1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Muốn cùng mọi người thảo luận về guitar.

Thảo luận trong 'CLB Guitar Biên Hòa' bắt đầu bởi tgnam.khtn, 24 Tháng năm 2010.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. tgnam.khtn

    tgnam.khtn Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Mình cũng mới học guitar, mới chỉ có thể coi là đệm được tàm tạm, chứ chưa nghe người ta hát để đệm theo được. Mình lập box này muốn trao đổi với anh em Biên Hòa thêm kiến thức về guitar. Hi vọng mọi người cùng chia sẽ. Nếu có điều gì sai sót thì mọi người góp ý mình hen!
    p/s: mình mới vào diễn đàn nên cũng chưa nắm chắc nội quy, bài này box sai chỗ thì mấy anh admin chỉ giúp!

    Dưới đây là 1 bài mình mới viết bên thainguyenaudio.com, tổng hợp lại các kiến thức mà thấy đã dạy theo cách hiểu của mình. Các bạn xem có gì sai sót hoặc bổ sung thì chỉ giúp mình nhé. Trao đổi kiến thức là chính mà.

    1. Cấu tạo hợp âm:
    Các bạn mới học chơi guitar thì điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất theo mình là phải thuộc hết tất cả vị trí nốt trên cần đàn. Nhiều bạn mới học guitar đã học đệm hát ngay, điều này có thể giúp bạn đệm được vài bài cơ bản nhưng rất khó để phát triển lên cao.Thuộc hết nốt trên đàn có nhiều cái lợi. Một trong số đó là giúp ta xác định được hợp âm và thế bấm của chúng trên cần đàn guitar.

    Hợp âm theo đúng như tên gọi thì là hợp của nhiều âm, tức là một tổ hợp nốt nhạc cùng phát ra một lúc. Nhưng chúng cũng có quy luật nhất định. Đó là các quy luật về TÊN HỢP ÂM, CẤU TẠO HỢP ÂM và TÍNH TRƯỞNG THỨ VÀ T/C QUÃNG.

    Đầu tiên, tên hợp âm là tên của nốt nhạc đầu tiên trong dãy âm tạo thành hợp âm đó, và nó cũng thường được dùng để làm âm Bass chính cho hợp âm. Ví dụ hợp âm Đô, dãy âm tạo thàn hợp âm đó là Do, Re, Mi, Fa, Sol, La... Nói cách khác, hợp âm Đô thì tức là nốt bắt đầu trong dãy âm tạo thành hợp âm là nốt Do (đánh số là bậc 1). Và trong một hợp âm có tên Đo thì âm bass của hợp âm đó chính là nốt Đô. Khi biết tên của hợp âm, ta sẽ dễ dàng xác định các thành phần khác của nó.

    Quy luật hình thành hợp âm được tính theo công thức sau: 1+3+5+(7+9+11+13). Ví dụ hợp âm Đô, thì nốt Đô là bậc 1, nốt Rê là bậc 2, nốt Mi bậc 3,... Vậy thì cấu tạo của một hợp âm Đô bắt buộc phải có 3 nốt ở bậc 1,3 và 5. Tức là phải chứa các nốt Đô, Mi, Sol, ngoài ra nó còn có thể chứa các nốt ở bậc 7, 9, 11, 13. Để minh họa rõ hơn, các bạn có thể ướm thế bấm Đo trưởng căn bản ở đầu đàn và kiểm tra vị trí các ngón tay đang bấm, rõ ràng, trong tất cả các not đó cũng chỉ là Đo, Mi và Sol. Nói tóm lại: hợp âm được tạo thành từ các nốt bậc lẻ tính từ chủ âm.

    Chỉ cần 3 nốt bậc 1,3, 5 là ta đã có thể hình thành 1 hợp âm. Giờ ta xét đến tính chất của 1 hợp âm. Đó là tính trưởng và thứ.Tính chất này được quyết định bởi cung. Cung là đơn vị tính khoảng cách giữa 2 note nhạc. Ngoại trừ hai cặp mi-fa, si-đô cách nhau 1/2 cung, mọi cặp nốt liên tiếp nhau đều cách nhau 1 cung. Khoảng cách giữa 2 nốt bất kỳ là tổng số cung của các nốt liên tiếp trong khoảng nốt thấp đến nốt cao.

    Một hợp âm gọi là Trưởng khi nó có tính chất sau: bậc 1 và bậc 3 cách nhau 2 cung.
    Ví dụ hình thành hợp âm Do trưởng. Do nó là hợp âm Đô nên nó sẽ được cấu tạo bởi 3 nốt ở bậc 1,3,5 tương ứng là các nốt Do, Mi, Sol. Nốt Đo và Mi cách nhau 2 cung (Đo-Rê: 1 cung, Rê-Mi: 1 cung). Vậy hợp âm Đo trưởng chứa các nốt Do, Mi, Sol.

    Ví dụ hình thành hợp âm La trưởng. Do tên hợp âm là La, nên các nốt ở bậc 1,3,5 lần lượt là La, Đô, Mi. Ta thấy khoảng cách giữa bậc 1 và 3 chỉ có 1 cung rưỡi (La-Si: 1 cung, Si-Đo:1/2 cung). Vậy muốn hợp âm La có tính chất trưởng thì ta phải thăng nốt Đo lên 1/2 cung, khi đó khoảng cách giữa bậc 1 (La) và bậc 3 (Đo thăng) là 2 cung (La-Si:1 cung, Si-Đo thăng: 1 cung). Vậy hợp âm La trưởng gồm các nốt: La, Đô thăng, Mi.

    Một hợp âm gọi là thứ khi nó có tính chất sau: bậc 1 và bậc 3 cách nhau 1 cung rưỡi.
    Ví dụ: hình thành hợp âm La thứ. Tên của hợp âm là La, do đó, hợp âm chứa các nốt La, Đô, Mi. Nốt bậc 1 và 3 (La, và Đô) cách nhau 1 cung rưởi. Do đó hợp âm La thứ gồm các nốt La, Đô, Mi.

    Ví dụ hình thành hợp âm Sol thứ. Tên của hợp âm là Sol, đo đó hợp âm chứa các nốt Sol, Si, Rê. Mà khoảng cách giữa bậc 1(Sol) và bậc 3(Si) là 2 cung. Do đó, muốn hợp âm Sol có tính chất thứ thì ta phải giảm nốt Si đi 1/2 cung. khi đó khoảng cách giữa bậc 1 (Sol) và bậc 3(Si giảm) là 1 cung rưỡi. Như vậy hợp âm Sol thứ gốm các nốt: Sol, Si giảm, Rê.

    Nhận xét: sau khi xác định được 3 not của hợp âm, bạn chỉ cần xem khoảng cách giữa bậc 1 và 3, nếu thiếu hay dư cung thì chỉ cần tăng hoặc giảm nốt ở bậc 3 đi là được. Và theo đó, hợp âm trưởng luôn có nốt ở bậc 3 cao hơn hợp âm thứ 1/2 cung. Nói cách khác, muốn chuyển tính chất từ trưởng qua thứ hoặc thứ qua trưởng thì chỉ cần tăng hoặc giảm bậc 3 đi 1/2 cung. Điều này có nghĩa là nốt ở bậc 3 là nốt quyết định hợp âm mang tính trưởng hay thứ.

    Trên đây ta đã xét vai trò của nốt bậc 1(quy định tên hợp âm) và bậc 3 (định tính chất trưởng thứ). Đó là 2 bậc có vai trò quan trọng nhất, ngoài ra các bậc 5,7,9,11,3 cũng có vai trò định tính chất của hợp âm. Ví dụ bậc 5 thì định tính chất hợp âm là dim hay sus, bậc 9 thì định tính chất 9 hoặc -9... Ở đây mình chỉ trình bày thêm về 1 bậc quan trọng, đó là bậc 7. Bậc này quyết định 2 tính chất của hợp âm đó là 7 và -7. Ở đây mình chỉ nói t/c 7 chứ ko nói -7 vì -7 ít người dùng.

    Một hợp âm có tính chất 7 thì ngoài các âm bậc 1,3,5, nó phải có thêm âm bậc 7, và khoảng cách giữa bậc 1 và bậc 7 phải là 5 cung rưỡi. Điều này cũng có nghĩa khoảng cách giữa âm bậc 7 và bậc 5 là 2 cung (vì khoảng cách giữa bậc 1 và bậc 5 luôn là 3 cung rưỡi).

    Ví dụ hình thành hợp âm Sol trưởng 7 hay gọi tắt là Sol 7. Do tên hợp âm là Sol nên nó phải chứa các nốt: Sol, Si, Rê, Fa. Để nó có tính chất trưởng thì khoảng cách giữa bậc 1(sol) và 3(si) là 2 cung. Để nó có tính chất 7 thì khoảng cách giữa bậc 5(rê) và 7 (fa) phải là 2 cung. Ta thấy rằng bậc 1 và 3 rõ ràng cách nhau 2 cung. Nhưng bậc 5 và 7 chỉ cách nhau 1 cung rưỡi. Do đó ta thăng bậc 7 lên nửa cung để khoảng cách bậc 5 và 7 là 2. Như thế thì hợp âm Sol trưởng 7 sẽ gồm các nốt: Sol, Si, Rê, và Fa thăng.
    Các bạn thử hình thành hợp âm Sol thứ 7 xem sao?

    Nãy giờ mình nói là cách chung để xác định 1 hợp âm gồm có những nốt nào. Sau khi biết các nốt của hợp âm thì việc còn lại là chọn thế bấm trên cần đàn. Có 1 số thế căn bản thì ko nói. Dựa vào các điều trên, khi đang diễn 1 bài nhạc, cần gấp 1 hợp âm để hòa âm cho 1 nốt nào đó, mà bạn lại ko thuộc thế bấm của hợp âm đó, nếu bạn đã thuộc hết các nốt trên cần đàn và nắm vững các kiến thức trên thì việc chọn lập tức 1 hệ thống nốt để tạo thành hợp âm tại đó là việc không khó. Trong thời gian thức hành, điều đó sẽ trở thành phản xạ. Và nếu chịu khó tìm tòi, có thể bạn sẽ tự phát hiện ra 1 thế bấm hợp âm "Độc" của riêng mình.
     
  2. boyband0409

    boyband0409 Mới tập romance

    Cách viết của tgnam quá đúng,nhưng nó hơi lý thuyết 1 tí.Mình thì không học trường lớp gì hết chỉ có nghe người ta đánh rồi đánh theo.Nên mình xin tóm lại như sau: về nốt nhạc không cần thuộc hết tất cả các nốt nhạc theo cách học thuộc lòng mà chỉ cần biết được 6 sợi dây đàn đại diện cho những nốt nào và nắm được quy luật si-đô,mi-fa cách nhau 1/2 cung còn lại 1 cung là có thể xác định được bất cứ nốt nào trên cây đàn.Còn về trưởng và thứ thì tùy theo cao trào của người đàn và người hát.Vì là dân chơi cùi bắp nên nói theo cách cùi bắp mong anh em đừng chấp nhất.
     
  3. duy

    duy bài nào cũng táng

    xin vui lòng post vào topic đã có sẵn, ví dụ như giải đáp thắc mắc về guitar, topic này sẽ đóng trong vài ngày tới. Mong các bạn thông cảm vì lý do ko được tạo nhiếu topic mới.
     
  4. tgnam.khtn

    tgnam.khtn Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Oh! sory nhé, vì mình cũng chưa biết nên post ở đâu cho được :D. Sẽ rút kinh nghiệm lần sau!
    ps: cảm ơn boyband0409 vì đã cho ý kiến :)
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này