của ông là những chuyện tình xảy ra ở những căn phố nhỏ, những con đường nhỏ của Sài Gòn năm xưa, nơi đó có những ngọn đèn đêm làm nhân chứng. Thanh Thúy là nữ ca sĩ mà tên tuổi của cô gắn liền với những chuyện tình của Trúc Phương. Từ "Nửa Đêm Ngoài Phố", "Tàu Đêm Năm Cũ", "Chiều Cuối Tuần", "Đò Chiều", "Hai Lối Mộng", "Đêm Tâm Sự"... nhưng theo ý tôi bài nhạc Boléro tình yêu hay nhất của Trúc Phương mà chúng tôi thích nhất, đó là bài "Mưa Nửa Đêm".Rồi Lam Phương với những tác phẩm lừng danh như "Trăm Nhớ Ngàn Thương", "Chuyến Đò Vĩ Tuyến", "Nghẹn Ngào", "Kiếp Tha Hương". Bài hát "Tình Chết Theo Mùa Đông" đã được Elvis Phương trình bày một cách xuất sắc.Mạnh Phát với "Phố Vắng Em Rồi", "Nỗi Buồn Gác Trọ", "Sương Lạnh Chiều Đông". Riêng nhạc phẩm "Phố Vắng Em Rồi" là bài nhạc gắn liền với tên tuổi của nữ ca sĩ Thanh Tuyền. "Nỗi Buồn Gác Trọ", "Sương Lạnh Chiều Đông" thì gắn liền với tiếng hát Phương Dung. Ngoài ra Mạnh Phát còn có bài "Qua Xóm Nhỏ", "Chuyến Đi Về Sáng"...Nếu kể cho hết những tác phẩm Boléro thì chắc chắn là khó vô cùng. Nói chung, chính những dòng nhạc Boléro, Rumba thân quen này đã tạo ra những hương sắc thật đậm nét trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam. Ngoài những tên tuổi nhạc sĩ đã nêu trên, chúng ta còn quá nhiều những tên tuổi khác như Huỳnh Anh với "Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím", "Mưa Rừng". Tú Nhi tức Chế Linh với "Đêm Buồn Tỉnh Lẻ". Lê Dinh với "Ngày Ấy Quen Nhau", "Nếu Anh Đừng Hẹn", "Hà Tiên". Châu Kỳ với "Con Đường Xưa Em Đi”, “Hương Giang Còn Tôi Chờ”. Minh Kỳ, Hoài Linh với "Chuyến Tàu Hoàng Hôn", "Buồn Vào Đêm". Thanh Sơn với "Hạ Buồn", "Ba Tháng Tạ Từ". Anh Việt Thu với "Cuốn Theo Chiều Gió", "Hai Vì Sao Lạc" và những tên tuổi ca sĩ đã nổi tiếng từ dòng nhạc Boléro như Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Chế Linh, Giao Linh, Hương Lan, Thái Châu, Băng Châu, Phương Hồng Quế.Điều đặc biệt là có một số ca sĩ không phải sở trường hát Boléro mà đã có hát những bài Boléro rất hay. Chúng ta có thể kể đến Thái Thanh với bài "Ngày Tạm Biệt" của Lam Phương. Thanh Lan với "Từ Đó Em Buồn" của Trần Thiện Thanh, Lệ Thu với "Sầu Lẽ Bóng" của Anh Bằng. Khánh Ly với "Chiều Cuối Tuần" của Trúc Phương.(Duy Tâm )
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này