1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Lịch sử cây đàn Guitar

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi vnkanzler, 6 Tháng ba 2004.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. vnkanzler

    vnkanzler Thread Starter Mới tập romance

    --auf Deutsche--
     
  2. gxr

    gxr Mới tập romance

    Và đây là tiếng Việt ạ , cây nhà lá vườn đồ biologisch chính cống , cạnh tranh tẹo [​IMG] . Tóm tắt lịch sử cây đàn guitar Lịch sử sơ khởi về cây đàn guitar rất mơ hồ . Và bởi không bao giờ có giới hạn cho trí tưởng tượng cùng sự lãng mạn nên tồn tại cùng lúc rất nhiều giả thuyết khác nhau . Thậm chí còn có truyền thuyết về một chiếc mai rùa còn dính những sợi gân đã khô cứng được một vị thần Ai Cập tìm thấy trên bờ biển . Những ngón tay thần linh chạm vào những sợi gân rùa . Âm nhạc thần thánh tuôn trào trên nhạc cụ bộ dây đầu tiên ... Nhạc cụ bộ dây cổ nhất được tìm thấy tại khu vực Alaja Huyuk ( thuộc bán đảo Anatolie ) có niên đại 1400 trước Công nguyên . Một pho tượng đá niên đại 400 trước Công nguyên tìm thấy ở Athen ( Hy Lạp ) mô tả hình ảnh một người phụ nữ kiều diễm ôm trong tay một cây đàn . Điều đáng chú ý là tư thế pho tượng rất trùng khớp với tư thế các guitarist ngày nay . Cây đàn guitar - tất nhiên vẫn trong hình dáng của các thế hệ đàn dây trước đó - di chuyển dần tới Tây Ban Nha , nơi nó tìm thấy quê hương đích thực . Vào khoảng thế kỷ thứ 12 xuất hiện những " Chitarras Latinas " đầu tiên . Khoảng thế kỷ thứ 15 Vihuela là nhạc cụ đầu tiên mang đầy đủ những đặc trưng của cây đàn guitar . Mặc dù chỉ còn rất ít tiêu bản đàn Vihuela được lưu giữ đến ngày nay nhưng những bản nhạc soạn cho đàn Vihuela đều có thể được chơi trên cây guitar . Độ hoàn thiện của những bản nhạc này cho thấy các nhạc công Vihuela thực sự là những nghệ sĩ lớn . Những cây đàn guitar đầu tiên được làm tại Ý mang những đặc trưng cơ bản nhất cho một cây guitar với hộp đàn hình số 8 ( ngày nay hộp đàn có xu hướng ngắn hơn ) , 1 lỗ thoát âm duy nhất , 1 cần đàn và các khóa . Cây đàn guitar thời đó thường có 4 dây đôi ( dây kép như Măng - đô - lin ) và 1 dây đơn . Nghệ nhân chuyên làm vĩ cầm Stradivari cũng chế tạo những nhạc cụ như vậy . Nửa cuối thế kỷ thứ 19 những cây đàn guitar hoàn hảo nhất đã ra đời dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân bậc thầy Antonio de Torres ( 1817 - 1892 ; sinh trưởng tại San Sebastian de Almeria ) . Chỉ riêng với vẻ bề ngoài đơn giản mà vô cùng thanh thoát cây đàn của Torres đã bộc lộ tất cả những phẩm chất tuyệt vời nhất . Torres mang lại cho cây guitar tỉ lệ cân xứng mà chúng ta đều biết . Phía bên trong thùng đàn , Torres thiết kế 1 hệ thống 7 thanh gỗ hình dẻ quạt thay cho 4 hoặc 5 thanh ngang truyền thống . Ông phân chia chúng theo một tỉ lệ chuẩn tới mức tất cả những thử nghiệm về sau này nhằm cải thiện tỉ lệ cũng như kiểu dáng cây guitar đều không thể vượt qua . Torres cũng là người tìm ra độ dài lý tưởng cho các dây đàn : 65 cm . Tất cả những phát kiến này đều gần như hoàn toàn dựa vào trực cảm trong quá trình mày mò tự học , tự làm . Những cây đàn guitar của Torres được biết đến trước hết bởi chất lượng âm thanh tuyệt vời , mượt mà mà vẫn đầy sức mạnh , cùng với tiếng ngân rất êm và sâu . Nhiều thợ làm đàn hiện đại trong suốt một thời gian dài đã thử nghiệm để chế tạo những cây đàn lớn hơn . Họ mở rộng các tỉ lệ , tăng chiều dài dây đàn lên tới 68 cm ... với mục đích nâng cao cường độ âm thanh của tiếng đàn . Nhưng kết quả lại trái ngược với mong muốn : những cây đàn như vậy quả thật có tiếng lớn hơn , với điều kiện người nghe ngồi thật gần người biểu diễn . Còn trong một phòng hòa nhạc lớn thì độ ngân của chúng không đủ lực để âm thanh tới được với những thính giả ngồi trong các góc xa , vốn là điểm ưu việt trên cây đàn của Torres . Nói đến những nghệ nhân làm đàn guitar cổ điển nghĩa là nói đến hai tên tuổi Manuel Ramirez ( 1869 - 1920 ) và Herman Hause ( 1882 - 1952 ; người Đức ) , được xem là hai người kế nghiệp lừng lẫy của Torres . Nhưng sau khi Torres mất , Jose - Luis Romanillos mới chính là người học trò cần mẫn và tận tâm nhất của ông . Romanillos viết sách về tiểu sử của Torres , nghiên cứu cặn kẽ lại toàn bộ trước tác của thầy mình . NGhệ nhân làm đàn nổi tiếng ( cũng tự học ) người Thụy Sĩ Werner Schär là một trong những học trò của Romanillos . Những cây đàn do Schär chế tác có thể xem là những cây đàn duy nhất thậm chí đạt tới độ hoàn hảo hơn cả những cây đàn của Torres trong cả vẻ đẹp thẩm mĩ lẫn chất lượng âm thanh . Trong lịch sử âm nhạc , một trong những giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của cây đàn guitar ở vào thời kỳ vua Ludwig XIV . Mọi tầng lớp trong xã hội , từ các bậc vương giả ( bản thân nhà vua cũng là một nghệ sĩ vô cùng tài hoa ) , cho tới những cô thôn nữ đều say mê guitar . Tuy nhiên cũng chính sự phổ cập này đã mang lại " tai họa " . Những bậc mệnh phụ cung đình không chịu được ý nghĩ rằng họ đang thưởng thức chung một thứ âm nhạc , chơi chung một thứ nhạc cụ với những kẻ hầu người hạ . Vậy là từ những nguyên xã hội cây đàn 6 dây rơi vào sự thất sủng . Suốt một thời kì dài những giai điệu guitar lôi cuốn kì diệu hoàn toàn vắng bóng trong chốn cung đình . Nhưng cây đàn guitar không biến mất . Những người nông dân hiền lành , những người du mục lang thang vẫn thủy chung với nó . Trong cộng đồng nghèo ấy người ta vẫn chơi nhạc và nhảy múa , vẫn uống rượu và yêu đương , vẫn hội hè đình đám , không ngừng nghỉ , với cây đàn guitar . Với cảm hứng nghệ thuật từ cuộc sống bình dân , họa sĩ Cavaggio đã sáng lập ra một trường phái nghệ thuật pha trộn giữa tĩnh vật và phồn thực , với những bức tranh tiêu biểu mô tả hình ảnh những cô nàng hầu gái rực rỡ và những anh chàng nông phu vâm vạp đang vui sướng reo hò nhảy nhót thường là xung quanh một cái bàn bị lật nghiêng với trái cây chín mọng , với rượu chảy thành vòi và những tay guitarist đang chơi đàn như điên dại ...Sau đó cây đàn guitar bắt đầu thời kì chiếm lại đỉnh cao . Những tên tuổi như Fernando Carulli ( 1770 - 1841 ) , Fernando Sor ( 1778 - 1839 ) , Mauro Giuliani ( 1781 - 1829 ) hay Matteo Carcassi ( 1792 - 1853 ) , với những trước tác đã trở nên kinh điển , đã đưa guitar trở lại góp mặt trong các salon quý tộc . Nhưng tới cuối thế kỉ XIX , guitar lại một lần nữa nhường ngôi vị độc tôn trong âm nhạc cao cấp . Thế vào vị trí đó là cây đàn piano . Như đã nhắc đến , Torres là một nghệ nhân " thượng thừa " trong lĩnh vực làm đàn guitar . Sử dụng một cây đàn của Torres , guitarist vĩ đại nhất mọi thời đại Fransisco Tarrega ( 1852 - 1909 ) đã phát triển kỹ thuật guitar hiện đại . Ông là nghệ sĩ chỉ chơi guitar và là nhà soạn nhạc chỉ sáng tác cho guitar . Những tác phẩm của ông tận dụng mọi đặc tính và khả năng của cây đàn cũng như " bắt " nghệ sĩ biểu diễn thể hiện tất cả tài năng của anh ta . Mặc dù những tác phẩm của Tarrega luôn mang tính mô phạm nhưng với độ biểu cảm , sự tinh tế và cùng tính lãng mạn chúng không còn là những bài tập kĩ thuật đơn thuần mà đã thưc sự trở thành những báu vật âm nhạc . Tarrega làm việc không ngừng nghỉ để trả lại cho cây đàn guitar vị trí của nó trong giàn nhạc giao hưởng . Vì mục đích này , bên cạnh việc soạn các tác phẩm mới , ông còn chuyển soạn cho cây đàn guitar rất nhiều những tác phẩm của Chopin , Schumann , Bach ... Những kỹ thuật của Tarrega được truyền lại tới ngày nay nhờ vào học trò của ông , Miguel Llobet ( 1878 - 1937 ) . Nhà soạn nhạc Brasil Heitor Villa - Lobos ( 1887- 1959 ) được xem là người kế tục và phát triển sự nghiệp âm nhạc guitar cổ điển của Tarrega . Mặc cho những biến thiên của lòng yêu mến chốn cung đình , cây đàn guitar vẫn luôn chiếm một vị trí xứng đáng trong lòng quần chúng lao động . Tại Tây Ban Nha guitar trở thành nhạc cụ được tôn vinh duy nhất trong dòng nhạc Flamenco với thứ âm nhạc ẩn chứa nỗi lòng thương nhớ quê hương , nỗi luyến tiếc quá khứ của những người tộc Mô- rơ . Biết bao thế hệ nghệ sĩ Flamenco đã nói tiếp nhau giữ gìn và mở rộng dòng nhạc này . Nhưng họ kế nghiệp nhau chủ yếu bằng cách học truyền khẩu nên tên tuổi và âm nhạc của họ cũng chỉ được " truyền khẩu " trong dân gian . Chỉ có duy nhất Ramon Montoya ( 1880 - 1942 ) đã đưa được Flamenco tới các phòng hòa nhạc, ví dụ như các buổi biểu diễn Flamenco tại Salle Pleyel, nơi được biết đến như một thánh địa của chỉ các buổi biểu diễn nhạc cổ điển . Bí quyết thành công của Ramon Montoya nằm ở sự hòa hợp được chất nhạc Flamenco thuần khiết với kỹ thuật guitar cổ điển . Tuổi thơ Andres Segovia ( 1893 - 1987 ) được ru trong tiếng đàn guitar. Khi lớn lên , Segovia tiếp tục con đường mà Tarrega đã bắt đầu , cùng với cây lục huyền cầm lần lượt chinh phục tất cả các phòng hòa nhạc . Cũng cần nhấn mạnh rằng vị sứ giả nổi tiếng của cây đàn guitar này đã thành công cũng chỉ với sự tự học .Sau Segovia bắt đầu xuất hiện 1 loạt các tay guitarist trẻ mà guitarist người Ý Emanuele Segre là đại diện xuất sắc cho " thế hệ mới " - thế hệ những gutarist hiện đại . Song song với sự phát triển của dòng guitar cổ điển chính thống còn tồn tại một chi nhánh guitar được phổ biến trong giới bình dân và 1 lần nữa dẫn tới sự lan tỏa mạnh mẽ của guitar ở thập kỉ 70 . Cây guitar gắn với phong trào Hippy thời này một mặt khiến guitar cổ điển bị thờ ơ , mặt khác , dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng điện khí hóa , lại đưa guitar trở thành nhạc cụ phổ thông nhất trong âm nhạc quần chúng . Một chi nhánh quan trọng trong đó là Jazz với guitarist huyền thoại Django Reinhard .
     
  3. Chopin

    Chopin Cựu thành viên BQT

    Nhạc lý vỡ lòng Chopin xin múa rìu qua mắt các anh chị sinh viên nhạc viện phát và cung cấp thêm một số thông tin qua sự hiểu biết vặt vãnh của mình. Thứ hai cái [​IMG] thứ nhất của em GXR : " Cây đàn guitar thời đó thường có 4 dây hợp âm và 1 dây buông ". Cần phải dịch lại là " có bốn dây đôi (dây kép như Măng-đô-luyn) và một dây đơn ". Tôi sẽ nói rõ hơn dưới đây. Cây đàn của người Mo khi đến châu Âu, không những biến đổi về hình dạng mà số lượng dây có nhiều biến thể, 3 dây, 4 dây rồi 5 dây...vv, hơn nữa cách lên dây cũng không giống nhau. Tên gọi cũng lung tung nốt :Chitarra, Chitarino (Italy), Guitarra (Tây Ban Nha), Quitare, Quinterne (Pháp), Gyterne (Anh). Vào khoảng cuối thời kỳ trung cổ, ở Châu Âu guitar 4 dây đôi thịnh hành nhất. Tuy nhiên ở Ý thì lại khác, họ có guitar 5 dây, trong đó 4 dây trên là dây đôi, còn dây cuối cùng là dây đơn, hơn nữa cách len dây của bọn Ý-đại lợn cũng khác. Đây là điều mà anh muốn chỉnh lại trong bản dịch của em Gai xương rồng. Đến thế kỷ 16 thì guitar 5 dây đôi lại trở nên phổ biến hơn guitar 4 dây đôi.
     
  4. Chopin

    Chopin Cựu thành viên BQT

    Thứ 3 : Cái [​IMG] thứ 2 của em GXR : " Dựa vào 4 hoặc 5 thanh ngang ( * ) Torres phát triển và hoàn thiện 7 khóa âm cho cây đàn ". Nguyên văn câu này bằng tiếng Anh như sau : It develops and vervollkommnt the 7 fan bars, which it places in place of the simple 4 or 5 crossbars under the cover. Fan bars ở đây có nghĩa là các thanh gố hình rẻ quạt, crossbars là các thanh ngang, và dĩ nhiên in place of nghĩa là thay thế cho cái gì đó. Vì vậy nghĩa của nó là ông Torres đã thay thế 4 hoặc 5 crossbars theo kiểu làm đàn truyền thống bằng hệ thống 7 thanh hình rẻ quạt ở mặt trong của mặt đàn. Nói thêm chút cho rõ nghĩa. Chúng ta đều biết rằng, mặt đàn chịu sức căng rất lớn của dây, vì vậy phía trong thùng đàn phải làm một hệ thống gọi là bracing bằng các thanh gỗ sắp xếp theo một kiểu đặc biệt, chúng có hai tác dụng. Thứ nhất làm cho mặt đàn chịu lực tốt hơn, và vì thế mặt đàn trở nên mỏng hơn. Thứ hai, làm âm thanh kêu to hơn, vang lâu hơn. Các cuộc cách mạng trong công nghệ làm đàn thực tế diễn ra chủ yếu ở bên trong cây đàn chứ không phải bên ngoài. Chính Antonio Torres Jurado (1817-1892) đã tạo ra một cuộc cách mạng như vậy bằng hệ thống gọi là fan-bracing như anh vừa nói trên. Thực ra ông này có rất nhiều đóng góp chứ không riêng gì fan-bracing, vấn đề này tôi sẽ bàn trong một dịp khác có thời gian. Hiện nay, một số luthier người Úc làm hệ thống Bracing bằng sợi cácbon gọi là lattice bracing, cũng được coi là một cách mạng lớn. Tuy nhiên các luthier Tây Ban Nha lại không mặn mà lắm, họ thường làm bracing bằng gỗ mun, đặc biệt là trường phái Granada (con 6p của chú Hậu là thuộc trường phái này, nhưng 6p thì còn lâu mới có bracing đúng nghĩa được). Ở Việt nam, có duy nhất Cường Luthier làm bracing bằng Carbon fiber, quả là đáng kinh ngạc vô cùng. Điều đó nói lên rằng anh là Luthier số 1 của VN, luôn luôn cập nhật và học hỏi. Chúng ta có xu hướng sùng bái đàn Tây Ban Nha, thực ra không phải lúc nào cũng đúng. Ở nước này, theo tôi được biết có ba trường phái lớn Granada, Cordoba và Madrid (Ramirez I, II, III, Benabe Paulino).Ở Đức Hauser thì quá nổi tiếng rồi. Thời Segovia, Hauser và Ramirez thuộc loại đỉnh nhất, chính Segovia chơi bằng hai cây đàn 1928- 1955 dùng Hauser spruce top, sau đó chuyển sang Ramirez Cedar top cho đến lúc mất. Gần đây, Ramirez và Hauser không "hot" nữa ,có thể gu thay đổi chăng. Giờ Salmall của Úc, Gilbert - Humfrey của Mỹ, Bernabe Paulino cũng nổi tiếng lắm, rất hay được các guitarist chọn trong concert. Tuy nhiên giá đắt lắm, toàn trên chục ngàn đô, mà phải đợi có khi mười mấy năm mới lấy được đàn. Tháng 2 vừa rồi Dương Tuyết Phi biểu diễn ở San Fransisco cũng dùng cây Sallmall (Theo lời bác Luite Suite).Tôi rất thích con đàn của Kaori xinh đẹp, không biết là hiệu gì, anh em có ai biết không. Bây giờ mà cho chọn giữa em Kaori và cây đàn của em ấy kể ra cũng đau đầu phết. Hoa hậu thì quá nhiều, sức tàn lực kiệt đành về ôm con vợ ahambra 2c vừa già vừa xấu vừa bẳn tính của mình vậy. Chú Hậu xài 6p thì cũng là cỡ Hà Kiều Anh rồi. Còn muốn sờ đến Jenifer Lopez thì cũng phải tham ô độ vài chục cái toilet khi thiết kế nhà. Mấy lời ngông cuồng, xin anh em bà con chỉ giáo
     
  5. dưa hấu

    dưa hấu "Khai Cuốc Kông Thần"

    bác chopin đã chứng tỏ chẳng những mổ thông rạch thạo xác tử thi và cơ thể bệnh nhân, mà còn chứng tỏ khả năng phanh phui thân xác nàng guitarr tuyệt diệu, bác muốn chê con " Hà kiều Anh " của em thì chê ngay từ đầu bài cũng được, không phải tới giữa giữa tàn canh, vắng người qua lại bác mới chọc phát. như thế TBN giống như là nguời mẹ, người cha nuôi, dù không đẻ con nhưng lại có công dưỡng dục và phát triển đàn ghita, đưa nó đến đỉnh cao của ghita hiện giờ nhỉ. Màu sắc mặt đàn theo các bác có nói lên điều gì, độ dày của cùng một loại gỗ chuẩn làm đàn có nói lên điều gì không, tại sao cái mặt đàn của Anh Hùng Phong dày thế, mặc dù đàn Nhật, ,.,,,, lại nhờ các bác giải thích .. Bác chopin mỗi lần nhìn thấy đồng hương là mỗi lần vui, không chửi một câu, không đá một cái là chưa yên tâm đi làm việc [​IMG] (Còn muốn sờ đến Jenifer Lopez thì cũng phải tham ô độ vài chục cái toilet khi thiết kế nhà.) Em cũng hãnh diễn vì có đồng hương như bác lắm [​IMG]
     
  6. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    good jobMấy người này dịch bài cũng hay, xỏ nhau cũng khéo, ghi nhận ghi nhận. May mà từ đầu mình không tham gia, không thì lại chết thảm với lão Hấu và lão Chopin.Nhân tiện chữa của Chopin một chữ, cái ông thần quê ở Hi Lạp kia tên là Apolon đấy chứ [​IMG], ông này lúc nào cũng kè kè cái đàn Harp đẹp cực. GXR thân mến cả tin ơi, lão Chopin lão ấy tranh thủ thấy bạn không biết rõ về đàn guitar nên lão lòe đấy, chứ còn tra từ điển Chopin thì chỉ phong phú thêm tiếng ( lóng ) Việt thôi.
     
  7. buiquang

    buiquang Mới tập romance

    Bác Chopin đúng là bác sĩ có khác. cái gì cũng Mổ xẻ đến cùng. Bác cho hỏi bác đã bao giờ nghe đến guitar Aria ( Model AC 80F) của TBN chưa. Bác tư vấn cho cái xem con đấy co đựoc ko ạ?
     
  8. Chopin

    Chopin Cựu thành viên BQT

    Bác nói thế thì em chịu. Thứ nhất cần phải xem đặc tính của nó thế nào, làm bằng gỗ gì. Thứ hai, phải cầm đàn lên chơi thử để nghe âm thanh và cảm nhận cái feeling và độ playability của nó.Cách chọn cơ bản thì anh biết rồi Theo kinh nghiệm của em, anh nên lưu ý một số điểm 1. Nếu chỉ độc tấu, và nhất là ở Việt nam, anh nên chọn mặt đàn bằng tuyết tùng (top cedar). Tuyết tùng kêu vang, lan tỏa, ấm, hơn nữa ít hấp thu độ ẩm nên phù hợp với Việt Nam. 2. Hông đàn và mặt sau đàn (back and side) nên chọn gỗ hồng đào (rosewood). 3. Tất cả nên dùng gỗ nguyên miếng, không nên chọn loại gỗ ván ép, không tốt. 4. Vân gỗ trên mặt trước của đàn phải đều, dày, mịn mới là loại gỗ lâu năm và tốt. 5. Cần đàn bằng gồ mun Hehehe, nhưng mà đắt xiền đấy 6. Chú ý xem hệ thống Bracing bên trong thùng đàn thế nào 7. Vỗ vào thùng đàn, nghe có to không 8. Khi thử âm thanh, nên chọn chỗ càng ồn ào, càng rộng càng tốt, xem tiếng đàn có kêu to và vang không. Đừng thử trong phòng của cái bọn bán đàn đểu cáng ấy, sai lầm to lớn, chệch hướng xã hội chủ nghĩa ngay. 9. Thử âm bồi ở tất cả các vị trí, nghe có trong trẻo, rõ như tiếng chuông không. 10. Đánh một hợp âm lên, chú ý nghe rõ độ separation của các nốt có rõ không, hay là chỉ nghe phừng một cái còn chả thấy từng nốt riêng biệt vang lên đâu sất. 11. Đánh các nốt của dây 1,2,3 ở các phím đàn cuối, xem âm thanh có vang lâu không hay là tịt ngóm. 12. Tốt nhất rủ một người đi cùng, đánh cho mình đứng ở đằng xa nghe. 13. Nên lấy ráy tai trước khi mua đàn 14. Sau khi mua xong, nếu bạn hỏi giá tiền thì nói tăng gấp đôi cho nó vẻ vang và đúng chất nghệ sĩ một chút, và khi chán còn bán được giá hời. Còn vợ mà hỏi thì nói giảm đi 4 lần để bảo toàn tính mạng rồi hẵng tính tiếp, ờ.
     
  9. buiquang

    buiquang Mới tập romance

    Rất cảm ơn Chopin đã bỏ chút thời giờ vàng ngọc để chỉ giáo. Sau khi tìm hiểu được biết con đàn Aria đấy có các thông số sau: mặt Top: solid engelmann spruceBack and side:RosewoodCần đàn: MahoganyThử nghe rồi. Rất vang, ấm và sâu nhưng không hiểu engelmann spruce là loại gì? Xin bác sỹ chp ý kiến
     
  10. dưa hấu

    dưa hấu "Khai Cuốc Kông Thần"

  11. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    Có một vấn đề nan giải hơi tiều phu một chút, anh Chopin, đó là làm sao để biết được gỗ là loại nào ( hồng mộc, tuyết tùng, vân sam, ...) . Có đặc điểm nào dễ nhận dạng không ạ? Hay cho vào bếp thử ....
     
  12. Chopin

    Chopin Cựu thành viên BQT

    To anh Bùi Quang và Hậu Nhìn mặt gỗ màu trắng hoặc hơi vàng nhạt nhạt như vậy thì đích thị là Spruce rồi. Cedar bao giờ cũng sậm hơn, nghĩa là giống như cánh gián ấy, dĩ nhiên là còn phụ thuộc màu vecni nữa. Thú thực, màu của Cedar bao giờ cũng đẹp hơn theo quan niệm của em. Có thể nói luthier đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt đến top là TORRES mà bài dịch của GXR đã đề cập đến. Từ đó mà ông đã thử nghiệm nhiều loại gỗ khác nhau để làm mặt đàn. Trái với ý nghĩ của nhiều người, mặt đàn là bộ phận quan trọng nhất trong việc tạo ra âm thanh, vì thế người ta còn gọi nó là soud-board. Hiện nay các nhà làm đàn chuyên nghiệp thường chọn một trong ba loại gỗ sau để làm mặt đàn, phải nói là bắt buộc thì đúng hơn. 1. Spruce (Vân sam) 2. Cedar (Tuyết Tùng) 3. Jacaranda, loại này chỉ mọc ở Brazil, cây đàn 14.000$ của anh Quang Vinh là do Ramirez III làm từ gỗ cây này. Spruce thịnh hành hai loại : German Spruce và Engelmann Spruce, Engelmann nhập từ Mỹ hoặc Canada , hình như gỗ German thì nổi tiếng hơn. Spruce tạo ra âm thanh trong trẻo hơn,nhiều treble tuy nhiên âm thanh lại tập trung vào một hướng chứ không lan tỏa như Cedar làm cho người ta có cảm giác là kêu hơi bé. Một nhược điểm của nó là hút ẩm hơi nhiều. Một cây đàn gặp thời tiết hanh khô quá như ở nước ngoài thì dễ bị nứt mặt, cong cần, bong keo dán và hở hông đàn, nếu gặp khí hậu ẩm ướt như ở Việt nam thì âm thanh bị tịt do gỗ hút ẩm nhiều quá, trở nên nặng nề, dao động khó khăn. Đó là điều anh phải lưu ý để bảo quản đàn. Mặt khác, nếu anh chịu khó quan tâm đến khí hậu nước nhà một tý thì anh sẽ thấy mùa thu đông nước mình rất hanh khô làm da dẻ nứt nẻ hết. Ngược lại mùa tháng 2,3,4 thì vô cùng ẩm ướt đến nỗi sàn nhà còn "chảy mồ hôi", lúc đó em mang ẩm kế ra đo thì độ ẩm tương đối lên đến 95%- 99%, thật kinh khủng. Lưu ý một điểm là đàn của bọn Tây Ban Nha thường khuyến cáo độ ẩm cho phép từ 60 - 80%. Một điểm nữa, nhà bác mà dùng điều hòa nhiệt độ cũng phải hết sức cẩn thận. Tóm lại, ý em muốn nói là độ ẩm ở Việt nam thay đổi rất kinh và đa số các cây đàn mua về VN không sợ nứt mà chỉ sợ tịt. Lời khuyên của em là anh đã xài con trâu xịn thì tiếc gì sợi dây thừng mà không mua cái hộp đàn (guitar case), trời hanh khô thì anh xịt ít hơi nước , trời ẩm thì đặt các túi chống ẩm vào hộp đàn, chẳng tiện lắm ru ! Cùng là Spruce nhưng chất lượng và giá cả nhiều khi hoàn toàn khác nhau. Loại gỗ làm đàn phải là Master grade mới xịn. Một cây gỗ nhưng chất lượng của phần lõi khác, chất lượng của phần vỏ khác, mặt khác các công đoạn như ủ gỗ, sấy gỗ cũng rất quan trọng. Bọn Tây Ban Nha còn sử dụng một số loài gỗ nữa anh cũng cần nên biết như Mahogany, Walnut, Maple, Ciprés. Nhưng các loại gỗ tốt em thấy chúng nó toàn nhập từ Đức, từ Mỹ, Canada, Honduras và đặc biệt đàn xịn thì từ Brazil. Tây Ban Nha không có gỗ tốt làm đàn à? Đây là điều em rất thắc mắc mà chưa ai giải thích hộ cả, Chú Hậu chịu khó tìm hiểu giảng anh nghe cái. Tóm lai, cây đàn của anh như thế là tương đối rồi, vấn đề còn lại là giá tiền. Nếu cần anh có thể rủ em cùng đi, em thì khoái đi xem đàn lắm. Anh có địa chỉ WEB của bọn này thì cho em để em tìm hiểu thêm. Của một đống tiền, mình phải cẩn thận mới được. Anh đang xài 4p phải không, theo em bác cứ đánh con đấy đi, bao giờ tiết kiệm đủ tiền mua hẳn con vài ba nghìn đô, do PRO- Luthier làm từ đầu đến cuối chứ không phải là mấy thằng thợ học việc
     
  13. buiquang

    buiquang Mới tập romance

    To Chopin:Rất phục em về khả năng mổ xẻ đàn đấy.Nhiều cái nghe em phân tích mới vỡ lẽ mình đúng là "điếc không sợ súng". Anh cũng chả định mua đàn mới làm gì đâu. Trình lùn như mình dùng con 4P là quá rồi. nhưng có ông bạn vàng nối khố bây giờ buôn bán bên Tây phát đạt cỡ triệu phú USD có nhã ý tăng một món quà đâm ra mình mới nảy sinh lòng tham nhờ nó mang hộ cho con đàn.Con đàn Aria đấy là của một ông bạn vong niên của anh , mua bên nước ngoài là 1000 USD. Theo anh biết thì Jaracanda là xịn nhất nhưng chính phủ Brazil liệt nó vào loại gỗ cực quý không cho pháp khai thác mấy nên nhưng con đàn có mặt Top dạng này phải trên 3000USD.OK lúc có dịp nếu em ko bận anh sẽ rủ đi xem. Nhân thể em play cho anh nghe mấy bài kiểu Koynbaba hay Chèo thuyền.. Tâm phục, khẩu phục em đấy. Chơi hay tuyệt vời!!!
     
  14. 654321

    654321 Đủ trình cưa gái

    mình nhớ không lầm trước có xem t ài liệu thì nói rằng Guitar xuất phát từ Batư ,sau khi tấy ban nha chiêm Batư thì thấy có dụng cụ rất lạ và hay ,từ đó thứ đó được phát triển rộng gải cho đến ngày nay chính la Guitar.không biết có phải vậy không???nhưng nói chung là hầu như về guitar thì tài liệu nói chẳng giống nhau cả.mù tịch chẳng biết nên theo bên nào là đúng nhỉ??? [​IMG]
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này