1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Hí hí hí

Discussion in 'Giải đáp - thảo luận về Guitar Đệm hát' started by Rs9x, Jan 6, 2010.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. Rs9x

    Rs9x Thread Starter Mới tập romance

    Lượn lờ trên mạng đọc được bí kiếp. Cái này cũ rồi, nhưng search trên voz thấy chưa có nên post cho my fellow vozer đọc. Nếu bạn chưa biết gì về guitar thì cũng nên đọc đi, coi như là giải trí. Mình cũng chưa có thời gian đọc hết, dài quá.


    Tiền nhân tự cổ đã làm thơ rằng...
    Nâu nâu khóm tóc dày,
    Dây áo phất phơ bay,
    Quần tụt, cưỡi xe đẹp,
    Trai trầm trồ khen hay...

    lại làm thơ rằng...
    Càng trông càng thăm thẳm,
    Không gái, mỗi ta đây,
    Biết ai kẻ bụng tốt,
    Gỡ cho oán hận này...

    rồi dặn dò thêm...
    Muốn đẽo gái xinh bên ngoài ấy,
    Nên nghe mưu sĩ ở trong này.

    Còn nói về lũ hậu bối chúng ta...
    “...Nay các ngươi chẳng biết chát nude mà không biết lo, không có wc mà không biết thẹn, nhìn thằng khác đong gái online rồi đem đi offline mà không biết tức, tốn tiền lên mạng chỉ rủ được mấy thằng đực dựa đi uống bia rượu mà không biết căm, hoặc lấy vnexpress làm vui, lấy tintucvietnam làm thích, hoặc vui thú vài diễn đàn em chã, hoặc quyến luyến mấy nick đẹp không rõ asl, hoặc lo chửi nhau trên tathy mà quên việc gái, hoặc ham xin xỏ Gmail invitation mà làm trễ việc đong, hoặc thích nick xanh, hoặc mê mờ pếch... Nếu có giặc Mông Thát là gái đẹp chạy ngang qua thì rổ kiến thức dưa lê vnexpress sao đâm thủng áo hai dây của giặc, tintucvietnam không thể dùng làm mưu lược phòng the, dẫu rằng diễn đàn em chã trên mạng là nhiều vô số kể, tấm thân đẹp đẽ nghìn vàng vẫn không thể nào đụng chạm, vả lại add được một mớ nick đẹp lăng nhăng vô dụng, muốn rủ được giặc offline cũng chẳng có ích chi, bài post lên tathy tuy nhiều không hôn được đầu giặc, Gmail tuy to 1GB không chở được quân thù (đi chơi), có nick xanh không thể làm cho giặc say chết, mờ pếch hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ là chã, đau xót biết nhường nào!
    Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một pho, gọi là “Gái học yếu luận”, được chia làm 05 quyển,... ở đây là quyển 02, có tên gọi là “Đàn chỉ luận” – chuyên bàn về tác động của thanh âm đối với tâm sinh lý của gái. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, thì trọn đời sẽ được bầu bạn với rất nhiều gái, nhược bằng khinh bỏ sách này, thì trọn đời sẽ chỉ là chã ngố chã ngọng...” – Gái học yếu luận, Quyển thượng.

    Đàn chỉ luận – TỰA
    Thường nghe... Tiền nhân dặn gái “làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”, lại dặn thêm “gái chết vì tai, trai chết vì lưỡi”... lại nữa, không phải là dặn một cái là xong, mà dặn rất nhiều lần, dặn đi dặn lại, dặn từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ bà đến mẹ, từ mẹ đến con gái, từ con gái các mẹ đến con gái các con gái... Việc này làm sáng tỏ được ba thứ, trước hết, THANH ÂM là khắc tinh của gái, lại nữa, gái nào cũng biết thế (tại bà, mẹ dặn đi dặn lại) nhưng chúng luôn luôn quên (cả bà và mẹ ngày xưa cũng quên, sau hối hận không muốn con cháu theo vết xe đổ, nên mới phải dặn rõ nhiều), sau rốt, đàn bầu là loại đàn dây, cơ chế “phát âm” là gảy, cho nên lethal weapon lý tưởng ở đây sẽ không phải piano (gõ dây), không phải violin (kéo dây), oóc điện tử thì lại còn ngu hơn (đe’0 có dây)... phải là guitar. Với công thức đơn giản “01 guitar = 06 đàn bầu” (ở đây là nói tây ban cầm thông thường - có 06 dây, russia có loại guitar truyền thống 07 dây, nhưng không phổ biến), tây ban cầm thật chẳng khác đe’0 gì khẩu côn xoay... chuyên dùng để bắn gái. “Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng” – cả tử huyệt lẫn vũ khí đều to và lợi hại, đã đi đẽo gái, cần phải khắc cốt ghi tâm, guitar còn thì người còn... quại được – được như vậy có thể coi như là biết địch. Thế còn biết mình thì sao... Tiền nhân quả nhiên là chu đáo và công bằng, đã dặn dò gái, lại cũng không quên dặn dò chúng ta, hẳn là tiền nhân xưa cũng bị phân thành 02 phái và hẳn là cũng phải đối phó lẫn nhau... cho nên mới dặn dò trai hậu bối rằng:
    “...Non sông ta tươi đẹp, gái ta thích tỏ ra yêu âm nhạc, có đẽo được chúng hay không là nhờ một phần lớn vào công học tập của các chú”.
    Cho nên... “Đàn chỉ luận” vốn không phải là công pháp một tấc đến giời, khẩu khuyết “Đàn chỉ luận” luôn luôn nhấn đi nhấn lại là “Học – Học nữa – Học mãi”. Phàm là người xiêng năng, ắt có cơ hội thành công.
    Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không...

    Kỳ sau: “LUẬN KỸ THUẬT“
    PS: Đàn chỉ luận – TOC
    01. Tựa
    02. Luận kỹ thuật
    03. Luận dây
    04. Luận móng
    05. Luận cần
    06. Luận hốt
    07. Luận trích
    08. Luận nhĩ
    09. Luận quạt chả
    a. Quạt cái gì trước
    b. Quạt nhanh quạt chậm
    c. Quạt theo chiểu gió
    d. Quạt tốc váy
    10. Luận hội

    Đàn chỉ luận - LUẬN KỸ THUẬT

    Làm thằng trai đã sờ đến đàn, việc đầu tiên cần phải nhớ, là bất biết hậu quả ra sao, chuyện này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vậy nếu đằng nào cũng tốn thời gian và công sức, sao không tìm cách gặt hái những thành quả cho ra hồn. Nhưng mà như thế nào mới được gọi là thành quả thì lại tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người. Trước tiên, có những người sẽ bảo, bản thân việc mải mê tập đàn, đánh đàn, hát... đã là một cái thú vui rồi, không cần phải “mục đích” quá. Cái này đúng, chân chính nữa, nhưng khó duy trì, lý do thì đơn giản thôi, nó thiếu động lực để phát triển, nó sẽ giống như chơi một game mà chỗ nào dễ thì chơi, khó thì bỏ, không quan trọng chuyện phải qua bài dễ, lên bài khó, phải lập kỷ lục, phải ghi tên vào top... ai đã từng đánh game đều hiểu, chơi như vậy thật khó mà hứng thú lâu được, mà phàm cái gì không lên được nữa thì sẽ nhanh chóng trở thành bèo nhèo mà thôi. Tiếp theo, lại có những người khác sẽ bảo, đã chơi thì phải chơi chuyên nghiệp, còn chơi nghiệp dư chỉ tổ mất công vô ích... Ai mà chả biết chuyên nghiệp được thì hay, nhưng mà thứ nhất, còn nhiều nghề khác hay hơn nghề đàn, những thằng giàu nhất thế giới có phải ca sĩ hay nhạc công đe’0 đâu, thứ hai, chuyên nghiệp là con đường hết sức gian nan, mỗi năm nước ta có thêm hàng nghìn trai (gái) bước vào con đường nhạc chuyên nghiệp, vậy mà cho đến thời điểm này, thử hỏi có được bao nhiêu trai (gái) thực sự sống đàng hoàng bằng nghề nhạc, “sao” của chúng ta đếm chắc chưa hết 10 đầu ngón tay, đem chia cho 80 triệu dân ta, thật chẳng khác đe’0 gì con số không, thứ ba, cũng là điểm quan trọng nhất, nếu nói “chơi nghiệp dư là mất công vô ích”, nói như vậy là hết sức ngu dốt, thằng chuyên làm bài hát và thằng chuyên hát có chắc là vui thú được hơn cái thằng chuyên dùng những bài hát đấy mà đi đẽo được cả đống gái đẹp hay không... mà thôi, tốt nhất là cứ xem tiếp, khắc tự hiểu...
    Tập đàn hát đẽo gái, trước hết có 02 vấn đề cần phải nhận thức sâu sắc. Thứ nhất, người mới tập đàn hát như chúng ta – phải biết là nếu đứng ngoài mà nghe thì nó đe’0 ra làm sao cả. Mạnh dạn thừa nhận như vậy mới là biết mình, mới là đại trượng phu. Đại trượng phu không sợ dốt, chỉ sợ muốn mà không dám, nhớ. Cho nên biết, không phải để chán, mà là để tìm cách đối phó. Thứ hai, vấn đề thứ nhất thực ra đe’0 có gì là quan trọng cả, thực tế đã có rất nhiều hảo thủ thửa đàn, lựa thầy, toàn là thứ tốt, công phu khổ luyện cũng hơn người, tới lúc hạ sơn, có cơ hội mới ôm đàn thửa, ngồi trước gái, táng toàn là đồ hiệu, hết “bài ca hy vọng”, đến “người hà nội”... sở học cũng toàn là công phu thượng thừa, tremolo được cả đá ngón chân truyền của thầy Hải Thoại, cơ mà cặm cụi toát mồ hôi hết cả bài khó, đến lúc ngẩng đầu lên thấy gái đã chuyển mẹ hết sang buôn dưa lê từ lâu, chằng còn quan tâm đe’0 gì đến thằng đánh đàn nữa... cay đe’0 tả. Mà cay là phải, ai bảo không chịu hiểu, là gái nói chung đe’0 biết phân biệt hay dở, tiền nhân cũng bảo rồi, “đàn bầu gảy tai trâu”, ai bảo đe’0 chịu nghe, trâu còn vậy, huống hồ là gái. Hiểu được thế mới là biết địch. Nhưng mà biết, cũng không phải là để bất mãn, mà là để tìm cách tận dụng yếu điểm của đối phương. Cần phải hiểu, hệ thống tâm sinh lý của gái có nhiều điểm hoàn toàn không giống như của chúng ta. Nói về niềm tin, thì niềm tin của gái nó theo một cơ chế riêng, hoàn toàn không phụ thuộc vào bản chất đúng, sai, hay, dở, xấu, đẹp... của vấn đề. Hành vi của gái mang nặng màu sắc “vị lai”, cái gì thỏa mãn tâm sinh lý của chúng, sẽ được chúng coi là đúng, hay, đẹp, tuyệt vời... những thứ mà không như thế thì sẽ là sai, dở, xấu, đe’0 ra gì... bất biết, bất cần biết bản chất của sự vật thực ra nó là như thế nào. Ví dụ, một chã có thể ngồi chửi bới gái theo một cái cách còn ngoa ngoắt hơn cả đàn bà, rõ là đe’0 ra làm sao cả, nhưng nếu gái đang bị chửi vốn vẫn là ganh ghét của gái đang ngồi nghe, thì trong con mắt của gái ngồi nghe, chã sẽ được coi là người tốt, dũng cảm, thẳng thắn, trung thực... Gái là vậy, chúng ta cũng phải tìm cách nương theo chúng thôi. Có câu “thuận gái thì sống, không thuận gái thì sống... đe’0 ra gì”. Thành ra... dù là ta đàn hát đe’0 thể gọi là hay, dù là gái đe’0 thể phân biệt được hay dở, nhưng hoàn toàn vẫn có thể thỏa mãn chúng. Trọng tâm của vấn đề chính là ở chỗ này: gái bị hấp dẫn bởi cái phong cách đàn hát của chúng ta. Nhớ là “phong cách” mới là quan trọng nhất, “phong cách” chứ không phải “chất lượng”. Phong cách ở đây bao gồm cả cái cách chúng ta đàn hát cho gái nghe và cái cách giúp gái đàn hát cho ta nghe.
    Thế thì một cái phong cách đẹp, nó phải thế nào. Có một điều không thể không nhớ, là cách quan sát và đánh giá sự vật của gái về cơ bản cũng hoàn toàn không giống chúng ta. Chúng không đủ kiến thức và lý tính để đánh giá sự vật ở mức bản chất của nó, thêm vào đó, tâm địa của gái lại có một cái thuộc tính đặc trưng là nhỏ nhen, cho nên có nhiều thứ mà chúng ta cho là vớ vẩn, vụn vặt... lại được chúng hết sức quan tâm, đánh giá cao, thậm chí là ngưỡng mộ. Cho nên, một khi đã ôm guitar đối mặt với gái, có một chữ phải luôn luôn tâm niệm, đó là “kỹ xảo”. Ngoài giá trị to lớn về chuyện đáp ứng “thị hiếu” nhỏ nhặt của thính giả - là gái – như đã nói ở trên, “kỹ xảo” còn mang một ý nghĩa thực tiễn to lớn khác, bằng vào mức độ khả thi và hiệu quả của nó. Trai nào đã từng bỏ sức lực ôm guitar đi tầm sư học đạo hẳn không quên thời gian và công sức đã phải bỏ ra cho sự “thành thục” – không phải thành thục theo nghĩa thông thường, mà chỉ là để chơi không có lỗi “bấm sai”, vài nốt tậm tịt không tính là lỗi – của một bài cổ điển xếp ngón “tầm tầm” nó là như thế nào. Đã đành là ở đời không cố thì không khá, nhưng cái gì thì cũng phải xem xét đến mức độ và hiệu quả, hơn nữa cố thì cũng có nhiều kiểu cố. Danh môn chánh phái, nhất là đối với “nhạc học”, là một chặng đường vô cùng gian nan vất vả, mà thành quả thì lại chỉ có một ít, lại chỉ giành cho một vài cá thể hãn hữu. “Kỹ xảo” thì khác, mặc dù cũng không kém phần gian nan vất vả, nhưng tỷ lệ thành công thì lại hết sức khả quan. Cho nên... không phải là sở học thượng thừa mà phải là “kỹ xảo”, nhớ.

    Kỳ sau: “LUẬN DÂY”



    Cái chỗ bôi đậm mình thấy rất chuẩn. Nhiều khi cần thể hiện, bạn chỉ cần làm phát intro của "When the children cry" mượt một chút thôi là đủ làm ối em xao xuyến. Nhiều thằng tremolo tít mù, gái nghe thì chỉ thấy vui tai chứ nó có biết là thuộc trình độ nào đâu.

    Đàn chỉ luận - LUẬN DÂY

    Việc trước nhất cần làm khi sờ đến một cây guitar lúc ở trước mặt gái là áp dụng kỹ xảo lên dây. Cử chỉ trước phải âu yếm, nâng niu, sau phải đắm đuối, xuất thần... Hãy nhẹ nhàng ôm cây đàn vào lòng, đầu cúi thấp để tóc xõa tung ra (húi cua vẫn cứ phải cúi, nhớ), úp bàn tay trái lên phía trên cần đàn, khẽ vuốt từ từ theo chiều từ ngoài vào trong (về phía thùng đàn), rồi từ trong ra ngoài. Nheo nheo mắt lại, tay trái vẫn để nguyên trên cần đàn, không cần bấm hợp âm nào cả, ngón tay cái và ngón tay trỏ bàn tay phải cầm vào nhau, quào nhẹ 03 dây dưới cùng mấy phát (nhớ là chỉ đúng ba dây dưới cùng, ba dây thon nhỏ nhất ấy, nếu lẫn thêm một dây trên thì hiệu ứng sẽ ngược lại), tai bên phải hơi nghiêng nghiêng xuống, khẽ nhíu mày, hơi lắc đầu (bất biết đàn nó kêu đúng, kêu sai, vẫn phải lắc đầu, nhớ)... gái sẽ rất để ý, chúng sẽ nghĩ “...am hiểu, sành điệu đây, y đang chê dây đàn sai lung tung, nhưng lịch sự không muốn nói ra, ôi cái con người mới nhã nhặn làm sao...”. Thực ra... cuộc sống nó luôn để sẵn ra rất nhiều những sự khó chịu, sự không hài lòng, sự “sống mất ngon”... giành riêng cho những cái thằng (con) hay chê bai, hay chê bai là một trong những đặc điểm tính cách ngu ngốc nhất mà chúng ta có thể có, nhưng mà gái thì lại không thể nào hiểu nổi chuyện này, trong đa phần các trường hợp, chúng cho đây là biểu hiện “sành điệu”... thực ra dây đàn sai là chuyện bình thường, biết thì vui vẻ lên lại dây mà chơi, có đe’0 gì mà phải nhăn trán nhíu mày... Tiếp theo, nói chung sách và các thày đều sẽ dạy chúng ta lên dây đàn theo công thức 5-5-5-4-5 tức là bắt đầu từ dây thứ 06, là dây trên cùng, bự nhất, trở xuống... theo quy ước thì dây đàn từ thấp đến cao được đánh số như sau:


    Theo tu the....Ten not...The hinh...Danh so
    ------------------------------------------
    Day tren cung..Mi` (E)...To nhat....06
    ...............La` (A)..............05
    ...............Re` (D)..............04
    ...............Sol (G)..............03
    ...............Si (B)..............02
    Day duoi cung..Mi’ (e)...Nho nhat...01

    Trên bảng Tab sẽ là

    e::---------------- Danh so 01
    B::---------------- 02
    G::---------------- 03
    D::---------------- 04
    A::---------------- 05
    E::---------------- 06

    Công thức lên dây truyền thống là
    phím 05 dây 06 phải kêu như dây 05
    phím 05 dây 05 phải kêu như dây 04
    phím 05 dây 04 phải kêu như dây 03
    phím 04 dây 03 phải kêu như dây 02
    phím 05 dây 02 phải kêu như dây 01

    sau đó có thể là quào thử mấy phát mi thứ hay đô trưởng, la thứ chi đó, không thấy phô là ổn. Nhưng mà nếu chỉ thông thường thế, mà ai cũng làm như thế thì làm sao mà gây được ấn tượng trước những cặp mắt tò mò, xăm xoi... của gái. Sau vài lần “xem”, chúng nhớ trong đầu “đấy là lên dây đàn – một việc rất bình thường, trai nào cũng làm được”. Do đó, muốn gây được ấn tượng, thì cần phải làm khác đi, hãy sử dụng kỹ thuật tune dây nâng cao bằng “âm bồi” theo chỉ dẫn dưới đây. Thực ra đây là cách lên dây đàn “tinh chỉnh” của dân chuyên nghiệp, cơ mà mục đích của chúng ta hoàn toàn không phải thế - chuyên nghiệp đe’0 đâu. Việc đầu tiên, mỗi người trong chúng ta cần hiểu sâu sắc rằng, với khả năng của chúng ta, đã là dây đàn thì phải sai, và có cố gắng chỉnh đi chỉnh lại, dây đàn vẫn sẽ tiếp tục sai, vả lại gái thì lại còn tệ hơn chúng ta, đằng nào thì chúng cũng không thể hiểu được là dây đàn đúng hay sai. Cho nên, đúng một chút sai một chút đe’0 có gì là quan trọng cả, quan trọng nhất là cái việc lên dây đàn là cơ hội để thể hiện cho được một “tác phong lên đây đàn” đẹp, sành điệu, y như là chuyên nghiệp.
    Âm bồi là loại âm thanh có hiệu ứng “tiếng chuông” được tạo thành do cách đánh cộng hưởng dây đàn. Ví dụ, phím 12 là phím chia mỗi sợi dây đàn làm 02 phần bằng nhau, chọn một dây bất kỳ, ví dụ dây 01, là dây mí, nhỏ nhất, ở gần đùi nhất, đặt nhẹ ngón út tay trái lên phím 12 dây 01, nhớ là đúng vào điểm phía trên vạch phím đồng chứ không phải ở khoảng phím gỗ như cách bấm thông thường (điểm này thường đúng là điểm tiếp giáp giữa thùng đàn và cần đàn ở các loại đàn chúng ta hay chơi), gảy dây này, lúc gảy dây, lập tức nhấc ngón út tay trái đang đặt trên dây lên, làm sao để động tác gảy tay phải và nhấc tay trái xảy ra gần như đồng thời. Hai nửa dây bằng nhau sẽ cộng hưởng với nhau, làm cho âm thanh phát ra cao lên một quãng tám và ngân nga y như là tiếng chuông vậy.
    Nhắc lại là dây đàn được đánh số 01 đến 06 từ nốt cao xuống nốt thấp, tức là theo thế cầm đàn là từ dưới lên, theo trên bảng tab là từ trên xuống. Chơi như ở ví dụ vừa nêu sẽ gọi là “chơi âm bồi phím 12, dây 01”.
    Tiếp theo, kỹ thuật lên dây “bồi âm” theo thứ tự lần lượt đi từ dây 06 đến dây 01 như sau:
    1. Bắt đầu từ dây 06 làm gốc, coi như dây 06 đã lên đúng (thường thì khi chúng ta ôm lấy cái đàn, dây của nó đã gần đúng rồi).
    2. Chơi âm bồi phím 05 dây 06, rồi chơi âm bồi phím 07 dây 05, hai âm này phải kêu giống nhau, nếu không giống thì điều chỉnh dây 05 đến bao giờ giống thì thôi. (Sau khi tham khảo nội dung “LUẬN CẦN”, ở thế tay sử dụng cho các hợp âm “nặng”, hãy áp dụng để “bồi” cả hai nốt này một lúc)
    e::----------------
    B::----------------
    G::----------------
    D::----------------
    A::--------7-------(a^m bo^`i)
    E::---5------------(a^m bo^`i)
    3. Chơi âm bồi phím 05 dây 05, rồi chơi âm bồi phím 07 dây 04, hai âm này phải kêu giống nhau, nếu không giống thì điều chỉnh dây 04 đến bao giờ giống thì thôi.
    e::----------------
    B::----------------
    G::----------------
    D::-------7--------(a^m bo^`i)
    A::---5------------(a^m bo^`i)
    E::----------------
    4. Chơi âm bồi phím 05 dây 04, rồi chơi âm bồi phím 07 dây 03, hai âm này phải kêu giống nhau, nếu không giống thì điều chỉnh dây 03 đến bao giờ giống thì thôi.
    e::----------------
    B::----------------
    G::-------7--------(a^m bo^`i)
    D::---5------------(a^m bo^`i)
    A::----------------
    E::----------------
    5. Chơi âm bồi phím 07 dây 06 và chơi dây buông dây 02, hai âm này phải kêu giống nhau (về cao độ), nếu không giống thì điều chỉnh dây 02 đến bao giờ giống thì thôi.
    e::----------------
    B::-------0--------(da^y buo^ng)
    G::----------------
    D::----------------
    A::----------------
    E::---7------------(a^m bo^`i)
    6. Chơi âm bồi phím 07 dây 05 và chơi dây buông dây 01, hai âm này phải kêu giống nhau (về cao độ), nếu không giống thì điểu chỉnh dây 01 đến bao giờ giống thì thôi.
    e::-------0--------(da^y buo^ng)
    B::----------------
    G::----------------
    D::----------------
    A::---7------------(a^m bo^`i)
    E::----------------

    Cần phải luyện tập cho thành thạo công đoạn lên dây theo chỉ dẫn trên đây, đối với chúng ta, dây đàn vẫn sẽ tiếp tục sai, nhưng mà đối với gái, chỉ cần 08 cái âm bồi mà chúng ta vừa gảy có được 02 cái kêu, đồng thời biết kết thúc cả công đoạn này với một cái nhíu mày cùng thời điểm với một nụ cười “hắt ra” làm dãn nở khuôn mặt, cộng với một vài cái gật gù “tự thưởng”, tất cả những cái này sẽ được ghi nhận trong tâm tưởng của gái như là những biểu hiện của sự “điệu nghệ” chiếu trên, nhớ.

    Kỳ sau: “LUẬN MÓNG”

    Đàn chỉ luận - LUẬN MÓNG

    Về cảm nhận ban đầu mà nói, gảy móng (gảy đàn bằng móng – pick) rõ là nhiều khó khăn hơn gảy ngón, rất dễ gảy trượt, rất dễ gảy lẫn, rất khó gảy trúng v.v... mặc dù vậy, đối với nhu cầu đi vào lòng gái của chúng ta, gảy móng lại là một kỹ xảo vô cùng quan trọng, cho nên, thành thực khuyên bạn hãy tập sử dụng móng. Công sức bỏ ra cho việc này là vô cùng xứng đáng. Trước nhất, về hiệu quả ấn tượng, hãy tưởng tượng một bạn trai đầu bấm tông đơ xẻ ca nô, áo sơ mi cắm thùng, quần kaki – bên cạnh một bạn trai khác với đầu tóc phất phơ trước gió, quần bò citiboy, áo phông bossini. Trường hợp 01 gây ấn tượng cũng giống như gảy đàn bằng ngón, còn trường hợp 02 là chơi bằng móng – trông nó nét hơn (nhắc lại là chúng ta không hề có ý nói rằng chơi như thế nào là “hay” hơn – về chuyện này thì lại không thể nói như thế được, chỉ là đề cập tới ấn tượng với gái). Tiếp theo, phàm đã xông pha giữa muôn trùng gái, luôn phải xét đến yếu tố môi trường và điều kiện kỹ thuật. Đàn mà chúng ta thường chơi ở những chỗ có gái tụ tập thường là kiểu đàn “mậu dịch”, không được tốt lắm. Còn khán giả nói chung không phải là đến chỉ để nghe đàn phừng phừng của chúng ta, chúng đến để hò reo, chúng sẽ nói chuyện, sẽ làm ồn, mà kể cả là trong trường hợp chúng chăm chú nghe thì với một cái đàn dở, giữa đám đông, ở một chỗ rộng mênh mông, gảy đau cả tay mà tiếng vẫn bé tí, muốn cho chúng nghe và hiểu được là ta đang đánh đàn cho chúng nghe đã là một việc hoàn toàn không đơn giản, chưa nói đến chuyện còn phải tìm cách đi được vào lòng chúng. Bạn ngồi thu lu trên ghế, rải những nốt tậm tịt bằng tay, hát một bài tình ca sâu lắng, trong khung cảnh như trên thì bài tình ca bạn hát dù có hay bao nhiêu cũng chỉ tốn công vô ích. Nước đổ vào đầu, vịt quan tâm đe’0 gì. Ở vào cái điều kiện như vừa nói, chỉ còn mỗi một cách là phải giữ lấy đầu vịt, hét vào tai nó là “tao chuẩn bị đổ nước đây... mà nước sôi đấy”, như vậy may ra nó mới để ý. Vì vậy, hãy xách guitar đứng thẳng người lên, thò tay lôi cái ghế lại, co chân trái đạp lên mặt ghế với một phong thái sao cho thật hoành tráng, ngẩng cao đầu để cho tóc bay phất phơ (húi cua cũng vẫn phải ngẩng, nhớ), đặt cây guitar fò “mậu dịch” lên chỗ đùi co (đặt trên ghế), tay trái nắm cần đàn, so vai đút tay phải vào túi quần bò bên phải móc móng đàn thủ sẵn ra. Nhưng mà nếu chỉ vậy, đa số gái nó sẽ đe’0 hiểu là bạn móc cái mẹ gì ở trong túi quần ra, vì vậy hãy đưa móng đàn lên, ngậm vào miệng, ở mép bên phải cho quần chúng đều nhìn rõ, hãy cắn móng đàn bằng răng nanh và nhếch môi nở một nụ cười trịch thượng (đây là theo kiểu Alain Delon) như thể mình là “sao”, còn chúng là “fan”, trong lúc đó tay phải (đã được tự do) đưa lên lùa vào vuốt chỗ tóc mai bên phải (húi cua cũng vẫn phải vuốt, nhớ). Cần phải hiểu là trong đầu óc mụ mị tăm tối của gái lúc nào cũng lùng bùng những cái khái niệm mà chúng luôn ngày đêm tơ tưởng với tất cả tâm hồn gái, như là nam tính, tự tin, hoàng tráng, hầm hố... và những thứ mà chúng ta vừa thể hiện sẽ được chúng hiểu chính là những cái khái niệm đấy, mặc dù thực tế... những cái này chả liên quan đe’0 gì. Đây là một trong những điểm vô cùng quan trọng cần lưu ý không phải chỉ trong chuyện đánh đàn, mà là với tất cả các vấn đề khác có liên quan tới gái, đó là gái luôn luôn hiểu sai bản chất sự vật, và người thông minh thì không nên cố tỏ ra thông minh bằng cách vạch ra cái ngu dốt của gái – đây là điều đại kỵ, đại nhân hữu lượng, hãy luôn đồng ý với gái và tìm cách lùa gái theo ý mình – được như vậy mới là cao nhân. Xong công đoạn đề mô, mới thong thả đưa tay phải lên miệng, “gắp” lấy móng đàn (theo kỹ thuật cầm móng đàn sẽ trình bày dưới đây), tay trái bấm hợp âm lấy giọng của “ca đoạn” bửu bối (xem “Luận trích” sẽ trình bày ở phần sau) - và lúc này là lúc bạn bắt đầu chứng kiến sự khác nhau một trời một vực giữa gảy móng và gảy ngón - rồi dùng hết sức cánh tay phải đẩy một đường sảng khoái hết cỡ từ trên xuống dưới theo hướng hơi chếch sang trái, sao cho móng đàn quào mạnh lần lượt qua cả 06 dây, ở vào khoảng giữa lỗ cộng hưởng và ngựa mắc dây (gần ngựa tiếng nó mới chát chúa) – việc này chỉ có thể làm được với móng đàn. Với việc sử dụng móng, ngay cả guitar “mậu dịch” cũng sẽ âm vang và lảnh lót hơn. Tiếp theo hãy dùng kỹ xảo “Luận trích” (sẽ trình bày ở phần sau) hát rống lên một trong những ca đoạn bửu bối của mình (cũng đã được thủ sẵn). Những gì cần làm tiếp theo có thể tham khảo nội dung “Luận hội” cũng sẽ được trình bày sau.

    Đến đây, hẳn ích lợi của gảy móng đã rõ, vấn đề tiếp theo là cần phải làm thế nào để có thể thực hiện việc đó một cách suôn sẻ, không quá mâu thuẫn so với những gì mà chúng ta đã đề mô ở trên. Trước hết, cần phải chọn một cái móng đàn thích hợp. Nếu dạy theo kiểu bài bản, người ta sẽ chỉ cách phân biệt móng đàn theo chất liệu, kích thước, độ dày mỏng, hình dạng... tuy nhiên như vậy cũng thật là khó tiếp thu, hơn nữa với yêu cầu và mục đích của chúng ta, thực ra cũng chưa cần phải cầu kỳ đến vậy. Hãy đến mấy chỗ có bán móng đàn, thấy thích cái nào (cầm vừa tay, màu sắc lòe loẹt, chim cò, hình dạng ngộ nghĩnh...) thì mua cái đấy, và nên mua luôn một bộ vài cái khác nhau, trước là để thử hết cho biết, sau nữa, móng đàn là một trong những thứ rất hay bị để quên, đánh rơi... cứ trữ sẵn một ít là tiện nhất (nhớ chọn cái hình trái tim, nếu có, cho nó xuân), đôi khi còn có thể tặng cho gái, chúng thích phết đấy, nhất là những cái có vẽ hình bong bóng – gái luôn thích bong bóng.

    Tiếp đến, cần chú ý về cách cầm móng đàn khi chơi. Nói chung, hãy giữ móng đàn một cách tự nhiên thoải mái bằng ngón cái và phần cạnh ngón tay trỏ, ở khoảng cuối đốt ngón tay thứ nhất. Tránh không tìm cách “đóng” cái lỗ hở giữa ngón cái và ngón trỏ tạo thành khi cầm hai đầu ngón tay vào nhau, cứ để cho cái lỗ hở tự nhiên. Không khoằm ngón cái và bấm đầu ngón này lên móng đàn (như là cấu mông gái). Không dùng phần thịt phía trong ngón trỏ (chỗ có hoa tay) và ngón cái để “nhón” móng đàn, cầm như vậy móng nó hay bị trượt trong khi chơi. Nhiều người mới chơi thường cảm thấy rất là tiện lợi khi dùng cả 03 ngón cái, trỏ và giữa để giữ móng đàn, như thế nó không bị trượt và cũng dễ kiểm soát, tuy nhiên cầm như vậy sẽ không được linh động, hơn nữa, trong nhiều trường hợp, ngón tay giữa còn cần sử dụng cho những việc khác (ví dụ như gảy thêm một dây – như kiểu Led Zeppelin).

    Nội dung quan trọng tiếp theo là cách đặt tay phải khi gảy móng, có hai trường hợp cần phân biệt, là gảy nốt và “quạt chả” (chơi hợp âm theo nhịp, sẽ trình bày chi tiết ở nội dung “Luận quạt chả”). Khi gảy nốt ở các dây dưới (dây nhỏ), hãy chặn nhẹ phần thịt bàn tay chỗ “tỏi gà” ngón cái lên các dây trên (dây 5, dây 6). Không phải là để có chỗ tì cho nó đỡ mỏi tay. Vấn đề là để như thế sẽ có “cảm giác” dây. Nhưng nhớ là không tì mạnh và đè dây xuống, chỉ hơi chặn nhẹ, sao cho phần thịt “tỏi gà” có thể chuyển động nhè nhẹ trượt trên mặt dây đàn. Để tay phải như vậy có những lợi điểm sau (1) có “cảm giác” dây như vậy sẽ dễ gảy trúng chỗ cần gảy hơn (2) để tay như vậy tiện lợi cho việc gảy bằng chuyển động cổ tay (chứ không phải là cánh tay hay ngón tay) (3) bằng cách chặn dây như vậy, các âm thanh lỗi từ các dây khác (không phải dây cần gảy) sẽ được giảm thiểu. Tất nhiên, không thể để tay như trên khi gảy nốt ở các dây 5 và 6 (trên cùng), trong trường hợp này, hãy đặt tay như thể đàn của chúng ta có cả dây 7 và 8. Còn một điểm cần lưu ý khi gảy nốt là móng đàn cần phải linh hoạt theo cả 02 chiều gảy lên và gảy xuống, nên phần móng đàn tiếp xúc với dây khi gảy không được “ngập” sâu quá.

    Trong trường hợp “quạt chả” (xem thêm nội dung “Luận quạt chả” sẽ trình bày sau), tay phải sẽ không cần phải chạm vào dây. Trong trường hợp này, tay phải có thể vung vẩy trong không khí và “quạt chả” bằng chuyển động của cả cánh tay và cổ tay

    Kỳ sau: “LUẬN CẦN”

    Đàn chỉ luận - LUẬN CẦN

    Phải thừa nhận là trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều “cái cần” mang những ý nghĩa hết sức tổng quan, thâm thúy và sâu sắc... hơn nhiều so với đơn thuần chỉ là “cái cần” bằng vào cái cách đặt tên dựa theo hình thể của chúng...

    Cả cái cần đàn cũng vậy. Nói về đàn guitar, lại nói về cần, thì phải nói đến guitar bass (rất tiếc, không phải là “tình yêu” 06 dây của chúng ta... phải chấp nhận thôi - bạch tuyết thì phải đẹp nhất trần, chứ đe’0 phải dì ghẻ... chuyện không khác được), không đơn giản chỉ vì cái cần đàn bass nó dài hơn, quyến rũ hơn (mặc dù đối với chị em mà nói, “dài” tự nó đã luôn hàm chứa một cái ý nghĩa rất chi là sâu sắc)... mà có thể còn vì cái cách chơi đàn bass nó “nhập cần” hơn. Ai đó đã có cơ duyên mà được trực quan những cái thời khắc ngẫu hứng của Jimi Henrix (hình anh này ở trên cái Avatar của anh HaiLúa) hẳn cũng không thể nào quên là có một cái cần đàn bass vẫn thường luôn cặp kè bên cạnh... là của Noel Redding... Có nhìn cái cách Noel vuốt ve mơn trớn cái cần đàn, mới hiểu... là đối với y, đây không đơn thuần chỉ là cái cần đàn... đây là gái của y, là đam mê của y, là cuộc đời của y...

    Quay trở về với cái cần tây ban cầm 06 dây “ngắn hơn một chút” của chúng ta, vị trí và cách đặt tay trái nơi cần đàn thực tế phụ thuộc rất nhiều vào việc cụ thể chúng ta đang chơi cái gì. Cho nên nội dung trình bày ở đây chỉ là những vấn đề có tính chất tổng quát, cơ bản... có thể coi như là một xuất phát điểm.

    Quy ước là mặt có căng dây và có các phím đồng (trong một số trường hợp hãn hữu như guitar Jazz, phím đồng có thể đe’0 có... nhưng mà vẫn luôn có dây) gọi là mặt cần đàn, mặt phía đối diện gọi là lưng cần đàn. Thế tay quan trọng nhất mà chúng ta cần làm quen gọi là “Thế tay cơ bản”. Ngón cái tay trái đặt ở lưng cần đàn đối diện với khoảng giữa ngón trỏ và ngón giữa (ở phía mặt cần đàn), và ở vào khoảng giữa (theo chiểu rộng chứ không phải chiều dài) của lưng cần đàn. Những điểm nối giữa ngón tay và bàn tay (các gốc ngón tay) ở ngay phía dưới cần đàn đúng vào khoảng ngang với mặt cần đàn (không đẩy về phía trước, không thụt về phía sau).

    Phần duy nhất của ngón cái tiếp xúc với cần đàn là phần thịt phía bên phải hoa tay (nếu có hoa tay, trong trường hợp không có hoa tay thì cứ coi như là có hoa tay – bên phải là khi ngửa bàn tay lên, tức là phía gần ngón trỏ).

    Có một số lỗi thường hay gặp, nên chú ý, tránh không khoằm ngón cái về phía lòng bàn tay, tránh không “bấm” cần đàn bằng đầu ngón cái, cổ tay trái hơi cong tự nhiên, tránh không “ưỡn” về phía trên – trước.

    Thế tay này gọi là “cơ bản” vì theo cách như vừa mô tả, cả 04 ngón tay có thể bấm các phím, các dây trên cần đàn một cách dễ dàng.

    Nếu ngón tay cái để cao quá (theo chiều từ dưới lên) về phía trên lưng cần đàn, thì việc bấm các nốt bằng ngón tay út sẽ hết sức khó khăn (ở thế tay nào cũng vậy, đa phần lỗi bấm đều là do ngón đeo nhẫn và ngón út gây ra – có lẽ cũng sẽ là bổ ích nếu có thể giới thiệu thêm một số bài tập riêng để khử lỗi 02 ngón này, nhưng mà việc này để sau hẵng hay), và sẽ rất khó “chạy” các nốt đòi hỏi phải “doãng” rộng các ngón tay (nằm dạng chân thì dễ hơn ngồi dạng chân, ngồi dạng chân thì lại dễ hơn là ngồi cúi gập người xuống mà dạng chân, chuyện này chúng ta có thể đi hỏi gái, chúng hiểu rất rõ...).

    Cái từ “cơ bản” trong cách đặt tên còn mang thêm một ý nghĩa khác, nó là thế tay “chủ”, cũng giống y như là nhịp cơ bản khi mà chúng ta tập khiêu vũ vậy. Tức là những lúc hứng lên với gái, hoặc tỉ lúc muốn thể hiện một chút công phu theo bài bản, thì không thể không “phăng” không “te”, nhưng mà đe’0 ai mà đi phăng te từ đầu đến cuối được, mà không phăng không te, thì chúng ta lại đành đành phải quay về với nhịp cơ bản. Cũng giống như trang “home” mà mọi website đều phải có một chiếc, gọi là “chủ” vì nó là nơi chúng ta luôn phải quay về - sở dĩ hay nói rằng gái là “chủ” gia đình là cũng bởi vậy mà thôi, và nói như vậy rất chi là đúng, thế mà nhiều chã đe’0 thể hiểu nổi chuyện này, vẫn cứ cố tranh nhau với gái để được làm chủ gia đình... đúng là ngu không thể nào mà mô tả được. Là chúng giữ nhà, còn chúng ta quay đi quay về. Chứ còn chúng ta mà lại đi giữ nhà, còn gái thì lại quay đi quay về... nó còn ra thế đe’0 nào..., nhớ. Thôi, quay trở lại với thế tay “chủ”, như vừa so sánh, đấy cũng là cái thế tay mà chúng ta sẽ luôn quay trở về sau những cú cao trào, điệu đà bay bướm, hóng hớt, mắm môi mắm lợi, nhắm mắt nhắm mũi... thể hiện vô số lỗi tậm tịt và gảy không trúng... (xem “Luận hốt” ở dưới). Hơn nữa, đây là cái thế tay mà chúng ta sẽ sử dụng để chơi hầu hết các thứ thông thường. Nói vậy tức là trên đời còn có những thứ không thông thường. Hiển nhiên... mà không phải chỉ là có, chúng còn rất chi là nhiều. Sau đây là một ví dụ tương đối điển hình về một thứ như thế - là Thế tay “ngũ âm”.
    “Ngũ âm” là âm giai được tạo thành từ 05 nốt. Ví dụ dễ hiểu nhất là lấy đàn óc hoặc piano ra và chỉ chơi không 05 cái phím đen thôi, nó chính là thang ngũ âm của tàu, nếu nổi hứng chúng ta có thể bấm lung tung 05 nốt này và hát cái bài “tiếu ngạo giang hồ” trong phim hồng kông 01 tập có cùng tên gọi, hoặc phim “quán trọ tân long môn” gì đấy... – phim nào cũng được, miễn là có Lệnh Hồ Xung, bảo đảm kiểu gì nghe cũng vào. Ví dụ thì thế, hiểu ngay, nhưng mà người tàu, bảo ăn màn thàu với uống đậu nành thì giỏi, chứ còn hiểu đe’0 gì về guitar... cho nên đe’0 ai nói chuyện guitar “tàu” ở đây. Đấy chỉ để làm ví dụ thôi, còn vấn đề chính là cái thế tay “ngũ âm” nó vốn được dùng rất nhiều để đi những đường lead guitar thần sầu khi chơi các thể loại hầm hố chính thống như nhạc Blues, nhạc Rock, nhạc Country... Ví dụ dưới đây là “đường hòa âm” của âm giai “Son thứ ngũ âm” - độc giả cần phải hiểu, âm giai “thứ ngũ âm” có thể coi là “bố già”, là đại gia của tất cả các đường hòa âm dùng để lead những đường guitar đã, đang và sẽ đi vào lòng gái nói riêng, đi vào lòng chúng ta nói chung, và đi vào lịch sử nói không hề bốc phét. Son thứ ngũ âm trình bày trên Tab nó như sau:

    E||--------------|---------------|--------3--6--||
    B||--------------|---------------|--3--6--------||
    G||--------------|--------3--5---|--------------||
    D||--------------|--3--5---------|--------------||
    A||--------3--5--|---------------|--------------||
    E||--3--6--------|---------------|--------------||

    Đặc điểm nổi bật gì dễ dàng nhận thấy ở đây? Đó là khác với flamenco dùng hết cả 04 ngón vẫn cứ luôn luôn thấy thiếu, khác với “romance” mà nhiều người trong chúng ta đã từng tập qua và luôn bị lỗi ở cuối đoạn 02, chạy một cái đường “thứ ngũ âm” như trên nói chung là sẽ chỉ phải táng 02 nốt một dây, cho nên đa phần khi đi những đường này, chúng ta chỉ sử dụng ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn là đủ.

    Thế tay “ngũ âm”, nói một cách trực quan thì đại thể nó giống y như là cầm cổ tay gái vậy. Tức là đe’0 ai lại đi cầm tay gái theo kiểu Thế tay cơ bản... như thế thì khác đe’0 gì là bắt mạch... - khám bệnh đe’0 đâu, mà có khám thì cũng đe’0 ai đi khám tay. Hãy tưởng tượng cái đàn là gái, còn chúng ta ôm gái bằng tay phải từ phía sau lưng, giống như là nhảy Lam-ba-đa lúc quay đầu ấy – trong trường hợp đứng đánh, còn ôm gái như thế mà lại ngồi đánh thì cũng đe’0 hiểu là phải mô tả như thế nào nữa... còn tay trái thì cầm cổ tay trái của gái. Với thế “ngũ âm”, ngón cái tay trái có thể đưa cao lên, bóp thoải mái phía trên cần đàn, khuỷu tay có thể hơi khép lại một cách tự nhiên, phần thịt phía ngoài ngón tay trỏ ôm thoải mái phía dưới cần đàn, và nói chung chỉ cần bấm bằng ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn thôi.

    Thế tay “ngũ âm” còn thể hiện một công dụng lớn khi chơi vít dây (bấm dây trên một phím, đẩy căng dây lên tạo âm thanh cao hơn). Việc này thực hiện dễ dàng hơn với ngón cái bóp phía trên cần đàn. Ở thế tay cơ bản, làm cái này hoàn toàn không đơn giản.

    Một điểm cần hết sức lưu ý là dù cho đang chơi ở thế tay nào, thì cũng tránh đặt cả lòng bàn tay trái lên lưng cần đàn. Ngón tay cái có thể “quắp” hẳn lên phía trên cần đàn, những vẫn luôn luôn còn một khoảng trống giữa lòng bàn tay trái và lưng cần đàn (vụ này thì đe’0 giống như tay gái, nhớ).

    Trên đây, chúng ta đã luận về thế tay chủ, là thế tay mà chúng ta sẽ phải “luôn quay trở về”, thế còn cái cách chơi guitar, có cần một cái cách chơi mà chúng ta cũng sẽ phải “luôn quay trở về” hay không. Nhiều khi chúng ta phải chạy đuổi nhau với gái (vẫn biết là trông nó thực đe’0 ra làm sao cả, nhưng mà nhiều khi gái chúng thích thế, cũng phải chiều chúng thôi, khổ chút không chịu được, còn làm đe’0 gì nữa...), nhiều khi phải nhảy nhót với gái, nhiều khi phải bơi kèm gái (mặc dù bản thân chúng ta cũng còn phải vừa bơi vừa tìm chỗ để chân, chúng mà đuối sức, làm ta chết lây là chắc, biết vậy, nhưng mà vẫn cứ phải bơi, thôi thì trăm sự đành phải nhờ vào mấy chú kíu hộ, chả nhẽ lương vẫn lĩnh đều mà suốt ngày chỉ việc mặc quần đùi ngồi ngắm gái bơi), thậm trí còn phải trèo cây cùng gái, hoặc tệ hơn nữa... phải trèo cây để cho gái đứng ở dưới xem... đúng là đe’0 còn ra con người nữa..., nhưng mà rốt cục, muốn làm đe’0 gì thì làm, liên quan đến chuyện moving, có một thứ chúng ta sẽ phải “luôn quay trở về”, đó là đi bộ với gái – vì nó là kiểu moving “chủ”. Chơi guitar cũng y hệt như vậy, có một cái cách chơi mà chúng ta cũng sẽ phải “luôn quay trở về”. Đấy là, chơi guitar cho gái nghe, phải luôn tâm niệm 03 điều “quạt chả, quạt chả, và quạt chả”. Là chúng ta đang nói về cách sử dụng tay trái để chơi hợp âm. Các hợp âm mà chúng ta chơi cũng có thể phân loại dựa theo cách bấm, và tương tự như tỉa nốt, thế tay sử dụng khi chơi hợp âm dĩ nhiên là cũng phụ thuộc vào cách bấm của hợp âm.

    Trước nhất, có một loại hợp âm mà chúng ta rất hay chơi, gọi là hợp âm “mở”, là loại hợp âm có sử dụng dây buông (không bị bấm) – (tham khảo thêm “Luận Quạt Chả/Quạt cái gì trước” sẽ trình bày sau). Khi chơi những hợp âm “mở” như la thứ (Am), mi thứ (Em), rê thứ (Dm), đô trưởng (C), rê trưởng (D), sol trưởng (G)... chúng ta có thể để ngón cái tay trái ở vị trí cao hơn một chút trên lưng cần đàn. Làm như vậy chơi sẽ thoải mái hơn.

    02 loại hợp âm tiếp theo là hợp âm “nặng” và hợp âm “chặn”. Hợp âm “nặng” là hợp âm gồm nốt gốc của hợp âm gốc (ký hiệu bằng chữ cái lớn) và nốt thứ 05 tính từ nốt gốc trở lên theo âm giai trưởng. Ví dụ âm giai đô trưởng gồm 07 nốt đồ, rê, mi, pha, sol, la, si nguyên thủy, không thăng không giáng gì sất, hợp âm đô trưởng ký hiệu là C gồm 03 nốt đồ, mi, sol – hợp âm đô “nặng” trong trường hợp này sẽ là đồ và sol, bấm trên Tab như sau:

    E||-------||
    B||-------||
    G||-------||
    D||--5----||
    A||--3----||
    E||-------||

    hoặc

    E||--------||
    B||--------||
    G||--------||
    D||--------||
    A||--10----||
    E||--8-----||

    Sở dĩ gọi những hợp âm kiểu này là hợp âm “nặng” vì chúng tạo ra kiểu âm thanh “cơ khí”, mạnh mẽ, nặng nề, hầm hố... đặc biệt là lúc có cả phơ (tham khảo các vấn đề về phơ đã được các đại ca khác giới thiệu trong diễn đàn này). Còn về hợp âm “chặn”, hẳn là mỗi chúng ta đều đã chơi qua, là hợp âm mà phải dùng ngón trỏ tay trái để “bấm” (chặn) cả 06 (hoặc 05...) dây một lúc. Giả dụ chúng ta mới tập chơi, chúng ta đã biết cách bấm mi thứ (Em) là hợp âm “mở”, bây giờ gái lại đưa một bài hát có ghi sẵn cả gam đệm, còn bảo là “anh chỉ cho bé”, rồi trong cái bài đó lại có một chỗ ghi là F#m, mình “đánh vần” được nó là pha thăng thứ, nhưng mà chưa có lần nào bấm qua, sách đe''0 có, internet cũng không, cả anh HaiLúa cũng đe’0 có ở đấy... mà kể cả là có, cũng đe’0 thể nào mở ra mà xem hay là hỏi trước mặt gái, nó biết mẹ là dốt, còn đe’0 gì là uy tín, có thể là mình đe’0 háo danh, đe’0 cần uy tín với gái, nhưng mà vấn đề là nó thấy mình phải giở sách, có thể lần sau sẽ vác nhạc đi hỏi thằng khác, như vậy mình sẽ bị mất mát gấp đôi, tại vì mình thì mất gái, còn thằng khác thì lại được gái, như vậy thật chẳng khác nào là đem gái của mình mà dâng cho thằng khác, bởi rõ ràng là nó vào cửa mình trước... đại trượng phu có chết cũng đe’0 thể nào mà chịu nhục đến như thế được... cho nên người thông minh, trong trường hợp kiểu như thế sẽ phải nghĩ ngay là pha thăng thứ thì cao hơn mi thứ một cung -> trên cần đàn sẽ là cao lên 02 phím -> lấy ngay cái cách bấm mi thứ mà mình đã biết, đẩy lên trên 02 phím. Đẩy thử, thì nó lại hở ra 04 cái dây chơ lơ (dây 1, 2, 3, 6) vẫn cứ kêu như cũ... nghĩ tiếp... -> té ra là phải chặn tay vào phím 02 để làm cái gờ như ở đầu cần đàn (dễ hiểu là cái gờ này luôn “bấm” chặn cả 06 dây ở phím số 0). Vậy là được pha thăng thứ trên Tab như sau:

    F#m
    E||--2----||
    B||--2----||
    G||--2----||
    D||--4----||
    A||--4----||
    E||--2----||

    Oki, bây giờ quay trở lại với thế tay khi chơi hợp âm “nặng” và “chặn”. Hết sức ngắn gọn thôi, khi chơi những hợp âm này, hãy sử dụng “Thế tay cơ bản”, trong trường ngược lại, chúng ta sẽ rất khó xoay sở.

    Kỳ sau: “LUẬN HỐT”

    Đây là một ít review, ai muốn đọc full thì vào đây (http://5nam.ttvnol.com/f_377/446576/trang-1.ttvn) nhé.
     
  2. duy

    duy bài nào cũng táng

    cái này post ở trên mấy diển đàn khác rồi mà,
     
  3. Rs9x

    Rs9x Thread Starter Mới tập romance

    À, xin lỗi, hồi trước mình có đọc một ít, giờ lôi ra đọc tiếp, tiện tay vứt lên đây chơi
     
  4. duy

    duy bài nào cũng táng

    Nói chung post lên cũng được vì có nhiều người chưa đọc
     
  5. manhduc882000

    manhduc882000 Đủ trình cưa gái

    Ôi trời, Cái này phải thêm vào Ngũ Kinh của TQ thành Lục Kinh mất thôi...hay vãi... Cách viết rất dễ để người khác đọc hết..
     
  6. ngay0binhyen

    ngay0binhyen Mới tập romance

    Đó là "Đàn chỉ luận", dài quá, mới đọc lần đầu, chưa hết.

    Đây là phần 2

    Xưa có thằng đàn-gái đi làm ở một cơ quan. Cơ quan hắn là kỹ thuật, có rất ít con gái. Mà phàm những chỗ ít gái thì gái cũng không xinh, hơn nữa, “gái cơ quan”, y cũng chẳng hiểu sao lại “gái cơ quan”, nhưng thấy mọi người nói nhiều về chuyện này, ngại. Nhưng mà cái cơ quan bên cạnh thì lại khác... đúng y như là cái trường chuyên ngữ thời hắn còn đi học. Rồi một dịp không nhớ rõ là noel hay là tết ta gì đó, hai cơ quan mới cùng tổ chức giao lưu, và đương nhiên là hai bên đoàn thanh niên sẽ tổ chức văn nghệ. Thân làm thằng đàn-gái, đương nhiên là hắn sách con guitar ruột đến. Rồi thì biểu diễn văn nghệ, cũng say sưa lắm, lại là sở học bình sinh, hắn vừa đàn hát vừa đưa mắt bao quát đám gái cơ quan bạn, và một cách không mấy khó khăn, cảm nhận ngay được một ánh mắt rất “lạ”. Cảm nhận của dân chuyên nghiệp quả là “đúng đé0 thể tả”, hết tiết mục, lúc hắn đang nhâm nhi ly bia với mẩu bánh kẹp, thì “ánh mắt” xà đến bên cạnh, vẫn “lạ” như thế, rồi thì kèm theo một nhỏ nhẹ “...hôm nào rảnh, a qua nhà em chơi, nhớ mang cả guitar...”, họ thống nhất là chủ nhật cuối tuần. Trước chủ nhật cuối tuần, hắn đã kịp tìm hiểu “ánh mắt” đã có chồng và 01 con, mà chồng thì lại đang biệt phái chi đó ở mãi tận bên tây... đúng là chỉ có mà ngu mới không hiểu.

    Rồi thì cũng đến chủ nhật, lúc hắn và con guitar ruột – cả hai đều đã được lau chùi láng cóng – bấm chuông bính bong, nàng ra đón, nhận bó hoa nho nhỏ hắn mang đến với một sự vui sướng hết sức trẻ thơ. Họ ngồi với nhau trong gian bếp ấm cúng, nàng mở một hộp sôcôla rượu, bảo là chồng mới gửi về, hắn thì tìm trong ngăn đựng đồ bếp được một cái mở nút chai và loay hoay rút nút chai vang đà lạt ban nãy vừa ghé vào mua ở shop. Leng keng, chúc sức khỏe, vài câu chiếu lệ về chuyện hai cơ quan, rồi hỏi han những chuyện đời sống riêng, rồi thì cái gì phải đến cũng đến... Con guitar mậu dịch bóng loáng được rút ra khỏi chiếc túi đựng trăm hai, hắn hát toàn tình ca... nàng ngồi nghe vẫn với một ánh mắt rất “lạ”. Được khoảng ba bài, nàng xà lại gần, ghé sát vào tai “anh chờ em một chút...”, thoang thoảng mùi nước hoa miss sài gòn, rồi đi ra... Còn lại một mình trong bếp, hắn tự rót thêm một ly vang đà lạt, hớp một ngụm, nuốt xuống từ từ, như tự cảm nhận được uy lực đàn-gái của mình, và chờ đợi nàng xuất hiện trở lại trong khung cửa, với một trang phục và một sự mời mọc chắc là gần gũi hơn... trong phim toàn thế. Và để hoàn thiện cái phân cảnh như trong phim, lúc đấy, hắn sẽ cầm con guitar mậu dịch đứng dậy, vừa khe khẽ tỉa đoạn đầu bài ếch-chan-tơ, vừa thong thả tiến về phía nàng... nghĩ vậy, tay phải hắn xốc lại đàn, tay trái để sẵn ngón út lên phím thứ bảy, dây mí, đầu cúi xuống, chờ đợi. Chiếc đồng hồ trên tường thả từng tiếng tích tắc đều đều, thời gian như chảy chầm chậm... và rồi cái gì phải đến cũng đến. Nàng xuất hiện, nhưng mà lần này, không phải chỉ có một mình. Bên cạnh nàng là một bé trai với cặp mắt mở to vẫn còn lộ rõ vẻ hốt hoảng. Nàng quay sang đứa bé, nói chầm chậm nhưng rõ ràng: “Từ nãy đến giờ đã nghe thấy gì chưa? Nếu mà không chịu nghe lời mẹ chăm chỉ tập đàn hàng ngày, thì sau này lớn lên cũng sẽ y như thế!..”.
     
  7. guitar_chick

    guitar_chick Active Member

    sặc cái này mà đọc xong chắc......................................fly away lun
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page