1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Học thuộc 1 bản nhạc như thế nào?

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi s561129, 15 Tháng ba 2009.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. s561129

    s561129 Thread Starter Mới tập romance

    cá nhân mình sau khi đọc score, chơi qua vài lần rồi thì cố mà nhớ nhưng chủ yếu hình ảnh hiện lên trong đầu vẫn là các ngăn đàn tương ứng, cứ thế đánh đến khi ngón tay trở nên vô thức, tự nó hoạt động luôn . Nghe thầy mình bảo như thế thì sẽ ko thuộc nổi các tác phẩm dài vì trong đầu chỉ là 1 chuỗi các "kí hiệu" ngăn đàn vô nghĩa;thầy bảonên nhớ giai điệu rồi từ đó hình dung ra các nốt mà đánh. Nhưng mình nghĩ cách đó chỉ có cao thủ pro xướng âm dễ như ăn cháo mới làm nổi :)) còn mình đọc 1 nốt còn ko biết xướng âm kiểu gì thì có mà thuộc bằng niềm tin8-} các anh em cho ý kiến phát, kiểu như khi chơi thì trong đầu mình nghĩ về cái gì (bản nhạc với các nốt hay ngăn đàn)
     
  2. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Có rất nhiều cách để học thuộc một bản nhạc: ghi nhớ giai điệu, ghi nhớ hình ảnh của bản nhạc (...) Dĩ nhiên trong quá trình học thuộc các cách ghi nhớ sẽ được vận dụng đan xen và phần ít phần nhiều ảnh hưởng tới quá trình ghi nhớ bản nhạc. Với cá nhân mình 2 cách nêu trên ảnh hưởng rất ít tới quá trình ghi nhớ bản nhạc của mình. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi cách ghi nhớ mà mình sử dụng chính là ghi nhớ vị trí mà các ngón tay bấm/gảy trên đàn. Mình xin lí giải cách ghi nhớ đó như sau:Khi chúng ta chơi 1 nốt nhạc, quá trình ghi nhớ làm sao để chơi nốt nhạc đó như sau: ghi nhớ độ cao nốt nhạc - ghi nhớ ngón bấm - ghi nhớ dây đàn mà ta bấm vào - ghi nhớ ngón gảy. Vấn đề xảy ra là NỐT NHẠC đó có thể được chơi ở 3 (hoặc 4) dây khác nhau (VD: nốt Mi (dây 1 buông) có thể được chơi ở phím 5 dây 2, 9 dây 3, 14 dây 4 ). Vì thế nếu CHỈ NHỚ GIAI ĐIỆU - tức NỐT NHẠC cần chơi là chưa đủ. Bạn sẽ mãi lúng túng khi chơi bản nhạc nếu chỉ ghi nhớ theo cách đó.Ghi nhớ vị trí ngón phải bấm - ngón phải gảy, đó là tất cả những gì chúng ta TẬP LUYỆN - CHƠI liên tục. Ghi nhớ sự chuyển động của các ngón tay - chứ không phải những gì chúng ta ghi nhận khi tiếp xúc với bản nhạc (giai điệu, hình ảnh của bản nhạc) là một hướng đi đúng đắn.Một vấn đề nảy sinh, đó khi khi chúng ta quá tin tưởng vào ... những gì ngón tay ... ghi nhớ, thì khi chơi đàn trong trạng thái áp lực tâm lý (chơi trước đám đông, chơi trước ... cao thủ ...), các ngón tay thường rơi vào tình trạng không biết phải ... đi đâu. Tại sao lại xảy ra tình trạng này?(mình sẽ viết tiếp, giờ đi chơi cuối tuần đã ^^)
     
  3. s561129

    s561129 Thread Starter Mới tập romance

    ôi mong chờ anh falla viết tiếp :)) Đây là vấn đề mà em rất bức xúc. Khi em chơi trước người khác hay thậm chí là trước cái laptop (thu âm ấy mà) thì rất là hay bị quên bài, bị ngưng giữa chừng và rồi ko biết phải tiếp tục thế nào->phải chơi lại, dù cái bài đó mình đã đánh mòn mấy sợi dây đàn rồi :(
     
  4. thieubinh

    thieubinh Mới tập romance

    Viết tiếp đi bạn, mình rất quan tâm đấy :)).
     
  5. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    OK. Đi tiếp vấn đề. Câu hỏi mà mình đặt ra ở bài viết trên:Một vấn đề nảy sinh, đó khi khi chúng ta quá tin tưởng vào ... những gì ngón tay ... ghi nhớ, thì khi chơi đàn trong trạng thái áp lực tâm lý (chơi trước đám đông, chơi trước ... cao thủ ...), các ngón tay thường rơi vào tình trạng không biết phải ... đi đâu. Tại sao lại xảy ra tình trạng này?Bộ não chúng ta (giả thiết như) lưu thông tin vào 2 tầng. Tầng thứ 1 lưu những động tác chúng ta lặp đi lặp lại sơ sài - hay còn lỗi. Tầng thứ 2 lưu những động tác đã được lặp đi lặp lại liên tục, kỹ càng. Tầng thứ 1 cũng là nơi những áp lực, những ức chế, cũng là nơi các suy nghĩ "ngoài lề" ập đến khi chúng ta biểu diễn trước đám đông, trước cao thủ (...). Khiến cho chúng ta bị lỗi, không biết đi tiếp ra sao ... và gãy bài. Ta gọi tầng thứ 2 của bộ não là tầng TỈNH TÁO, và tầng 1 là tầng ỨC CHẾ.Rõ ràng khi chúng ta tập tuyện một mình - chúng ta vẫn chủ quan với những lỗi rất nhỏ và thường không hề bận tâm đến nó hoặc cố tình phớt lờ nó. Khi chúng ta chơi 1 bài nhiều lần, bên cạnh những phần "tốt" được bộ não ghi nhớ, những phần "tồi" cũng được ghi nhớ ko hề bỏ sót :)). Và như đã nói ở trên, những lỗi dù rất nhỏ đó sẽ "phát tiết" khi chúng ta rơi vào trạng thái ức chế (áp lực) như trên. Vì vậy, luôn khoanh tròn những chỗ khó, hay bị lỗi của bản nhạc để "chăm sóc" chúng kỹ càng hơn. LÙA tất cả vào tầng TỈNH TÁO.Bạn có thể tự kiểm chứng, bạn sẽ rất khó khăn khi bị đề nghị chơi ở 1 phần bất kì của bản nhạc (giữa bài, thậm chí giữa câu). Dù cho bạn có tập bản nhạc đó kỹ đến đâu, kể cả có đưa bản nhạc ra trước mặt bạn. Tại sao lại vậy? Lí do ở đây là vì bạn phải tìm "một điểm bắt đầu" cho sự di chuyển của các ngón tay. Và 1 điều rõ ràng: KHÔNG HỀ CÓ SỰ LIÊN QUAN GÌ GIỮA BẢN NHẠC (ĐƯỢC IN RA GIẤY) VÀ CHƠI ĐÀN (LẶP LẠI CHUYỂN ĐỘNG NGÓN).Khi bạn tập 1 bản nhạc (với giả thiết là có sẵn bản nhạc được in ra giấy đấy nhé ^^), bộ não bạn sẽ "thu thập" thông tin bản nhạc (giai điệu, hoà âm, tiết tấu, tinh thần) để tạo ra một chuỗi các chuyển động bấm và gảy của các ngón tay. Và khi đó, những thông tin bản nhạc đó sẽ bị bộ não tẩy đi. Bộ não sẽ là hoa tiêu cho những ngón tay. Luôn "đi trước" và "tới trước", sẵn sàng cho mọi chuyển động kế tiếp. Dĩ nhiên tầng TỈNH TÁO của bộ não sẽ là tầng đảm nhiệm nhiệm vụ này, mặc cho tầng ỨC CHẾ đối phó với những áp lực ùa đến.Tại bài viết này, mình chỉ đề cập tới việc GHI NHỚ một bản nhạc và TÁI HIỆN trên cây đàn.Để THỂ HIỆN một tác phẩm ta cần nhiều hơn thế: Tạo âm sắc, Kỹ thuật, Nhạc cảm, Khả năng sáng tạo (...) Khi có thời gian (cũng như nếu các bạn có nhu cầu), mình sẽ đề cập sâu hơn.Hy vọng bài viết của mình giúp bạn có cái nhìn "mạch lạc" hơn về quá trình ghi nhớ bản nhạc.Thân!
     
  6. thieubinh

    thieubinh Mới tập romance

    @ Manuel de Falla: Tóm lại theo ý bạn là ghi nhớ sự chuyển động của ngón tay là tối ưu?
     
  7. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Chính xác. Điều này cũng được mình ghi nhận trong các article và interview của Aaron Shearer, Christopher Parkening, Williams Kanengiser.
     
  8. akhandamandala

    akhandamandala Đủ trình cưa gái

    uhm, cách ghi nhớ tự nhiên là ghi nhớ các thao tác của ngón tay. Điều này đảm bảo cho các ngón tay thao tác rất nhanh (ko cần phải qua nhiều tầng xử lí như nhớ hình ảnh nốt nhạc rồi quy ra thế tay tương ứng, bộ não đã tự động hoạt động theo cách hiệu quả nhất). Đến 1 lúc nào đấy não ta sẽ ghi nhớ giai điệu của bài nhạc dưới dạng âm thanh (ko phải dạng hình dạng nốt nhạc nữa, lúc này xử lí hoàn toàn bằng phần bán cầu não phải) do bạn tự chơi và cấu thành giai điệu âm thanh (ko phải do nghe nhạc từ CD), lúc này đã là ghi nhớ sâu. Bạn có thể chỉ cần mất vài phút để dò lại thế tay cho 1 bản nhạc dù bạn đã bỏ nhiều năm.Đến đây khi 1 người nhờ bạn chép lại 1 bản nhạc, bạn sẽ qua các bước sau: tự tạo lại giai điệu trong đầu hoặc lẩm nhẩm bằng miệng, rồi sau đấy tìm thế tay tương ứng trên đàn (nếu bạn ko phải là bậc thầy về kí xướng âm), rồi sau cùng mới ra hình dạng nốt nhạc.Qua đây cũng phần nào thấy rằng những người có phần bán cầu não phải ưu thế thì sẽ ghi nhớ âm thanh tốt hơn những người có phần bán cầu não trái ưu thế.
     
  9. s561129

    s561129 Thread Starter Mới tập romance

    nhưng vấn đề ở đây ko phải là lỗi hay những đoạn khó mà thậm chí ngay cả những đoạn nhạc rất dễ nhưng do chơi nhiều nên thông tin về đoạn nhạc đó trong đầu em bị tẩy sạch (chỉ còn giai điệu), lúc đó các ngón tay dường như tự động di chuyển 1 cách vô thức và nếu như bị ngưng giữa chừng thì sẽ ko biết phải di chuyển tiếp ra sao (ở giữa 1 số đoạn mà em chưa phân đoạn ấy), cái này hay xảy ra đối với các ngón của tay phải. Theo anh thì trạng thái đó là đúng hay sai? Em thấy 1 số nghệ sĩ khi chơi tới cao trào họ thậm chí còn đung đưa người theo, nếu chỉ chăm chăm ghi nhớ rõ từng thế tay xem phải di chuyển tiếp thế nào thì còn gì là cảm xúc nữa
     
  10. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    KHÔNG HỀ CÓ SỰ LIÊN QUAN GÌ GIỮA BẢN NHẠC (ĐƯỢC IN RA GIẤY) VÀ CHƠI ĐÀN (LẶP LẠI CHUYỂN ĐỘNG NGÓN).Khi bạn tập 1 bản nhạc (với giả thiết là có sẵn bản nhạc được in ra giấy đấy nhé ^^), bộ não bạn sẽ "thu thập" thông tin bản nhạc (giai điệu, hoà âm, tiết tấu, tinh thần) để tạo ra một chuỗi các chuyển động bấm và gảy của các ngón tay. Và khi đó, những thông tin bản nhạc đó sẽ bị bộ não tẩy đi. (tất yếu, bộ não ta khôn lắm)Bộ não sẽ là hoa tiêu cho những ngón tay. Luôn "đi trước" và "tới trước", sẵn sàng cho mọi chuyển động kế tiếp. <<<--- đây là mấu chốt vấn đề, bạn đã bao giờ có trạng thái khi đang chơi 1 câu nhạc mà bộ não mình đã chuẩn bị tinh thần cho câu nhạc kế tiếp chưa: tiếp theo ngón nào sẽ bấm/sẽ gảy ra sao? Khi cách tư duy này được mài dũa và thực hiện liên tục theo thời gian, việc biểu diễn sẽ trở nên rất nhẹ nhàng.Dĩ nhiên tầng TỈNH TÁO của bộ não sẽ là tầng đảm nhiệm nhiệm vụ này, mặc cho tầng ỨC CHẾ đối phó với những áp lực ùa đến. <<<--- khi mà bạn vẫn cảm thấy bạn chơi đàn 1 cách vô thức, có thể coi như bản nhạc đó với bạn vẫn chưa được tập kỹ càng rồi.
    Khi một người nghệ sĩ đã vô thức với những gì xung quanh (không còn áp lực) thì chính TẦNG ÁP LỰC của bộ não sẽ là nơi họ điều khiển cảm xúc cơ thể, TẦNG TỈNH TÁO luôn hoạt động bạn ạ, không thì chơi đàn sao được.
     
  11. s561129

    s561129 Thread Starter Mới tập romance

    cảm ơn anh, em đã hiểu rồione more question: em phải tập bao lâu để có thể siêu như anh:p
     
  12. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Tập đàn là cả một quá trình bạn ạ, mình vẫn còn gà lắm. :))Điều bạn ngoài việc tập luyện là một "minh sư" để chỉ dẫn, đưa cho bạn những bài tập và định hướng cho bạn thật phù hợp.Mình gửi bạn 1 câu nói của Vince Lombardi (một ... huấn luyện viên bóng bầu dục huyền thoại) :(
    Chúc vui :(
     
  13. dinhthieugia

    dinhthieugia Mới tập romance

    Anh Giang phân tích hay quá :(Đúng là như em tập ở nhà cảm giác là cũng ngon ngon rồi, thấy cũng nuột nuột rồi mà đến lớp trả bài lại cứ loạn lên, chân tay cứ kiểu gì ý :( :(
    Vầng em cũng tìm được 1 "minh sư" cho mình rồi :)) :-" :">
     
  14. thieubinh

    thieubinh Mới tập romance

    Mình xin phép tổng kết những kinh nghiệm rất hay của bạn Manuel de Falla lại như sau:*Học thuộc bản nhạc là học thuộc sự chuyển động của các ngón tay.*Để trình diễn tốt ta phải: -Vô thức với ngoại cảnh -Ý thức với các chuyển động của ngón tay (mà cái này thì bạn đã thuộc rồi :)))
     
  15. kekeke

    kekeke Mới tập romance

    Mình cũng vậy đấy. Chơi từ đầu đến cuối bản nhạc thì OK. Nhưng giữa bài mà tự nhiên bị trượt ngón tay là coi như không biết bấm tiếp theo là gì luôn :)). Chơi lại từ đầu mới được :(
     
  16. occutit

    occutit Mới tập romance

    Tập những bài thật khó và khi được yêu cầu đánh cho nghe thì đánh mấy bài dễ :)). Nếu tự sướng thì không cần phải yêu cầu hoàn hảo quá, còn nếu diễn thì bài đó đánh đi đánh lại vài chục lần mà không xuất hiện một chỗ vấp thì mới đánh, tự tin với bài đó sẽ giúp tâm lý tốt hơn :(:(
     
  17. lethbinh

    lethbinh Mới tập romance

    Mình không hoàn toàn đồng ý với Falla rằng ghi nhớ chuyển động của ngón tay là tối ưu để ghi nhớ một bản nhạc. Ghi nhớ chuyển động của ngón tay là một yếu tố rất quan trọng nhưng còn một yếu tố quan trọng nữa là khả năng đọc bản nhạc khi chơi đàn (sight reading) bao gồm đọc hiểu bản nhạc và hình dung các ký hiệu trên bản nhạc vào một (hay nhiều) thế tay và chuyển động cụ thể đã được chọn trên cần đàn ghita. Thêm vào đó là khả năng ghi nhớ giai điệu. Các nhạc công ghita thường bị coi là có khả năng đọc bản nhạc khi chơi (sight read) kém hơn nhạc công chơi các nhạc cụ khác vì thói quen không tốt là ghi nhớ bản nhạc dựa vào vị trí ngón tay. Mình đã đọc một bài phỏng vấn của John William ông cũng khuyên sinh viên ghita nên chú trọng phát triển khả năng đọc bản nhạc chứ không nên dựa nhiều vào ghi nhớ vị trí và chuyển động của tay.Đa số người chơi ghita amateur trong đó có mình (đến bây giờ) đều ghi nhớ bản nhạc bằng ngón tay theo bản năng, mình cũng làm như vậy từ trước tới giờ nhưng càng ngày càng thấy cách này không ổn vì có khi học xong một bản nhạc, chơi khá nuột nà rồi thậm chí thu âm xong rồi mà sau đó nhiều khi không biết mình đang chơi nốt gì, một thời gian không chơi thì có khi quên luôn. Nếu muốn nhớ được nhiều bản nhạc thì phải chơi đi chơi lại khá thường xuyên.Đây là những điều mình đã đọc được của những người có kinh nghiệm chứ không phải là suy diễn chủ quan của cá nhân mình. Theo mình thì nếu chơi cho vui thì thế nào cũng được còn nếu có tham vọng về lâu dài muốn nhớ được nhiều bản nhạc mà đỡ tốn thời gian và phát triển được trình độ về âm nhạc thì nên học đọc bản nhạc khi chơi. Ví dụ một bài hát "đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn" mình nghe 10 năm rồi mà vẫn có thể hát lại được vì mình hiểu các chữ cái, hiểu khi xếp các chữ cái lại với nhau thành từ có nghĩa là gì, hiểu từng từ ghép lại thành câu có nội dung gì. Nếu mình đọc bản nhạc đủ nhiều để có thể hiểu và hình dung được các nốt nhạc, các hợp âm về cao độ, trường độ, các vị trí của tay trên đàn...thì cũng có khả năng nhớ các bản nhạc dễ dàng hơn nhiều. Có người ví các nốt nhạc như chữ cái, hợp âm như một từ, đoạn nhạc như một câu cũng có khía cạnh đúng, phải hiểu thì mới dễ nhớ chứ có một thằng đọc cho mình một tràng tiếng A rập thì cũng không thể nhớ được.Mình đã đọc rằng có những người lại chuyên ghi nhớ bản nhạc bằng cách vừa đọc bản nhạc vừa chơi nên họ lại gặp vấn đề là nếu có bản nhạc trước mặt thì chơi được còn cất bản nhạc đi thì chịu vì họ không nhớ được vị trí và chuyển động của các ngón tay.:)))Có gì sai sót mong anh em trao đổi thêm.
     
  18. tackehoa_2301

    tackehoa_2301 Mới tập romance

    bài của bạn rất có ích cho những người mới cầm đàn như mình:x
     
  19. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Bạn ltbinh ko hiểu ý của mình rồi, sight reading với memorization là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau.Như mình đã trình bày ở bài viết của mình:Khi bạn tập 1 bản nhạc (với giả thiết là có sẵn bản nhạc được in ra giấy đấy nhé ^^), bộ não bạn sẽ "thu thập" thông tin bản nhạc (giai điệu, hoà âm, tiết tấu, tinh thần) để tạo ra một chuỗi các chuyển động bấm và gảy của các ngón tay. Và khi đó, những thông tin bản nhạc đó sẽ bị bộ não tẩy đi.Khi mình vỡ 1 bản nhạc, mình tuân thủ chặt chẽ các quá trình:B1 - Đọc và phân tích bản nhạc (bằng cái đầu ^^)B2 - Sight Reading - Đọc và chơi ngay trên đàn guitar (mình và các học sinh guitar cổ điển của mình đều làm điều này không mấy khó khăn - dĩ nhiên là với những bài ngang trình độ).B3 - Kiểm tra lại trí nhớ của mình, tất cả từ giai điệu, bè, hoà thanh, tiết tấu. Đặc biệt là không sử dụng cây đàn ở bước này, cũng như chỉ xem lại bản nhạc nếu gặp vấn đề trong trí nhớ. Với các tác phẩm lớn mình thực hiện bước này với từng đoạn.B4 - Kiểm tra trên đàn guitar, chỉ thực hiện tới bước này khi mình đã hoàn toàn chủ động "chơi" bản nhạc chỉ với trí nhớ của mình. Bước này kết thúc phần VỠ BÀI để chuyển sang quá trình NHỚ BÀI như mình trình bày ở các bài viết trên.^^, phần lớn những người chơi guitar đều không thể thực hiện bước 1,3 mà nhảy cóc với bước 2,4. Điều này thực sự ... nguy hiểm nếu bạn muốn phát triển kỹ năng tập bài của mình.Sự kiên nhẫn và cẩn thận ở những bước đầu tiên này sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng ghi nhớ cho bản thân ^^.Kể cả các guitarist lớn, vốn bài họ NHỚ trong đầu không lớn như ta tưởng đâu, họ phải thực hiện Bước 3 để kiểm tra trí nhớ của mình đều đặn nếu muốn chơi bản nhạc một cách chủ động nhất. Còn một khi đã bước ra sân khấu để biễu diễn, nghiên cứu và ghi nhớ các chuỗi chuyển động của cả 2 tay là điều tối cần thiết!Và mình cũng xin chốt lại, VỠ BÀI và NHỚ BÀI là 2 quá trình tác biệt. Vỡ bài cẩn thận sẽ giúp ta tiếp cận bản nhạc một cách chủ động cũng như đảm bảo sau một tháng - một năm tất cả không bay khỏi đầu ta. Còn NHỚ BÀI cẩn thận (chuyển động ngón ...) sẽ giúp ta luôn chơi bản nhạc không lỗi, không gãy bài - đó là những điều kiện cần của một guitarist khi bước lên sân khấu.
     
  20. doanty

    doanty Mới tập romance

    Mình đọc và hiểu có lẽ Falla đang nói về học thuộc cách chơi một bản nhạc, người gọi là đã thuộc theo kiểu này khi họ chơi một bản mà không cần nhìn vào bản nhạc.Nhưng học thuộc một bản nhạc cũng có thể được hiểu theo nghĩa khác, có thể vì các lí do sau:- Khi lâu ngày mình quên cách chơi bản đó, mình cũng quên luôn các nốt nhạc và buộc phải xem lại bản nhạc.- Với những nghệ sĩ như ca sĩ hay nhạc trưởng, cách giải thích của Falla khó mà phù hợp với cách học thuộc bản nhạc của họ.:))
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này