1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Ghita cổ điển

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi otard, 9 Tháng chín 2004.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. otard

    otard Thread Starter Tiều phu bổ củi

    Ghita cổ điển Trong nửa đầu của thế kỉ 19, cây đàn ghita trở nên rất nổi tiếng trên lĩnh vực biểu diễn và xuất bản, những buổi hòa nhạc ghita xuất hiện ngày càng nhiều. Các nghệ sĩ và các nhà soạn nhạc tham gia biểu diễn và sáng tác cho cây đàn ghita ngày một đông.Lịch sử âm nhạc thế giới đã từng ghi nhận sự ra đời và phát triển của những thể loại, những hình thức âm nhạc mới. Cùng với quá trình ấy, nhân loại cũng được chứng kiến những phát minh, sáng kiến nhằm tạo ra những loại nhạc cụ mới đem lại sự phong phú trong nghệ thuật trình diễn, trong số đó có một loại nhạc cụ đang được sử dụng khá phổ biến trong các loại hình âm nhạc - Đó là cây ghita gỗ. Đàn ghita là cây đàn có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, thời điểm chính xác xuất hiện cây đàn thì không ai dám chắc chắn nhưng theo các nhà nghiên cứu có thể khẳng định đàn ghita đã xuất hiện từ trước thế kỉ 15. Tộc người Malaga được coi là dân tộc phát minh ra đàn ghita với chiếc đàn ghita 4 cặp dây, cội nguồn của cây đàn Ukulele (đàn ghita Hawai 4 cặp dây). Thời kỳ này cây đàn ghita vẫn còn rất nhỏ. Trong suốt thời kỳ Phục Hưng, đàn ghita không được hâm mộ và không được coi là một nhạc cụ đích thực. Phải đến năm 1546 khi tác phẩm "Tres Libros de Musica English Cifras Vihuela" của Alonso Mudarra ra đời, cây đàn ghita mới bắt đầu gây được sự chú ý đối với người yêu nhạc. Đây được coi là xuất bản phẩm đầu tiên được viết cho đàn ghita. Sau tác phẩm này nhiều nhà soạn nhạc cũng quan tâm hơn đến ghita và bắt đầu viết nhạc cho cây đàn này. Vào thời kỳ Baroque (thời kỳ nghệ thuật Châu Âu thế kỉ 17 và 18) cây đàn ghita có một sự thay đổi lớn: nó được bổ xung thêm cặp dây thứ 5. Người đã đưa cặp dây thứ 5 vào là Vicente Espinel. Các tác phẩm viết cho ghita xuất hiện ngày càng nhiều, các tiết mục biểu diễn giành riêng cho ghita bắt đầu xuất hiện, tính phức tạp của âm nhạc viết cho ghita cũng được tăng lên. Những năm 1600 - 1650 các xuất bản phẩm dành cho ghita liên tục xuất hiện, tính phổ biến của ghita đã sánh ngang với đàn lute. Năm 1674 tác phẩm "Ghitaee Royal" làm tăng thêm sự nổi tiếng cho cây đàn ghita, đây là tác phẩm được viết cho vua Lui 14. Cuối thời kỳ Baroque (tức là khoảng cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19), cây đàn ghita có 2 sự thay đổi lớn : các cặp dây đôi được thay thế bằng các dây đơn và thay vì có 5 cặp dây như thời kỳ trước, cây đàn ghita có 6 dây đơn. Trong nửa đầu của thế kỉ 19, cây đàn ghita trở nên rất nổi tiếng trên lĩnh vực biểu diễn và xuất bản, những buổi hòa nhạc ghita xuất hiện ngày càng nhiều. Các nghệ sĩ và các nhà soạn nhạc tham gia biểu diễn và sáng tác cho cây đàn ghita ngày một đông. Có thể kể tới Fernaldo Sor - người đã làm mọi người kinh ngạc trước nghệ thuật trình diễn ghita siêu đẳng không gì sánh được của mình, ông đã nâng đàn ghita lên mức dành cho loại âm nhạc cao cấp nhất có thể. Sor là một trong những nhà soạn nhạc sáng tác nhiều nhất cho ghita, đồng thời là một trong những người khởi xướng và ủng hộ đàn ghita thành một nhạc cụ của dàn nhạc trong hai thế kỷ qua. Ông và những người như ông đã dọn đường và làm cây đàn ghita được phổ biến rộng rãi và được trân trọng như ngày nay. Ngoài ra còn khá nhiều những nhà soạn nhạc khác cũng viết cho ghita như Mauro Guilliani, Mateo Carcassi, Fernando Caruli đã tham gia xuất bản các ấn phẩm về phương pháp học ghita và các tác phẩm biểu diễn. Vào cuối thế kỷ 19, đàn ghita không còn được ưa thích, nhưng lại nổi lên một tài năng Francisco Tarrega. Ông chỉ biểu diễn rất ít trước công chúng và lựa chọn biểu diễn cho bạn bè tại nhà ông. Ông soạn nhạc và viết các phương pháp dạy ghita, đồng thời chuyển thể nhiều tác phẩm âm nhạc cho ghita. Tarrega khởi xướng trào lưu chơi ghita bằng móng tay. Cho đến thời điểm đó, đàn ghita vẫn nhỏ và hẹp. Nhà chế tạo Manual Torres đã tiến hành công việc thiết kế và cải tạo lại cây đàn. Ông gia tăng kích cỡ và thử nghiệm bất kỳ thứ gì có thể làm tăng âm thanh và đặc biệt quan tâm đến âm lượng của đàn. Mở rộng thân đàn, tăng đường cong eo đàn, làm mỏng bụng đàn (chỗ lồi lên) và thay đổi nẹp đỡ trong thân đàn. Núm lên dây bằng gỗ trước đây được thay bẳng đầu cần đàn hiện đại. Ông là người chế tạo đàn đầu tiên sử dụng "nẹp" đỡ dưới nắp đàn. Ông đã chứng minh cho nhân loại thấy được chính nắp đàn là nơi tạo ra hầu hết âm thanh. Ông trở thành cha đẻ của đàn ghita hiện đại.Đã có rất nhiều nhà soạn nhạc sử dụng ghita như một công cụ hữu hiệu trong công việc sáng tác như Verdi, Franz Schubert. Năm 1916, Segovia trình diễn ghita tại Ateneo, phòng hòa nhạc quan trọng nhất tại Madrid. Trước đó, người ta cho rằng đàn ghita không xứng đối với những địa điểm kiểu như vậy. Ông trở thành người đầu tiên biểu diễn Ghita trong phòng hòa nhạc. Segovia biểu diễn, chuyển thể, dạy và khám phá một khối lượng khổng lồ âm nhạc. Ông cũng khuyến khích nhiều nhà soạn nhạc viết nhạc cho ghita. Mặc dù Segovia làm được tất cả những điều trên nhưng có lẽ việc lớn nhất mà ông đã làm là làm cho cây đàn ghita thực sự trở thành nhạc cụ của thế giới. Bằng cách ngao du và trình diễn ghita khắp thế giới, ông đã đem lại sự ngưỡng mộ và công nhận của mọi người đối với nhạc cụ này. Năm 1946 dây nylon ra đời thay thế dây gut là một cải tiến lớn cho cây đàn ghita. Từ đó đến nay cây đàn ghita đã giữ được nguyên dáng vẻ của mình và trở thành thứ nhạc cụ được sử dụng rộng rãi. Chúng ta có thể nhìn thấy cây ghita trên sân khấu của những buổi biểu diễn lớn hay những buổi hòa nhạc thính phòng. Cây đàn ghita đã được nhân loại chấp nhận.Ở Việt Nam cây ghita cổ điển xuất hiện khá sớm và thu hút được một số lượng người tham gia đông đảo. Hiện nay giữa những trào lưu âm nhạc mới, những âm thanh sang trọng, chuẩn mực của cây ghita vẫn được vang lên giống như một mạch chảy không thể ngừng lại. Tiếng đàn ghita trải qua một chặng đường lịch sử lâu dài giờ đây lại được vang lên trong những thính phòng sang trọng và trên những sân khấu ca nhạc. Dẫu nhỏ bé nhưng âm nhạc ghita đã và đang lan toả mạnh mẽ vào đời sống âm nhạc của thế giới nói chúng và Việt Nam nói riêng. Và trong đời sống âm nhạc trong đó có những thang âm cổ điển mượt mà của tiếng đàn ghita đã nói hộ cho nghệ sỹ những cung bậc của tâm hồn bằng những ngôn ngữ của âm nhạc. Đó là những điều kì diệu của cây đàn ghita cổ điển. Tuấn Anh
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này