1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Hồn đàn Hà Nội

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi Mr.Big, 15 Tháng hai 2004.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Mr.Big

    Mr.Big Thread Starter Thái Bảng Anh

    Bài viết của HaiLua-Return trên box Nhạc cụ của TTVNOLKhông nổi tiếng khắp thế giới như Orville Gibson, và các sản phẩm cũng không được đặt các cái tên hàng hiệu như Fender, Ibanez, Jackson,…Nhưng họ, những nghệ nhân làm đàn ở Hà Nội, với sự say mê nghề nghiệp, họ đã lặng lẽ truyền biết bao niềm đam mê cho thế hệ sau…Đất Hà Thành rất nhỏ bé nhưng những gì chứa đựng trong nó - những niềm đam mê, những truyền thuyết về những con người taon nên âm nhạc…- đó là cả một thế giới rộng lớn và đầy thú vị nếu như ai đó quan tâm và say mê nó…Vào một ngày cuối thu năm 1990, tôi may mắn được đi theo Ba tôi đến chơi nhà của một người bạn của Ba. Đó là một ngôi nhà nhỏ bé nằm trên một ngách nhỏ trên đường Khâm Thiên. Hà nội ngày đấy không đông đúc như bây giờ. Cái ngõ dường như rộng hơn, vắng vẻ và yên tĩnh lạ thường.Căn phòng nhỏ bé đã khiến tôi ấn tưọng đến tận bây giờ bởi cái mùi gỗ mới và một dàn đàn Guitar treo kín tường, ở giữa phòng là một ông già đang ngồi lau chùi cây dàn một cách cẩn thận để giao cho bà khách hàng ngồi bên cạnh. Hồi đó tôi cũng chẳng biết đàn sáo gì cả, nhưng nhìn cụ nâng niu cây đàn, mân mê nó, cẩn thận kiểm tra từng khoá đàn ý chừng say mê lắm, luyến tiếc lắm…tôi cũng tự cảm thấy thích lây và nằng nặc bắt Ba mua bằng được một cây đàn của cụ. Đàn của cụ không có sẵn để bán luôn, mà phải đặt và hẹn ít nhất một tháng mới có. Bởi đích tay cụ làm từng chiếc một cách cẩn thận…Một tháng chờ đợi mong mỏi. Khi cụ giao cây đàn cho tôi, cụ lại mất một thời gian ngồi lau chùi cẩn thận, kiểm tra từng khóa đàn, phím đàn…và trong ánh mắt cụ tôi lại thấy một vẻ đầy lưu luyến.Có lẽ vì vậy mà cái nhãn hiệu Nhạc Sơn của cụ nó găn liền với chất lượng và uy tín.Giờ thì cụ không còn làm nữa, cái nghiệp đấy các con cụ lại tiếp nối, nhưng e chừng nó không phù hợp với cái thời đại tân tiến này, mà cũng có lẽ do không có được cái niềm đam mê ấy của cụ, nên cái hồn đàn ấy không còn nữa. Giờ hỏi các tay bán đàn thùng lâu năm của Hà Nội thì ai ai cũng biết đến cái tên Nhạc Sơn, nhưng đều với một vẻ tiếc nuối ý chừng cái danh Nhạc Sơn ấy đã thất truyền…Nói đến nghề làm đàn, ngoài cụ Nhạc Sơn, còn có một địa chỉ khá tên tuổi, đó là Đông Thịnh. Bà chủ Đông Thịnh tên là Thanh Trần Thị Thanh. Nếu nói là nghề gia truyền thì bà là người dựng nghiệp, xuât phát từ những cây đàn Guitar. Đến nay cửa hiệu Đông Thịnh đã trở thành nhà cung cấp chính cho một thị trường lớn từ Hà Nội đến tận Gia Lai với đủ các loại nhạc cụ từ sáo, nhị, hồ, trống đến đàn tranh, đàn bầu, guitar điện, violon…Hé mở một chút bí quyết, bà chậm rãi: “Với đang guitar, âm phải phô, không gắt. Người sành chỉ cần búng nhẹ tay vào thùng là biết chất lượng tốt hay xấu. Đàn nào cũng vậy, chọn gỗ luôn là khâu thiết yếu. Từng loại gỗ sẽ cho ra các âm sắc với chất lượng khác nhau”.Tôi vẫn nhớ cái cửa hàng nho nhỏ của bà ở 76 phố Hàng Bông…mặt tiền chỉ khoảng 1,5m. Bên ngoài có một tủ kính nhỏ bầy dây đàn, móng đàn, mobil đàn thùng, khóa đàn…không hiểu sao tôi rất thích đến ngắm nghía cái cửa hàng này, nó cổ cổ, cũ cũ, phía trong treo hàng đống đàn các loại, đàn thùng, đàn guitar điện (Sài Gòn), đang guitar bass…Giờ cái cửa hàng này không còn nữa, thay vào đó là cửa hàng thời trang đầy ve hiện đại…Hai đầu phố Hàng Bông – Hàng Gai cũng có hai cửa hàng đàn có thâm niên. ĐẦu bên này, nơi 38 Hàng Gai (gần ngã tư cắt Lương Văn Can) có một cửa hàng tên Hồng Trung. Một gian hàng nhỏ treo một dây đàn ven tường bên phải. Bên trái là một tủ kính nho nhỏ dùng trưng bày. Bà chủ nhà này có vẻ không lấy việc buôn bán đàn là chính nên mặt hàng thường đơn giản, giá đàn lại cao hơn so với mặt bằng chung.Đầu kia Hàng Bông thì ngược lại. Cái cửa hàng cũng nho nhỏ nằm ngay cạnh ngõ nhà anh cầu thủ Hồng Sơn ấy. Cửa hàng này có đủ mọi thứ. Chủ cửa hàng là một ông hói đậm người. Cái ông này lạ lắm, nhặt nhạnh chế biến đủ cả. Hỏi đến móng đàn, ông lôi ra đủ loại từ móng Nhật giá 20 nghìn cho đến cái móng tự chế giá chỉ 1 nghìn. Ông này còn nhận sửa đàn nữa. Nghe đâu cửa hàng ông đã có cũng từ rất lâu rồi.Giờ thì mua một cây đàn thật đơn giản. Các cửa hàng bán nhạc cụ mở ra đầy rẫy Hà Nội, họ bầy sẵn đàn la liệt ra đấy từ 100 ngàn đến vài triệu cũng có. Đàn Việt Nam, đàn Nhật Bản, đàn Hàn Quốc, đàn Trung Quốc…thôi thì đủ cả. Đưa tiền rồi cầm về luôn, chẳng mất công chờ đợi. Hàng bây giờ chủ yếu là hàng được làm kiểu công nghiệp: những phím đồng mài cẩu thả, thô ráp, cần cong vênh; ngựa đàn đôi khi chỉ là một miếng nhựa mỏng manh, nằm vênh váo, yếu ớt. Trong thùng đàn thậm chí còn vương mấy miếng vỏ bào. Tiếng thì không khác gì lấy dây đồng căng qua cái ống bơ mà gẩy…Để theo kịp tiến độ phát triển công nghiệp của thời đại, họ đã chẻ nhỏ các công đoạn làm đàn và chia thành từng tổ hợp, mỗi tổ hợp chịu trách nhiệm làm riêng từng bộ phận.Việc chuyên môn hoá từng công đoạn sản xuất khiến lượng đàn tung ra thị trường nhiều hơn, nhanh hơn và nó cũng huỷ hoại chất lượng đàn cùng tốc độ ấy vì không thể có một chuẩn kỹ thuật do hầu hết các công đoạn đều làm thủ công. Nhưng chất lượng đàn xuống dốc nguyên nhân chính còn do sự cạnh tranh quyết liệt của các cơ sở làm đàn cùng việc các tiệm bán đàn ép giá, nhất là từ khi sự xuất hiện của đàn Trung Quốc (lại Trung Quốc!) đã đẩy giá đàn rớt thê thảm, giá đàn hạ đến đâu, chất lượng tụt đến đấy. Một cặp mặt đàn guitar gỗ tiêu chuẩn có giá tới 100 USD, vậy mà một cây đàn mộc chỉ có giá 50.000 – 70.000 đồng, thành phẩm 80.000 – 120.000, thì đủ biết chất lượng đàn (mặt đàn bằng ván ép hoặc gỗ bao bì, cần đàn bằng cây tạp) và công cho người thợ bèo đến mức nào (với những cây đàn này, sau khi “tút” lại, các cửa tiệm có thể bán với giá gấp đôi, thậm chí hơn thế nhiều).Hà Nội bây giờ có rất nhiều hàng bán đàn. Thậm chí vài cửa hàng tạp phẩm cũng treo bán vài cây đàn cho sinh viên. Dốc Nhạc Viện có lẽ là nơi bán đàn nhiều nhất - những hàng đàn xin xít nhau từ đầu dốc đến tận nhạc viện.Đấy là một số cửa hàng chủ yếu về đàn guitar thùng. Còn đàn điện thì hầu hết đều là các cửa hàng mới. Cửa hàng nhạc cụ lớn nhất Hà Nội là cửa hàng đại lý của YAMAHA ở Lý Quốc Sư. Đàn ở đây chỉ toàn dàn Yamaha mới tinh, giá khá đắt. Loại đang mới tinh này không hợp với dân Rock nên các tín đồ Rock thường đi đến các điểm bán hàng second-hand.Có hai tay “buôn đàn” nổi nhất ở Hà Nội là Mai “béo” và Hùng “lếch”. Lão Mai thì nghe đâu cũng có cửa hàng bán đàn ở trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Quân Đội, nhưng anh em tín đồ vẫn thường lui đến “hang ổ” của lão ở gần cuối phố Hai Bà Trưng vì hầu như hàng đàn rock của lão đều tập kết ở đấy. “Hang ổ” là một căn phòng khoảng 12m2 được “trang trí nội thất” chỉ bằng một đống đàn và loa tập. Chỉ còn thừa ra một mẩu đất nhỏ vừa đủ cho gia chủ ngồi mặc cả với các “con gà”. Giá đàn ở đây cũng tuỳ theo loại, nhưng nói chung là tầm tầm không quá đắt, nhưng “con gà” nào mà ngơ ngơ cũng dễ dàng bị xẻo thịt như thường!!!Còn ông Hùng “lếch” thì có hẳn một gian hàng quy mô ở giữa phố Hai Bà Trưng. Hùng “lếch” là giáo viên dạy guitar của trường VHNT HN nên cũng có nhiều nguồn quen biết cung cấp đàn. Bác này có nhiều hàng xịn nhưng giá cũng khá cao.Còn một cửa hàng nhạc cụ nữa cũng khá thân thuộc với dân Rock. Đó là cửa hàng 17 Cửa Nam, ở đây hầu hết là hàng second-hand. Cũng khá phong phú về mặt hàng: piano, guitar thùng, guitar điện, violon…Guitar điện ở đây thường nhập của anh Tuyên Hải Phòng nên hàng không được ngon cho lắm. Bù lại, rất rẻ!Dốc Nhạc Viện cũng có mấy cửa hàng bán guitar điện. Hàng ở đây giá cả cũng hợp lý nhưng chỉ dành cho người chơi pop, đồ độc hoặc đồ cho Rock đều bị mấy lão kia khoắng cả rồi. Hồi xưa, Thành – ĐN cũng buôn bán đàn cho bọn học sinh nhưng bây giờ anh bận nên việc buôn bán không biết có còn tiếp diễn nữa không.Cái đất Hà Thành này tực sự rất nhỏ bé, nhưng những gì chứa đựng trong nó, những truyền thuyết, con người, những niềm yêu thích…thậm chí chỉ là câu chuyện về những cây đàn, nó cũng là cả một thế giới đầy thú vị nếu bạn tực sự quan tâm đến nó….Xem chi tiết trên TTVNOL tại đây
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này