1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Nỗi buồn Flamenco

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi home_nguoikechuyen, 31 Tháng mười 2005.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thread Starter Mới tập romance

    NỔI BUỒN FLAMENCOHẢI NINHFlamenco , nhạc điệu dân lãng tử xứ Andalucia , đến nay chưa ai nắm rõ nguồn gốc. Thời Trung cổ có những người Bohemien xuất hiện ở Châu Âu dến từ Ấn Độ sang sống ở miền Nam Tây Ban Nha , cùng nơi đây có cả người More ( dân Ả Rập ở Bắc Phi chiếm Tây Ban Nha thế kỷ 17 ) . Liệu những mối giao hòa này đã đẻ ra thứ âm nhạc – dù chi âm điệu có lúc đầy “ sóng gió bão bùng “ - vẫn toát ra cái chất u hoài vạn cổ ? Có người đoán Flamenco không phải gốc Tây Ban Nha mà do chữ Ả Rập Flamenger nghĩa là tiếng hát dân miền quê . Gì thì gì ! Đây là thứ âm nhạc ai nghe qua cũng cảm thấy hình như có cái nỗi buồn của mình trong đó . Sài Gòn trước 1975 có hai cây Flamenco , một ở ngoài “ ánh sáng “ , một trong “ bóng tối “ thường được đồng nghiệp guitar hay nhắc đến : Trần Văn Phú và Phan Văn Cam Sành .Ở Sài Gòn , dân chuyên chơi Flamenco ( trước 1975 ) chỉ đếm được trên đầu ngón tay , bởi vì nó đòi hỏi tập luyện công phu , kỹ thuật và tư duy âm nhạc có phần khác với guitar classique . Thậm chí trên thế giới có người còn nói rằng “ Nếu bạn không phải là người Tây Ban Nha thì đừng đàn Flamenco “ . Nhưng Phan Văn Cam Sành có nỗi đam mê khó tả , thậm chí là duyên là nợ đối với thứ âm nhạc này . Anh sinh năm 1941 , đến với guitar bằng con đường tự học . Năm 1959 , được xem như thời hoàng kim của thế hệ người Việt Nam đầu tiên chơi guitar classique với nhiều tay nổi tiếng như Lâm Tuyền , Hoàng Bửu … Thời điểm khó quên với Cam Sành khi anh được tiếp xúc với Lương Ngọc Chí (ở Lò heo Gia Định cũ , còn có biệt danh là Chí sứt môi ) mà sau này vừa là anh , là bạn , là thầy của anh . Với đôi bàn tay điêu luyện của Chí và của những cọng dây đàn bằng ruột thú , các tác phẩm của nhạc sỹ Hoàng Bửu đã khơi dậy mãnh liệt trái tim khát khao được học của Cam Sành . Chàng trai trẻ , lúc này rời bỏ classique làm lại từ đầu bởi Flamenco đòi hỏi tinh tế từng kỹ thuật , mới tạo nên được âm thanh như … trong dĩa . Nhưng cọng dây gân câu cá được lắp vào cần đàn để thỏa ước mơ . Con đường từ tân Thuận đạp xe lên lò heo trở nên thân thuộc với Cam Sành .Sài Gòn lúc ấy có đĩa nhạc của David Moréno với Los Sitios Dezaragosa . Aires Morisco , Malaguena … cùng tiếng đàn của Sabicas , Juan Serrrano , Luis Maravilla , các đĩa này được giới trẻ nghe đầy kính nể . Khi nhìn thấy những quyển tập ố vàng ghi chép chi chít chữ mới cảm thông được cái “ ghiền “ của Cam Sành đối với Flamenco .Sách nhạc tuyển âm nhạc vốn hiếm ở Việt Nam , mượn được quyển nào của bạn bè , anh ngồi chép hàng tháng trời . Khi khả năng chín muồi . Cam Sành có thêm nguồn cảm cảm hứng khác là ghi nhạc tử dĩa , thế là âm nhạc của Paco Pena , Juan Serrano , Sabicas … thành nốt hẳn hoi và được bạn bè em út chép lại , đến thời kỳ photo , các tiệm sách cũ có đủ , nhưng bản thân anh chẳng được xu nào , Đến nay dù mỏi gối lưng chồn , Cam Sành vẫn còn đó ngọn lửa nhiệt tình ghi lại danh tác , ghi để ghi , ai xin cho . Nhìn anh nâng niu trên 20 tuyệt tác phẩm chưa có dịp phổ biến mới thấy hết tấm lòng của Cam Sành đối với guitar Flamenco . Cuộc đời riêng trắc trở , nghể nghiệp mập mờ , càng góp phần nung nấu cho sự nghiệp đam mê của anh .Ngược lại , cây Flamenco bề nổi , khét tiếng một thời làTrần Văn Phú , lại có số phận khác . Sau khi tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ ở Huế năm 1969 về guitar , Trần Văn Phú vào Sài Gòn tiếp tục nghiên cứu cây đàn này , học tập với Đổ Đình Phương, Dương Thiệu Tước và Trương Huệ Mẫn . Đến năm 1975 anh được phân công phụ giảng cho thấy Dương Thiệu Tước . Trước đó , Trần Văn Phú làm xôn xao giới yêu đàn guitar , ở năm 1972 , khi anh xuất bản cuốn Trémolo ( nghệ thuật reo dây ) . Công trình này anh thực hiện suốt một năm trời ( Nhà sách Khai Trí đã trả nhuận bút số tiền tương đương 7 cây vàng cho 10,000 quyển ) . Chỉ một htời gian sách hết sạch , đến nay chưa tái bản , có chăng được thiên hạ photo bán đầy dẫy ở các tiệm sách cũ . Là tín đồ Flamenco , anh biểu diễn , giảng dạy và sáng tác cả chio nó , theo các nhạc điệu như Malaguena , Soleare … Anh đã tạo nhiều thành công trong chương trình biểu diễn bằng các tác phẩm của mình sáng tác bên cạnh tác phẩm nước ngoài , bộ ba : Alegrias , Granadias cùng với Danza Oriental ( ghi lại của L.Maravilla ) đã làm phát quang tên tuổi Trần Văn Phú . Đến năm 1985 , bước sang tuổi 38 , cuộc sống gia đình không thể tồn tại bằng … tiếng đàn . Anh buộc phải “ gác kiếm “ , làm đủ thứ nghề để sinh sống . Nghề nghiệp lại gãy gánh giữa đường .Hầu như đại đa số dân guitar đều như thế , cả tuổi thanh xuân dồn hết cho cây huyền cầm yêu quý , nhưng đến tuổi cần cơm , áo , gạo , tiền , buộc phải kiếm kế sinh nhai , rời bỏ môi trường thân yêu sang môi trường lạ lẫm , và không còn dịp để tụm ba tụm bẩy đàn cho nhau nghe , không còn thời gian để ôm đàn rèn chí . Dẫu sao họ cũng đã góp phần vào biểu đồ âm nhạc guitar Việt Nam , gây dựng cho thế hệ mai sau . Hy vọng lúc nào đó học thực hiện được những ước mơ của mình .Người post: NhatViet - Box Nhạc Trịnh TTVNhttp://www3.ttvnol.com/f_301.ttvn
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này