1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Kiến thức guitar dành cho nhg bạn mới NHẬP MÔN!!!!!!!

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi doitudo579, 16 Tháng tư 2011.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. doitudo579

    doitudo579 Thread Starter Mới tập romance

    1-Giới thiệu sơ lược:


    đàn Ghi-Ta Việt- Nam còn được gọi là Ghi-Ta phím lõm hay Ghi-Ta Vọng Cổ, Ðàn Lục Huyền Cầm hoặc Ghi-Ta Cải lương rất thịnh hành tại Việt Nam. Ghi-Ta Việt- Nam là cây đàn được cải biến từ Ðàn Guitare cổ điển, phát sinh từ vùng đất Nam Bộ Việt Nam.


    2-Xếp loại:


    hi-Ta là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), có nguồn gốc từ Tây Ban Nha nhập vào Việt Nam, được người Việt cải tạo và trở thành nhạc khí Việt Nam.



    3-Hình thức cấu tạo:

    hi-ta Việt Nam là nhạc khí dây gảy, giống như loại Guitare phối hợp tức là Guitare cổ điển nhưng thùng đàn dẹp và cần đàn hẹp hơn, Ghi-ta Việt Nam có bàn phím lõm khoét sâu vào dọc (cần đàn).

    1-Thùng đàn: hình tròn dẹt, đường kính 36cm.

    2-Mặt đàn: mặt đàn phẳng, làm bằng gỗ thông nhẹ, xốp, thành đàn thấp khoảng 8,5cm làm bằng gỗ cứng có lỗ thoát âm, trên mặt đàn có một bộ phận để mắc dây đàn và một ngựa đàn.

    3-Dọc đàn (cần đàn): dài 62cm làm bằng gỗ cứng, thường dùng gỗ trắc, có tất cả 19 phím bằng kim loại (đồng thau) gắn đàn trên cần đàn: 12 phím đàn gắn đàn trên dọc (cần đàn) và 7 phím gắn trên cần và mặt đàn. Trên dọc (cần đàn), khoảng cách giữa hai ô phím, người ta khoét lỗ sâu xuống cần đàn, để tạo ra hiệu quả âm thanh đặc biệt, như nhấn, rung...thể hiện chữ nhạc dân tộc Việt Nam rõ nét và sâu sắc hơn.

    4-Dây đàn: là loại dây kim khí thường là Inox, chạy qua ngựa đàn, kéo lên cần đàn, trước khi xỏ vào trục dây được luồn qua một miếng xương đặt trên mặt cần đàn. Qua quá trình hình thành và phát triển, có nhiều hệ� thống lên dây như:

    Dây Xề Bóp: Sòl, Ðô, Sol, Rế;
    Dây Sài Gòn: (Rề), Sol, Rê, Sol, Rế
    Dây Rạch Giá: (Rề), Sol, Rê, Sol, La, Mí
    Dây Tứ Nguyệt: (Rề), La, Rê, La, Rế
    Dây Lai: (Sol), Rê, Sol, Rê, La, Rế
    Dây Ngân Giang: Sòl, Rê, Sol, Si, Rế, hoặc Rề, La, Rê, Fa#, La.
    Dây bán Ngân Giang: Rê, Sol, Rê, Si, Rế
    Hiện nay hệ thống dây Lai: Rê, Sol, Rê, La, Rế (có khi 6 dây: Sol, Rê, Sol, Rê, La, Rế) được coi là phổ biến nhất được sử dụng để biểu diễn, giảng dạy và học tập, đặc biệt hai dây đàn số 1 và số 2 có tiết diện nhỏ hơn dây Ghi-Ta bình thường để tạo cho âm sắc mềm mại và thanh thoát hơn.

    5-Bộ phận lên dây: có 6 trục để lên dây, mỗi trục xuyên ngang thành đàn (ở đầu đàn) để mắc dây và lên dây.

    6-Miếng gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng nhựa với những ngón gảy, hất, vê, khảy, móc ...



    7-Ghi-Ta Việt Nam (điện): thùng có hình vẹt vai, là một khối đặc hoặc có hộp cộng hưởng, dọc theo mặt đàn, ngay dưới các dây đàn, có gắn 1 đến 4 cuộn dây điện tử (bobine). Mặt đàn gắn một miếng nhựa để bảo vệ không bị trầy sướt do miếng gảy đàn chạm vào. Có 3 hoặc 4 nút điều chỉnh âm sắc và âm lượng của âm thanh phát ra. Cần đàn Ghi-Ta Việt Nam điện dài và dẹp hơn cần đàn Ghi-Ta thùng, giữa khoảng cách của hai phím đàn, cần đàn cũng được khoét sâu tương tự Ghi-Ta thùng.

    XEM XONG CAC BẠN CHO MINH Y' KIẾN NHÉ:D
     
  2. duyanh0411

    duyanh0411 Mới tập romance

    thank bác.....bài viết bổ ích cho những người mới nhập môn nà
     
  3. because u life

    because u life Đồ rê mi fa sol ...

    đây sài gòn,rạch giá.... oạch :(
     
  4. finding

    finding Mới tập romance

    Rất hay! Mình cũng đang cần mấy cái nài.. Thanks pạn nhe'
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này