1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Guitar cổ điển là gì????

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi hacmieu, 16 Tháng sáu 2005.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. hacmieu

    hacmieu Thread Starter Administrator Staff Member

    Chúng ta thảo luận 1 chút nhỉ?Bạn hiểu gì về Guitar cổ điển?Các thành viên của diễn đàn có thể viết ý kiến của mình vào mục này.Mong các bạn tham gia nhiệt tình.
     
  2. zero_guitar

    zero_guitar Fan hâm mộ DIИO - Hoàng tử VG

    [​IMG] cái này... với em nói thật là hơi trừu tượng [​IMG] ngày trước em chỉ biết cổ diển và các tác phẩm cổ điển là có nghĩa phải từ thời rất xưa [​IMG] đại loại như mấy ông bach , betthoven , mozart ( viết thế này đúng ko nhỉ [​IMG] ) và sau khi học guitar thì còn thấy...lờ mờ hơn [​IMG] mấy bài hiện đại cũng được hay người ta vẫn cứ nói là cổ điển , soạn theo cách cổ điển , chơi theo phong cách cổ điển.... rồi đôi khi lại nghĩ tác phẩm cổ điển là những tác phẩm ko lời [​IMG] [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> rồi hình như em còn nghe được khái niệm " bán cổ điển " à ???[​IMG] và cuối cùng cũng ngộ ra chân lý là " cổ điển là thứ mình ko nên theo học" [​IMG] [​IMG]
     
  3. Tranmonn_gitarremann

    Tranmonn_gitarremann Super Moderator

    như vậy là bác Mèo đen đã đặt ra một câu hỏi về '' định nghĩa guitar cổ điển'' đúng 0 à?ngay cái tên nó đã nói lên. đó là những bản nhạc, hay phong cách chơi cổ điển dành riêng cho guitar hay là được thể hiện bởi guitar, và khi dùng guitar để chơi những tác phẩm được định nghĩa là cổ điển thì gọi là guitar cổ điểncòn từ cổ điển là thế nào , và tại sao lại gọi những tác phẩm , thể loại nhạc là cổ điển thì hình như là lúc các tạc phẩm đươc viết theo nhạc 7 cungDo Do#, Re, Re#, Mi Fa, Fa#, Sol, Sol#,La, La# Xi, Docái này em 0 chắc lắm, các bác bổ sung , sửa chữa cho
     
  4. johanyo8

    johanyo8 Mới tập romance

    thoe ngu kiến của em cổ diển là mấy ông ngồi một àn chân đặt lên một cái bàn đạp đặt đàn chổng tít lên trời người vẹo hết sang bên trái cổ ngoeoj hẳn xuống dí sát mắt vào mấy cái phím đàn , cầm cái đàn chỉ đến phím thứ 12 không khoét khiếc gì cả đánh mấy bài kĩ thuật tay phải khó hơn tay tráivề các bản nhạc thì nghe thì thấy hay nhưng nếu chưa đạt đến một trình độ nhất định thì chưa hiểu đc còn nếu hiểu đc thì chỉ là mấy bản nhạc VN chuyển soạn từ đầu đến cuối bài nào cũng cố chêm vào mấy đoạn tremolo
     
  5. Kicker

    Kicker Đồ rê mi fa sol ...

    Thoạt đầu nghe tên nhạc cổ điển ai cũng nghĩ đó là những bài hát cổ của những nhạc sỹ thời xưa sáng tác, và qủa thực những tác phẩm gọi là cổ điển cũng phần lớn là của các nhạc sỹ từ thời Napoleon cởi truồng sáng tác cả [​IMG] Nhưng hiện tại cũng có nhiều nhạc sỹ sáng tác nhạc, viết ra những tác phẩm cũng gọi là cổ điển [​IMG] [​IMG] [​IMG] Thực ra theo tôi thì nhạc cổ điển là tên của một dòng nhạc thôi, cũng giống như Pop, Rock có điều nó tên là cổ điển vì nó đã được hình thành và tồn tại rất lâu rồi. Nhạc cổ điển là loại nhạc dùng âm thanh để truyền tải nội dung và miêu tả hiện tượng, sự vật , nói cách khác là nhạc có tính chất tượng hình. Điều này là điểm khác biệt lớn nhất và có thể nói là điểm để phân biệt giữa cổ điển và các thể loại khác, các loại nhạc khác thì đa số là chuyển tải hình tượng và nội dung bằng lời hát. Có một thể loại nhạc mà nghe qua cũng khá giống cổ điển, đó là nhạc bán cổ điển. Nhạc bán cổ điển là nhạc chuyển soạn các tác phẩm từ dòng nhạc khác sang chơi kiểu cổ điển (tức là không có lời hát). Nhưng nó khác nhạc cổ điển ở chính chỗ tôi đã nêu trên, tức là nó không có tính tượng hình, nghe bài nhạc ta chỉ nhận thấy nét giai điệu của bài hát, chứ trong đó không ẩn chứa và chuyển tải một nội dung nào cả. Đơn giản là các bạn nghe thử bài Blue Danube của Strauss, ta có thể hình dung ra ngay một dòng sông tuyệt vời, và vô vàn các sự vật và sinh vật liên quan đến dòng sông. Còn khi nghe Hà nội mùa thu chuyển soạn chẳng hạn, bạn sẽ không thể hình dung ra được cái mùa thu nó nằm ở đâu [​IMG] đơn giản là vì cái mùa thu đấy nó được tác giả đặt ở lời hát của bài, và khi chuyển soạn sang nhạc không lời thì cái mùa thu đấy cũng mất theo. Cái nhạc bán cổ điển này không thể gọi là một dòng nhạc được mà theo tôi chính xác nhất phải gọi nó là nhạc không lời [​IMG] Vài ý kiến cá nhân mong các bạn tham khảo và cho ý kiến [​IMG]:D<" border="0" alt="6.gif" />Quên mất cái topic này của Hacmieu là về guitar cổ điển, à thì guitar cổ điển thì cũng thế thôi [​IMG]
     
  6. Tuan4279

    Tuan4279 Mới tập romance

    Để hiểu được một cách chính xác khái niệm " Guitar cổ điển " không phải là đơn giản.Có người hiểu được và cảm nhận được nhưng ko diễn tả được .Có người nói thì cứ như là hiểu nhưng khi nghe thì lại không cảm nhận và phân biệt được.* Cái nhầm lẫn thường thấy nhất là nhầm giữa nhạc không lời và nhạc cổ điển. * Cái nhầm lẫn thứ hai ít thấy hơn đấy là nhầm lẫn giữa kĩ thuật đệm hát và kĩ thuật cổ điển.- Nếu các bạn đem so sánh với thi ca , thì guitar cổ điển giống như thơ Đường , còn đệm hát thì giống như thơ mới.- Nếu đem so sánh với hội họa thì guitar cổ điển giống như tranh Tàu , tranh Picaso , tranh sơn dầu ...còn đệm hát thì giống như ảnh chụp hoặc ảnh chân dung.Nói vậy là để hình dung thôi , chứ mỗi loại hình nghệ thuật đều có nét đặc trưng riêng.==> Các ông chơi cổ điển thường tự cho mình là cao siêu và coi thường đám đệm hát. Tôi xin hỏi vài câu thôi : - Tập guitar để làm gì ? để cảm nhận âm nhạc , để tự mình tạo ra âm nhạc , để làm cho tâm hồn của mình thêm đẹp và thư giãn sau CV căng thẳng , để cảm nhận cuộc sống nhiều màu sắc hơn , để phục vụ nhu cầu âm nhạc của chính mình. - Dùng bao nhiêu thời gian và bao nhiêu tiền , bao nhiêu công sức để tập ? cái này tùy thuộc vào mục đích ,nhu cầu , khả năng và ý thích của mỗi người. - Các ông tập cổ điển gọi đệm hát là loại guitar rẻ tiền . Vậy thế nào gọi là rẻ tiền. Có 2 câu trả lời mà ko câu nào sai : 1. Tính chuyên môn quá thấp , hời hợt , sáo rỗng ,không có sự cảm nhận hoặc truyền tải thực sự về nghệ thuật . Vậy là rẻ tiền .2. Mất nhiều tiền để làm , mất nhiều thời gian để tập mà sau đó sản phẩm mình làm ra ...chỉ có mình thấy hay. Vậy là rẻ tiền.==> Khi làm bất cứ việc gì , cứ đạt được mục đích của mình ,tự mình tiến bộ và cảm thấy hạnh phúc với thành công đó . Thế là đáng khen , đáng quý. Guitar cổ điển là một thể loại âm nhac đỉnh cao , nhưng nó chỉ là đỉnh cao trong kĩ thuật guitar , còn trong lĩnh vực khác thì chẳng có ý nghĩa gì . Ví như có 1 bà đi vào phòng tranh , hỏi mua một kiệt tác với giá 10k . Vì " tấm vải trắng bị bôi bẩn thế kia còn bán cho ai "....kể ra cũng buồn cười , nhưng đó là một bài học .
     
  7. popeye de oliver

    popeye de oliver Đồ rê mi fa sol ...

    Hik!Nghe các bác ở đây nói về nhạc cổ điển nói chung và guitar cổ điển nói riêng bùn cười quá! Chả hiểu là các bác chỉ định nói cho vui miệng thôi hay là nghiêm túc đấy!Cái này mà dân nước ngoài hoặc dân có học hành tử tế tí nó đọc thì nó bụm mặt mà chê chúng ta văn hoá thưởng thức quá lùn đấy!Đã đành ai biết đến đâu thì nói đến đó chứ đừng nên đề cập những gì mình chưa từng trải qua hay mình chỉ lờ mờ hình dung hoặc nghĩ như thế!Nếu cứ theo lí luận của các bác thì guitar mãi chỉ là một loại nhạc cụ hạng hai - có nghĩa là không bao giờ có thể đứng ngang hàng với violon và piano được. [​IMG] Tôi nghĩ forum này không thiếu người nghiêm túc với nghệ thuật. Các bác cho thử ý kiến đi!ALL TOGETHER NOW
     
  8. Tuan4279

    Tuan4279 Mới tập romance

    Tôi đồng ý nhưng cũng chê bai . đồng ý ở quan điểm nghiêm túc và yêu cầu chuyên môn của cậu . Nhưng cũng chê cậu ở chỗ ko biết mình là ai , đang nói chuyện với ai và với mục đích gì , có đủ tầm để nói về vấn đề hay không. Tôi chỉ cố gắng nói vấn đề sao cho gần gũi , nôm na dễ hiểu và ai cũng thấy được . Còn bàn về " Thế nào là guitar cổ điển " thì thành thực mà nói chú Hacmieu ( người đưa ra câu hỏi ) trả lời tốt hơn cậu và tôi nhiều. [​IMG]
     
  9. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Bọn nước ngoài, vậy theo bạn "bọn nước ngoài" ở đây là ai, theo mình, bạn đang tỏ ra tự ti dân tộc, thiếu tôn trọng dân nước bạn và cả chính bản thân mình.
    Mình hỏi bạn nhạc cụ hạng hai là gì, thế nào là ngang hàng. Mình nghĩ mọi sự so sánh đều khập khiễng, Nhạc cụ vốn là công cụ chơi nhạc, truyền đạt lại tư tưởng và cảm xúc tác giả đến thính giả, khó có thể nói nhạc cụ này hay hơn, cao cấp hơn nhạc cụ này làm sao có thể bảo piano chơi chaconne của Bach hay hơn violin, hay bảo violin hay piano chơi Rio Ancho của Paco de Lucia hay hơn guitar. Bản thân nhạc cụ làm gì có hạng, chẳng qua mấy ông rỗi hơn loãng óc cố tìm 1 cái hạng phân cho nhạc cụ của mình. Bản thân guitar cũng vậy, ko thuộc cái hạng nào hết, 1 nhạc cụ xuất thân từ tầng lớp thị dân, du mục dĩ nhiên là qua cái nhìn của những người như bạn ko bằng piano và violin, xuất hiện và được công nhận từ tầng lớp quý tộc trước guitar hàng bao thế kỷ. Bạn coi, 1 cây guitar 50000$ và 1 cây violin cùng giá, cái nào là hạng nhất, cái nào là hạng hai. Dưới con mắt của 1 nhà kinh tế chúng như nhau cả thôi [​IMG]Trên chỉ là 1 số ý kiến của cá nhân mình, thiết nghĩ ở Topic này rất mong sự thảo luận nghiêm túc của mọi người, và mình rất mong anh Hậu và Hemuon (troc) lên tiếng.
     
  10. Tranmonn_gitarremann

    Tranmonn_gitarremann Super Moderator

    câu này đã chứng tỏ bác là ngừoi không hiểu, hay không nghe sõi Tiếng Việt rồi, Bác Mèo đen đi hoang đã có một câu to đùng ở trên là '' nghiêm túc'' rồi mà bác vẫn hỏi lại
    thế à, thế bác thử mời dân '' đi ngòai ra nước'' và dân được gọi là học hành tử tế vaò đây để trả lời câu hỏi này hộ chúng em cái ạ, em đang cần được các cao thủ chỉ giáo cho, vì câu này em cũng chỉ biết sơ sơ, hơn nữa VG là một tổ chức nghiệp dư, thì tất nhiên không thể bằng chuyên nnghiệp đựoc, mà mấy người được học '' tử tế'' mà lạ đi so với nghiệp dư để mà chê bai thì quá thất vọng, sao không kiếm người nào ngang tầm mà chê bai
    chính vi không biết nên mới là thảo luận, biết đến đâu, nói đến đây, có sai thì sẽ có người sưa cho, chứ hoặc là dâu dốt hoặc là luôn cho mình giỏi 0 mà đi chê bai người khác thì cũng chẳng khá được đâu à. Còn fân lọai hang thì nghe cũng khó đấy, bác cứ thử lấy John Williams rồi đem so với Claydermann thì chẳng biết guitar hơn hay Piano hơn đâu à
    dạ bác vừa được nghe ý kiến của người nghiêm túc với nghệ thuật đấy ạ
     
  11. zero_guitar

    zero_guitar Fan hâm mộ DIИO - Hoàng tử VG

    tạm bỏ quan vấn đề so sánh guitar với các nhạc cụ khác nhé ! [​IMG] yêu cầu tập trung vào câu hỏi chuyên môn [​IMG]đọc xong mấy bài của các bác em thấy..chưa ổn lắm ! mặc dù đọc cũng khá hiểu ! song trong mỗi khái niệm đó lại vốn chứa cái chúng ta đang cần làm rõ là " cổ điển và guitar cổ điển" em thấy bác kicker nói có phần làm em thấy dễ cảm nhận hơn
    tuy nhiên ! những bài hát được người ta chuyển soạn cũng được gọi là nhạc cổ điển đấy ạ ! [​IMG]muốn định nghĩa guitar cổ điển truớc tiên theo em cần phải định nghĩa cổ điển trước ! sau là " tác phẩm cổ điển" ...những vấn đề này chỉ có thể hiểu khi có sự xuất hiện lời văn với sự hiểu biết vượt trội của những cao nhân trong VG cụ thể là những guitar gạo cội như bác nobita , anh dưa hấu , anh hè muộn , anh KT7 ... ( em còn xót ai thì ko phải em ko nhớ mà à vì nhiều quá ! viết ko xuể.[​IMG] ) rất mong các anh chỉ giáo !!!
     
  12. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    Chủ đề khá hay nhưng theo tớ nên đổi lại câu hỏi là " Bạn hiểu gì về nhạc cổ điển " vì ghita cổ điển cũng nằm chung trong phạm trù này mà thôi.- Nhạc cổ điển theo tớ có thể hiểu qua 1 số ý chính như sau :1. Được các nhạc sĩ của những thế kỷ trước sáng tác ( vì từ xa xưa nên được gọi là " cổ điển "2. Quy luật hòa thanh, nhịp phách rất khắt khe và chặt chẽ (cái này xin thú thật tớ cũng chả biết diễn đạt thế nào vì chỉ cảm nhận 1 cách mang máng hic)3. Thường thì 1 tác phẩm cổ điển có 3 bè : bè bass, bè trung, và bè thanh. Đặc điểm của các bè này là vai trò của chúng quan trọng ngang nhau, thiếu bè nào là vẻ đẹp của bản nhạc bị giảm nghiêm trọng (đọc đến đây có ai có ý kiến phản đối thì để tớ giải thích tiếp ở dưới. :"> ----------------------Đấy là 3 ý chính. Bây giờ bàn thêm về 3 ý này, xoay quanh ghita cổ điển Với ý thứ nhất và thứ hai, có thêm 1 vấn đề là 1 số sáng tác mới vẫn được gọi là " cổ điển " vì các nguyên tắc hoà thanh, diễn biến giai điệu vẫn tuân theo các quy luật của các thế kỷ trước. " Cổ điển" không còn nhất thiết là tác phẩm sáng tác từ thời xa xưa nữa. Có thể kể ra 1 số tác phẩm mới và quen thuộc với mọi người như Tango en skai ( Roland Dyer, sinh năm 1955) hay Koyonbaba, hay 1 số tác phẩm của Tedesco. Nhưng nói thật là nhạc cận đại và hiện đại rất khó nghe và cảm nhận, thậm chí theo ý tớ là như 1 mớ hổ lốn :"> . Nguyên tắc của các tác phẩm này là xây dựng trên những nghịch âm và quãng cách nhau rất xa. Đó là sự " phá cách ". Tớ đã cố gắng nghe loại nhạc này nhưng vẫn chả thể nào nghe nổi, không hiểu có phải do đầu óc mình mê muội quá không. Tớ có hỏi 1 vị tiền bối về chuyện này thì được câu trả lời như sau : âm nhạc cổ điển thời xa xưa đã phát triển 1 cách quá rực rỡ, những gì đẹp đẽ nhất các tác giả đã khai thác hết sạch rồi, các tác giả bây giờ lâm vào thế bí, không sáng tác được theo phong cách cũ nữa nên mới phá cách. Có 1 số phá cách rất hay nhưng đại đa số đều khó hiểu và kỳ quái. Mọi người đua nhau phá cách vì nếu không làm thế thì bị coi là không hợp mode (??). Hơn nữa những thế kỷ trước khi khoa học kỹ thuật và hiểu biết của con người còn hạn chế, loài người thường giải thích cách hiện tượng tự nhiên bằng tôn giáo và tâm linh. Chính những suy tưởng mang tính "nội tâm" và " thần thánh" khiến cho tâm hồn và cảm xúc của các nhạc sĩ bay bổng và lãng mạn, giúp họ sáng tác ra những tác phẩm tuyệt vời. Bây giờ con người ngày càng khô khan và máy móc nên âm nhạc cũng bị ảnh hưởng theo chăng?Về ý thứ 3, tớ nói thế để phân biệt nhạc bán cổ điển và nhạc chuyển soạn độc tấu. Nhạc bán cổ điển và chuyển soạn thường có giai điệu rất rõ, các bè còn lại chỉ phục vụ làm tôn vẻ đẹp của giai điệu chính mà thôi. Như các tác phẩm Việt Nam chuyển soạn cho ghita, mặc dù là độc tấu nhưng vẫn khác với các tác phẩm cổ điển chính ở sự phối bè có lẽ là đơn điệu của bản chuyển soạn. Theo tớ thì bản chuyển soạn thành công nhất là " Người Hà Nội " của nghệ sĩ Văn Vượng.--------------------------------------Nói chung nhạc nào cũng có cái hay, pop, jazz, ca khúc, nhạc cổ điển, v.v đều có cái hay riêng và cũng không thể nói cái nào là rẻ tiền hay bác học. Vì nếu thật sự tìm hiểu 1 cách nghiêm túc đi sâu vào thì dòng nhạc nào cũng có cái khó riêng và đòi hỏi sự trau chuốt, tỉ mỉ.À còn điều nữa. Hồi xưa thì tớ không bao giờ cho là ghita là nhạc cụ khó chơi nhất (so với các nhạc cụ thông thưong : piano, kèn, họ violon...). Tớ vẫn nghĩ là piano chơi khó hơn ghita vì khi chơi piano 2 tay chơi 2 giai điệu khác nhau, làm 2 công việc khác nhau. Nhưng bây giờ sau khi tìm hiểu sâu thêm thì tớ thấy khi đạt trình độ trình tấu cao thì thật sự ghita là nhạc cụ khó chơi nhất. Ghita là nhạc cụ mà cả 2 tay đều tiếp xúc trực tiếp với dây đàn! Mọi sự tinh tế, âm sắc, tình cảm...đều do đôi tay quyết định. Hồi xưa tớ cũng nghĩ tập tay trái khó hơn tay phải nhưng bây giờ mới thấy tay phải tập khó hơn hẳn hic..
     
  13. newbie

    newbie Mới tập romance

    Chuyện guitar là nhạc cụ khó chơi nhất thì tớ không đồng ý với bạn trọc một tí nào cả, tớ nghĩ các nhạc cụ của châu Âu, cái nào cũng khó hết, cái nào cũng nhiều kỹ thuật tinh vi, ở đây chủ yếu là mọi người chơi guitar, lại cũng toàn là amateur cả, làm sao biết được các nhạc cụ khác khó dễ đến đâu. Đơn giản thì chỉ có nhạc cụ dân tộc của mình là đơn giản thôi (VD dễ thấy nhất là tại trường CĐ Nghệ Thuật HN, ai theo khoa dân tộc thì bắt buộc phải học hai nhạc cụ cùng một lúc).Nhạc cổ điển để hiểu được thì không phải là chuyện một sớm một chiều, mà phải nghe nhiều, học nhiều thì mới nhận biết được, với tớ thì cái ranh giới cổ điển, hiện đại nhiều khi rất mơ hồ, nhất là bây giờ lại thêm dòng Neo-classic nữa.
     
  14. Kicker

    Kicker Đồ rê mi fa sol ...

    tuy nhiên ! những bài hát được người ta chuyển soạn cũng được gọi là nhạc cổ điển đấy ạ ! [​IMG]muốn định nghĩa guitar cổ điển truớc tiên theo em cần phải định nghĩa cổ điển trước ! sau là " tác phẩm cổ điển" ... [/b][/quote]Theo như ý kiến của tôi đã nói thì nhạc rock hay bất kỳ loại nhạc nào khác được chuyển soạn để chơi theo kiểu cổ điển thì đều gọi là bán cổ điển cả, chứ không phải là nhạc cổ điển đâu.
     
  15. Tuan4279

    Tuan4279 Mới tập romance

    Chắc chắn rồi ... [​IMG] Guitar cổ điển và guitar chơi theo phong cách cổ điển không giống nhau. trong một số bài đệm hát người ta vẫn có những đoạn thể hiện theo phong cách cổ điển cũng ko được gọi là cổ điển, các ca khúc có thể được chuyển soạn theo phong cách cổ điển để chơi guitar cổ điển thì có thể tạm dùng cái khái niệm " bán cổ điển "
     
  16. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Theo em, nói như vậy vẫn chưa xác đáng, vậy những biến tấu Sakura, Bèo dạt mây trôi (NTA), Người ơi người ở đừng về (NTA)... đều là bán cổ điển ạ.
     
  17. Tiêu-Lĩnh-Vu

    Tiêu-Lĩnh-Vu Cao đẳng nghệ thuật

    bèo dạt mây trôi, người ơi người ở đừng về theo anh thì là bán cổ điển. Biến tấu Sakura thì không rõ lắm, tại ko biết xuất xứ.
     
  18. langui

    langui Cựu thành viên BQT

    tớ thì hiểu là, cứ nện guitar gỗ ( guitar cổ điển), đánh những bài viết cho guitar cổ điển, hoặc chuyển soạn cho guitar cổ điển thì gọi là nhạc guitar cổ điển . VD: alhambra(tarrega viết cho guitar), chaconne(J.s Bachviết cho violon, chuyển soạn cho guitar), asturias(Albeniz viết cho piano, chuyển soạn cho guitar), 1 số tác phẩm của Beatles( nhạc rock and rolls, Leo Brower chuyển soạn cho guitar), hay Bèo dạt mây trôi ( dân ca Bắc bộ, Nguyễn Thế An chuyển soạn cho guitar), đều là guitar cổ điển hết .Còn bán cổ điển là guitar đánh với dàn nhạc điện tử, ví dụ như Fransis Goya. Như trong các nhạc cụ khác, nếu đánh thuần 1 tác phẩm của chopin, hay bethoven thì gọi là nhạc cổ điển, còn nếu đánh với dàn nhạc điện tử ( như Richard Clayderman, Paul Mariat....) thì gọi là nhạc bán cổ điển . Còn thời kì cổ điển (khoảng thời kì của Bethoven, Mozart), thì dùng để phân biệt với các giai đoạn âm nhạc khác, như baroque, lãng mạn, ấn tượng, hiện đai ........
     
  19. cuong_dhxd

    cuong_dhxd Đồ rê mi fa sol ...

    [​IMG] Em cũng có những suy nghĩ và quan điểm giống anh đấy. Nhưng anh nói thế về dân cổ điển em e rằng hơi quá. Công nhận rằng có những ông chơi cổ điển tự cho mình là cao siêu và coi thường đệm hát thật. Mà đâu phải chỉ có mỗi những ông cổ điển ! [​IMG] Tất cả những dòng nhạc khác đều có những người như thế cả, họ sùng bái dòng nhạc mình thích và coi thường dòng nhạc khác. Dân cổ điển, dân Rock, Pop.....đều không thiếu những dạng người như thế. Nhưng không phải ai cũng vậy đâu. Em vẫn thấy có nhiều người họ chơi cổ điển, nhưng họ vẫn trân trọng nhạc nhẹ và đệm hát, trong đó có cả những người chỉ chơi được cổ điển mà không đệm hát được bài nào ra hồn nếu như không có bản nhạc.... "Guitar cổ điển là một thể loại âm nhac đỉnh cao , nhưng nó chỉ là đỉnh cao trong kĩ thuật guitar , còn trong lĩnh vực khác thì chẳng có ý nghĩa gì " ----> Em không đồng quan điểm với anh ở khoản này. Nói như thế thì chẳng nhẽ người ta đánh cổ điển chỉ như một cái máy, hoàn toàn chỉ cần đánh đúng bản nhạc, đánh đúng kỹ thuật là hay sao ? Không thể như thế được ! Ngoài vấn đề giải quyết khâu kỹ thuật ra, nếu không có một cảm nhận tinh tế, không có một tâm hồn đẹp, không có hiểu biết sâu sắc về âm nhạc, không có sự hòa nhập mình vào bản nhạc một cách cao độ.... thì liệu có thể chơi cổ điển thật hay và thuyết phục không ? Nếu như nói Guitar cổ điển với đúng nghĩa của nó chỉ dừng lại ở mặt kỹ thuật đỉnh cao thì quả là quá chủ quan. Sao anh lại nói "trong lĩnh vực khác nó chẳng có ý nghĩa gì"? Em cho rằng ý kiến này của anh chỉ đúng đối với những "cái máy đánh nhạc mà thôi"- "cái máy đánh nhạc được ví cho những người chơi đàn một cách vô hồn, khô khan, không có cảm xúc, không có khả năng nghe, khả năng sáng tạo và hoàn toàn bị lệ thuộc vào bản nhạc. Nếu bàn riêng về mặt kỹ thuật, nhạc cổ điển là nền móng kỹ thuật rất tốt để chơi các loại nhạc khác, nó ví như cái gốc, vấn đề là ở chỗ người chơi có biết vận dụng linh hoạt và triệt để kỹ thuật của nó hay không. Từ trước tới nay, em biết khá nhiều người chơi guitar nhạc nhẹ chuyên nghiệp, thì tất cả những người đó, không có một ai là chưa từng tập qua guitar cổ điển cả, mà có khi phải tập nhiều là đằng khác! Thế thì sao có thể nói rằng nó không có ý nghĩa gì trong lĩnh vực khác?!!....
     
  20. Tranmonn_gitarremann

    Tranmonn_gitarremann Super Moderator

    em không đồng ý lắm, bán cổ điển em nghĩ là nhũng bài hát nhạc nhẹ được chơi theo cách cổ điển chuyển soạn cho soloist mà không có hát
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này