1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Giúp em phân biệt 2 cái này!

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi kyquoc187, 23 Tháng năm 2010.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. kyquoc187

    kyquoc187 Thread Starter Mới tập romance

    Em hỏi chắc hơi ngu 1 tí nhưng mấy bác tha tội
    Em tính hỏi là Classic với figerstyle nó khác nhau chổ nào, em thấy cái nào cũng độc tấu, Hay là classic thì đánh mấy bài soạn cho guitar không có lời như mấy bản sonate hay concerto, còn finger là đánh mấy bài đã có lời mà soạn lại cho guitar không lời. Phải thế không mấy bác.
     
  2. caydan_boquen_arc

    caydan_boquen_arc Treo nick vì vi phạm nội qui!

    Classic chơi nhạc Classic , Figerstyle chơi nhạc khác nhạc Classic :D
     
  3. giaminh123

    giaminh123 Mới tập romance

    Vote 5 sao cho câu trả lời này ;)) hị hị ^_^.
     
  4. kyquoc187

    kyquoc187 Thread Starter Mới tập romance

    Bác trả lời thế huề vốn (30 kí tự)
     
  5. caydan_boquen_arc

    caydan_boquen_arc Treo nick vì vi phạm nội qui!

    Ơ...bác được gần 100 kí tự của em rồi còn gì =((
     
  6. ongtroicon

    ongtroicon Mới tập romance

    lão này toàn trêu với kả đùa :-W
    (........................................)
     
  7. DucKnight

    DucKnight ăn hại nhất VG 8-}

    hehe....câu trả lời của bác ấy thì không hề đùa đâu :))
     
  8. kinhhoangp

    kinhhoangp Mới tập romance

    cái này là chính xác nhất rồi đó :)
     
  9. nhoc_a2

    nhoc_a2 Đầy tớ nhân dân

    Em hỏi thêm 1 câu : thế nào là nhạc classic ạ :-?
     
  10. ongtroicon

    ongtroicon Mới tập romance

    hjc.. đừng hỏi kiểu tự hỏi tự trả lời thế này nữa..dễ mất đoàn kết lắm :(. vì cơ bản đâu phải ai cũng dễ dàng trả lời đc câu hỏi của bạn đâu :). đôi khi mình cứ chơi nhạc theo niềm yêu thích chứ chưa đi sâu tìm hiểu nó lắm. classic nói riêng cũng vậy..mình chơi mình cứ nghĩ đó là nhạc ko lời..từ 1 cây guitar mà ra.. cứ hiểu đơn giản thế thôi :)
     
  11. huyha1993tg

    huyha1993tg Mới tập romance

    classic hay finger đều là nhạc cả thôi, cái nào cũng dùng đàn, dùng tay để chơi [chứ ai lại dùng pick bao giờ :)) ], finger ra đời sau classic, kế thừa và sáng tạo rất nhiều kỹ thuật từ classic( trong đó bao gồm flamenco), nhưng classic "cổ" mà ko "cũ":D hiểu ý em chứ ;)
     
  12. Recuerdos de la Ben

    Recuerdos de la Ben Đủ trình cưa gái

    Ðể trả lời câu hỏi bé tẹo này thì các bạn nên đọc wa các tài liệu về lịch sử âm nhạc thế giới. Trải dài từ thời phục hưng đến đầu thế kỷ 20, với rất rất nhìu các thể loại, các phong cách âm nhạc, sự ảnh hưởng wa lại của các nhạc sĩ - từ bé tẹo như etude đến hàng khủng như giao hưởng..v.vv

    Phía sau chữ "nhạc Classic" là các bộ tài liệu dày cộm đấy bạn ơi! =)) Vấn đề này wá rộng!!

    Còn fingerstyle chỉ là 1 cách thể hiện mới cùng vài kỹ thuật ứng dụng trên guitar như gõ thùng, tapping...v.vv phối âm 1 số bản classic đơn giản hoặc ca khúc, rồi ứng dụng kỹ thuật vào.
     
  13. caydan_boquen_arc

    caydan_boquen_arc Treo nick vì vi phạm nội qui!

    Bài này hàm ý nói về thể loại âm nhạc cổ điển trong văn hoá châu Âu. Về các loại nhạc cổ điển của các nền văn hoá không thuộc châu Âu xin xem bài: Danh sách các loại nhạc cổ điển ngoài châu Âu, hoặc thể loại âm nhạc giai đoạn cuối thế kỷ 18 xin xem Âm nhạc giai đoạn cổ điển,

    Âm nhạc cổ điển là một thuật ngữ mang một nghĩa rộng và có vẻ không chuẩn xác để chỉ thể loại âm nhạc "bác học" được sáng tác và bắt nguồn từ truyền thống âm nhạc nghệ thuật châu Âu, đặc biệt là giai đoạn từ 1000 đến 1900. Một thời kỳ lịch sử âm nhạc từ 1550 đến 1825 của giai đoạn này được gọi là thời kỳ âm nhạc thịnh hành.Mục lục [ẩn]
    1 Các giai đoạn chính của nhạc cổ điển
    2 Nhạc cổ điển theo nghĩa "âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển"
    2.1 Bản chất của nhạc cổ điển
    3 Nhạc cụ diễn tấu
    3.1 Một số nhạc cụ độc tấu thông dụng
    4 Người diễn xuất
    5 Các nhà soạn nhạc cổ điển
    6 Thuật ngữ nhạc cổ điển
    7 Xem thêm
    8 Tham khảo
    9 Liên kết ngoài
    9.1 Tiếng Anh
    9.2 Tiếng Việt

    [sửa]
    Các giai đoạn chính của nhạc cổ điển

    Các tác phẩm âm nhạc cổ điển được phân chia theo các giai đoạn chính sau:
    Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi thể loại Thánh ca (Chant), còn gọi là đồng ca nhà thờ hay Thánh ca Gregory.
    Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.
    Baroque: khoảng 1600-1760, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn.
    Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách.
    Lãng mạn, 1815-1910: là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời.
    Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện Đại và Hậu Hiện Đại.
    âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ 21.
    Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ 20 hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v. Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm "Tân Cổ Điển".

    Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, các giai đoạn thể gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách.

    Biểu đồ dưới đây liệt kê các nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng nhất theo các thời kỳ. Xem danh sách đầy đủ hơn tại Biểu đồ niên đại các nhà soạn nhạc cổ điển


    [sửa]
    Nhạc cổ điển theo nghĩa "âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển"

    Bài chính: Âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển

    Trong lịch sử âm nhạc, thuật ngữ nhạc cổ điển còn có một nghĩa ít khi dùng để chỉ âm nhạc thuộc giai đoạn trong lịch sử âm nhạc tính từ thời Carl Philipp Emanuel Bach cho đến Beethoven -- tính ra khoảng từ 1730–1820. Khi dùng theo nghĩa này, thông thường hai chữ c và đ trong nhạc cổ điển được viết hoa để tránh nhầm lẫn.


    Ngày xưa em cũng phải vào google tra nát để phân biệt những khái niệm như thế này đó các bác ạ, ko tìm được nguồn hay nhất, nhưng cứ vào tạm wiki là có. Các bác nào muốn tìm hiểu kĩ thêm thì chịu khó google nhiều thêm nhé :D
     
  14. vulonghai

    vulonghai Moderator

    nếu muốn cưa gái hay chém gió thì đừng chơi classic
     
  15. caydan_boquen_arc

    caydan_boquen_arc Treo nick vì vi phạm nội qui!

    Đúng rồi, muốn cưa gái hay chém gió thì đừng chơi classic...
    Mà con gái bây giờ ko mấy lãng mạn đến nỗi yêu mình nhờ đàn ca sáo nhị nữa đâu, tốt nhất là kiếm thật nhiều tiền (bằng cách nào cũng được) là sẽ có tất cả :))

    @ bác Ben: Sau này em giàu, khi thèm được nghe đàn e sẽ mời bác đến chơi cho em nghe, $100 cho 1h biểu diễn có ổn ko bác ;))
     
  16. Playguita

    Playguita Mới tập romance

    Cứ lên mạng xem người ta đánh FS, sau đó xem C thì biết liền hà. Khoái FS thì chơi nó còn khoái C thì chơi. Âm nhạc xuất phát từ tâm hồn. Cảm và hiểu được bài nhạc thì hấp nó chứ biết sao h
     
  17. Recuerdos de la Ben

    Recuerdos de la Ben Đủ trình cưa gái

    Duyệt!! =)) Ủa mà sao riết òi ai cũng buông đàn hết là sao ta!! =___________=

    ps: Tớ vẫn cua girl = classic như thường mà!! :D
     
  18. gac0n

    gac0n Mới tập romance

    mình vẫn hog hiểu FS có kỹ thuật gì khác vs Classic , khắc chăng là dây sắt w nylon chăng :|
     
  19. kyquoc187

    kyquoc187 Thread Starter Mới tập romance

    em nghĩ FS là chơi mấy bài nhạc mới có lời. còn CL thì những bản sonate không lời vốn không lời và ko có lời, hok biết thế có phải ko
     
  20. caydan_boquen_arc

    caydan_boquen_arc Treo nick vì vi phạm nội qui!

    Yeaha...Bác Ben đồng ý rồi nhá, em xài Việt Nam đồng và Đô La âm phủ đó bác ạ :))


    @ các bạn: Các bác cứ chơi đàn thật nhiều, nghe nhạc thật nhiều, rồi sẽ nhận ra sự khác nhau thôi...:( (sự khác nhau cực kì đơn giản nhưng lại vô cùng khó lột tả) :(( :((
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này