1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Lịch Sử Âm Nhạc Thời Trung Cổ Châu Âu

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi Mrbom, 18 Tháng chín 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Mrbom

    Mrbom Thread Starter Mới tập romance

    Hèm!!Mình thấy lâu quá Box này chưa có anh em nào post bài lên. Với lại thấy chưa có bài nào viết một cách chi tiết về Lịch Sử Âm Nhạc Cả. Cho nên mạo muội gởi cái này lên. Anh em cho ý kiến để mình còn có sức để viết tiếp [​IMG] Âm Nhạc Thời Trung CổKhái QuátGiai đoạn Âm nhạc Trung Cổ, giai đoạn âm nhạc ở Châu Âu bắt đầu từ khi đế chế La Mã sụp đổ(476 S.C.N) cho đến khoảng giữa thế kỷ XV. Đây là giai đoạn âm nhạc đặt nền móng cho nền âm nhạc giai đoạn Phục Hưng ở châu âu sau này.[​IMG]Một nhạc công đang chơi đàn Vielle vào thế kỷ 14Cho đến ngày nay, những bản nhạc ở thời Trung Cổ chỉ còn lại qua những tài liệu cổ ở các tu viện còn sót lại. Ở thời Trung Cổ, việc tạo ra những bản viết tay viết lại những bản nhạc thường rất tốn kém, vì thời này người ta viết chủ yếu lên những tấm da dê mà da dê thì lại rất đắt, không chỉ có vậy, việc viết nhiều tài liệu đòi hỏi phải có người chép thuê. Vì hai lý do trên, chỉ có những tổ chức thật giàu có mới có khả năng tạo ra những bản viết tay như thế này. Những tổ chức đó là các nhà thờ, tu viện, thánh đường. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ, những bản nhạc thường là đơn âm, không có nhạc đệm, thậm chí không có cả nhịp. Sau đó, với sự phát triển kinh tế, người ta bắt đầu tập trung phát triển văn hóa, âm nhạc cũng phát triển, dần dần nhịp điệu được thêm vào và đóng một vai trò quan trọng trong một tác phẩm âm nhạc, các bản nhạc với phức điệu bắt đầu xuất hiện. Đi cùng với nó là sự phát triển của các loại nhạc cụ, hệ thống ký hiệu trong các bản nhạc cũng được làm cho phong phú thêm. Tất cả những điều đó đã tạo nên một tiền đề vững chắc cho âm nhạc Châu Âu để bước vào thời Phục Hưng – thời đại nở rộ của nền âm nhạc của thế giới phương TâyNhạc cụHầu hết các nhạc cụ để chơi nhạc thời Trung Cổ đều tồn tại đến ngày nay, mặc dù nó đã biến đổi ít nhiều. Kèn cornet ở thời trung cổ rất khác so với kèn cornett hiện đại , kèn trumpet thời đó thì lại được làm bằng gỗ hay bằng ngà voi hơn là bằng kim loại như ngày nay. Kèn cornett thời đó khá ngắn, lúc đầu loại kèn này thẳng và sau này đến giữa thế kỷ 15 thì nó lại được thiết kế theo hình dáng cong . Ở sáo cũng tương tự, đều được làm bằng gỗ hơn là bạc hay các loại kim loại khác, chúng có thể được thiết kế lỗ thổi theo hai cách là được thổi một bên hoặc được thổi ở một đầu(giống như cây tiêu). Một loại sáo khác cùng họ với Flute cũng rất được ưa chuộng ở thời trung cổ là sáo Pan, loại sáo này có từ thời Hi Lạp Hóa(Pan là tên một vị thần của Hi Lạp), loại nhạc cụ này được chia ra thành nhiều phần khác nhau nhằm tạo ra các âm sắc riêng biệt.[​IMG]Đàn PsalteryNhiều nhạc cụ dây thời đó rất giống với guitar hiện đại ngày nay, chẳng hạn đàn lute và mandolin. Đàn ximbalum, có cấu trúc giống như đàn psaltery và đàn tam thập lục, nhưng không phải để gảy mà dùng để đánh(với hai thanh gõ được làm bằng ỗ hoặc kim loại). Đàn quay, một loại đàn với cấu trúc như một chiếc máy sử dụng một bánh xe gỗ côlôphan gắn vào một chiếc quay để từ đó kéo những chiếc dây của cây đàn và phát ra âm thanh.Các loại nhạc cụ không sử dụng hộp âm thanh cũng khá phát triển mà tiêu biểu là đàn loa nhỏ(jew’s harp). Ngòai ra những tiền thân của vĩ cầm, organ, kèn trombon cũng bắt đầu xuất hiện.Buổi đầu đầu âm nhạc Trung Cổ(476 -1150 S.C.N)Thánh CaThánh ca(Chant hay còn được gọi là Bình ca Plainsong) là một loại âm nhạc chỉ gồm một giai điệu chính và lời hát bằng tiếng La Tinh kèm theo vốn được sử dụng rất phổ biến ở các nhà thờ Cơ Đốc giáo. Thánh ca chịu ảnh hưởng khá mạnh từ những bài hát dùng để phụng vụ của người Do Thái.Thánh ca phát triển ở các đô thị lớn ở Châu Âu thời đó. Trong đó quan trọng nhất là ở La Mã, Tây Ban Nha, xứ Gaul, Milan và Ireland. Các bài thánh ca được sáng tác chủ yếu trong việc phụng vụ cho các nhà thờ. Tại Tây Ban Nha, Các bài bình ca Mozarabic khá phổ biến trong các nghi thức tế lễ trong nhà thờ và những tác phẩm này thường mang nét phong cách âm nhạc Bắc Phi. Thậm chí các nghi thức tế lễ ở Tây Ban Nha mang những nét đặc điểm của Hồi Giáo, sau này những bài nhạc như vậy được bãi bỏ để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của thế giới phương Tây thời ấy. Xứ Milan thì có thánh ca Ambrosian, lấy theo tên của thánh Ambrose, loại này khá phổ biến khắp Milan thời Trung Cổ.Trong khi đó La Mã thì có thánh ca Beneventan, bắt nguồn từ vùng Benevento, một trung tâm văn hóa của người La Mã thời đó. Thánh ca Gallican thì phát triển mạnh ở xứ Gaul, Ireland và vương quốc Anh thì sử dụng thánh ca Celtic. Thánh Ca Gregorian[​IMG]Đức giáo hoàng Gregory IVào thế kỷ thứ 9, một lọai thánh ca mới ra đời với tên gọi Gregorian, lấy tên theo tên người đặt ra nó, giáo hòang La Mã Gregory I(590 – 604), ông đã tổng hợp các bài thánh ca khắp nơi và sắp xếp theo một trình tự đặc biệt. Sau đó, loại thánh ca này đã được truyền bá nhanh chóng khắp La Mã và cả Châu Âu. Một số bài thánh ca Gregorian được viết với mục đích chính trị, và còn tồn tại cho đến khi vương triều của Hoàng Đế Charlemagne chấm dứt.Bản nhạc thánh ca sớm nhất của thời trung cổ được tìm thấy ở vào khoảng thế kỷ thứ 9, mặc dù trước đó vẫn còn nhiều bản khác tồn tại. Cần phải biết rằng, trong thời Cổ Đại việc ký xướng âm một bản nhạc đã có, nhưng khoảng thế kỷ thứ 5 sau CN thì phương pháp này bị thất lạc, điều này đồng nghĩa với việc tất cả các bản nhạc cũng bị mất đi.thánh ca Gregorian có giống với những bản nhạc ở thời cổ đại không? Điều này cho đến nay vẫn còn tranh cãi nhưng chắc chắn nó chịu ảnh hưởng bởi âm nhạc Cổ Đại.Mặc dù theo nhiều khảo sát, chỉ có một số rất ít bản nhạc thời cổ còn sót lại( chẳng hạn như trong tấm văn bia của Seikilos) và những di chỉ này không cho thấy sự giống nhau nào giữa âm nhạc thời Cổ Đại và âm nhạc Phương Tây sau này.Thánh ca tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong các tu viện và các trung tâm tôn giáo trong suốt những năm hỗn loạn của thời Trung Cổ, có thể nói ở thời kỳ Đen Tối ở Trung Cổ các tu viện là những trung tâm tôn giáo, chính trị, văn hóa lớn. Hầu hết sự phát triển của âm nhạc Châu Âu thời kỳ này đều không ít thì nhiều, bắt nguồn từ các tu viện.Những bản nhạc phức điệu đầu tiên:eek:rganumKhi thế kỷ IX kết thúc, các ca sĩ trong các tu viện chẳng hạn tu viện thánh Gall ở Thụy sĩ bắt đầu thêm những phần mới vào bản thánh ca, thường là họ thêm nhiều bè vào bản nhạc và đều được biểu diễn cùng một lúc, như vậy không có bè chính, bè phụ. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng như nhau. Thường thì trong một bài nhạc có 4 hoặc 5 bè cùng với phần hát chính bằng tiếng La Tinh. Và từ đó, nhạc phức điệu hình thành và phát triển với các hình thức hòa âm, đối âm đa dạng. Trong suốt 70 thế kỷ sau đó, phức điệu đã phát triển thành nhiều hình thức khác nhau cho đến ngày nay.Loại phức điệu có ảnh hưởng nhất được sáng tác là “phức điệu hoa mỹ”(Florid Organum)khoảng từ năm 1100, có khi được gọi là “sách dạy đàn của tu viện thánh Martial”( được lấy tên theo một tu viện ở miền Nam nước Pháp, nơi đây người ta tìm thấy bản viết tay tốt nhất của loại phức điệu này). Ở “phức điệu hoa mỹ” trong một bản nhạc, phần nhạc chính được diễn tấu bằng nhiều nốt ngân dài khác nhau, trong khi đó phần bè phụ thì đệm theo bằng nhiều nốt liên tục trong suốt phần ngân dài của một nốt ở phần nhạc chính, nhằm tạo ra sự thuận tai cho tác phẩm thì có các quãng 4, 5, quãng 8 giữa bài nhạc. Sau này, ở Anh phức điệu được biến tấu và phát triển theo đó, người ta tập trung nhiều đến quãng 3 hơn cả.Hầu hết những tác phẩm âm nhạc ở thời kỳ này đều khuyết danh. Một số được viết bởi các nhà thơ, những người viết lời nhạc và sau đó được phối âm bởi những người khác chính vì thế những bản phức điệu thường khó biết được tác giả. Những bản viết tay còn tồn tại đền ngày nay gồm có Musica enchiriadis, Codex Calixtinus của nhà soạn nhạc Santiago và tác phẩm Winchester TroperKịch Tế(Liturgical Drama)Một thể lọai âm nhạc truyền thống thời bấy giờ ở Châu Âu cũng khá phát triển là những vở kịch trong những buổi tế lễ(Litergical Drama). Nguồn gốc của chúng vốn là những vở kịch diễn theo lối La Mã với nội dung là những câu chuyện của Cơ Đốc Giáo – chẳng hạn vở Sách Phúc Âm(the Gospel), những nỗi khổ hình của chúa Jesus(the Passion) và cuộc đời của những vị thánh( lives of the saints. Có thể nói ở hầu khắp các vùng đất Châu Âu thời đó người ta thường diễn những vở kịch như thế này với sự diễn xuất, lời thoại, hát và phần đệm nhạc. Diễn viên, ca sĩ thường đi từ vùng này đến vùng khác và biểu diễn. Một số vở kịch còn được lưu giữ và cách tân sau đó được đem biểu diễn ở thời đại ngày nay( chẳng hạn vở Play of Daniel)GoliardsNhững Goliard thực ra là những nhà thơ – nhạc sĩ ở Châu Âu xuất hiện nhiều từ thế kỷ thứ 10 cho đến thế kỷ 13. Hầu hết họ là những học giả hoặc những giáo sĩ, họ viết và hát các tác phẩm của mình bằng tiếng La Tinh. Có thể nói Goliard là những tiền thân cho những người hát rong(troubadour) và những nhà thơ kể chuyện(trouvère) sau này. Hầu hết những nhà thơ đều không thuộc Giáo Hội chính vì thế họ có lối sống khá phóng túng hơn những nhạc sĩ ở thời này.(mời anh em đón đọc phần 2~~~> mỏi tay quá rồi [​IMG] )
     
  2. langui

    langui Cựu thành viên BQT

    Thank you!Hay quá, chờ bạn hết mỏi tay lại tiếp tục công trình cho anh em [​IMG]:D<" border="0" alt="6.gif" /> Bạn viết về âm nhạc thời Cổ đại nữa nhé [​IMG] Bạn có thể up cho mình ảnh của cái đàn ximbalum không "Đàn ximbalum, giống như đàn psaltery và đàn tam thập lục". Mình thấy đàn tam thập lục của Việt Nam rất giống đàn Guzheng(Cổ tranh)của Trung Quốc, nhưng Guzheng thì có 21 dây còn Tam thập lục thì có 36 dây. Mình vẫn luôn cho rằng Tam thập lục là do người Việt đã thay đổi sáng tạo từ Guzheng. Không biết là người phương Tây cũng có cái đàn như thế?
     
  3. Mrbom

    Mrbom Thread Starter Mới tập romance

    Thật ra em hiểu sai ở chỗ này một chút. Em đã chỉnh sửa lại rồi. .:">Theo em biết thì đàn tranh Gezhung của Trung Quốc không liên quan đến đàn Ximbalung mà là đàn tam thập lục mới là loại đàn thuộc về loại này. Loại đàn ở Trung Quốc có họ với Ximbalung người ta gọi là Yanqqin Cả hai đều thuộc họ đàn dây nhưng cách thức chơi nhạc thì lại không giống nhau. Đàn xibalum là loại đàn không chỉ có ở Phương Tây mà người ta còn bắt gặp nó ở khắp nơi trên thế giới: đó là đàn Khim ở Thái Lan, đàn Yangqin ở Trung Quốc(vốn từ Ba Tư theo con đường Tơ lụa đến Trung Quốc) ngoài ra nó còn xuất hiện ở Trung Đông với cái tên Santur, ở Ấn Độ với tên gọi là Santoor. bản thân chữ ximbalum( tiếng Hi Lạp cổ đại là Dulcimer) bắt nguồn từ hai chữ "Dulcis" nghĩa là "ngọt ngào" và "Melos" nghĩa là "bài hát'). Để chơi được Ximbalum thì phải có hai thanh gỗ hay kim loại. Khi hai thanh này gõ lên dây sẽ tạo ra âm thanh khá đặc biệt. Người ta cũng có thể bọc một đầu ở mỗi thanh những lớp da thú, hoặc vải để làm cho âm thanh mềm mại hơn.:">[​IMG]Còn đây là hình ảnh cây đàn ximbalum hiện đại(còn cái loại ở thời Trung Cổ thì em không tìm đượcĐây là danh sách tên gọi khác nhau của đàn ximbalum khắp thế giới * Austria - Hackbrett * Brazil - saltério * Cambodia - khim * China - yangqin * Czech Republic - cimbál * Germany - Hackbrett * Greece - santouri * Hungary - cimbalom * India - santoor * Iran - santur * Italy - salterio * Korea - yanggeum * Laos - khim * Mexico - salterio * Netherlands - hakkebord * Romania - ţambal * Spain - salterio * Sweden - hackbräda, hammarharpa * Switzerland - Hackbrett, Hachbrattli * Thailand - khim * Ukraine - Цимбали (Tsymbaly) * United Kingdom - hammered dulcimer * United States - hammered dulcimer * Vietnam - Đàn tam thập lục (lit. 36 strings) * Yiddish - tsimblCòn nữa chữ Ximbalum ở nước ta là lấy từ tên gọi đàn dulcimer ở các nước Đông Âu, họ gọi loại đàn này là Cimbalom [​IMG]
     
  4. langui

    langui Cựu thành viên BQT

    Quá tuyệt, cái ảnh mà em post rất giống cái Yangqin ở Trung Quốc. Hồi trước đi lượn các hiệu đàn, anh cũng được bọn nó đánh cho rồi, cái đàn này tiếng leng keng nghe rất hay.
     
  5. Mrbom

    Mrbom Thread Starter Mới tập romance

    Chậc!!!Dạo này bận ngập mặt từ sáng tới tối. Mong anh em thứ lỗi vì cứ "quy hoạch treo" cái dự án Lịch Sử Âm Nhạc này mãi [​IMG] Đây là phần 2 của bài viết. Mong anh em cho ý kiến để mình còn bổ sung.... [​IMG] Thời Kỳ Hoàng Kim(1150-1300)Ars Antiqua (Nghệ Thuật Sơ Khai)Tại Notre Dame(thuộc Pháp), từ khỏang năm 1150 đến 1250 có hai khía cạnh văn hóa nổi bật, thứ nhất là sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật kiến trúc Gothic mà tiêu biểu được thể hiện qua nhà thờ Notre Dame, thứ hai là sự nở rộ của trường phái âm nhạc phức điệu mà thể hiện rõ nhất qua sự phát triển của trường âm nhạc Phức Điệu Notre Dame. Thời đó, Notre Dame là một trung tâm văn hóa lớn và có sức ảnh hưởng đến nỗi những bản nhạc thời kỳ này được gọi là những bản “Phức Điệu Paris” và cũng chính từ đó mở ra một thời đại mới trong thời kỳ âm nhạc Trung Cổ Châu Âu: Thời kỳ Nghệ Thuật Cổ Sơ(Ars Antiqua). Đây là thời đại mà những tác phẩm âm nhạc với hệ thống nhịp điệu lần đầu tiên được xuất hiện và từ đó trở thành một hệ thống cơ bản cho sự phát triển và tồn tại của âm nhạc sau này.Đây cũng là giai đoạn mà các soạn giả bắt đầu chú ý đến “cấu trúc” của các tác phẩm, họ để ý nhiều hơn đến tính cân xứng, những phép tu từ từ cấu trúc tác phẩm. Các tác phẩm thường đan xen giữa loại “phức điệu hoa mỹ”(Florid Organum) và loại phức điệu Discant(cứ một nốt nhạc chính được trình tấu thì cùng lúc sẽ có một nốt nhạc đệm theo, trái ngược hẳn với loại phức điệu Hoa Mỹ rằng cứ một nốt chính được trình tấu và trong khi quãng ngân của nốt này tiếp diễn thì sẽ có liên tục nhiều nốt đệm theo chỉ cho một nốt mà thôi). Từ đó, đã tạo ra nhiều thể loại âm nhạc mới: conductus, một bài hát với một hay vài giai điệu chính được hát theo nhịp, và tropes, vốn là những bài thánh ca cổ được “cách tân” với lời bài hát và đôi khi là giai điệu mới. Tất cả những thể loại trên đều có nền là những bản thánh ca vốn trước đó chỉ gồm một giai điệu chính(thường được hát với giọng nam cao và nhiều giai điệu khác đóng vai trò là các bè(thường là 3 đôi khi 4) từ đó tạo thành phức điệu. Trong đó, chỉ có thể loại Conductus mang tính khác biệt ở chỗ sử dụng tới hai giai điệu chính.Những soạn giả thời kỳ này gồm có Léonin, Pérotin, Pérotin, W. de Wycombe, Adam de St. Victor, và Petrus de Cruce (Pierre de la Croix). Trongd đó Petrus nổi tiếng với việc viết hơn ba nốt tròn để đệm cho hết chiều dài của một nốt. Từ đó những bản nhạc của ông được viết ra trở nên cân xứng và đồng đều hơn rất nhiều và những bản nhạc đó được gọi là những bản nhạc “mang phong cách Petrus”. Các bản nhạc này thường được chia làm 3, đôi khi bốn phần và gồm nhiều giai điệu chính. Bản nhạc mang phong cách Petrus rất phổ biến không chỉ dùng trong những buổi phụng vụ mà còn được sử dụng khá rộng rãi trong dân gian và thường được viết cả bằng tiếng Latin và Tiếng Pháp. Ngoài Petrus ra, còn có Pérotin, Léonin đều là những người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của nền âm nhạc Châu Âu nói riêng và cả thế giới nói chung.Những người Hát rong(Troubadours) và những nhà thơ kể chuyện(trouvères)Có thể nói, sự phát triển của âm nhạc đơn âm của những người hát rong và nhà thơ kể chuyện là dòng chảy riêng trong dòng sông âm nhạc bất tận của âm nhạc thời Trung Cổ Châu Âu. Các tác phẩm thường được đệm bằng nhạc cụ, nhạc sĩ, vừa là nhạc công, vừa là ca sĩ, nhà thơ đi từ nơi này đến nơi khác để biểu diễn. Ngôn ngữ của những người hát rong là tiếng Occitan, trong khi đó thì ngôn ngữ của các nhà thơ kể chuyện là tiếng Pháp cổ. Những đề tài chính của các ca khúc là về chiến tranh, giới hiệp sĩ và những câu chuyện tình của tầng lớp này. Sự phát triển của những người hát rong đi cùng với sự nở rộ của nền văn hóa xứ Provence vốn kéo dài suốt thế kỷ XII đến thập niên đầu của thế kỷ XIII thì một sự kiện lớn xảy ra kéo theo sự tàn lụi của cả nền văn hóa Provence và cả những người hát rong: đó là cuộc thánh chiến Albigensian, những chiến dịch tàn khốc dẫn đầu bởi Đức Giáo Hoàng Innocent III đã tiêu diệt hoàn toàn những người Dị Giáo. Những người hát rong còn sống sót đã chạy đến Tây Ban Nha, Miền Bắc Italy và miền Bắc pháp(đây là nơi những người đầu hát rong đầu tiên xuất hiện), từ đó họ tiếp tục phát triển và sự phát triển đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa của những nơi này.[​IMG]Đức Giáo Hoàng Innocent III người đã phát động cuộc thánh chiến đẫm máu chống lại những người dị giáo.Âm nhạc của những nhà thơ kể chuyện(trouever) cũng khá giống với những người hát rong, tuy nhiên nền âm nhạc dân gian này lại tồn tại suốt thể kyXIII mà không chịu sự ảnh hưởng của chiến tranh. Hầu hết trong 2000 tác phẩm tồn tại đến này nay của họ gồm các tác bài nhạc và đặc biệt là những bài thơ với vai trò là những phần đệm cho những bản nhạcCũng trong thời kỳ này, tại xứ Germanic xuất hiện những Minnesinger, họ là một hình thức khác của những người hát rong và những nhà thơ kể chuyện, sở dĩ có tên gọi là Minnesinger là bắt nguồn từ chữ Minne trong tiếng Đức chỉ những người thuộc tầng lớp trung lưu chuyên viết nhạc, hát nhạc và chủ đề chính của những tác phẩm của họ thường là về tình yêu, đặc biệt là tình yêu của giới hiệp sĩ. Ngày nay, những thông tin còn lại về tầng lớp này còn rất ít, chỉ còn lại những tác phẩm của họ khoảng từ hai đến ba thế kỉ kể từ giai đoạn phát triển đỉnh điểm của họ, chính vì thế có không ít người đã nghi ngờ về sự tính xác thực của những tác phẩm này.[​IMG]Đàn Quay ở thế kỷ XIII được dùng phổ biến bởi các Minnesinger thời ấyChú thích:-Occitan: một loại ngôn ngữ có được dùng ở thời Đế Chế La Mã, có nhiều tại vùng Occitania: ngày nay là miền Nam Pháp, Monaco và những thung lũng thuộc Italia và Tây Ban Nha-Cuộc thánh chiến Albigensian:Cuộc thánh chiến diễn ra từ năm 1209 đến năm 1229 được khởi xuất từ nhà thờ Cơ Đốc Giáo La Mã nhằm tiểu trừ những người theo Thanh Giáo(những người này đều bị cho là bội giáo hay dị giáo) ở vùng Langedoc.(Những nguời hát rong hầu hết đều theo Thanh Giáo và đều bị giết hay đi đày)Tạm thời là bi nhiêu đây đã!!! Mình nghiên cứu tiếp sẽ post lên tiếp [​IMG]. À ành em nào có thông tin về thể loại Motet(thánh ca ngắn) thì post lên để mọi người thưởng thức với!!!!!!!!! Mình thanks trước hén.
     
  6. Eros

    Eros Cựu thành viên BQT

    Đây, chiều ý chú Bờm mình up lên mấy bài thánh ca ngắn ( hát cùng dàn đồng ca ) hay người ta nôm na gọi là Catalan Folk Song, sau này được các danh cầm soạn lại, điển hình là Liobet và gần đây nữ cầm thủ Canada Liona Boyd soạn cho guitar. Mọi người nghe guitar quen rồi thì nghe thử mấy bản này hay ghê [​IMG]. Canco del LladreEl Noi de la mareEl testament d'AmeliaUp tạm mấy bài quen thuộc cho mọi người nghe chơi, ai thích nghe thêm thể loại này thì pm cho mình.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này