1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Làm sao để có tiếng đàn ấm áp và sâu

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi levankd, 20 Tháng ba 2009.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. levankd

    levankd Thread Starter Mới tập romance

    Mình được nghe nhiều người đánh đàn có tiếng đàn ấm áp và nghe rất sâu,về cũng tập tành ,nhưng thình thoảng mới nghe tạm được,tất nhiên là ko thể so được với các cao thủ,Vấn đề mình muốn hỏi là để có 1 tiếng đần như thế thì yếu tố nào cần phải chú trọng : thế tay,móng tay,thế ngồi đàn,chất lượng dây và phương pháp tập như thế nào cho hiệu quả :))...nếu mình post nhầm bõ mong Mod chuyển hộ...
     
  2. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Mình mời bạn đọc đoạn phỏng vấn này của Manuel BarruecoYou have a unique and lovely tone that distinguishes your playing immediately from other guitarists. I realize that good tone involves many factors, most of all technique and control, but given that I do not hear the particular quality of your sound in other professional guitarists' recordings or live performances, I was wondering if you could briefly list the most important factor(s) that determine the quality of the sound. E.g. is it speed of attack, nail shape, (low-tension) treble strings, string material, or perhaps the subtle vibrato that you frequently use?"There is a sound I hear in my head. The best way I can explain it is that it’s a sound that has a well balanced and well shaped distribution of overtones…not too dark and not too bright (or perhaps better yet, both dark and bright!) but with a definite strong center. It would also be clear and not murky, and definitely warm and seductive (to use a term that has been used in describing my sound!).Though I look for this sound when playing an instrument, one must also be flexible in letting the instruments show its own beauties and best qualities. This is how an instrument, and we, will sound our best. Besides, we can’t extract out of an instrument a sound that is not within the instrument to begin with. The same could be said for strings. Nail shape is also a definite factor, and depending on the angle of attack, it seems to me that generally the less pronounced the curvature of the nail, the thicker the sound. The consistency of the nail is also an issue, and my experience is that the harder the nail the clearer the sound. Needless to say, a nail must be shaped as smoothly as glass to get the best tone possible. For vibrato the two key issues are the width and speed of the vibrato, and the control that we have during its application. Generally I like the intensity and warmth that it can give to a note and to the playing in general, not to mention the singing quality.Generally, I believe we must hear a sound in our heads and then look for it. To have the best guitar, strings, etc… will not get us a great sound any more than having the best paints and brushes will turn us into a Picasso!"Hy vọng có ích cho bạn.
     
  3. levankd

    levankd Thread Starter Mới tập romance

    thank anh Falla, để ngồi dịch đã :))
     
  4. s561129

    s561129 Mới tập romance

    theo mình thì chất luợng tiếng đàn cũng phụ thuộc nhiều vào loại đàn tốt hay dỏm và tất nhiên là cả loại dây đàn nữa; nếu muốn tiếng đàn ấm và sâu thì bạn nên dùng dây low tension. Còn nếu cùng 1 điều kiện mà tiếng đàn hay or dở là do ký thuật và móng tay. Về móng tay thì đã có khá nhiều topic đề cập đến rồi, nói chung là nên để móng vát về 1 phía, dũa móng bằng giấy nhám loại mịn (>1000). Về kỹ thuật thì rất khó nói, chủ yếu là mình tự tìm tòi thôi, cá nhân mình thấy thế này: góc gảy hơi nghiêng, để thời gian dây đàn tiếp xúc với móng càng lâu thì tiếng càng ấm và phải làm sao cho khi dây vừa rời khỏi phần thịt thì chạm ngay vào phần móng (nếu ko thì tiếng sẽ mỏng), ngoài ra khi gảy thì nên "nhún" dây đàn 1 tí (đối với free stroke), nghĩa là quỹ đạo đầu ngón tay sẽ cong xuống, như thế tiếng đàn sẽ đầy đặn hơn chứ ko nên chỉ móc vào dây đơn thuần. Và 1 điều quan trọng nữa là : chạy gam nhiều vào:)) (đáng tiếc là gần đây mình mới nhận ra tầm quan trọng của cái này:(:)) )chút kinh nghiệm trong quá trình tập đàn:">
     
  5. levankd

    levankd Thread Starter Mới tập romance

    có 1 câu hỏi nữa là khi đánh to thì sẽ dễ bị vỡ tiếng,tức tiếng trở nên khô,vang,có cách nào khắc phục ko các bro %%-
     
  6. s561129

    s561129 Mới tập romance

    đánh to hay nhỏ cũng vậy thôi mà, sao lại vỡ tiếng:-/ Hay là tại cách tiếp xúc với dây của bạn ko đúng. Lúc chạm vào dây thì phải nhẹ nhàng còn mạnh hay ko là phụ thuộc vào lúc nén dây nhiều hay ít (chỉ dùng sức ở giai đoạn này thôi). Còn nếu đánh mạnh mà bị rè thì bạn hãy xem lại action của cần đàn xem có thấp quá ko, nếu thấp thì nâng lên
     
  7. levankd

    levankd Thread Starter Mới tập romance

    thank bro s561129,để mình ngồi tập lại sem sao %%-
     
  8. Mình sẽ cố dịch ra để mọi người dễ theo dõi:Ông có một tiếng đàn rất đặc biệt và đáng yêu khiến ông trở nên đặc biệt so với các guitarist chuyên nghiệp khác.Tôi nhận ra rằng tiếng đàn hay phụ thuộc vào nhiều yếu tố,chủ yếu là kỹ thuật và độ kiểm soát,nhưng do tôi không thấy được chất lượng âm thanh đặc biệt của ông ở các đĩa và biểu diễn live của các guitarist chuyên nghiệp khác,tôi băn khoăn liệu ông có thể kể vắn tắt một vài yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng của tiếng đàn không.VD như là tốc độ attack,hình dạng móng,(độ căng thấp) dây treble,chất liệu dây đàn hay là kỹ thuật vibrato tinh tế mà ông hay sử dụng?Đó là tiếng động mà tôi nghe thấy trong đầu.Cách tốt nhất tôi có thể giải thích nó là đó là tiếng động có độ thăng bằng tốt và có sự phân bố hợp lý của âm cao... không tối tăm và cũng không quá sáng(hay đúng hơn là vừa tối vừa sáng) nhưng phải có một trung tâm rõ ràng.Tiếng đàn còn phải rõ , không tối và cần phải ấm áp và quyến rũ(sử dụng đúng từ đã được dùng để tả tiéng đàn của tôi!)Mặc dù tôi luôn tìm kiếm tiếng như vậy khi chơi ,cần phải linh hoạt và để các nhạc cụ biểu lộ vẻ đẹp riêng và chất lượng tốt.Đây là cách để nhạc cụ,và cả chúng ta,tạo ra được tiếng tốt nhất.Ngoài ra,chúng ta không thể trích từ một nhạc cụ những âm thanh không nằm trong nhạc cụ đó .Điều tương tự cũng đúng với dây đàn.Hình dạng móng tay cũng là một yếu tố rất quan trọng,và tuỳ theo góc độ gảy,móng tay càng ít cong bao nhiêu thì tiếng đàn càng dày bấy nhiêu.Độ cứng của móng cũng là một yếu tố,và theo kinh nghiệm của riêng tôi,móng tay càng cứng thì tiếng đàn càng rõ.Khỏi phải nói,móng tay cần được gọt giũa thật mịn để tạo ra tiếng hay nhất có thể.Về vibrato,hai yếu tố chính là độ rộng và tốc độ và độ kiểm soát của chúng ta khi thực hiệnNói chung tôi thích tính mãnh liệt và sự ấm áp mà tôi tạo ra được cho từng nốt nhạc và cả bản nhạc nói chung,tất nhiên là cả chất lượng tiếng nữa.Nói chung,tôi tin rằng mỗi chúng ta phải nghe thấy tiếng đàn trong thâm tâm để rồi tìm kiếm nó.Cố tìm bằng được cây đàn tốt nhất,dây tốt nhất... cũng không giúp ta tạo được tiếng đàn thật hay,cũng giống như là có màu vẽ và cọ vẽ tốt nhất cũng không thể biến ta thành Picasso được. Ko có chuyên môn lắm về đàn nên anh em thông cảm nhé %%-
     
  9. levankd

    levankd Thread Starter Mới tập romance

    như vậy cũng có nghĩa là đàn hay là 1 phần,ngoài ra còn phải cso móng tay phù hợp và quan trọng nhất là nhạc cảm của mình phải ko các bác %%-
     
  10. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Yếu tố này quyết định yếu tố khác thôi bạn ạ.
     
  11. Mr. Bean

    Mr. Bean Mới tập romance

    Tiếng đàn là thứ gắn liền với cuộc đời, tiếng đàn của một người trẻ tuổi khác với 1 người từng trải! Các bạn thử đọc cuốn "Đặng Thái Sơn người đc Chopin chọn" và cùng suy nghĩ về điều này. Mình thấy cuốn sách nói về vấn đề này rất sâu sắc! 0 phải tự nhiên chú SƠn chơi ra đc 1 tiếng đàn như vậy, nó là sự kết tinh lại của cả cuộc đời đầy thăng trầm, mỗi tiếng đàn giống như những suy tư, khắc khoải, những trải niệm về cuộc sống... chẳng có ai có thể bắt chước đc những tiếng đàn ấy!Hơn nữa, tiếng đàn cũng thể hiện óc thẩm mĩ của mỗi con người! Thế nào là dày? ấm? Mỗi người một quan niệm, tất cả nằm trong óc tưởng tượng của chính người chơi!Đừng có lấy tiếng đàn ai ra làm chuẩn mực để đo xem mình có đc vậy chưa, bạn thử cố gắng hình dung trong đầu xem âm thanh mà mình mơ uớcc có đc là âm thanh như thế nào, và bằng mọi cách tìm ra nó! Có thể mất 1 năm, 2 năm, cũng có thể 10 năm, hay cả cuộc đời, nhưng nó là tiếng đàn mà chỉ có mình mình có, 0 1 ai có thể bắt chước đc! đó là nghệ thuật :)Có người bảo tay tôi 0 tốt, móng tôi 0 tốt, 0 thể chơi đc hay, toàn là những lời nói ra để lừa dối người khác, tự lừa dối bản thân mình! Móng tay, ngón tay dù thế nào cũng vẫn chơi đc guitar, chỉ là mình có thực sự thích hay 0!
     
  12. s561129

    s561129 Mới tập romance

    Mình đồng ý với bạn, nhưng có điều cái này chỉ là giai đoạn sau, là cái đích mà mỗi người chơi guitar vươn tới. Còn muốn đạt được những cái cao siêu,phá cách hay truyền đạt cảm xúc thì ít ra ta cũng phải xây dựng được 1 nền tảng kỹ thuật đầu tiên cho thật vững. Cũng giống như con người chúng ta phải được dạy dỗ uốn nắn cho vào form chuẩn đến khi trưởng thành rồi thì mới phát triển theo ý mình được, còn nếu ngay từ nhỏ mà thả ra ngoài đường sớm thì có mà..Ở đây mọi người đang bàn về kỹ thuật tạo ra tiếng đàn ấm và dày, còn tất nhiên ấm như thế nào thì còn phụ thuộc vào cảm nhận riêng của từng người.rất mong các bạn thảo luận tiếp, mình trình còi như rất thích thảo luận các vấn đề chuyên sâu và bổ ích như thế này, nó cho mình thấy cái bao la rộng lớn và sự kỳ diệu của cây đàn guitar. Và cho dù thế nào thì mình cũng gắn bó mãi với cây đàn guitaro:)%%-
     
  13. levankd

    levankd Thread Starter Mới tập romance

    nếu nói tiếng đàn hay hoặc dở là chỉ do mình thôi cũng ko đúng hoàn toàn,vì nó còn là cảm nhận của người nghe,chắc là phải tổng hòa các yếu tố kỹ thuật lại với nhau,tạo 1 cái nền tảng hay rồi mới truyền sức cảm vào tiếng đàn,vấn đề mà mình gặp phải là lúc đánh to 1 tý,thì ko thể giữ dc độ trong và ấm của tiếng đàn,chắc là do móng mình hơi yếu %%-
     
  14. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Một bài viết của Dự án Học Guitar Online - Viet-GuitarThực hiện: Manuel de Falla, Dinhvantran, Mr.Bom Xây dựng một tiếng đàn hayKhi lắng nghe một tay chơi đàn guitar giỏi, có lẽ điều làm chúng ta thích thú nhất là tiếng đàn của người ấy. Tạo ra tiếng đàn hay, tuy vậy, lại là một trong những vấn đề rắc rối nhất trong việc học chơi guitar. Những học sinh được đào tạo một cách cẩu thả thường tạo ra tiếng đàn nghèo nàn, sẽ lộ ra ngay khi biểu diễn. Vì mục tiêu của chúng ta là tránh tất cả những gì có thể làm phương hại đến khả năng biểu diễn, nên bạn cần phải học cách tạo ra tiếng đàn một cách thật cẩn thận.Cho dù cây đàn guitar có thể tạo ra cả một loạt âm thanh có màu sắc khác nhau, điều này bạn chưa cần để ý đến vội. Tốt hơn là bạn tập trung vào việc tạo ra những âm thanh tốt nhất mà thông qua quá trình rèn luyện, bạn có thể thực hiện một cách thuần thục. Âm thanh cơ bản này chính là mục tiêu của bạn trong suốt quá trình học chơi cây đàn guitar rực rỡ sắc màu âm thanh.CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ TẠO RA TIẾNG ĐÀNCho dù tiếng đàn căn bản của mỗi người có khác biệt, đa số những người chơi guitar đều đồng ý về những tính chất quan trọng nhất của nó. Đầy đặn, có chiều sâu và ấm áp là những đặc tính được quan tâm nhất – tiếng đàn mỏng , nông và sắc không được coi trọng bằng.Chất lượng và sức mạnh tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào 3 nguyên tắc sau:- Nhận thức của bạn về tiếng đàn: Tiếng đàn bạn tạo ra phản ánh nhận thức của bạn về tiếng đàn hay. Bạn phát triển nhận thức này bằng cách lắng nghe một cách có phê phán tiếng đàn của chính bạn và của người khác. Bạn cũng sẽ củng cố thêm nhận thức này khi bạn học cách để móng tay cho đúng cùng những động tác của các ngón tay gảy đàn.- Tình trạng và cách sử dụng móng tay của bạn: Tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào cả tình trạng móng tay của bạn lẫn việc bạn sử dụng những móng tay đó như thế nào.- Sự tiếp xúc và động tác các ngón tay của bạn: Tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào việc các ngón tay phải của bạn tiếp xúc với dây đàn như thế nào, và hướng di chuyển cũng như lực bạn dùng khi gẩy dây đàn. a. Phần bên trái của đầu ngón tay cùng cạnh móng tay phải được tựa chặt vào dây đàn thời điểm ngay trước khi bạn gẩy dây đàn đó. b. Động tác gẩy đàn phải vừa đủ mạnh để làm cho dây đàn võng xéo vào phía trong khi gẩy đàn. Các ngón tay của bạn không bị sức căng của dây đàn làm chệch hướng.Ba nguyên tắc trên có tương quan qua lại với nhau. Bạn sẽ bắt đầu với hình dạng cơ bản của móng tay cho phép bạn bắt đầu tập luyện bàn tay phải. Khi bạn đã nắm vững các tư thế và động tác chính xác, bạn sẽ dần dần điều chỉnh hình dạng móng tay của bạn cho phù hợp hơn. Thông qua quá trình này, bạn sẽ được hướng dẫn bởi tiếng đàn mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, nhận thức của bạn cũng chịu ảnh hưởng bới hai nguyên tắc còn lại - khi bạn điều chỉnh động tác cũng như hình dạng móng tay, bạn đồng thời điều chỉnh nhận thức của bạn về một tiếng đàn hay.CHẤT LƯỢNG TIẾNG ĐÀN VÀ MÓNG TAY CỦA BẠNBạn nên bắt đầu sử dụng móng tay của bạn khi chúng mọc tới độ dài thích hợp để có thể tạo dáng. Gẩy đàn bằng móng tay đòi hỏi những kỹ thuật khác với việc gẩy đàn bằng ngón tay không có móng. Bằng cách sử dụng móng tay ngay từ lúc bắt đầu tập luyện bàn tay phải, bạn sẽ tránh được những thói quen mà nếu mắc phải thì sau này bạn sẽ phải tìm cách loại bỏ.Một tiếng đàn được tạo ra đúng vào lúc dây đàn rời khỏi móng tay của bạn. Điều này xẩy ra dần dần hay đột ngột là một thành tố chủ yếu trong việc tạo ra tiếng đàn. Hành trình của dây đàn khi rời khỏi móng tay của bạn chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính: 1. Động tác của ngón tay phải của bạn.2. Hình dạng móng tay của bạn.3. Tư thế bàn tay phải của bạn - tư thế này được xác định bởi những điều sau: a. Điểm cánh tay bạn chạm vào chỉ bao chung quanh thùng đàn. (guitar rim) b. Độ cao của đầu cần đàn. c. Độ cao của cây đàn so với thân hình của bạn. d. Tư thế của cây đàn từ bên trái hay bên phải thân hình của bạn.Bằng cách áp dụng những quy tắc về thao tác và tư thế từ các lesson trước, bạn sẽ tiếp xúc dây đàn với cạnh bên trái móng tay của bạn. Những thí dụ sau minh họa móng tay ảnh hưởng đến tiếng đàn như thế nào:Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động dần dần của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh dịu dàng và đầy đặn.[​IMG](nhìn từ trên xuống, dọc theo ngón tay về phía dây đàn) Cạnh móng tay càng vuông góc với dây đàn bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng chậm bấy nhiêu.=====================================================[​IMG]Đầu móng tay càng bằng bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng chậm bấy nhiêu.Ghi chú: Đây là một thí dụ điển hình cho kỹ thuật gẩy đàn bằng cạnh bên móng tay (slice hay side stroke) do Andres Segovia đề xuất. Tuy nhiên, kỹ thuật này có nhiều giới hạn vì nó đòi hỏi cả bàn tay nghiêng hẳn về một phía.Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động đột ngột của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh tươi sáng và trong trẻo.[​IMG](Nhìn từ trên xuống) Cạnh móng tay càng song song với dây đàn bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng đột ngột bấy nhiêu.=====================================================[​IMG]Đầu móng tay càng nhọn bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng đột ngột bấy nhiêu.Trong khi tiếng đàn dịu dàng và đầy đặn thường được ưa chuộng, chúng không phải những thành tố quan trọng duy nhất của tiếng đàn cơ bản. Nếu lạm dụng quá đáng, chúng có khuynh hướng làm cho tiếng đàn mờ tối đi. Ngược lại, trong khi tiếng đàn mỏng manh và lạnh lùng không được ưa chuộng lắm, chúng lại làm tăng sự trong trẻo của tiếng đàn. Bạn nên tạo dáng và sử dụng móng tay của bạn để tạo ra một tiếng đàn phối hợp được những đặc tính mâu thuẫn này. Tất nhiên, bạn có thể thiên về tiếng đàn ấm áp hay trong trẻo tùy theo ý thích của bạn.HÌNH DẠNG MÓNG TAY VÀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊMóng tay mỗi người một khác. Thậm chí móng tay của bạn cũng có thể khác nhau từ ngón này qua ngón kia. Móng tay khác nhau ở độ cong, độ dầy, kết cấu, và vị trí của chúng trên ngón tay. Những khác biệt này, cùng với sự bất đồng giữa hình dạng đầu ngón tay, ảnh hưởng việc tạo dáng cho móng tay. Chính vì thế, ta không thể đưa ra những thông tin chính xác về việc nên tạo dáng móng tay như thế nào. Tạo dáng móng tay là một vấn đề của từng cá nhân, đòi hỏi thử nghiệm và điều chỉnh một cách cẩn thận.Việc tạo dáng cho móng tay tùy thuộc nhiều nhất vào trắc diện (contour - cạnh nhìn nghiêng) của móng tay. Trắc diện móng tay tức hình dạng móng tay nhìn từ cạnh bên ngón tay. Những thí dụ minh họa sau trình bầy những loại trắc diện móng tay phổ biến nhất và cách tạo dáng cho chúng:Ngón cái:[​IMG]Móng tay có trắc diện tương đối thẳng.[​IMG]Hình dạng đề nghị.=====================================================[​IMG]Móng tay có trắc diện cong nhiều về phía dưới (khoằm).[​IMG]Hình dạng đề nghị. Các ngón tay trỏ, giữa và áp út:Loại móng tay cong tròn vừa phải (nhìn từ trên xuống) và có trắc diện tương đối thẳng:[​IMG]Móng tay cong tròn vừa phải (nhìn từ trên xuống).[​IMG]Trắc diện móng tay tương đối thẳng.[​IMG]Hình dạng đề nghị.=====================================================Loại móng tay quá cong tròn:[​IMG]Móng tay quá cong tròn (nhìn từ trên xuống).[​IMG]Trắc diện móng tay tương đối thẳng.[​IMG]Hình dạng đề nghị.=====================================================Loại móng tay có trắc diện cong nhiều về phía dưới (khoằm):[​IMG]Móng tay cong tròn vừa phải (nhìn từ trên xuống).[​IMG]Trắc diện móng tay cong nhiều về phía dưới (khoằm).[​IMG]Hình dạng đề nghị. Các hình dạng móng tay (của ngón trỏ, giữa và áp út) dưới đây được một số nhạc sĩ guitar danh tiếng sử dụng:[​IMG][​IMG]Bạn nên tạo hình dạng thô của móng tay bằng một cái dũa móng tay. Để tránh những tiếng lạo xạo khi đánh đàn, dũa thật mịn cạnh móng tay với giấy ráp loại mịn nhất. Độ dài của móng tay sẽ được quyết định bởi tiếng đàn và sự thoải mái trong động tác của tay phải. Tuy nhiên, một cách tổng quát, bạn nên giữ móng tay tương đối ngắn một chút. Dù cho móng tay ngắn đòi hỏi động tác chính xác hơn, chúng mạnh hơn và tạo ra tiếng đàn mạnh mẽ hơn.TỔNG KẾTNhững giai đoạn đầu trong việc tập luyện bàn tay phải, bạn nên chú ý cân đối giữa chất lượng tiếng đàn và những điều sau:- Đặt cổ tay và các khớp ngón tay của bạn ở tư thế sao cho có thể phát huy tối đa sức mạnh của chúng.- Tựa chắc đầu ngón tay và móng tay vào dây.- Tìm cách gẩy dây đàn sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất.Bạn không thể tạo ra tiếng đàn hay nhất của bạn cho đến khi bạn thành thục các thói quen trong các lĩnh vực trên. Nhưng hãy kiên nhẫn - các lĩnh vực trên sẽ được giải thích kỹ lưỡng trong những chương nói về việc tập luyện bàn tay phải. Hãy áp dụng các phương pháp tập luyện bàn tay phải một cách cẩn thận và kiên định. Khi bạn đánh đàn nhuần nhuyễn hơn, tiếng đàn của bạn cũng sẽ dần dần hay hơn.Khi bạn bắt đầu điều chỉnh tiếng đàn, hãy nhớ đến mối tương quan giữa chất lượng tiếng đàn và chuyển động của móng tay (từ dây đàn). Vì một chuyển động rất chậm của móng tay tạo ra một tiếng đàn mơ hồ không rõ ràng, và một chuyển động rất đột ngột của móng tay tạo ra một tiếng đàn mỏng manh và cứng cỏi, nên mục tiêu của bạn sẽ là tạo ra một tiếng đàn ở khoảng giữa hai thái cực trên. Tạo dáng móng tay sao cho chúng có thể chuyển động khá chậm từ dây đàn sẽ cho bạn một tiếng đàn khá dịu dàng và đầy đặn. Nhưng cũng cần nhớ rằng, nếu bạn muốn tạo ra một âm thanh rõ ràng, một chuyển động đột ngột của móng tay sẽ làm cho tiếng đàn của bạn thêm tươi sáng và trong trẻo.Tuy nhiên, cũng cần luôn luôn nhớ rằng, việc tạo ra một tiếng đàn hay không chỉ là việc của bàn tay phải. Tiếng đàn của bạn còn chịu ảnh hưởng từ sự nhuần nhuyễn của bàn tay trái - một bàn tay trái có kỹ thuật kém sẽ làm tiếng đàn của bạn kém đi. Do đó, tiếng đàn của bạn cuối cùng sẽ là tổng số sự nhuần nhuyễn của cả hai bàn tay bạn.Lời khuyên của cá nhân mình: hãy tìm một người thày có khả năng định hướng cũng như giải quyết những thắc mắc của cá nhân bạn. Tạo cho mình một quan điểm về tiếng đàn, cũng như cách tạo và kiểm soát tiếng đàn không phải là cái có thể tự tập một cách dễ dàng. Bạn giống như một người đi trong đêm tối với một ngọn nến, cứ ngỡ mình đi về hướng Tây nhưng lại đang đi về hướng Đông, hãy tìm một người dẫn đường ^^.Chúc may mắn!
     
  15. levankd

    levankd Thread Starter Mới tập romance

    quả đúng là nhiều vấn đề thật..thank anh Falla nhắm nhắm %%-:);)
     
  16. Ali33

    Ali33 Đủ trình cưa gái

    nói chung để có tiếng đan hay thì cũng phải xem người đánh đàn nhận thức như thế nào mới là một tiếng đàn hay mơi là điểm quan trọng nhất, theo ý kiến cá nhân mình làm 1 việc gì cũng phải có đầu có đuôi, tiếng đàn của bạn trong quá trình luyện tập sẽ có những thay đổi nhất định, chứ 1 phát mà có tiêng đàn hay thì khó lắm, bạn phải bắt đầu luyện tập cách gẩy đúng để ra 1 tiếng đàn đúng( tiếng đàn sáng ,đầy đặn, nhẹ nhàng, có độ truyền cảm) còn hay thì từ cơ bản này trong quá trình luyện tập sẽ có nhận định đúng hướng để tạo tiếng đàn hay sau nay`. về cách tập thì bây h mình cũng đang áp dụng cách nay`: để móng tay hơi vát sang 1 bên tay phải: lúc gảy bạn nên có sự chuẩn bị, móng tay và phần thịt tiếp xúc với dây đàn, lúc gảy dùng khớp thứ 3 và đầu tiên bạn gảy nhẹ thôi bạn gảy mạnh thì các thói quen cũ dễ xuất hiện( chú ý lúc gẩy đàn cúng lúc dời khỏi dây đàn phải song song với dây tiếp theo, nếu bạn gẩy lệch hẳn sang bên phải tiếng đàn sẽ tối và dày quá mức cần thiết, tiếp đó bạn nên luyện tập ngắt âm của ngón phải trên cùng 1 dây, VD: với dây 1 bạn gẳy ngón a xong, ngón m lập tức chạm vào dây 1 ngay ( để luyện điểm gẩy chính xác của ngón đấy, nhớ là điểm tiếp xúc lúc gẩy phải qua phần thịt và ở gần giữa góc vát móng tay của bạn) cứ thế từ phim 1 đến phím 12 và quay trở lại phím 1, và đổi dây tiếp theo ban nhớ phải luyện theo chùm 2 ngón 1 VD: im,ma;ia , nhớ đập nhịp cho từng cú gẩy mỗi cú gẩy 1 đập.còn về tay trái, lực ấn phím nhẹ nhất bạn có thể khống chế, ngón bấm song song với chiều thẳng đứng , luyện thay đổi từng dây liên tục , còn nhiều cách tập khác nhau, nhưng bạn có 1 điều phải nhớ rằng , bạn nên chia từng giai đoạn để tập trung luyện tập từng hạng mục 1 va chú trọng vào hạng mục đó , ko nên ao` ao` đem tất cả ra tâp 1 lúc, mà ko có mục đích gì, ài khi nào nhớ ra cái gì thì lại viết tiếp
     
  17. s561129

    s561129 Mới tập romance

    bạn có thể cử động được khớp thứ ba:-o hay bạn tính từ đầu ngón tay vào. Mình nghĩ khi đánh nên cử động cả 2 khớp ngón tay thì sẽ linh hoạt hơn. Kể cả ngón p, khi gảy cũng nên sử dụng cả khớp thứ nhất (từ ngoài vào), như thế ngón tay không có cảm giác bị đơ và dễ điều chỉnh góc gảy hơn (mình thấy David Russell đánh như vậy). Cũng xin bổ sung bài viết của bạn 1 chút là lúc mới tập nên tập chậm và nhẹ để dễ điều chỉnh nhưng sau đó nên tập đánh với lực mạnh vì khi đã đánh mạnh được thì bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh được âm lượng to hay nhỏ. Người chơi lớn tiếng sẽ dễ dàng chơi nhỏ tiếng nhưng người chơi nhỏ tiếng sẽ ko thể chơi đàn lớn tiếng.Nhân topic về tiếng đàn sao ko thảo luận 1 chút về âm sắc đa dạng trong tiếng đàn của Segovia nhỉ? Các bạn thấy tiếng đàn của ông như thế nào? riêng mình thấy tiếng đàn của ông cực kỳ đa dạng, chỉ trong 1 bản nhạc mà âm sắc khi thì to, khi thì nhỏ, khi thì dày và ấm, khi thì mỏng và sắc->bái phục^%%-^ tuy nhiên đôi khi nghe 1 số đoạn âm sắc mỏng thì mình lại ko thích cho lắm.
     
  18. levankd

    levankd Thread Starter Mới tập romance

    khi gảy đàn thì ngon út của mình thường chuyển động theo ngón điều này chắc cũng 1 phần làm hạn chế chuyển động của ngón a,còn tiêgns đàn lúc trầm lúc bổng,lúc ấm lúc ấm.lúc sắc chắc là do giai điệu và tiêts tấu của bản nhạc quy định,tức là phải có như thế mới tả hết được cái hồn của tác phẩm,dù sao đi nữa thì những cao thủ đều phải có 1 tiếng đàn nghiêng ngả người nghe roài %%-
     
  19. Ali33

    Ali33 Đủ trình cưa gái

    3 ngón ami của tay phải chia ra làm 3 khớp 1,2,3. tất nhiên ko phải tất cả đều tập chung vào khớp thứ 3 , vẫn phải dùng khớp thứ 2 vì những nốt kép đôi lúc đánh nhanh và tremolo dùng chủ yếu vào khớp thứ 2, để tạo sự linh hoạt cho ngón tay, nhưng với những người mới tập đàn, bạn phải phải biết sử dụng khớp thừ 3, vì khớp thứ 3 mới là khớp tạp ra tiếng đàn hay nhất có thể, nếu bạn ko luyện tập sử dụng khớp thứ 3 mà chỉ dùng khớp thứ 2 thì tiếng đàn của bạn ko bao h khá đc, mình cũng nói rõ chú ý trong lúc tập thì nhiều điều mới vỡ ra đc, chứ nói lý thuyết chung chung khó lắm...còn tiếng đàn to nhỏ thì sau khi có kỹ thuật cơ bản nhất định mới phát triển đc, nếu bạn cứ dùng sức mà đánh thì tiếng đàn có to cũng nát bét, to nhỏ của âm thanh phụ thuộc chính vào tốc độ của lực chuyển động ngón tay, ngón tay gẩy lúc chạm vào dây đàn ép nó trong 1 tg nhanh và bật ra nhanh nó mới to va đều đặn chứ gầm ghè dùng sức thì chỉ tổ mỏi cơ tay ko tác dụng gì, nói chung các bài tập chủ yếu và tác dụng của nó chỉ như sau : tay phải luyện tập độ gảy chính xác của tay , sự độc lập cử động của mỗi ngón, tremolo... tay trái khống chế sự chuyển động của tay, sự độc lập giữa các ngón bấm , lực bấm, và các bài tập 2 tay đều đạt đến mục đích chung , sự phối hợp đồng đều của 2 tay để tạo ra tiếng đàn hay nhất đúng như những điêu Giang FALLA nói ở trên... còn về cảm nhận âm nhạc sử lý tác phẩm thì còn tuỳ theo mỗi người 1 quan điểm, còn về segovia đối với mình ông là 1 vĩ nhân của giới ghita , tiếng đàn của ông quả là đa dạng phong phú, nhưng cá nhân mình nghĩ John Wiliams mới là người có ảnh hưởng nhiều hơn đối với ghita cổ điển đương đai của thế kỷ 20 này , ông là thần tượng của nhiều tay ghita lỗi lạc thế giới, âm nhạc của ông là đem tiếng đàn đến với mọi người , tiêng đàn trữ tình dễ gây thiện cảm với người nghe ( segovia là người khai phá cuộc cách mạng ghita, john williams là người thực hiện cuộc cách mạng đó) chúng ta ko thể đánh giá ai hơn ai kém .. mỗi ngưởi đều có phong cách riêng và có 4 người mà có ảnh hưởng đến guitar nhiều nhất đó là : segovia, julian bream, john Williams, pepe romero, david Russel....
     
  20. lam0nline

    lam0nline Đủ trình cưa gái

    Thật ra mọi điều nói trên chỉ có tính tương đối thôi . Cậu bảo 4 người có ảnh hưởng đến guitar nhiều nhất mà nói 4 người trên thì hơi nhầm . Chẳng lẽ bỏ qua hết sor, tarrega, dylens, carruli ... Không có họ lấy đâu ra segovia, mà ko có segovia lấy đâu ra john williams và bream :-/Còn cái đoạn xài khớp thứ 3 thì mình chưa thấy bao h:| . Có phải khớp thứ 3 của cậu nó là cái khớp này %%- . /----------------------------------| |3| |2| | 1 | \----------------------------------
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này