1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Nhận diện dòng âm nhạc mới

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi Lãng Tử Atlantic, 8 Tháng sáu 2004.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Lãng Tử Atlantic

    Lãng Tử Atlantic Thread Starter O sole mio

    Contemporary Music, World Music...là những khái niệm mới xuất hiện trong đời sống âm nhạc Việt Nam vài năm gần đây. Sự xuất hiện của chúng xuất phát từ nhu cầu tự thân của những nghệ sĩ âm nhạc muốn vượt thoát ra khỏi những quy chuẩn về hình thức âm nhạc mà muốn đem đến cho người nghe một không gian âm nhạc đương đại mới. Nói như nhạc sĩ Dương Thụ sự ra đời của nhạc đương đại xuất phát từ sự gào thét trong tâm hồn của con người hiện đại và chỉ có những nghệ sĩ có một "nội tâm âm thanh" và một "lỗ tai âm nhạc" thực sự mới có thể chơi được những loại hình âm nhạc này.Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, những hình thức mới của âm nhạc càng có điều kiện để phát triển. Âm nhạc đương đại có một lợi thế là thoát ra khỏi sự gò bó của phong cách, thoát khỏi những chuẩn mực, khuôn mẫu của âm nhạc cổ điển, của ngôn ngữ, của biên giới giữa dân tộc này với dân tộc kia...để hoà nhập chung vào dòng chảy âm nhạc thế giới. Người ta gọi đó là sự thoát gốc để hoà nhập. Và không có gì lạ khi ở châu Âu, Mỹ xa xôi...những khán giả mắt xanh mũi lõ vẫn có thể thưởng thức những làn điệu âm nhạc truyền thống của VN của dân ca, tuồng, chèo, quan họ, cải lương, thậm chí là dân ca các dân tộc thiểu số được kết hợp trên nền âm nhạc điện tử hiện đại theo phong cách Jazz Fusion mà hai nghệ sĩ Việt Nam là Nguyên Lê và Hương Thanh đã thành công trong nhiều năm qua hay gần đây hơn là live show Đường xa vạn dặm của nhạc sĩ Quốc Trung.Comtemporary Music và những thể nghiệm âm nhạc mớiNhạc sĩ Dương Thụ nhận xét: "nếu chúng ta hát chèo, hát dân ca hay quan họ theo đúng khuôn mẫu thì bắt buộc phải theo những chuẩn mực của chúng mà các nghệ nhân đã tạo ra. Nhưng nếu phối hợp chúng theo phong cách của nhạc đương đại thì những làn điệu quen thuộc này hoàn toàn có thể biến tấu và kết hợp với những loại hình âm nhạc mới. Lợi thế lớn nhất của loại hình này là cho phép nghệ sĩ sự dân chủ về chất liệu. Người ta có thể ghép nhạc cổ điển với nhạc đương đại, nhạc truyền thống với nhạc điện tử hiện đại...dưới bàn tay hoà âm phối khí của người chơi. Tất nhiên các chất liệu này phải được pha trộn thống nhất với nhau trong cảm năng âm nhạc của người chơi đó cũng như khi truyền nó đến với người nghe". Trên thế giới, nhiều thể nghiệm của các một số nhạc sĩ tên tuổi của dòng nhạc Contemporary Music mà chúng ta có thể kể tên như Jan Gabareck (pianist), Pat Mathening (guitar), Keith Jareth... ở châu á, một tên tuổi tiêu biểu của dòng nhạc tiên phong này là Kitaro (Nhật), người từng soạn nhạc nền cho bộ phim Trời và đất về đề tài chiến tranh VN của đạo diễn Oliver Stone và được trao giải nhạc nền hay nhất của giải thưởng Quả cầu vàng năm 1993 cũng như nhiều lần được đề cử giải Grammy. Những buổi biểu diễn của Kitaro thường rất hoành tráng và lộng lẫy, kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng, trình diễn...Ở VN, một vài nghệ sĩ đi theo dòng nhạc này mà chúng ta có thể kể ra là Nguyễn Thiên Đạo, Tôn Thất Tiết (được coi là những nghệ sĩ contemporary classic - khuynh hướng mở của nhạc cổ điển theo phong cách đương đại, giải phóng khỏi định kiến những chuẩn mực cũ của âm nhạc cổ điển) hay những thể nghiệm mới đây của Quốc Trung, Vũ Nhật Tân, Trần Mạnh Tuấn, Lê Minh Sơn, Đức Trí...Trong chương trình Đường xa vạn dặm của nhạc sĩ Quốc Trung diễn ra mới đây tại Nhà hát Lớn Hà Nội, anh đã tìm một lối ra cho chất liệu âm nhạc dân gian mà nhạc sĩ này dày công theo đuổi. Qua phong cách của World Music, những làn điệu dân ca, quan họ, hát xẩm, ví dặm và cả nhạc cổ điển phương Tây... hoàn toàn có thể "đứng" được với nhau nhờ phối lại trên nền nhạc đương đại. Trong đêm diễn này, nghệ sĩ Xuân Diệu đã hát xẩm chợ và chơi nhị cực kỳ sinh động và theo một cảm năng âm nhạc đương đại. Cũng trong môi trường âm thanh hiện đại đó, Thuý Hường hát những bài dân ca quan họ hay giọng chèo của Thanh Hoài mang đến một âm hưởng hoàn toàn mới so với những gì mà chúng ta từng nghe họ hát trước đây. Trong album hoà tấu Về quê, nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn cũng phối những bản dân ca hay ca khúc nhạc mới theo một phong cách Jazz khá tinh tế. Hay trong album Bên bờ ao nhà mình của nhạc sĩ trẻ Lê Minh Sơn và ca sĩ Ngọc Khuê, trong phần phối khí ca khúc Gió mùa về, anh chàng nhạc sĩ này đã thu cả những tiếng rao trên nền nhạc của bài hát. Tất nhiên những thể nghiệm này còn khá rụt rè. Một vài buổi biểu diễn mang tính "trình diễn âm thanh" của Vũ Nhật Tân cũng được coi là những thể nghiệm theo dòng nhạc đương đại này. Trước Quốc Trung, hai nghệ sĩ gốc Việt là Nguyên Lê và Hương Thanh được coi là những người tiên phong đã thể nghiệm rất thành công sự phối hợp giữa Jazz hiện đại với âm nhạc truyền thống Việt Nam qua 4 album theo phong cách World Jazz Music (hay còn gọi là Jazz Fusion) và hàng chục buổi biểu diễn ở khắp châu Âu. Sư ra đời của Contemporary Music hay World Music ra đời trong xu thế toàn cầu hoá xuất phát từ xu thế mở và đón nhận những hình thức âm nhạc mới của người nghe khắp thế giới. Với các nghệ sĩ tiên phong của dòng nhạc này, sự ra đời của nó thoả mãn nhu cầu cho những người có tư duy khí nhạc mà khi viết ca khúc nó không chứa hết được. Thế mạnh của dòng nhạc này là mang ý nghĩa xã hội lớn, phá bỏ biên giới địa lý hay ngôn ngữ của các dân tộc cũng như nhu cầu thoát ra khỏi tháp ngà của nhạc cổ điển hoặc muốn thưởng thức chúng ở một không gian đương đại mới. Tuy nhiên, nếu chạy theo hình thức thì những nghệ sĩ của dòng nhạc đương đại cũng dễ rơi vào sự minh hoạ hoặc đi quá xa âm nhạc và trở nên khó hiểu, bí hiểm, salon hình thức còn hơn cả... nhạc cổ điển. Cũng theo nhạc sĩ Dương Thụ - "Tôi ủng hộ sự tìm tòi và khám phá mới trong âm nhạc nhưng tìm tòi gì thì tìm tòi cũng không nên làm chúng trở nên lập dị hay xa lạ với trái tim của con người".
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này