1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Giọng Của Mình ở Cao độ Nào?

Discussion in 'Giải đáp chung về guitar' started by Cmajor, Mar 6, 2008.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. Cmajor

    Cmajor Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Mình cũng tập tành guitar, kĩ thuật đủ để đệm vài bài hát đơn giản. Nhưng mà cũng phải biết hát chút ít để vừa tập đệm vừa hát. Hát thì mình dở tệ! có lẽ tại giọng mình không hay? Mình thấy giọng mình không đủ trầm, nghe không đàn ông như tay vocalist của Mettalica, có lẽ tại người Việt mình cổ họng bé chăng? :$ Nhưng cũng không lên đủ cao độ như của mấy tay hát Tennor. Không hiểu âm vực của mình ở khoảng nào? Nếu dùng cây guitar để so với giọng của mình thì ko hiểu giọng Tennor, barritone hay basso ở những nốt nào? bạn nào biết chỉ giùm. Thanks
  2. tran thanh tan

    tran thanh tan Đồ rê mi fa sol ...

    he he cai nay minh cung ko biet ai biet chi gium voi :)) bon chen chủt nha pa con dung co la nha
  3. minhhung08

    minhhung08 Đồ rê mi fa sol ...

    Một câu hỏi rất hay, quả thật mình cũng không biết xếp giọng mình vào loại nào ? :D Bạn nào biết trả lời giúp cách để nhận biết giọng. Thanks
  4. ruồi trâu

    ruồi trâu Đồ rê mi fa sol ...

    Chẳng thấy bác pro nào sang chỉ anh em cái nhỉ. Thực ra mình thường hay đo giọng mình với 1 cây guitar lên âm chuẩn, và giọng mình lên cao nhất đến cái nốt Sol, kể mà cao thêm được vài nốt nữa thì :$
  5. boy9x

    boy9x VG-Chord Project

    Phân loại giọng hát trong thanh nhạcVề cơ bản giọng hát chia làm 4 giọng chính: Bass, Tenor, Contralto và Soprano. Đây cũng chính là 4 bè của một dàn hợp xướng. Tuy nhiên về sau trong Opera do nhu cầu đa dạng hoá các nhân vật với nhiều tính cách khác nhau nên trong Opera giọng hát được phân chia một cách cụ thể hơn, gồm có 6 giọng: Bass, Baritone, Tenor, Contralto, Mezzo-soprano và Soprano. Trong mỗi loại giọng lại chia ra làm nhiều loại tuy theo âm sắc và âm vực.1/ Basso: Nam trầm*) Basso profondo: Nam trầm đại : giọng trầm nhất trong các loại giọng người. Đặc điểm: có âm sắc rất trầm, trang trọng, sâu sắc. Âm vực có thể xuống đến C, thậm chí hơn nữa. Basso profondo xuất hiện trong các vai thần thánh, đạo sĩ hay các vị vua chúa. *) Basso cantante: Nam trầm trữ tình: chủ yếu trong biểu diễn thính phòng (cantante = singing). Rất ít khi xuất hiện trong Opera.*) Basso leggiero (basso buffo): Nam trầm nhẹ (nam trầm hài hước) thưòng có trong opera Bel canto. Giọng nam trầm, nhưng vẫn có khả năng chạy note rất nhanh, cùng với khả năng diễn xuất hài hước. Có thể hát đẹp đến E và hát được một số vai dành cho Bass - Baritone. *) Bass - Baritone: Nam trung trầm. Giọng nam vừa có âm sắc của cả nam trầm và nam trung ,có khả năng thể hiện được cả vai của nam trung và nam trầm nhẹ. 2/ Baritone: nam trung Trong Opera có chia ra các vai: nam trung hài hước, nam trung trữ tình và nam trung kịch tính nhưng trên thực tế các giọng nam trung đều hát được tất cả các vai trên. Âm vực của nam trung từ A đến a1, giọng dày, đầy đặn đặc biệt ở khu trung âm. 3/ Tenor: Nam cao *) Hendeltenor: Nam cao siêu kịch tính: giọng hát dày khoẻ và vang có âm sắc giống với baritone, có khả năng hát xuyên dàn nhạc, dàn hợp xướng. Có thể fullvoice đến c2. Những vai này chủ yếu có trong opera của Wagner.*) Dramatic tenor: Nam cao kịch tính: giọng dày, khoẻ, fullvoice đến c2, thường diễn tả các vai anh hùng, dũng sĩ.*) Lirico spinto tenor: Giọng nam cao trữ tình nhưng có thể chuyển sang kịch tính ở những đoạn cao trào. Những vai này hay xuất hiện trong opera Verisimo.*) Lirico tenor: Nam cao trữ tình: giọng đẹp, sáng, bay bổng. Nam cao trữ tình thưòng là nhân vật chính khá phổ biến trong opera, từ các tác phẩm cuả Mozart, Opera Bel canto cho đến Verisimo.*) Leggiero tenor: Nam cao nhẹ: giọng nhẹ, sáng, nhanh nhẹn nhưng hơi mảnh, có khả năng lên đến d2 (thậm chí f2). Chủ yếu xuất hiện trong Opera Bel canto.*) Counter tenor: Giọng phản nam cao: giọng hiếm, trước đây dành cho Castrato (những người đàn ông bị hoạn từ nhỏ để giữ giọng cao và trong như mezzo-soprano, soprano). Các Counter tenor chủ yếu biểu diễn nhạc thính phòng với các tác phẩm thời kì Baroque. Counter tenor sử dụng kĩ thuật Falsetto (giả thanh), âm vực bằng nữ trầm (contralto, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể lên đến quá c3 tương đương soprano), âm sắc hơi thô và đanh hơn so với giọng nữ. Các vai cho Counter tenor là những cậu bé, thậm chí những dũng sĩ tráng kiện (hoàn toàn không phải những thanh niên ẻo lả).4/ Contralto (alto): Giọng nữ trầm được tạo bởi contre (trầm) và alto (cao) - do trước đây alto là thiếu niên nam hoặc castrato. Đây là giọng nữ trầm nhất, hát chủ yếu bằng giọng ngực. Giọng dày, trầm, khoẻ. Chủ yếu là vai phụ (vú già, người hầu), vì vậy các contralto thường chuyển sang hát các vai dramatic mezzo.5/ Mezzo-soprano: nữ trung (mezzo = middle)*) Dramatic mezzo-soprano: Nữ trung kịch tính, giọng ngực dày, khoẻ, thường là vai thứ trong opera (Armenis, Azucena) hoặc những người phụ nữ lẳng lơ, thủ đoạn (Carmen, Dalila). có khả năng fullvoice đến g2.*) Coloratura mezzo-soprano: Nữ trung màu sắc: giọng nhanh, nhẹ hơn so với nữ trung kịch tính với thường là các vai hài. Có thể fullvoice đến a2. Xuất hiện phổ biến trong Bel canto.6/ Soprano: Nữ cao*) Wagnerian soprano: Nữ cao siêu kịch tính (tương đương như Hedeltenor của giọng nam): giọng cao nhưng đặc biệt dày và khoẻ, vang, có khả năng hát xuyên dàn nhạc và dàn hợp xướng, âm sắc gần với nữ trung, thường xuất hiện trong Opera của Wagner, R. Strauss. Fullvoice đến c3.*) Dramatic soprano: Nữ cao kịch tính, giọng vang, khoẻ. Fullvoice tốt ở c#3. Thường là vai dành cho những nữ anh hùng hoặc những nhân vật có tính cách mạnh mẽ. Chủ yếu xuất hiện trong Opera của Verdi.*) Lirico spinto soprano: giọng nữ trữ tình nhưng có thể chuyển thành kịch tính ở những đoạn cao trào. Đây là những vai phổ biến trong Opera của Verdi và các tác giả trường phái Verismo, thường là những người phụ nữ gặp bất hạnh và đau khổ trong cuộc sống, tình yêu.*) Lirico soprano: Nữ cao trữ tình: khu trung âm đầy đặn giọng mềm mại, bay bổng, thể hiện những người phụ nữ hiền lành, trong sáng, giản dị và hơi có phần yếu đuối (Micaela, Lìu, Mimi...).*) Coloratura soprano: Nữ cao màu sắc: có âm vực rộng hơn so với nữ cao bình thường (hơn 2 quãng 8) đặc biệt về âm khu cao, âm sắc nghe giống tiếng sáo. Đặc biệt có khả năng luyến láy các note ở âm vực cao rất tốt. Gồm 2 loại:- Lirico coloratura soprano (sobourette): nữ cao trữ tình màu sắc, giọng hơi mỏng, nhẹ, fullvoice đến d3, thể hiện những vai thiếu nữ trong sáng thơ ngây, hoặc vai những cô hâu gái nhí nhảnh, vui tính. Những ca sĩ giọng này, giọng trữ tình là chính những có khả năng sử dụng kĩ thuật hát các note hoa mĩ của nữ cao màu sắc.- Dramatic coloratura: giọng kịch tính màu sắc: giọng khoẻ, hơi tối, nhưng lên cao lại sáng, fullvocie đến e3, staccato đến f3 (thậm chí cao hơn).----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Bài viết này mình sưu tầm trên hocnhac.net.Các bạn vào đây để tìm hiểu thêm nhé:)):http://hocnhac.net/4rum/showthread.php?t=244
  6. duy

    duy bài nào cũng táng

    bạn phải lên dây cây guitar đúng rồi sau đó chọn một bài có nốt la (thấp) và hát thử nốt đó, nếu hát được thì thử hát xuống nữa xem có được không, nếu không được thì có thể chắc rắng bạn giọng baritone, đây là kinh nghiệm đệm hát nhiều năm của mình, bạn thử hát bài Trái tim bên lề nếu đoạn điệp khúc bạn lên được tốt thì ok, đa số người việt mình đều có giọng baritone (nam trung)
  7. The Candle Castle

    The Candle Castle Đồ rê mi fa sol ...

    Để biết mình thuộc giọng gì làm theo các bước sau :
    1. Bạn dùng piano hoặc keyboard để đo cao độ của giọng mình. Note đô giữa nằm ở note đô thứ 4 (C4)
    2. So theo bảng sau đây :

    BASS
    [​IMG]

    BARITONE
    [​IMG]

    TENOR
    [​IMG]

    Không hoàn toàn chính xác như vậy, âm vực của mỗi người có thể trồi duột lên xuống 1,2 note so với bảng cao độ chuẩn trên, nhưng trên cơ bản là vậy

    Nói qua về cao độ - âm vực một chút
    - Người Việt Nam mình thường có 2 giọng nam chính là Bass và Tenor. Baritone thường là bị lai
    + Baritone-Tenor : Bb2 -> G4
    + Baritone-Bass : E2 -> B3
    Ít ai chuẩn Baritone.
    - Thường thì người ta nghĩ các giọng ca nam nước ngoài cao hơn giọng ca nam của Việt Nam nhưng thực tế thì giọng người Việt Nam mình cao hơn :D. Điều này được giải thích dựa vào sự phát triển của hormon nam tính (càng cao thì giọng càng thấp, mà nước ngoài thì có lẽ ai cũng bít hormon nam tính nó mạnh cỡ nào :))). Đó là lí do tại sao bên US-UK giọng tenor được chuộng còn ở Việt Nam các giọng nam trầm lại được yêu thích hơn.
    - Âm vực có thể mở rộng được nhưng lưu ý là phải được mở đúng cách bởi các giáo viên thanh nhạc và thời gian để mở được thêm nửa cung là 1 năm. Tuy nhiên cho dù bạn mở cao đến mức nào thì chất của bạn như thế nào thì vẫn sẽ là như vậy.
    - Bên cạnh việc chia giọng hát bằng cao độ, âm vực còn có một kiểu chia khác là chia theo chất giọng. Điều này sẽ giải thích cho bạn biết vì sao một số giọng ca bạn nghe trầm và ấm nhưng thực ra họ đang hát rất cao. Kiểu chia này không phổ biến vì khó chia bè. Giọng được coi là đặc biệt và hiếm nhất ở nam không phải là Countertenor hay Tenor mà là Baritone :D với đặc trưng rè rè (thổi cây Baritone Saxophone lên là thấy rõ nhất). Đây cũng chính là lý do vì sao một số sách viết giọng Baritone hiếm trong khi thường thì ai cũng hát được giọng Baritone. Tuy nhiên với chất Baritone chuẩn này thì chắc chắn một điều bạn phải học thanh nhạc vì đây là giọng ca hai cực : biết cách hát sẽ tạo nên giọng ca riêng đặc trưng, ko bít hát nghe sẽ rất là gớm :)) !
    Thanks for reading !
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page