1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

LUYỆN TAI.

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi vuvan, 2 Tháng mười 2004.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    đệ lấy cái này bên www.emviet.com. vì thấy hay nên mạn phép tác giả cho phép em post nên đây. Nếu vi phạm bản quyền thì các bác Admin xóa bài này dùm em. www.emviet.com đệ mới chỉ vào được có một lần và thấy lý thuyết rất hay nhưng tiếc là hình như trang web ngỏm rồi. Bên đó còn có học sáng tác nữa. híc, đệ chưa kịp ngó [​IMG] LUYỆN TAICó lẽ bạn đã nhiều lần để ý thấy điều này: có một số người hình như nhậy bén về âm nhạc hơn phần đông chúng ta. Chẳng hạn, họ có thể “bắt giọng” rất nhanh, như khi nghe thấy một nốt nhạc hay một câu hát, họ có khả năng lập lại đúng y như thế không mấy khó nhọc. Họ hát thường rất đúng giọng và bắt nhịp một bản nhạc một cách rất tự nhiên. Phải chăng là họ “có khiếu” hơn đa số chúng ta ?Tôi không dám lạm bàn về thế nào là năng khiếu bẩm sinh, nhưng tôi nghĩ những khả năng nêu trên đều có thể học và luyện tập được.Trái với một số quan niệm thông thường, tôi cho rằng những khả năng đó không phải là kết quả trực tiếp của sự tập tành kỹ thuật đánh đàn hay chơi nhạc. Bằng chứng là có nhiều người độc tấu đàn rất khá nhưng lại vô cùng bỡ ngỡ khi phải hát lên bản nhạc mình đang đánh, hoặc lập lại một câu nhạc một người khác vừa chơi.Phải chăng vì người ấy “không có khiếu” ? Tôi không nghĩ vậy. Theo tôi, người đó có lẽ đã quá chú trọng đến “kỹ thuật tay” mà không dành đủ thì giờ và công sức để luyện tập “kỹ thuật tai” mà thôi.TẠI SAO "KỸ THUẬT TAI" QUAN TRỌNG?Ngoài sự kiện kỹ thuật tai giúp ta nghe thấy mình đang chơi đúng hay sai, hay hay dở, nó còn giúp cho ta:• biết “hưởng” âm nhạc ta chơi • biết chơi chung với người khác • biết chơi ngẫu hứng, biết sáng tạo. Tóm lại, kỹ thuật tai đem lại cho ta niềm vui thú chơi nhạc, một điều kiện không thể thiếu được nếu ta muốn tiến xa trên con đường âm nhạc.LÀM SAO TRAU DỒI "KỸ THUẬT TAI" ?Trong những chương sau, tôi sẽ đưa ra một số phương cách để bạn tự thực tập. Nhưng những phương cách này tựu chung đều dựa trên 2 yếu tố căn bản:Yếu tố thứ nhất: nghe nhạc thật nhiềuPhải có thu vào thì mới phát ra được, đây là căn bản của mọi sự học hỏi thật sự. Cách đây mấy chục năm, ông Shinichi Suzuki đã khai phá phương pháp dạy nhạc mang tên ông khi ông nhận xét rằng tất cả trẻ con ở bất cứ nước nào hay thời nào, đều học tiếng mẹ đẻ của chúng một cách tự nhiên mà chẳng cần phải đến trường. Theo ông, đó là vì chúng học nói khi chúng nghe người khác nói chuyện mỗi ngày. Từ đó, ông mới quan niệm nhạc cũng có thể học một cách tự nhiên nếu ta nghe nhạc hằng ngày ngay từ lúc bé.Tôi đồng ý với quan niệm này, chỉ khổ nỗi đa số chúng ta đã không được nghe nhạc thường xuyên khi còn bé, nên bây giờ đành phải cố đuổi bắt vậy !• Khi ta nghe nhạc, “ngôn ngữ” của âm nhạc thấm vào “người” của ta lúc nào không hay. Tốt nhất là hãy chăm chú nghe nhạc, nhưng nếu ta không có thì giờ, hãy để nhạc chơi nhè nhẹ, ta không cần để ý đến nó. • Nên nghe nhạc loại nào? Càng nhiều loại càng tốt, vì mỗi loại nhạc có những cách diễn tả riêng. Ðừng đem lòng e ngại đối với nhạc cổ điển Tây Phương, nhạc jazz, rap, rockn’roll, blues, gospel, v.v... Về phía Việt Nam, hãy tìm về dân ca, cổ nhạc, ngâm thơ, v.v... Hãy mạo hiểm tìm nghe nhạc Phi Châu, Nam Mỹ, Ðông Âu, v.v... Về các thể loại, hãy đừng bỏ qua nhạc hòa tấu, hợp xướng, nhạc tôn giáo, nhạc nhi đồng, v.v...Càng mở rộng bao nhiêu thì sự cảm nhạc càng nhậy thêm. Tôi nghiệm thấy những đài phát thanh chuyên về âm nhạc thường hay có những chương trình rất đa dạng. • Hãy chọn lọc nhạc có chất lượng cao để thưởng thức. • Hãy nghe nhạc khi có dịp, chẳng hạn khi lái xe, khi mới thức dậy (nhạc nhẹ vui), khi sắp sửa đi ngủ (nhạc êm dịu), khi làm bếp, may vá, đọc sách, làm việc nhà, viết lách. Nhưng đừng để nhạc trong chỗ ồn ào. • Khi cần chú tâm vào công việc khác, nên vặn nhạc nhỏ, vừa đủ để nhạc len lén vào hồn. Khi có thì giờ thưởng thức nhạc, hãy đóng cửa phòng lại, nghe một mình, và vặn to lên để nhạc tràn vào hồn. • Bài nào mình thật thích, hãy nghe lại nhiều lần, vì mỗi lần sẽ khám phá thêm. Tóm lại, nghe nhạc là một niềm hạnh phúc rất dễ đạt được. Ta càng “hưởng thụ” nhạc bao nhiêu thì sự rung động trong tâm ta càng đồng điệu với nhạc bấy nhiêu, và khả năng hấp thụ hồn nhạc của ta cũng tăng thêm tương tự.Yếu tố thứ nhì: ca hát thật nhiều.Thưa vâng, bạn hãy hát càng nhiều càng tốt. Trong phần sau tôi sẽ đi vào chi tiết hơn về kỹ thuất bắt giọng, nhưng ngay từ bây giờ bạn hãy... hát lên đi.• Khi nghe nhạc, ta thường thụ động. Nhưng khi ta hát, ta tích cực. Sự lợi ích sẽ tăng lên gấp mấy lần. • Khi ta đánh đàn, hãy hát lên giai điệu của bản nhạc. Tốt nhất là vừa hát bài hát, vừa tự đệm đàn, mới đầu có thể thấy hơi khó khăn, nhưng khi quen rồi, nếu không hát sẽ thấy thiếu thốn. • Sau khi đánh xong bản nhạc, ta nên hát lại bản đó thêm một vài lần, nhưng lần này không có đàn, để âm hưởng bản nhạc còn kéo dài mãi. • Khi ta nghe nhạc, hãy hát theo bản nhạc. Nếu không biết lời thì âm ư theo cũng được. • Nếu cảm thấy mình hát lạc giọng so với bản nhạc, đừng thất vọng. Bí quyết hát đúng giọng là khi hát, mình nghe được cả giọng mình lẫn âm điệu trong bản nhạc. Nghe được cả hai sẽ giúp mình điều chỉnh giọng đúng trở lại. • Hãy hát trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi đi dạo bộ, đi tắm, lái xe, làm vườn, làm việc nhà, v.v... Cũng như nghe nhạc, ca hát là một niềm hạnh phúc rất dễ đạt được. Ta càng ngất ngây trong tiếng hát bao nhiêu thì khả năng điều chỉnh nội tâm của mình để hoà nhập vào giòng nhạc càng tăng thêm bấy nhiêu.Trở lại chuyện luyện tai, nếu nghe nhạc sẽ phát triển khả năng hấp thụ của ta (cái tai thụ động), thì ca hát sẽ giúp ta biến khả năng thu nhận đó thành khả năng hòa đồng (điều chỉnh giọng hát theo những gì tai nghe thấy), và từ đó tăng cường khả năng “làm nhạc” tích cực (toàn thể thân thể của ta đã hòa điệu, nên tay gẩy đàn và tay bấm đàn thể hiện sự đồng điệu đó).Luyện tai chính là bí quyết để luyện tay vậy.MỘT SỐ TRANG WEB GIÚP BẠN LUYỆN TAI (EAR TRAINING)Khi khởi đầu trang web này, tôi có ý định thực hiện một phương pháp để bạn luyện tai vì khi chơi nhạc, không sớm thì muộn, bạn sẽ cần đến những kỹ thuật này. Tuy nhiên, thực hiện một chưong trình như vậy đòi hỏi nhiều thì giờ và công sức, cũng không kém việc thực hiện trang tập guitar này.Ðể giúp bạn có nơi tham khảo nếu bạn muốn đào sâu hơn về luyện tai, tôi xin liệt kê ra đây một số trang web liên quan đến đề tài này. Theo chỗ tôi hiểu, những trang này đều miễn phí và đưa ra môt số phương pháp luyện tập hữu ích. Chúc bạn tấn tới.http://www.ossmann.com/bigears/ http://www.worldvillage.com/~jchuang/Ear/http://www.geocities.com/musicalintervalstutor/http://www.good-ear.com/còn hai phần nữa nhưng vì đệ không biết kẻ bảng trong này nên chịu. nhờ các bác chỉ giúp. đệ cũng đã copy rồi paste vào đây nhưng khung không có.
     
  2. Nobita_guitar

    Nobita_guitar Cựu thành viên BQT

    Theo nghiên cứu của mình thì xưa nay chưa hề có một software nào có thể ghi lại đúng nốt trong bản score chính quy. Ngày xưa mình theo bác VHLT tự converter một bài nhạc ra MIDI, sau đó dùng chương trình GP4 hoặc Encore để mở file này ra nhưng khi mở ra rồi thì hỡi ôi chỉ là một đống bùi nhùi [​IMG] #[​IMG] . Nhìn còn tệ gấp mấy lần củ chuối nữa [​IMG] . Nó cho ra một đống hổ lốn nốt loạn xị nhìn là muốn tẩu hỏa nhập ma, đã vậy nó cho thêm những nốt trời ơi đất hỡi nào vào đấy [​IMG] . Mình dùng hết công lực để coi [​IMG] . Cuối cùng đành đầu hàng. Vì thế mình đã không bao giờ dùng cách này để nghe và ghi score. Đành phải nhờ vào sự cố gắng bằng chính đôi tai của mình mà thôi [​IMG]
     
  3. pisces

    pisces Mới tập romance

    Theo N thâ'y qua những gì đã học , việc nghe bằng tai là phải trải qua cả một thời gian luyện tập rất dài và liên tục . Sở dĩ những học sinh trong Nhạc Viện có thể nghe một bài nhạc , xướng âm lại ngay lập tức hoặc chép lại bài nhạc đó là nhờ vào những tiết hoc Ky' Xướng Âm (KXA) trong trường . Trước khi thi vào trường , (đối với 1 số khoa như piano , violon ...) thí sinh đã phải thi môn KXA (việc này mới áp dụng trong những năm gần đây) , gồm có ghi âm (nghe đàn và viết lại bài nhạc) & xướng âm . Sau khi thi vào trường thì ngoài môn học chuyên môn , môn KXA là môn học bắt buộc suốt nhiều năm , tuần nào cũng có ít nhất 2 giờ học KXA , chỉ ngồi nghe giáo viên đàn trên piano và ngồi viết lại . Trước đây khi học thì không cảm thấy gì , nhưng giờ khi hoc xong thì N mới thấy những tiết học này rất cần thiết . Tiết hoc KXA gồm 2 phần xướng âm và ghi âm . xướng âm giúp cho việc nhận biết cao độ một cách chính xác còn ghi âm rèn luyện khả năng nghe bằng tai và viết . Thông thường thì trước khi thi vào trường , hoc sinh đã phải hoc môn này , do đó khi vào , chương trình học sẽ là tiếp tục , nhưng bắt đầu từ dễ đến khó . Về môn xướng âm , thường là những đoạn nhạc ngắn , trích từ những tác phẩm cổ điển , nhạc kịch , có cả những đoạn nhạc dân ca các nước ......, khoảng 2,3 dòng . Việc đầu tiên khi nhìn vào bài xướng âm sẽ là xác định gam , nhịp , sau đó là ... hát cho đúng cao độ (và thường thì đứa nào cũng ráng mà hát cho đúng , chứ sai cao độ thì bọn bạn nó cười kinh lắm [​IMG] ) sau mỗi tiết học giáo viên đều cho học sinh thêm bài để về nhà ... hát tiếp và lần sau trả bài . Ở năm thứ 2 hoặc 3 trở lên , còn có thêm vụ dịch gam nữa , là nhìn vào bài , hát sang gam khác [​IMG] Về môn ghi âm , được chia ra nhiều phần , có ghi âm giai điệu , ghi âm trí nhớ và hợp âm . Ghi âm giai điệu thì giáo viên sẽ đàn 1 bài nhạc (khỏang 2,3,4 dòng) trong từ 3 đến 5 lần . Lần thứ nhất là xác định nhịp , gam , nghe xem trong bài có dấu hóa bất thường nào không . Lần thứ 2 là ghi nốt , lần thứ 3 là xác định nhịp , phách . Thông thường thì sau lần thứ 3 là HS đã gần hoàn tất bài ghi âm , còn lần thứ 4,5 chỉ là dò lại bài . Ngoài ra , khi lên những lớp lớn , ghi âm giai điệu còn phải ghi cả những đoạn nhac 2,3 bè nữa . Ghi âm trí nhớ là GV sẽ đàn 1 đoạn nhạc ngắn trong 5 lần , trong thời gian đó lớp học im phăng phắc , tập trung để xac định gam , nhịp , dấu hóa , nhớ lai bài , vừa dứt lần đàn thứ 5 là đặt bút xuống viết lại bài đó ngay . Còn ghi hợp âm là GV đánh 1 lần 1 hợp âm từ 3 đến 5 nốt , đánh liên tục từ 5 đến 10 hợp âm trong khỏang 5 lần , trong 5 lần đó phải xác định nốt của các hợp âm và ghi tên các hợp âm bên dưới . Ghi âm hợp âm thì thường không bat buộc phải ghi nhịp , chỉ bắt phải xác định chính xác hợp âm thôi . Và tất cả những tiết hoc KXA , GV đều đàn trên piano cho HS nghe . Do những tiết học như thế kéo dài suốt 5 đến 9 năm (thời gian học tùy thuộc vào ngành hoc chuyên môn) cộng với việc phải nghe suốt ngày trong thời gian tập đàn ở nhà , nên đã dần hình thành một phản xạ trong học sinh , thường thì sau năm thứ nhất , HS đã bắt buộc phải có phản xạ này , nghe và có thể xác định nốt và xướng âm ngay lập tức , đến năm thứ 2, 3 thì có thể nghe và ghi lại 1 bài nhạc hoặc nghe 1 bài nhạc và đàn lại giai điệu . Hì , đó chỉ là mấy điều N đã được học , thấy topic này hay nên post vào 1 chút [​IMG]
     
  4. pisces

    pisces Mới tập romance

    [​IMG] hì , mấy bài để xướng âm thì em còn giữ , nhưng để đem scan đã ... Còn mấy bài để luyện ghi âm thi` anh tự lấy những bài nhạc ngắn ngắn để tập cũng được , bất cứ bài nhạc nào , nhưng là những bài nhạc đơn giản thôi , mà phải là những bài mới , anh không nhớ giai điệu đấy nhá . Cách tập thì đơn giản thôi , nhưng để nghe chính xác thì anh nên tập với 1 người bạn nữa , và tập trên piano . Mỗi người thay phiên nhau đàn , cũng đàn 5 lần để cho người kia ghi , sau đó thì nhìn lên bài để sửa lai những lỗi sai , cứ thay phiên như thế để tập cách ghi âm . [​IMG]
     
  5. Nobita_guitar

    Nobita_guitar Cựu thành viên BQT

    Thấy bác pisces viết bài này nhìn kinh thật. Vậy thì ai khi làm sinh viên nhạc viện thì đều nghe và ghi ra score rất chuẩn xác như bác đã nói. Trên diễn đàn VG có rất nhiều bác hiện nay đang là sinh viên nhạc viện và có đầy đủ những tố chất tốt về mặt này. Thế mà lâu nay tớ không biết vả lại tớ cũng chưa hề học qua trường lớp về môn nghe và ghi nhạc này, vậy mà tớ lại dám múa riều qua mắt thợ với những bác trình độ cao minh cỏn đang ẩn tài trên diễn đàn. Đọc topic này xong Nobita thấy choáng quá và thấy hổ thẹn. Từ nay tớ không bao giờ dám hó hé việc ghi score này nữa ặc ặc [​IMG] . Qua topic này thì mình cũng mong các bác cao minh và có học qua trường lớp đào tạo về môn nghe nhạc này thì cũng nên viết lên diễn đàn những kinh nghiệm quý báu để cho mọi người học hỏi với. ^<img src=^" border="0" alt="77.gif" />
     
  6. www.xuthanh.com

    www.xuthanh.com Đồ rê mi fa sol ...

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này