1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi minhjapan, 24 Tháng mười hai 2003.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    Hi all,Cách đây không lâu nghệ sĩ guitar Đặng Huy Hoàng có tặng cho Minhjapan cuốn "Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar" do chính ông biên soạn. Vì đây là sách tặng cho các anh em yêu guitar chứ không có bán nên MJ mạn phép post lên đây cho anh em cùng tham khảo. [​IMG]:rolleyes:<" border="0" alt="6.gif" /> Cuốn sách nói về những khía cạnh general nhất của guitar cổ điển. Sách dầy 26 trang.Guitarist Đặng Huy Hoàng được coi là một trong những maestros của Việt Nam . Ông hiện đang định cư tại USA.NÀNG CITHAR GUITARLỜI MỞ ĐẦUĐàn Guitar, một nhạc cụ được coi là bình dân nhất và cũng là một trong những nhạc cụ thâm sâu bí ẩn và có nhiều âm sắc nhất. Đối với một nghệ sĩ Guitar, thật lý thú và bí hiểm để thật sự hiểu và nắm bắt được những sự kỳ diệu của nàng thơ Cithar Guitar này. Từng nốt, từng âm vang của nàng phát ra thật sự làm cho các chàng say mê ngây ngất, và điều kỳ diệu hơn nữa là càng sống với nàng càng yêu nàng tha thiết hơn, và càng yêu nàng càng muốn sống với nàng lâu hơn.Một vóc dáng thon thả cùng với đường cong tuyệt mỹ phối hợp với 6 sợi dây đàn như 6 giác quan thật nhậy cảm, trông thật mỹ miều, duyên dáng, tưởng chừng dễ dàng chinh phục, nhưng thực tế đã có bao nhiêu chàng trai đã bỏ cuộc thậm chí không dám sờ đến nàng ta nữa."Hãy sống và sống thật trong từng giây phút với nàng, có như thế bạn mới hy vọng sẽ chinh phục được nàng thơ nầy"Chúc các bạn thành công.Guitarist: Hoàng Đặng(còn tiếp) [​IMG]*
     
  2. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)Trích từ quyển: Guidance for the beginner by Andrés Segovia & George Mendoza.(còn tiếp) [​IMG]*
     
  3. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)Hãy ôm Nàng "Cithar Guitar" yêu kiềuĐầu tiền, tư thế ngồi ôm đàn maf hầu như ai cũng coi thường vấn đề này, thậm chí còn tự hào là ngồi sao cũng đàn được, ngay cả nằm cũng đàn được. Đó là lối suy nghĩ thiển cận, cần phải xét lại.Tư thế ngồi thực sự rất quan trọng trong việc đánh đàn và nhất là đàn một tác phẩm cổ điển, cần phải có sự vững chắc để hai tay dễ dàng hoạt động và xử lý tác phẩm một cách trọn vẹn hơn."Hãy ôm nàng vào lòng và hãy để từng âm thanh vang trong nàng xuyên thấu vao tim mình, hòa nhập vào từng nhịp đập của chính con tim tạo thành một âm vang bất tử, vang động khắp thế gian."Cách ngồi:Ngồi trên ghế không tay gát, sao cho hai chân có thể chạm mặt đất, nên ngồi ở một góc phải của ghế, tránh đừng để cho đùi trên của chân bị cấn vào thành ghế, gây nên sự tê cóng ảnh hưởng đến việc đánh đàn, chân phải để qua một bên hông mặt của ghế, chân trái đặt trên một ghế nhỏ vừa đủ độ cao sao cho tay trái dễ hoạt động trong các thế bấm khó, nên ngồi giữ lưng cho thẳng để tránh tình trạng sanh bệnh về sau và có thể ngồi đàn được lâu hơn, mặt đàn nên để hơi nghiêng vào trong tức hơi ngửa ra để dễ thấy các ngón đàn và âm thanh sẽ được phát ra trọn vẹn hơn là nghiêng mặt đàn xuống. Một tư thế ngồi nghiêm chỉnh rất ảnh hưởng đến sự luyện tập và tư cách khi ngồi đàn ngoài sân khấu, dẫn đến cho khán giả một cái nhìn tôn trọng hơn."Hãy ngồi và ôm nàng thật chặt vào để hơi ấm của mình và nàng hòa lẫn vào nhau tạo nên một hương thơm ngạt ngào lan rộng khắp mọi nơi."Dây đàn: theo tiêu chuẩn thì đàn guitar thường là 6 dây (tượng trưng cho 6 giác quan), nhưng đôi khi có một số nhạc sĩ chế riêng cho mình là 8 hay 10 dây. Dây đàn được đếm từ dưới lên 1 đến 6 với tiêu chuẩn âm vực là MI_SI_SOL_RE_LA_MI. Sự lên dây đàn cho chính xác đối với đàn guitar quả thật không phải là dễ, cần phải chú tâm thật kỹ vào từng âm được phát ra và so với nhau sao cho ngang bằng không cao cũng không thâp hơn đối với hai nốt trùng âm nhau.Cách lên dây đàn:Trước tiên, phải cần có một nốt được gõi là LA mẫu, có thể lấy từ Piano hoặc một cái kèn LA mẫu (LA Diapason), đánh hoặc thổi lên rồi bấm vào ngăn thứ 5 dây số 1 để láy nốt LA chuẩn, như vậy ta đã có một dây chuẩn xác là MI buông, kế tiếp, bấm vào ngăn 5 dây 2 so với dây 1 buông (không bấm) tức nốt MI sao cho 2 nốt thật cân bằng nhau, tiếp theo, bấm vào ngăn 4 dây 3 so với dây 2 buông tức là nốt SI, tiếp bấm vào ngăn 5 dây 4 so với dây 3 tức nốt SOL, tiếp tục, bấm vào ngăn 5 dây 5 so với dây 4 tức nốt RE, sau cùng, bấm ngăn 5 dây 6 so với dây 5 tức nốt LA và dây cuối sẽ là nốt MI. Như vậy, ta đã lên đủ 6 dây theo đúng tiêu chuẩn đã quy định. Bây giờ xin mời các bạn bước vào phần luyện tập cơ bản dành riêng cho đàn Guitar.(còn tiếp) [​IMG]*
     
  4. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)NGHỆ THUẬT XỬ DỤNG 2 BÀN TAY (Phải - Trái)Bàn tay phải: một tiếng đàn hay, một âm sắc đẹp... phải nói phần lớn là do sự khéo léo của bàn tay phải.Ký hiệu các ngón: I = ngón trỏ, M = ngón giữa, A = ngón áp út, P = ngón cái.Điều trước tiên là cần phải lưu ý về các ngón tay. Các ngón tay tương đối đều đặn, không dài quá cũng không ngắn quá, không yếu quá, không cứng quá..., thật tốt đẹp khi có được những ngón tay như thế. Nếu như các bạn có ngón I ngắn quá, ngón M dài quá hoặc ngón A yếu quá ngắn quá... thế là khổ rồi cần phải khổ luyện nhiều hơn các bạn có các ngón tay đều đặn và hội tụ điều kiện hơn.Móng tay, cũng là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc tập đàn rất nhiều, nếu có được một bộ móng tương đối cứng, dẻo dai, không mốp méo... thế là tốt, nếu không thì khổ tiếp, phải tìm cách chữa sao cho nó trở nên cứng chắc tốt cho sự tập đàn. Móng phải để không dài quá cũng không nên ngắn quá, để móng cũng là một nghệ thuật cần phải xử dụng trí tuệ để xuy xét dạng móng thích hợp sao cho âm sắc phát ra được trong sáng, đẹp, không vướng víu và cần phải dũa cho thật nhẵn láng để tránh tạo nên những tạp âm lẹt sẹt khó nghe. Thông thường, các móng được để ở dạng cong, nhưng cũng có một vài nhạc sĩ để móng ở dạng ngang, vuông, nghiêng xéo, do vậy, tùy theo dạng tay, ngón tay, móng tay, phải để sao cho thích hợp với chính mình.(còn tiếp) [​IMG]*
     
  5. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)Điều đặc biệt cần ghi nhớ:VẠN PHÁP ĐỀU DO DUYÊN SANHCó nghĩa là mọi vật, mọi vấn đề... tất cả đều phải có duyên nợ giúp mới phát khởi được, không có một cái gì tự nhiên mà trở thành được, do đó các bạn cần phải nắm bặt và hiểu thật rõ vấn đề này, đây là một vấn đề rất phức tạp cần phải nghiên cứu, học hỏi rất nhiều ở các bậc cao nhân, tiên bối."Thiên tài là kết quả thành tựu của cả hai thời Quá khứ + Hiện tại & yếu tố Vật chất + Tâm linh hội đủ."Thí dụ:1. Muốn đàn một bài nhạc, điều kiện tất yếu cần phải có: một dây đàn + một người biết chơi đàn... nhưng nếu đàn không dây hoặc dây bị đứt, vậy thì coi như hỏng bởi không đủ duyên hội tụ (dây đàn) thì dù bạn tài đến đâu cũng chịu thôi không thể đàn được.2. Muốn có một cây đàn tốt cần phải hội tụ một số điều kiện tối thiểu như: gỗ tốt + keo tốt + những phụ tùng cần thiết tối thiếu để thành tựu một cây đàn + người thợ làm đàn + sự hiểu biết tương đối để có thể tạo nên cây đàn tốt + đồ nghề tốt + ý thật sự muốn làm một cây đàn tốt... nếu thiếu các điều kiện tối thiểu trên thì khó có thể có được một cây đàn tốt được.3. Để trở thành một Guitarist giỏi, một số duyên cần phải hội đủ như: một sưc khỏe tốt + bàn tay và các ngón tay tốt (mềm mại, đều đặn) + móng tay tốt, khó gãy + hiểu biết nhiều về âm nhạc + nắm rõ kĩ thuật đàn căn bản + siêng năng luyện tập + nghe nhiều, học rộng + trí tuệ phân tích... nếu thiếu các duyên trên thì khó có thể trở thành một Guitarist giỏi được, cần phải bổ túc cho đầy đủ."Hỡi nàng Cithar yêu dấu ơi, kiếp này không toại ta đành hẹn lại kiếp sau"4. Một âm thanh đẹp: đàn tốt + dây tốt + bàn tay, ngón tay, móng tay tốt + sự hiểu biết về cách tạo âm sắc + khéo léo ngón + khéo dụng tâm...5. Một âm thanh được phát ra: điều kiện tối thiểu cần phải có là: sự xúc chạm giữa 2 vật chất + khoảng không...6. Một cử động của ngón tay: điều kiện cần phải hội tụ là: ngón tay (bàn tay, cánh tay, thân...) + ý muốn cử động + khoảng không + chất gió để tạo cho ngón tay di chuyển + sự di động của ngón tay...(còn tiếp) [​IMG]*
     
  6. vnkanzler

    vnkanzler Mới tập romance

    khôn thật, câu cú đâu ra đấy bác ạ ... Bai nay hay quá, thank you bác
     
  7. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    Khôn là sao hả bác? Em viết cách như thế cho nó rõ ràng sáng sủa hơn mọi người dễ đọc hơn, chứ chữ bé mà viết liền nhìn khó lắm [​IMG]:rolleyes:<" border="0" alt="6.gif" /> Tối nay sẽ post tiếp.Minh.
     
  8. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)KỸ THUẬT BÀN TAY PHẢIRiêng về kỹ thuật của bàn tay phải trong đàn Guitar, có một số kỹ thuật cơ bản cần phải hiểu thật rõ ràng, chi tiết, nếu không thì khó mà thực hiện được một tác phẩm cho trọn vẹn được."bàn tay phải là cái mà có thể lột tả được hết những gì mà nàng Cithar Guitar có được..."Có 2 kỹ thuật cơ bản là: Móc dây (tirando, free stroke) và Ép dây (apoyando, rest stroke). Ngoài 2 kỹ thuật chính trên còn có một số kỹ thuật khác như: Tremolo, Rasgueado, Arpège, Stacato, Pizzicato... sẽ được bàn sau. Bây giờ chúng ta bắt đầu nói đến 2 kỹ thuật cơ bản trên.MÓC DÂY (tirando, free stroke)Trước khi bước vào luyện tập phương pháp Móc dây, các bạn hãy chuẩn bị tư thế ngồi cho ngay ngắn, cánh tay phải gát nhẹ trên cạnh ngoài của thùng đàn, bàn tay buông lỏng rủ xuống thật thoải mái sao cho các ngón di chuyển dễ dàng trên các dây đàn.Phân tích chi pháp:Về lối đánh móc dây nàykhi được phân tích ra thì ta sẽ có được 5 chi như sau:1. Chuẩn bị ngón đàn: tức để ngón nào mà mình muốn đàn ở tư thế cong tròn 3 đốt, gần và trực diện với dây mà mình sắp đàn.2. Hạ ngón xuống: cho ngón hạ xuống để đầu thịt hơi gần móng nhất chạm vào dây.3. Chạm móng vào dây: lướt ngón nhẹ qua cho móng được chạm vào dây một cách chắc chắn.4. Kéo dây: Ở giai đoạn này ta bắt đầu dùng một số lực cần thiết để kéo dây lên (âm mạnh hay nhẹ tùy thuộc ở giai đoạn này).5. Co ngón vào: sau khi kéo dây lên, ta bắt đầu cho ngón tay co lại vuột ra khỏi dây để tạo ra âm thanh.Như vậy, ta đã thực hiện xong một động tác Móc dây. Cứ như vậy hết ngón này đến ngón khác thực hiện tuần tự chậm rải cho đến khi nàng Cithar Guitar chịu thuần thục mới thôi.(còn tiếp) [​IMG]*
     
  9. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)NỘI CÔNG TÂM PHÁPÁp dụng Tâm pháp vào phương cách móc dây trên để tạo cho các ngón đàn có một sức mạnh và một âm lực thâm sâu, được gọi là Nội công Tâm pháp.Phương pháp thực hành NCTP:rolleyes: Ngồi ngay ngắn thoải mái, khung cảnh yên tịnh.Khởi tâm: nếu bạn muốn bắt đầu bằng ngón I, thì hãy đọc trong tâm là: I chuẩn, sau khi đọc xong thì để ngón I vào tư thế chuẩn bị, tiếp đến là đọc trong tâm: Hạ ngón, rồi cho ngón hạ xuống để đầu thịt chạm vào dây, tiếp đến là đọc trong tâm Chạm móng, thực hiện cho móng chạm vào dây, tiếp đến là đọc trong tâm Kéo dây, cho ngón kéo dây lên, và cuối cùng là đọc trong tâm Co ngón, ta cho ngón co lại. Cứ như vậy tiếp tục đến ngón M, A. Thông thường nên bắt đầu từ dây số 1 rồi tuần tự đi lên dây 2, 3, 4, 5, 6 rồi đi xuống lại đến dây 1. Riêng ngón P, thì bắt đầu từ dây số 6 đi lần xuống dây 1, về chi pháp thì cũng giống như trên nhưng chỉ khác ở chi cuối là thay vì co ngón thì ta cho móng vuột ra khỏi dây và đưa ngón ra ngoài (đừng quên luyện ngón P nhé).Điều quan trọng:Trong khi thực hiện từng chi như vậy, nên làm thật chậm rãi, rõ ràng, tâm luôn biết rõ ghi nhận từng hành động một, và trong khi làm như vậy nếu tâm bị phóng đi chỗ khác, tức không còn quan sát chú tâm vào việc chính đang làm thì ta cần phải biết rõ ngay. Hoặc nếu nó suy nghĩ chuyện khác thì phải biết rõ và đọc trong tâm Suy nghĩ, suy nghĩ... cho đến khi nó biến đi rồi trở về vấn đề chính. Lại nữa, nếu đang trong khi đàn, bỗng nhiên muốn ngưng không đàn nữa, thì hay đọc ngay trong tâm muốn ngưng, muốn ngưng... cho đến khi nó biến đi, rồi tập tiếp. Cứ như vậy nếu có bất cứ vấn đề nào khác ngoài ra, chẳng hạn như bị ngứa, bị buồn ngủ, muốn thay đổi tư thế... thì hãy đọc ngay trong tâm cái vấn đề đang xảy ra cho đến khi nó biến đi, rồi lại trở về đề mục chính. Tập như vậy ít nhất 1/2 giờ cho đến 1 giờ mỗi ngày, buổi sáng sớm là tốt nhất, bảo đảm rằng một ngày nào đó bạn sẽ có được một ngón đàn thâm sâu, tuyệt diệu, kỹ thuật điêu luyện, trí tuệ cao thâm và ít nhất là bạn sẽ làm chủ được mọi hành động và tư tưởng của chính mình."Hãy sống với chính mình từng giây từng phút, như thế mới thật sự là sống trong hiện tại, và chỉ có sống trong hiện tại mới thực sự là hạnh phúc tối thượng."(còn tiếp)
     
  10. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    Cám ơn bác Minh. Đây là một bài viết cực kỳ có giá trị. Chịu khó mất công 1 tí bác nhéHuân chương vì sự nghiệp phát triển VG [​IMG]:rolleyes:<" border="0" alt="6.gif" />
     
  11. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    Thanks hemuon. Vài hôm nay anh cũng khá là rảnh nên cố gắng ngồi post bài. [​IMG]* (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)ÉP DÂY (apoyando, rest stroke)Phân tích chi pháp: có 5 chi để thực hiện một lối đánh ép dây như sau:1. Chuẩn bị ngón đàn.2. Hạ ngón xuống.3. Chạm móng vào dây.4. Ép dây vào trong.5. Vuột móng qua dây và tựa ngón vào dây trên.Như ta thấy, 3 chi đầu giống như lối đàn Móc dây, nhưng khác ở 2 chi cuối là sau khi chạm móng vào dây ta bắt đầu dùng lực ép dây hơi xéo xuống, rồi sau đó cho móng vuột qua khỏi dây và tựa ngón vào dây trên. Như vậy là tròn đủ phương cách Ép dây. Lối đàn này thường được áp dụng vào việc chạy scale hoặc nhấn mạnh làm cho nổi bật nốt... Nên áp dụng lối đánh này vào NCTP.* Sự lợi ích của lối thực tập NCTP này sẽ giúp cho bạn có được 8 lợi ích sau:1. Sự chuẩn xác của các ngón.2. Có sức mạnh dẻo dai.3. Điều khiển được cường độ và tốc độ của ngón.4. Làm rời các ngón.5. Các ngón mềm mại, nhu nhuyễn dễ sử dụng.6. Thấy được các điểm sai, điểm yếu của chính mình.7. Tâm được bình tĩnh không bị run sợ khi đàn trước mặt nhiều người.8. Đạt được trí tuệ phân tích và xử lý tác phẩm.Hai lối đàn cơ bản đã được phân tích tỉ mỉ và đó cũng là chìa khóa để tử đó bạn có thể bước sâu vào vườn hoa âm nhạc với muôn vàn hương thơm bát ngát cùng nàng Cithar tạo nên những khúc nhạc thần tiên thanh thoát làm mê say những tâm hồn âm nhạc.(còn tiếp)
     
  12. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)LIÊN ÂM (Legato)Những âm thanh được thực hiện liên tục không tắc nghẽn, thì được gọi là liên âm. Lối đánh này có thể áp dụng cho cả hai lối đánh Móc dây và Ép dây.Áp dụng từng cặp ngón: im, mi, am, ma, ai, ia và 3 ngón: ima, iam, mia, mai, ami, aim: với móc dây hay ép dây vào các dây buông (không bấm) từ dây 1 lên dần đến dây 6 rồi trở lại xuống dây 1.Một âm đầu tiên phát ra âm tiếp theo được đánh ra sao không làm cho âm trước bị tắt lại. Khi thực hiện điều này cần phải chú ý quan sát từng hành động của mỗi ngón một. Khi một âm được đàn lên, thì khi đó sợi dây đàn đang ở trạng thái rung chuyển mạnh, nếu không khéo bạn sẽ để ngón tay bạn chận đứng lại sự rung chuyển làm hư đi lối đánh này, vì vậy cần phải chậm rãi thực hiện kỹ lưỡng từng âm một sao cho các nốt được vang lên liên tục đồng đều, rõ mạnh và đẹp.Chú ý:Đừng để ngón mà bạn sắp đàn ở vị trí quá xa dây đàn, vì nếu như vậy sẽ làm giảm độ chính xác, tạo nên tạp âm và sẽ khó đàn nhanh được. Ngón càng gần kề dây càng tốt."Hãy luôn gần kề nàng Cithar, và hãy để cho nàng cất lên những âm thanh vang liên tục thánh thoát"Nên tập với máy đánh nhịp (metronome) ở tốc độ thật chậm như sau:Mỗi nốt đánh vào 1 phách: để máy đánh nhịp ở số khoảng 60 hay 70, đàn mỗi nốt sao cho trùng với từng tiếng gõ của máy, nên nhớ đàn mạnh, đều âm lượng và không bị ngắt tiếng. Đặt Tâm ở đầu ngón, bởi nơi đó là chỗ tiếp xúc với dây đàn, và cũng là nơi tạo ra những cảm xúc trong khi đàn.Hai nốt vào 1 phách: cũng với nhịp độ trên, bạn đàn 2 ngón (im,...) vào một phách, ngón nào đánh đầu thì phải nhấn mạnh ngón đó, thí dụ như im, ngón i phải được nhấn mạnh và trúng vào tiếng gõ máy còn ngón m thì chỉ đàn nhẹ thôi.Ba nốt vào 1 phách: với ngón đầu nhấn nốt, 2 ngón sau đàn nhẹ lại, như vậy ta sẽ có sự thay đổi về ngón nhấn khác nhau. Thí dụ như: lấy "im" làm chuẩn, đàn với 3 nốt thì ta sẽ có i mạnh, m và i sau nhẹ; nhưng đàn lần thứ 2 thì ta sẽ có m mạnh, còn i, m nhẹ. Như vậy ta sẽ có được 2 ngón nhấn nốt khác nhau.Cũng vậy, với 4 hay 5 nốt, đều phải lấy nốt đầu mạnh hơn các nốt sau.Điều kiện cần chú ý là: khi đàn tốc độ càng nhanh thì cường độ càng giảm dần. Nốt nhấn không cần thiết phải thực hiện nữa, nếu không khéo thì các ngón dễ bị rơi vào tình trạng gồng cứng, do đó, khi đàn nhanh cần phải thật khéo, nhẹ nhàng tự nhiên, có như vậy tiếng đàn khi thoát ra mới đẹp, ngọt ngào và thanh thoát."Hãy để cho nàng cất cao tiếng hát tự nhiên bay xa nhẹ nhàng và xuyên thấu vào tâm cang mọi người"(còn tiếp) [​IMG]-" border="0" alt="67.gif" />
     
  13. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)NGẮT TIẾNG (Staccato)Khi một âm vừa phát ra và bị chận tắc nghẽn lại thì được gọi là Ngắt tiếng.Với một ngón khởi đầu tạo nên 1 âm vang, liền sau đó dùng ngón tiếp theo nhanh nhẹn cho chạm đầu thịt vào dây chận đứng âm thanh vừa mới phát ra rồi lướt nhẹ qua móng tạo nên một âm mới, cứ như vậy tiếp tục hết ngón nầy đến ngón khác, ta sẽ có được một chuỗi nốt Staccato. Riêng ngón P thì phải tự nó làm việc này.Chú ý: nên dùng đầu thịt ngón bên cạnh trái để làm hiệu quả lối đánh Staccato nầy, vì nó dễ lướt ngón qua móng để nhẹ nhàng tạo được âm tiếp theo hơn là giữa ngón. Với Staccato bằng tay phải thì hiệu quả ngắt âm sẽ nhẹ dịu hơn là xử dụng bằng tay trái."Hãy chận đứng nàng lại, khi nàng thốt lên những lời thiếu yêu đương"(còn tiếp) :">
     
  14. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)REO DÂY (tremolo)Bằng cách lập đi lập lại trên một nốt, nhanh nhẹn, réo rắt, trong sáng hay du dương, được gọi là Reo dây.Thông thường, lối đánh nầy thường được xử dụng qua lối đánh Móc dây. Để tạo một sự reo dòn, móng tay cần phải được xử dụng trực tiếp trên dây, nhưng đôi khi, vì muốn tạo cho tiếng reo được ấm lại và truyền cảm hơn, cần phải dùng đầu thịt của cạnh trái ngón tay lướt nhẹ qua dây để tạo hiệu quả nầy.Một bàn tay mềm mại cùng với các ngón tương đối đều đặn nhau (không dài quá cũng không ngắn quá, phối hợp với các móng chắc và dẻo dai, là một bàn tay lý tưởng cho lối đàn tremolo nầy.Cách thực hành:Thường thì lối đàn nầy được sử dụng với 3 ngón "A, M, I" phối hợp với "P", nhưng đôi khi cũng được sử dụng với 2 ngón "mi" hoặc "im".Các bộ ngón được áp dụng cho lối đàn nầy như sau:pAMI, PAMIM, PIAMI, (P)AMIAMI: p đàn cùng lúc với a đầu tiên.Bốn dạng ngón trên luôn thường được áp dụng cho Tremolo, nhưng đôi khi còn một số dạng đặc biệt khác cũng được dùng vào lối đàn nầy như: PAMIMI, PAIMIM, PIM, PMI, và đặc biệt hơn nữa là chỉ sử dụng một ngón để tạo kỹ thuật nầy như: I, M hoặc P, rất đơn giản là chỉ dùng 1 ngón bật lên và xuống ở một tốc độ nhanh cùng với 1 hay nhiều dây, như vậy là bạn đã tạo được kỹ thuật Tremolo với dạng 1 ngón.Khi thực tập kỹ thuật Tremolo, bạn cần phải sử dụng tới máy đánh nhịp (metronome) với tốc độ chậm lúc ban đầu rồi tăng nhanh dần lên cho đến mức tối đa mà không làm nổi, nên áp dụng ở lối móc dây với dạng Legato như đã trình bầy ở phần trên, nhưng đôi khi cũng cần phải dụng tới lối đánh Staccato cho thêm phần hấp dẫn, dịu dàng và truyền cảm.Thực tập nhấn nốt lấy AMI làm chuẩn, khi bạn thây một chữ được viết với chữ IN HOA, thì đó là ngón cần phải nhấn mạnh hơn các ngón khác.Ami, aMi, amI; Mia, mIa, miA; Ima, iMa, imA; đàn chậm rải, nhấn nốt rõ ràng, từ từ tăng nhanh. Khi đàn thực sự Tremolo thì nên buông lỏng tự nhiên, đàn nhẹ nhàng thoải mái, không cần phải lo nghĩ về việc nhấn hay không nhấn, mà chủ yếu là để ý xem các nốt có nhanh đều và rõ ràng không. Nên tập nhấn nốt ít nhất 10 phút với mỗi dạng ngón, chỉ một thời gian ngắn thôi bạn sẽ có được tiếng đàn réo rắt tuyệt vời làm mê hồn người nghe.(còn tiếp) [​IMG]"
     
  15. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)HỢP ÂM RỜI (Arpège):Khi một hợp âm được đàn rời ra từng nốt một thì được gọi là Arpège.Thông thường, Arpège luôn được dùng với lối đánh Móc dây, nhưng đôi khi có những tác phẩm có phần giai điệu (melody) rõ rệt , vì vậy Ép dây có thể được xử dụng để xử lý các giai điệu đó. Khi thực tập lối đánh này, điều cần thiết là phải đàn: Chậm-Mạnh-Rõ-Đều, các ngón tay luôn kề cận dây đàn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tốt nhất là nên dùng Metronome, để dễ dàng kiểm soát được tốc độ. Nên ghi nhận rằng khi tăng tốc độ nhanh thường thì cường độ bị giảm xuống, vì vậy, khi tập chậm cần phải đàn càng mạnh càng tốt, để khi đàn nhanh mặc dù tay ở trạng thái tự nhiên nhưng âm lượng vẫn tốt, rõ ràng, nội công thâm hậu.(còn tiếp) [​IMG]-" border="0" alt="67.gif" />
     
  16. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)HỢP ÂM RẢI (Rasgueado): là một lối đánh thường được xử dụng trong âm nhạc dân gian Tây Ban Nha "Flamenco", đôi khi cũng được tìm thấy trong vài tác phẩm cổ điển thuộc thời cận đại hoặc hiện đại, tiêu biểu là tác phẩm của đại sáng tác gia: Joaquin Rodrigo, Mario Castelnuovo Tedesco...Có bốn dạng Ras tiêu biểu cho lối đàn này là:a- Rasgueado: tuần tự búng các ngón PD (ngón út), A, M, I từ trên xuống ở tốc độ nhanh nhất và chỉ một lần rồi thôi.b- Rágueado Arpège: cũng như trên nhưng phải được thực hiện liên tục búng xuống lặp đi lặp lại nhiều lần tùy theo và phải thật đều, rõ, nhanh.c- Rasgueado Tremolo: sau khi các ngón được búng xuống xong, liền khi đó các ngón tuần tự PD, A, M, I kéo ngược lại ra phía sau từ dưới lên giống như ta xoay cổ tay vòng tròn tạo ra lối đánh nầy.d- Rasgueado với 1 ngón I hoặc M: tuần tự búng xuống và bật lên một hay nhiều lần, bạn sẽ có lối Ras một ngón nầy.Tập Rasgueado cũng như những lối tập khác, trước tiên là phải Chậm-Mạnh-Rõ rồi từ từ tăng nhanh cho đến khi có thể.(còn tiếp) [​IMG]:rolleyes:<" border="0" alt="6.gif" />
     
  17. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)ĐỤC TIẾNG (Pizzicato): một âm thanh được phát ra nhưng không trọn vẹn, bị tắc nghẽn, bị "không nói tục"c tiếng, không vang động... được gọi là Pizzicato.Muốn tạo nên âm sắc nầy ta chỉ cần dùng cạnh phải của bàn tay phải chận đè ngay trên con ngựa đàn nơi mà những sợi dây đàn được gát qua và dùng ngón P hoặc I, M để đàn sao cho tiếng đàn khi phát ra trở nên "không nói tục"c mờ, không bình thường, nhưng không quá tắc nghẽn; "không nói tục"c mờ nhưng đẹp, tạo nên một sắc thái đặc biệt tô điểm cho bài nhạc thêm phần hấp dẫn."Giờ đây, hãy nhường nàng Cithar Guitar cho bàn tay trái, để nó cùng dìu dắt nàng vào thế giới âm thanh kỳ ảo với muôn màu muôn sắc nhộm đầy tính thần tiên"(còn tiếp)
     
  18. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)KỸ THUẬT BÀN TAY TRÁIVới một mẹ (p) và 4 con (1, 2, 3, 4) tượng trưng cho 5 ngón của bàn tay trái . Các bạn hãy nói với bà mẹ rằng: "hãy để cho chúng muốn làm gì thì làm, đừng ló đầu lên trông chừng chúng mãi như thế."Thường thì đối với các bạn mới bước vào tập Guitar cổ điển, ngón P thường hay ló lên để tìm kiếm các con của nó, để tránh tình trạng đó, bạn hãy thực hiện bài tập như sau:Để các ngón: 1-2-3-4 ở tư thế cong 3 đốt ngón, các đầu ngón chạm ngay trên cùng 1 dây, lấy dây thứ 1 khởi đầu, mỗi ngón ở mỗi ngăn đàn, từ ngăn thứ 1 đến ngăn thứ 4, ngón cái để phía sau cần đàn, chậm rãi bấm mạnh ngón 1 vào ngăn đàn thứ 1 rồi buông nhẹ ra, tiếp đến bấm ngón 2 vào ngăn thứ 2 rồi buông nhẹ ra, rồi tiếp đến ngón 3, ngón 4, sau khi xong 4 ngón, đổi lên dây số 2, cứ như vậy tiến dần lên dây 6 rồi dời ngón 1 lên ngăn đàn thứ 2, dây 6, bấm với 4 ngón rồi dời xuống dây số 5, 4, 3, 2, 1... Nên tập thật chậm, bấm thật mạnh và chặt vào, đừng để đốt đầu của ngón cái bị bật gãy ra.Phân tích chi pháp:Với cách bấm tay trái vào dây, 4 chi được phân ra như sau:1. Chuẩn bị: để ngón muốn bấm gần kề dây muốn đàn.2. Hạ ngón: cho ngón hạ xuống để đầu ngón chạm vào dây.3. Bấm vào: thực hiện bấm mạnh ngón vào.4. Buông ngón: dở ngón ra khỏi dây.Nên áp dụng nội công tâm pháp đã được trình bầy ở phần tay phải vào chiêu thức nầy, ít nhất 1/2 giờ 1 ngày, sau một thời gian ngắn, chắc chắn bạn sẽ có được một ngón bấm vững chắc, mạnh mẽ đủ để hỗ trợ cho tay phải tạo nên những âm sắc tuyệt vời.Về kỹ thuật cơ bản dành riêng cho tay trái có 2 loại cần phải thực tập mỗi ngày để có nâng cao sức mạnh và sự khéo léo cho các ngón cùng rất nhiều lợi ích trong nghệ thuật đánh đàn guitar. Coulé (nối tiếng) và Vibration (rung tiếng) là 2 trong các kỹ thuật quan trọng của tay trái.(còn tiếp)
     
  19. minhjapan

    minhjapan Thread Starter "Khai Cuốc Kông Thần"

    (Nghệ thuật sống trong nàng Cithar Guitar, tiếp theo)COULÉ (Slur, nối tiếng): một âm được tạo ra, một âm tiếp theo phát sinh do nhờ vào âm trước nó một hay nhiều âm liên tục không gián đoạn, do các ngón tay trái tự nó thực hiện, được gọi là Coulé. Ký hiệu là một đường vòng cung nối từ nốt nầy sang nốt khác.Có 3 dạng Coulé cơ bản như sau:1. Coulé thuận gõ: đàn nốt đầu rồi từ đó gõ mạnh ngón khác vào theo chiều thuận của ngón tạo nên một tiếp theo. Thực tập lối đánh nầy với các ngón như sau cùng trên 1 dây, từ dây 1 bắt đầu ở ngăn đàn thứ 1, sau khi thực hiện xong 1 bộ ngón bạn cho ngón 1 dời lên ngăn đàn thứ 2 rồi tiếp tục coulé... cừ như vậy di chuyển lên cho đến khi nào không thể tiếp tục nữa rồi đổi sang dây số 2...1 - 2, 1 - 3, 1 - 4/ 1 - 2, 2 - 3, 3 - 4, 3 - 4, 3 - 4.2. Coulé nghịch kéo: đàn nốt đầu rồi dùng ngón của tay trái kéo bật dây tạo ra âm tiếp theo.4 - 3, 4 - 2, 4 - 1/ 4 - 3, 3 - 2, 2 - 1/ 4 - 3, 4 - 3, 4 - 3, 3 - 2, 2 - 1 (dây 1 ngăn 12, lùi dần 11, 10, 9, 8,...4, chuyển lên dây 2 ngăn 4...12)Có 2 lối đánh trong kỹ thuật nầy: coulé móc dây - coulé ép dây.Coulé móc dây có 4 chi:a. Chuẩn bị ngónb. Bấm ngón vàoc. Kéo dây xuốngd. Vuột ngón co lạiCoulé ép dây có 4 chi:a. Chuẩn bị ngónb. Bấm ngón vàoc. Kéo dây xuốngd. Vuột ngón qua dây và tựa vào dây dưới3. Coulé phối: thực hiện 2 lối coulé trên chung lại được gọi là coulé phối.121, 131, 141/ 212, 232, 242/ 323, 313, 343/ 434, 424, 414/ 131, 242/ 121, 232, 343, 343, 343Với lối đánh nầy, khi bạn thực hiện nhanh và nhiều lần thì bạn có được cú đánh Trill dài.Thông thường tạo âm với ngón tay phải trước rồi mới từ đó áp dụng coulé vào, nhưng đôi khi có một số tác phẩm chỉ dùng các ngón tay trái vừa tạo âm vừa coulé, vì vậy các bạn cần phải tập thêm lối nầy cho tròn đủ.Chú ý: khi thực hiện Coulé các bạn cần phải để ý đến phần thịt chai ở đầu ngón, đừng để quá chai cứng hoặc hủng ngang xuống, các đầu ngón cần phải giũa cho mỏng bớt và trơn láng, có như vậy mới dễ thực hiện coulé và tạo được âm sắc hay, đẹp.(còn tiếp) [​IMG]-" border="0" alt="67.gif" />
     
  20. thanhchick

    thanhchick Đồ rê mi fa sol ...

    Các bác cũng có thể tìm thấy cách chỉ dẫn chơi các kỹ thuật trên do nhạc sĩ hoàng phúc biên soạn trong cuốn:''20 ngón đàn điêu luyện.. gì gì sau đó nữa thì em quên rồi'' hicc..Nhưng cuốn sách đó viết cũng khá chi tiết và còn thêm một số tác phẩm hay nữa. Vdụ:mấy bài prelude của villa lobos, Six caprice của cát ca xi,.....
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này