1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Một số kĩ thuật trong ghita

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi otard, 30 Tháng tám 2003.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. otard

    otard Thread Starter Tiều phu bổ củi

    Một số kĩ thuật trong ghita và hiệu quả nghệ thuậtSưu tầm : Thisingheo nay là thisicom (chắc đói + nghiện ngập nên còm [​IMG])Dịch + đăng bài lần 1: La PalomaĐăng bài lần 2 : Otard Khi một guitarist đã đạt đến độ thành thục về kĩ thuật, anh ta sẽ thấy nảy sinh nhu cầu trang bị thêm một số kĩ năng tạo hiệu quả âm thanh, nhằm làm phong phú thêm khả năng diễn tấu cho cây đàn guitar.Âm bồi : Âm bồi tự nhiên được tạo ra bằng cách dùng ngón tay trái chạm nhẹ vào dây đàn ở một số nốt nhất định, trong khi gảy bằng ngón tay phải. Không nhấn dây xuống phím, chỉ chạm nhẹ rồi nhả tay ra ngay sau khi gảy. Để chơi được âm bồi đặt ngón chạm thẳng trên dây ở đúng vị trí thẳng với phím đồng ( thông thường bạn vẫn bấm ngón tay ở vị trí cung nằm giữa 2 phím). Nếu muốn âm bồi ngân như tiếng chuông, bạn hãy gảy dây ở vị trí sát cầu ngựa của đàn.Âm bồi thường được viết tắt ( trong âm nhạc TBN) là "ar" theo sau nó là số thứ tự của phím bồi trên dây buông (nhưng cac bác cũng thấy cả là VN toàn kí hiệu bằng H, âm h trong tiếng TBN cũng câm giống tiếng Pháp chăng?) . Âm bồi có ở các phím 12,9,7,5,4,3, và phím cận cuối cần đàn. ( phím 16,19) Cúng có thể áp dụng trên một dây bất kì nào đó. Có thể thấy khi đắt ngón táy lên bất kì phím nào, nó sẽ chia dây đàn thành các phần nhất định và âm thanh tạo ra dựa trên cơ sở khoa học ( thật các bác, nghe cao siêu trừu tượng quá, ) Tuy nhiên ở đây chúng ta không đủ điều kiện đi sâu vào vấn đề này.Âm bồi quãng tám:Tạm thời thôi nói về tay trái, bây giờ chúng ta quay sang tay phải.Nào, hãy choãi ngón trỏ tay phải để đầu ngón tay chạm dây 1, phím 12. Đồng thời gảy dây bằng ngón cái hoặc ngón a --->tạo ra âm bồi quãng tám.Giờ chúng ta sẽ chặn dây 1 phím 1 bằng ngón i tay trái, vdùng ngón trỏ tay phải chạm dây 1 tại phím 13, gảy dây bằng ngón p hơạc a----> tạo ra âm bồi quãng tám của nốt Fa.Tiếp tục chơi âm bồi trong một gam hoàn chỉnh bằng cách chặn dây bằng một ngón trái nhất định tại một cung nhất định. Dùng ngón tay phải như đã nói với 12 phím hoặc quãng tám như trên. Cách này áp dụng được với mọi dây. Đôi khi ta gặp 1 hợp âm 3 nốt, nốt trên cùng chơi bồi Trường hợp này bấm hợp âm bằng tay trái như bình thường, ngón trỏ tay phải chạm vào phím cách nốt trên cùng ( nốt bồi) 12 phím, gảy dây đó bằng ngón a, trong khi ngón p và i gảy hai nốt hợp âm còn lại.Kĩ thuật vuốt dây:Nếu thực hiện đúng, thì đây là kĩ thuật có hiệu quả âm thanh rất tốt khi chơi ghi ta. Bạn cần thực hành cho đến khi thành thục . Vuốt dây được kí hiệu bằng một đường thẳn nối liền 2 nốt nhạc. Bạn bấm vào nốt thứ hất, gảy một nhát, rồi dùng luôn ngón bấm vuốt theo dây xuốg nốt thứ 2, lực bấm cần giữ nguyên để đảm bảo dây vẫn rung ở nốt thứ 2 mặc dù không gảy. Quy tắc vuốt dây từ nốt cao xuống nốt thấp, hoặc vuốt 2 hay nhiều nốt cũng vậy. Tuy nhiên có lúc phải đổi gón bấm ngay lập tức sau khi vuốt xong.Luyến âm.Là kĩ thuật tương đối quan trọng khi chơi guitar cổ điển, và cần luyện tập đều đặn. Nó thường đưộc kí hiệu bằng một đường cong vòng nối các nốt. Hiệu quả luyến âm có tác dụng nhất khi các nốt luyến nằm trên cùng một dây. Nào, gảy nốt đầu tiên, rồi bấm ngón tay thật nhanh và khoẻ vào những nốt cần luyến, sẽ tạo ra âm thanh mà không cần phải dùng tay phải để gảy. Khi luyến từ cao xuống thấp cần đặt sẵn ngón tay ở các nốt thấp để khi nhả tay sau nốt đầu tiên âm thanh được liên tục không giật cục . Nếu có hợp âm đệm cùng một nốt chính, bạn chơi hợp âm cùng lúc với nốt chính rồi luyến sau.
     
  2. dưa hấu

    dưa hấu "Khai Cuốc Kông Thần"

    mùa xuân sang, anh chopin, anh thi sỹ, chú hailuaratinh , anh amorigin đang tâm hồn thoải mái, sẽ ngồi uống trà mà đàm đạo thêm mấy kỹ thuật cho mọi người nghe : bắt trước tiếng trống trận ( ló sitios de zaragoza , gran jota) bắt chước tiếng kèn ( gran jota) kỹ thuật bịt dây ( lới lơ) giả tiếng vó ngựa ( [​IMG] ) kỹ thuật luyến tay trái, tay phải vỗ thùng đàntạm thế đã còn mấy kỹ thuật cao siêu hơn tỉ như : bắt chước tiếng họa mi, giả tiếng gió, sấm chớp, giả tiếng hổ gầm, sói tru .... thì e rằng đòi hỏi phải có công lực thâm hậu, và để từ từ, cho có bài viết Nào, mời các bác [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
     
  3. cntnly

    cntnly Mới tập romance

    cho em hỏi nốt về kĩ thuật rag với. Nếu có thể bác phân biệt hộ em giữa rag trong classic và rag trong flamenco. Em thấy trong Flamenco có rấ t nhiều kiểu rag, nhưng chưa đọc được tài liệu nào về rag trong cổ điẻn cả. Còn rà trong bài Ai ra xứ Huế của bác Đỗ Minh Thông là như thế nào, mà sao em nghe khác so với kí âm vậy ạ?
     
  4. quách tĩnh

    quách tĩnh Guest

    các bác ơi, cái kỹ thuật mà nó ghi làHo và Po hammer on và pull off là thế nào á??em gặp mấy cái tab mà có đoạn này, em chịu luôn!Các bác cho em biết cái nhá!
     
  5. thehellfire

    thehellfire Mới tập romance

    Hai kĩ thuật này rất rất hay gặp ở Rock.ho là kĩ thuật sau khi gảy xong một nốt thì dùng một ngón nào đấy của tay trái bấm thật mạnh (quen rồi thì không mạnh cũng được) vào nốt tiếp theo mà không dùng tay phải để gảy.VD: --------7h--8---------- : bấm vào nốt 7, gảy xong dùng ngón nào đấy bấm mạnh (như đập) vào nốt 8 để tiếng đàn nốt 8 phát ra.po là kĩ thuật sau khi gảy xong một nốt thì nhấc ngón tay đang bấm nốt đó ra để tiếng đàn phát ra nốt tiếp theo, để làm được điều này thì phải bấm sẵn nốt thứ hai trước rồi mới nhấc ngón tay ở nốt thứ nhất ra.VD: -------8p--7------- : bấm sẵn cả hai nốt 7 và 8, gảy nốt 8 xong thì buông ngón tay đang bấm nốt 8 ra để tiếng đàn nốt 7 phát ra.Mình chỉ diễn đạt được thế thôi, làm thì dễ mà nói khó quá.
     
  6. namthyh

    namthyh Đồ rê mi fa sol ...

    Một số ký hiệu với bản học Guitar dạng TABBài của nhạc sỹ Võ Tá HânThường vẫn có một số bản nhạc, bài hay nước ngoài bằng TAB=-=-= Legend =-=-= ~ - Let ring s - Slide to required note h - Hammer on p - Pull off <> - Harmonics {} - Played Louder () - Played Softer [] - Continued Note from Last Bar = - Staccato b* - Bend to required pith r* - Bend Return to required pitch #*#- If you wish, play the required fill here. Giải thích: (1) ~ - Let ring Cái ký hiệu này có vẻ không được thống nhất lắm, thông thường thì "let ring" được ghi chú ở dưới tab là "hold" hoặc "let ring", còn "~" là "vibrato" còn có thể gặp ký hiệu là "v", ví dụ 5~, 7v, 7~~~, hoặc có dòng ~~~ ở phía trên các dòng tab... Oki, ký hiệu thì vậy còn chơi "let ring" thì theo đúng nghĩa tiếng anh của nó thôi, thông thường thì nó liên quan đến chơi các nốt liên tiếp trên các dây khác nhau (như là khi rải hợp âm), ví dụ như khi chơi hai nốt móc đơn liên tiếp "trên cùng một dây" thì chúng ta chơi nốt thứ nhất, ngân đủ "nửa nhịp chân" thì chơi nốt thứ hai, vì hai nốt trên cùng một dây nên khi nốt thứ hai bắt đầu kêu thì nốt thứ nhất phải tịt, nhưng nếu hai nốt này chơi trên hai dây khác nhau và có yêu cầu "let ring" thì chơi nốt thứ nhất, ngân đủ "nửa nhịp chân" thì theo bản nhạc là phải chơi nốt thứ hai, nhưng vì nốt này chơi trên dây khác, nên có thể để (và được chú thích "let ring" tức là phải để) cho nốt thứ nhất tiếp tục kêu, không cần phải tịt nó đi. Có "let ring" tức là cứ để cho nó kêu đến bao giờ tự tắt thì thôi. Còn "~" - vibrato là chơi như chúng ta vẫn nhìn thấy ở ngón tay bấm của các nghệ sĩ violin, tức là "rung" ngón bấm, nốt nhạc sẽ hơi dao động một chút về cao độ (do dây bị căng - trùng - căng - trùng... một chút khi rung ngón bấm) nên nghe sẽ "sâu" hơn. (2) s - Slide to required note Cái này ta quen gọi là luyến láy chi đó. Trên tab, còn ký hiệu là "/" hoặc "\", ví dụ, có thể gặp 5s7, 5/7, 7s5, 7\5, /7, \7... Cách chơi 5s7 hoặc 5/7 (trượt lên) là bấm phím 5, gảy rồi "trượt" ngón bấm lên phím 7. Cách chơi 7s5 hoặc 7\5 (trượt xuống) là bấm phím 7, gảy rồi "trượt" ngón bấm xuống phím 5 Cách chơi /7 hay \7 là có thể "trượt" đến phím 7 từ một phím nào đó (không bắt buộc phải cụ thể là nốt nào) cách vài phím ở dưới (hay trên) phím 7 (3) h - Hammer on Còn có thể gặp ký hiệu là "^", trên tab là 5h7 hoặc 5^7, cách chơi là bấm một ngón, ví dụ là ngón trỏ ở phím 5, gảy dây rồi "mổ" một ngón khác, ví dụ là ngón đeo nhẫn vào phím 7 (4) p - Pull off Cũng có thể gặp ký hiệu là "^", trên tab là 7p5 hoặc 7^5, cách chơi là phải bấm sắn cả hai phím bằng hai ngón, ví dụ là bấm ngón trỏ ở phím 5, ngón đeo nhẫn ở phím 7, gảy dây rồi "giật" ngón đeo nhẫn ra. Gọi là "giật" ra vì nếu ta chỉ đơn giản là nhấc ngón này ra, thì nói chung nốt ở phím 5 sẽ không kêu được, cho nên khi bỏ ngón đeo nhẫn ra, phải hơi làm động tác như là gảy "móc" cái dây đang bấm một phát. Nên thử tập ở dây "mí", gảy "móc" xuống phía dưới. (5) <> - Harmonics Là chơi "âm bồi", ví dụ trên tab là <12>, <5>, <7>... Cách chơi âm bồi tham khảo "Đàn chỉ luận - Luận dây" cùng trong diễn đàn này. (6) b* - Bend to required pith Là chơi "căng" dây, trên tab có thể gặp 7b9 hoặc 7b(9)... Cách chơi là bấm phím 7, gảy dây rồi đẩy dây căng lên cho nó kêu cao lên đến cao độ ở phím 9. (7) r* - Bend Return to required pitch Là chơi "căng" dây "xuống, tức là ngược với "b", trên tab có thể gặp 9r7 hoặc (9)r7... Cách chơi là bấm phím 7, đẩy căng dây cao sẵn lên (ước lượng là đến cao độ ở phím 9), gảy dây rồi đẩy "chùng" dây về vị trí ban đầu. Chú ý, đôi khi còn có thể gặp các ký hiệu "nửa vời" như 5b, 7b... hoặc ký hiệu tương đương với 5b, 7b như 5^(.5), 7^(.7)... Cách chơi là chỉ hơi căng dây "tí ti" (chưa đến một nửa nốt, thậm chí chưa đến một phần tư nốt...) để tạo âm thanh hơi "lơ lớ".
     
  7. phongdance09

    phongdance09 Guest

    em moi vo dien dan, cac bac co the chen them clip minh hoa vao k?
    em doc hok hiu
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này