1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Itzhak Perlman

Discussion in 'Giải đáp chung về guitar' started by home_nguoikechuyen, Jul 30, 2004.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thread Starter Mới tập romance

    IP là một tổng hợp hoàn hảo của nghệ thuật và con người : Nhạc ông trình bầy nó y chang tánh tình của ông : ấm áp, cảm thông, vui vẻ, đầy sức sống yêu đời. Nhạc được ông diễn tã tuy đầy cẩn trọng nhưng rất thoát và làm người nghe cảm hết được cái hồn tinh tế toả sáng từ dòng nhạc. Âm nhạc qua IP đã ‘trò chuyện’ rất tự nhiên không câu nệ gò bó chi ráo, nhưng ... thấy vậy mà hổng phải vậy. Đằng sau cái phong cách thong thả giản dị đó là cả một luyện tập công phu, một tài năng trong âm nhạc và chính xác hơn trong giới yêu chuộng vĩ cầm (tui có đứng trong này không vậy cà ??) Opus. Nhân đây xin tào lao thêm. Mỗi khi cầm một đĩa nhạc lên, người nghe nhạc hay thấy vài chữ viết tắt rồi có khi lại đi kèm vài ba con số vớ vẩn. Vậy rồi mấy thứ đó là cái giống gì ???. Trong dòng nhạc cổ điển, các nhà soạn nhạc hổng ai thèm viết 5-10 bản khơi khơi rồi stop nha, viết vậy dỏm quá xá. Người ta viết hàng trăm, có khi hàng ngàn bài (như cha nội Franz Liszt chẳng hạn). Hồi đó thì phương tiện in ấn cũng không như bây giờ, ấy là chưa kể có những soạn nhạc gia giữ tác phẩm làm của riêng, khi còn sống nhứt định hổng chịu cho in ra, sợ ngón nghề bị chúng học mất (thì xếp Paganini nhà ta chớ còn ai trồng khoai đất này nữa !) Một số khác thì có bán nhà xuất bản cũng hổng mua vì họ hổng ngửi thấy mùi tiền (đoán ra rồi ha, ông Franz Schubert đó nha). Trước tác vĩ đại vậy mà nhạc lại hổng có lời dùm cho dễ nhớ, cứ A minor B major loạn xị. Đã vậy rồi lại còn bài này bán cho nhà xuất bản này, bài kia bán cho nhà xuất bản kia. Loạn cuồng và tùm lum không cách chi tìm ra cho đúng một tác phẩm, cho dù để dễ nhận diện, người ta thỉnh thoảng có đặt đại cho nó một cái tên ( Kreutzer’s sonata, spring sonata, moonlight sonata vv..) Để thống nhứt chuyện này, mỗi nhà xuất bản đều có nhửng người chuyên môn đánh số các bản nhạc theo thứ tự được phát hành. Những người này gọi là catalogers. Thường mỗi cataloger lo cho vài tác giả. Bản nhạc được nhận diện bằng tên cataloger viết tắt kèm theo con số thứ tự ấn loát. Schubert nếu ở Đức thì các trước tác được nhận diện bằng chữ D. D viết tắt từ Deutsh. Franz Schubert D780 có nghĩa là tác phẩm được Deutsch đánh dấu 780. Khi bạn sang Đức, chỉ cần nhớ D780 là sẽ tìm ngay ra tác phẩm này (mà nó là chi zậy cà?) Mozart được nhận diện bằng K hay KV. K viết tắt của Kochel, V viết tắt từ Verzeichnis. Bach có nhiều catalogers : Helm (viết tắt là H), H.Wohlforth (H.W), Wotquenne (Wq) . Vivaldi cũng có nhiều catalogers : Malipiero (M), Pincherle (P), Ricordi và Ryom (RV).... Vậy rồi vẫn còn lộn xộn nên sau này người ta có khuynh hướng dùng chung Opus viết tắt là Op. Opus trong Latin có nghĩa là ‘tác phẩm’. Opus phần lớn được đánh dấu theo thứ tự xuất bản (hoặc thỉnh thoảng theo thứ tự sáng tác) bất kể nó là loại nhạc gì symphony sonata, concerto ...vv... Thí dụ Beethoven Op 12, Op 20... Thỉnh thoảng sau số Opus lại còn một con số khác đi kèm. Con số này nghĩa là chi ??? Các nhà soạn nhạc lắm khi không chỉ viết một mà viết nhiều tấu khúc cùng chung một série, một thể loại. Thí dụ : Schbert viết sáu bản Moments Musicaux. Nó được xếp chung lại thành D780 và đánh số từ 1 tới 6. Schubert D780 No 3 có nghĩa là bản Moment Musical thứ 3 trong D780 (sau này nhạc Schubert cũng được đánh dấu Opus) 10 bản violin sonatas của Beethoven được đánh dấu như sau : Beethoven Op 12 No 1 : nghĩa là tác phẩm mang Op 12 và có số 1 (Trong Op 12 này có 3 violin sonatas cả thảy. Số 1 là bản D major, số 2 là A major và số 3 là E flat) Khi Op có thêm No phải được hiểu là trong đợt ấn hành này còn có những bản khác, các bản này dài ngắn tùy theo. Beethoven Op. 30 cũng có ba No, số 6 A major, số 7 C minor, số 8 G major) Beethoven Op 47 chính là bản sonata số 9 mang tên Kreutzer (vì viết cho Kreutzer) Beethoven Op 96 là bản sonata G major cuối cùng của 10 bản violin sonatas. Dòm con số Op, từ 12 xuống tới 96, người ta cũng đoán được rằng chúng đã được sáng tác cách nhau khá xa. Đặc biệt có những tác phẩm vì lý do nào đó đã không được in ra (thất lạc hay không được chính nhà soạn nhạc lưu tâm tới) người ta đánh dấu nó bằng WoO, có nghĩa là Werk ohne Opuszahl / Work without Opus number. Thí dụ 12 variations on the theme from Judas Maccabaeus của Handel mang bí số Handel WoO 45
  2. hiepsikienjp

    hiepsikienjp Đồ rê mi fa sol ...

    Hôm qua mới post một bản nhạc của Bach do IP chơi trên box Thư viện âm nhạc, giờ vô tình đọc được bài này của anh, thật là may mắn. Bài viết rất hay. Như anh nói, tôi cũng thấy Perlman chơi có phần không được già dặn như Heifetz hoặc Stern. Nhưng ông chơi thật ấm áp, và đầy niềm hứng khởi. Một con người của nghị lực và sự lạc quan.
  3. dryland

    dryland Đồ rê mi fa sol ...

    Cám ơn bác home_nguoikechuyen nhiều nhiều [​IMG] [​IMG] . Quả nhiên ko hổ danh là người kể chuyện, bác mới viết thôi mà đã tui/em/cháu đọc say mê rồi. Bác viết vui thật, chưa kể còn biết thêm được Opus và nhiều cây đàn violin nữa chứ. Ai mà diễm phúc được nghe bác đàm đạo về âm nhạc thì quả thật là may mắn.Chúc bác khỏe và nghe/chơi nhạc đều đều. Có gì hay ho thì chia sẻ tiếp nhé [​IMG]Dryland
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thread Starter Mới tập romance

    Sorry, bài viết này không phải của mình.Hicccccccccc, bạn lôi topic này lên, mới thấy là khi mình post chưa có đề chữ sưu tầm hay tác giả.Xin đính chính lại, bài viết này của anh Tiểu Tốt( không biết lâu rùi nhớ đúng không nhỉ?), anh này hiện tại đang sinh sống tại Hoa Kỳ( không biết cũng có nhớ đúng không)
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page