1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Franz Schubert - Nhà trữ tình vĩ đại

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi Thi sĩ còm, 18 Tháng tám 2003.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Thi sĩ còm

    Thi sĩ còm Thread Starter Cựu thành viên BQT

    Franz Schubert - Nhà trữ tình vĩ đại</span><span style="color:green">Nếu như gọi Beethoven là người anh hùng, là nhà cách mạng vĩ đại trong lĩnh vực âm nhạc, thì phải gọi Schubert là nhà trữ tình vĩ đại. Mọi vấn đề của cuộc sống, quan hệ giữa con người với con người và với hiện thực bao quanh, Schubert đều nhìn nhận và thể hiện bằng những cảm xúc trữ tình.1. Tuổi thơ nghèo khóSchubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 trong một gia đình bố là nhà giáo có nề nếp. Nhà Schubert nghèo, chỉ là một căn nhà nhỏ bé ở ngoại ô thành Vienna. Schubert cất tiếng khóc chào đời và vĩnh biệt cuộc đời cũng ở dưới mái nhà này. Trong căn nhà nhỏ bé này luôn có tiếng đàn, tiếng hát vì bố và hai anh lớn của Schubert đều là giáo học, mà thời đó dạy học văn hóa phải kiêm luôn dạy nhạc cho học sinh, cho nên làm thầy là phải biết nhạc lý cơ bản, biết hát và chơi được một thứ nhạc cụ nào đó. Sống trong môi trường đó, ngay từ nhỏ Schubert đã rất yêu nhạc và có năng khiếu khác thường về âm nhạc. Cũng là một thần đồng âm nhạc như Mozart, chỉ khác là bố Schubert không có trình độ nhạc giỏi như ông Leopold - bố của Mozart, để đào tạo được Schubert thành một "Mozart" thứ hai. Không có tiền thuê thầy dạy, cho nên Schubert được học nhạc muộn hơn so với Mozart. Tuy vậy Schubert cũng được bố dạy chơi đàn violon, và cha cố Holxero dạy lý thuyết âm nhạc và chơi đàn organ. Ông Holxero nhớ lại: "Khi tôi muốn giới thiệu cho Franz (Schubert) một cái gì mới thì hóa ra cậu ta đã biết rồi... Do đó không phải tôi dạy, mà là nói chuyện với anh ta để rồi ngạc nhiên vì sự hiểu biết của cậu ấy..."Năng khiếu trời phú đã giúp Schubert được nhận vào học trường dạy nhạc nội trú của nhà thờ, gọi là "Cônvích", trường dạy giỏi nhất ở Vienna, nơi vốn chỉ nhận con em các gia đình quí tộc. Schubert đến trường xin học, dáng dấp rụt rè vì thấy tòa nhà của trường quá đồ sộ, lại bị học sinh nhà trường chế giễu vì quần áo quá nghèo nàn. Nhưng nhờ có giọng hát tốt và khả năng đọc nhạc nhanh nên Schubert đã được nhận học. Đó là vào năm 1808 khi Schubert đã 11 tuổi.Học ở trường, Schubert đau đầu nhất với môn toán, ngoài ra ăn không đủ no, vì chế độ ăn nội trú quá tồi tàn, thường gia đình phải tiếp tế thêm mà gia đình Schubert không có điều kiện vì quá đông con. Nhưng âm nhạc thì rất được nhà trường chú trọng. Trường có dàn nhạc học sinh, những tứ tấu và tứ ca của học sinh và dàn hợp xướng. Tối nào dàn nhạc cũng phải hòa nhạc nhiều loại tác phẩm. Schubert chơi violon trong dàn nhạc, do đó có điều kiện làm quen với nhiều tác phẩm, tác giả. Chính nhờ đó mà ông học được kỹ thuật sáng tác, và đã sáng tác rất nhiều. Tính từ sáng tác đầu tay của ông năm 1810, cho đến năm 1813 là khi ông rời ghế nhà trường, Schubert đã viết hàng loạt ca khúc, balat, tứ tấu đàn dây, hợp xướng và nhiều bản giao hưởng 2. Khát vọng nghệ thuậtRa khỏi trường, ông buộc phải đi dạy học, làm phụ giảng tại trường nơi bố ông dạy, vì nếu không sẽ bị gọi và phục vụ trong quân đội 14 năm liền (nghĩa vụ quân sự ở nước Áo thời đó là 14 năm). Việc dạy học chiếm nhiều thời gian, lương thấp, Schubert phải nhận dạy thêm để kiếm sống. Nhưng chính thời gian này sức sáng tác của ông thật dồi dào và ở một số lĩnh vực đã đạt đến độ chín, có bản lĩnh cao. Có lần trong một ngày ông viết 8 ca khúc. Chỉ trong một năm 1815, vừa đi dạy học, kể cả dạy tư, Schubert đã sáng tác 144 ca khúc, 4 opera, 2 bản giao hưởng một tứ tấu đàn dây, hai bản sonata cho piano và hàng loạt tác phẩm khác nữa. Sáng tác của ông thật phong phú về thể loại, đến năm 1817, ông đã có hơn 300 ca khúc, trong đó có những bài nổi tiếng cho đến tận ngày nay, như: "Con cá Phoren", "Thần rừng", "Người lữ hành", "Cô gái quay xa".v.v... 5 bản giao hưởng (ông viết tất cả 9 bản). 7 trong số 15 sonata và nhiều tác phẩm lớn khác.Schubert vốn chán nghề dạy học do bị mất quá nhiều thời gian sáng tác âm nhạc, nên sau khi dạy đủ số năm qui định, ông thôi việc để tập trung vào sáng tác. Nhưng vì không còn lương để sống, lại bị bố cắt đứt quan hệ do giận ông không theo nghề truyền thống của gia đình, nên Schubert lâm vào cảnh túng quẫn. Dạy đàn tư thì tiền thu được nhiều khi không đủ tiền thuê đàn (không có tiền mua đàn, phải thuê). Trong khi đó, vì lòng tự trọng, ông khước từ không đến diễn tại các phòng khách của những gia đình quí tộc giàu có, một công việc có thể giúp ông vượt qua cảnh đói nghèo, nghèo đến mức không đủ tiền mua đủ giấy nhạc để ghi lại các tác phẩm của mình.Bản "Serenata" nổi tiếng của ông chính là đã ra đời trên một thực đơn của nhà hàng, Schubert viết ở mọi nơi có thể, dường như trong đầu ông chen chúc nhiều giai điệu, chỉ chờ có dịp là tuôn trào ra như thác lũ (trong cuộc đời ngắn ngủi 31 năm Schubert đã viết hàng ngàn tác phẩm trong đó có hơn 600 ca khúc).3. Bản giao hưởng bỏ dở...Schubert sống thêm được sau cái chết của Beethoven - người nhạc sĩ mà ông yêu quí và khâm phục nhất - hơn một năm. Ông ra đi vào ngày 19 tháng 11 năm 1828, vì thiếu thốn, bệnh tật, kiệt sức. Bi kịch trong đời người nghệ sĩ này là cho đến khi chết hầu như không được dự một cuộc trình diễn nào những tác phẩm lớn của mình. Bản "Giao hưởng bỏ dở" nổi tiếng của ông viết năm 1822. Khi ông còn sống, tổng phổ bị thất lạc. Người ta chỉ tìm lại được sau khi ông chết mấy chục năm. Cuộc đời của ông thể hiện tính bi kịch nội tâm của người sẽ nhận biết được sự xấu xa của hiện thực thời gian ấy nhưng không nhìn ra những con đường và phương thức khắc phục. Ông thu mình trong những suy tư của mình, chao đảo giữa tuyệt vọng và hy vọng, giữa bóng tối và ánh sáng. "Giờ đây không còn thời kỳ hạnh phúc mà mỗi thứ tưởng chừng như được bao bọc trong ánh hào quang của tuổi thanh xuân, thay vào đó là điều bất hạnh khi nhìn thấy hiện thực đau buồn mà nhờ trời, tôi cố tô điểm bằng trí tưởng tượng của mình cho nó đẹp lên...". Đó là những dòng nhật ký ảo não của chính Schubert viết trong mấy năm cuối đời.Đời sống của Schubert giản dị và ngắn ngủi, hầu như chỉ ở thành phố Vienna, không phải trong những tòa lâu đài lộng lẫy nơi Mozart được đón tiếp khi đang là một thần đồng, nơi Haydn được hoan nghênh nồng nhiệt và Beethoven còn tìm được những người hâm mộ. Schubert chỉ sống tại vùng ngoại ô Viên, nơi những căn nhà nhỏ bé và lụp xụp, dân chúng nghèo. Ông không biết được sự thành công rực rỡ nào, không đóng một vai trò gì đáng kể trong đời sống âm nhạc thời ấy. Nhưng hậu thế biết đến ông và đã đánh giá đúng cống hiến to lớn của ông cho kho tàng âm nhạc của nhân loại. Bia mộ của ông ghi dòng chữ: "Ở đây, cái chết đã chôn vùi một kho báu và cả những niềm hy vọng còn quí báu hơn".(Giáo dục & Thời đại - số 17/1998)
     
  2. Lãng Tử Atlantic

    Lãng Tử Atlantic O sole mio

    Nhạc sĩ Franz Schubert. [​IMG]"Khúc nhạc chiều" với giai điệu buồn da diết của nhạc sĩ thiên tài người Áo đã khiến cả nhân loại phải thổn thức. Con người bình dị này đã miệt mài sáng tạo trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình và để lại 10 bản sonate, 20 bản tứ tấu, 10 bản giao hưởng và 5 vở opera cho kho tàng âm nhạc cổ điển thế giới.Schubert từng có 15 năm làm thày giáo tiểu học theo nghiệp cha, nhưng thực ra ông nghĩ tới âm nhạc nhiều hơn dạy học. Khi mới tuổi 18, Schubert viết bản lider (ca khúc thơ có đệm đàn piano) đầu tiên. Ông là người có công phối hợp đến mức tuyệt vời thể loại thi ca và giai điệu. Trong số 10 bản giao hưởng đồ sộ của ông có một bản giọng si thứ, sáng tác vào năm 1822 chưa hoàn thành. Sau này, giới phê bình âm nhạc gọi tên là bản Giao hưởng bỏ dở. Mãi về sau, người ta mới biết được Schubert rất hay bị đau ốm, nên ông không thể hoàn thành trọn vẹn bản giao hưởng tuyệt vời đó. Đây là bản giao hưởng duy nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển chỉ có hai chương. Tuy nhiên, chính sự dang dở ấy đã khai mở một mạch nguồn âm nhạc vô tận, mỗi người có cách phát triển ý nhạc đó theo cảm xúc riêng. Năm 1815, Hoàng đế nước Pháp Napoleon bị phế truất. Niềm hy vọng về tự do và cách mạng thổi bùng khắp nơi. Ban ngày, người dân bàn tán về số phận của châu Âu, ban đêm khiêu vũ trong các quán rượu, nhà hàng và các lâu đài quý tộc. Chính những nơi này sinh ra những điệu valse, mà sau này dòng họ Johann Strauss đã khai thác triệt để và trở thành những bản valse bất tử của nhân loại. Khi ấy, Schubert thường thết đãi bạn bè nhạc sĩ bằng những bản nhạc do mình sáng tác trong những buổi dạ hội mang tên Những buổi tối Schubert. Các sáng tác của ông được giới nhạc sĩ đương thời ngưỡng mộ. Thế nhưng, ông lại không có được vị trí xứng đáng trong danh sách những nhạc sĩ hàng đầu của thành Vienne lúc bấy giờ.Cuộc sống của thiên tài rất nghèo túng. Đôi khi, ông viết liên tục không nghỉ trong một ngày, chỉ mong kiếm được một khoản kha khá từ các nhà sản xuất. Có nhà xuất bản chỉ chịu trả cho ông 6 bản lider trong số 24 bản của tập Hành trình mùa đông với giá 15 franc rẻ mạt. Tuy vậy, Schubert vẫn miệt mài sáng tác. Các tác phẩm của ông thấm đượm nỗi u buồn và ca ngợi sự chịu đựng phi thường của con người trước số phận bất hạnh. Những giai điệu ấy cũng chan chứa tình yêu cuộc sống cho đến phút cuối cuộc đời. Khúc nhạc chiều bất hủ của ông sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Để làm cho nàng bất ngờ, ông nhờ một bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert. Vào một ngày mùa đông tháng 11 năm 1828, nhạc sĩ thiên tài giã từ thế giới ở tuổi 32, vì căn bệnh thuỷ đậu tại nhà của một người anh em ở ngoại ô thành Vienne. Khi ông mất, người ta kiểm kê tài sản và chỉ đếm được vẻn vẹn 6 shilling đồng sáu xu và một đống bản thảo nhạc viết tay.
     
  3. Lãng Tử Atlantic

    Lãng Tử Atlantic O sole mio

    cả mọi bản nhạc của Franz Schubert đều được tạo ra như một phép mầu, một con người mà phần lớn thời gian sống trong cảnh nghèo khổ, trong sự buồn bã và đấu tranh cho cuộc sống của mình, sự đấu tranh khi không một ai nhận ra được cái chân giá trị của mình, cuộc sống với thể lực nghèo nàn đã khiến ông ra đi khi mới ở tuổi 31. Tuy vậy, cả thế giới cũng đã đủ sững sờ trước vẻ duyên dáng và những giá trị đích thực trong tác phẩm của ông bao gồm hơn 60 tác phẩm cho các nhà hát, 8 bản giao hưởng(bao gồm bản gia hưởng chưa hoàn thành, do ông chỉ viết hai thay vì bốn phần), 50 tác phẩm cho tứ tấu đàn dây, 21 tác phẩm thính phòng, một số lượng lớn các đoạn solo dành cho piano và piano hai người chơi (trên cùng một nhạc cụ > four-hands), một số lượng lớn các hợp xướng và hàng trăm bài hát vẫn được hát lên trong các dàn nhạc giao hưởng trên thế giới.Có lẽ không hề sai khi nói Schubert sáng tác mọi nơi mọi lúc, ngay cả thói quen đi ngủ vẫn đeo kính để có thể bắt tay vào sáng tác ngay khi cảm hứng chợt đến khiến ông thức giấc. Mặc dù ông làm việc từ bình minh tới hoàng hôn, tác phẩm đầu tiên của nhà soạn nhạc thiên tài lúc 21 tuổi này là bài hát “The Trout” (“Die Forelle”) vào lúc nửa đêm mà những nốt nhạc đã tràn lên trang giấy nhanh tới nỗi không kịp dùng cát để thấm cho chúng khô.Nhìn vào tốc độ sáng tác kinh khủng như thế (dường như ông cảm thấy cái chết cận kề chăng ?) , chúng ta không khỏi kinh ngạc khi phải nhìn nhận đó toàn là những kiệt tác. Một trong những kiệt tác đó là “Ave Maria”. Đó là một đoạn nhạc đơn giản(hic, tuy vậy đánh nó hay cũng không đơn giản lắm), được đông đảo mọi người biết tới và ưa thích vào năm 1825 (lúc đó ông 28 tuổi) và là một phần trong các bài hát của vở kịch “Lady of Lake” của Walter Scott. Theo lời Schubert, thính giả đầu tiên của bản nhạc này (là một trong những người bạn của ông) đã kinh ngạc bởi tính “thánh ca” sâu sắc của nó “Tôi nghĩ nguyên nhân của chuyện đó là tôi không bao giờ ép buộc mình vào việc phải viết một bài thánh ca hay cầu nguyện trừ khi tôi bị chế ngự bởi cảm xúc đó, duy nhất cảm xúc cầu nguyện cho bản thân tôi.”Ba năm sau khi viết “Ave Maria”, vào ngày 19 tháng 11 năm 1828, ông đã ra đi sau một cơn sốt và được chôn cất tại tu viện Wahring, gần nơi nhạc sỹ mà ông yêu thích, Beethoven, được chôn cất chỉ trước đó 1 năm. Trong lễ tang của ông, Franz Schober đã đọc một bài thơ vĩnh biệt nhạc sỹ thiên tài.
     
  4. Lãng Tử Atlantic

    Lãng Tử Atlantic O sole mio

    Franz Schubert(Vienna, January 31, 1797 - Vienna, November 16, 1828)Austrian composer of the early Tahomatic period1.Thân thế và sự nghiệp: Schubert sinh ngày 31/1/1797 ở vùng Lichtenton, ngoại ô thành Vienna-Ðức trong một gia đình nhà nghèo đông con nhưng yêu thích âm nhạc. Gia đình thường có những cuộc hoà nhạc, làm cho năng khiếu âm nhạc của Schubert sớm nảy nở. Ðầu tiên học chơi đàn Violon và piano qua người cha và người anh. Sau này Schubert tiếp tục học với Mikhain Xoltze- bạn của cha, đương thời là nhà chỉ huy hợp xướng.Thiên tài của Schubert được phát triển ở nhiều lĩnh vực, cả về giọng hát, biểu diễn nhạc cụ cũng như lĩnh vực lý thuyết. Năm 1808 SCHUBERT ĐÃ ĐƯỢC GỬI ĐẾN VIENNA HỌC TRONG TRƯỜNG CÔN-VIN. Ở ĐÂY SCHUBERT VỪA HỌC VĂN HOÁ VỪA HỌC NHẠC VÀ được tiếp xúc với truyền thống âm nhạc phong phú của thành Vienna. Cả đời mình Schubert rất kính trọng Beethoven và mong được làm quen nhưng khi Schubert đến với Beethoven thì ông đã không còn nữa.1813 Schubert tốt nghiệp trường Cônvin, khi ấy Schubert đã viết nhiều tác phẩm như Fantadi cho piano, 4 khúc uvectuya, tứ tấu và một số ca khúc...Chiều theo ý muốn của cha, ông đã phải làm nghề dạy học. Công việc sư phạm đã làm cho Schubert buồn chán và năm 1818 ông vĩnh viễn từ bỏ nghề dạy học song Schubert đã gặp phải sự cản trở mãnh liệt của gia đình nhưng đây cũng là thời kỳ mà Schubert viết được nhiều nhất.Năm 1828-1828 Schbert ngày càng nổi tiếng. Nhiều gia đình quý tộc mời Schubert đến nhưng ông đều khước từ chỉ trừ một thời gian ngắn làm việc ở nhà bá tước người Hung.Ngày 16/11/1828 Schubert đã tạ thế trong lúc sáng tác đang dồi dào nhất.2.Tác phẩm:-Schubert viết 9 bản giao hưởng, một số khúc evectuya, tứ tấu, sáng tác cho đàn phím trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng "Bỏ dở"...- Ca khúc vẫn là lĩnh vực thể hiện đầy đủ nhất tài năng thơ mộng, trữ tình của nhạc sĩ mà cũng là lĩnh vực mà nhạc sĩ viết được nhiều. Một số lớn chủ đề của ca khúc có liên quan đến tình yêu, qua đó thể hiện tâm trạng của con người thế kỳ XIX như: "Magritta bên xe kéo sợi" hoặc có những bài thuộc loại tự truỵện:" Kẻ lưu lạc", "Chốn nương tựa". Cũng có những bài mang màu sắc triết lý như:"Thần chết và cô gái" hoặc mô tả thiên nhiên :" Con cá Poren", gửi tặng nghệ thuật:" Gửi đến âm nhạc"...
     
  5. Lãng Tử Atlantic

    Lãng Tử Atlantic O sole mio

    FRANZ SCHUBERT - MỘT CUỘC ĐỜI NGẮN NGỦIBa năm trước thế kỷ của Victor Hugo, Berlioz, Chopin, Schumann, ngày 31.1.1997, Franz Schubert ra đời ở Vienne (Áo). Trong 31 năm sống trên cõi đời, ông chỉ tích luỹ những kiệt tác: hơn 600 bài dân ca, 10 bản giao hưởng, nhiều tác phẩm cho đàn dương cầm và cho nhạc thính phòng.Schubert sống trong cảnh nghèo khổ và là một con người không có Thượng đế: không phải ông thiếu niềm tin mà vì là con người đã não lòng. Nietzche nói: "Trời mưa, và tôi nghĩ đến những người nghèo đang chất đống với tất cả những gánh nặng lúc này mà họ không còn có thể che giấu được". Schubert thuộc về những con người đó. Ông xấu xí và không được phụ nữ ưa thích. Người nhỏ thó, bụng phệ, cặp môi dày và sớm trụi tóc vì mắc chứng giang mai khi một lần quan hệ tình dục với gái điếm.Ông có một cảm giác đặc biệt về giai điệu: đối với ông, nó tách biệt và ngắn gọn như hai câu thơ Alexabdrin (12 âm tiết). Điều làm nên sức mạnh của Beethoven lại là điểm yếu của ông: sự phát triển. Nhà soạn nhạc giao hưởng vĩ đại rút ra từ đấy cái tốt nhất trong nội dung của ông, còn Schubert ông kiệt sức. Ông tìm cách xây dựng những bản xônat mênh mông trên những giai điệu thật hoàn hảo những cũng quá kín đáo mà ông thường buộc phải lặp lại, thay đổi, và tái tạo lại. Chính sự không hoàn hảo tuyệt vời đó đã làm chúng ta xúc động biết bao và tại sao Schubert lại thân thiết đến thế: không cái gì ở con người lại xa lạ với ông. Tất cả đều nói lên nỗi đau, nhưng ở ông, cũng chính là để nói lên ông đang chịu đựng. Bậc thầy của dân ca đó, người đã biết tạo ra một vở opera thật sự từ một bài hát nhỏ, cầm tay chúng ta. Và chúng ta đi theo ông trong chuyến đi, đi tìm đường hơn là lần bước để đi.Bỏ sang bên một vài chuyến đi với ca sĩ Vogi, ông không bao giờ rời khỏi Vienne. Đi đây đi đó, để làm gì? Cuộc đời của con người "đang tàn" đó, như lời Thomas Mann, chỉ là một cuộc sống trôi giạt. Người ta thấy rất rõ: nhà soạn nhạc đó, có một đầu óc hài hoà phi thường, đôi khi lại lẫn lộn trong những tiếp hợp hoà âm. Chính vì ông không biết sẽ đi tới đâu. Đó là nỗi khốn khổ của ông.Schubert như một loại nhà luyện đan: ông có thể biết nỗi đau khổ thành niềm thích thú. Ông viết: "Những tác phẩm của tôi là những đứa con của khoa học âm nhạc và của nỗi thống khổ của tôi. Niềm thích thú duy nhất mà tôi nhận được, chính từ nỗi thống khổ đã hiến cho tôi". Còn chúng ta, khi nghe ông, chúng ta cảm thấy cái gì? Nỗi thống khổ, niềm thích thú hay còn một cái gì khác? Có lẽ là lòng trắc ẩn …
     
  6. Lãng Tử Atlantic

    Lãng Tử Atlantic O sole mio

    MỘT SCHUBERT NGÂY NGÔ Ư?Với cuốn sách tiểu sử tựa đề “Schubert” đã được dịch ra tiếng Pháp từ nguyên bản tiếng Đức, Peter Hartling muốn tính sổ tất cả những hình ảnh xưa nay mà mọi người đã làm cho ông phải khốn khổ.Đấy là một giọng nói giản dị, gần gũi, xác đáng, hoàn toàn phù hợp với một con người nổi bật giữa các nhạc sĩ thuộc giai đoạn lãng mạn ở tính khiêm tốn, nhún nhường? Không lên mặt anh hùng như Beethoven, cũng chẳng khụng khiệng, điên rồ như Schumann? Không đâu! Trong con mắt Hartling đấy lại là một kẻ lữ hành nhỏ bé tốt bụng trên các dãy phố quanh co, khúc khuỷu ở thành Vienne, hoặc các con suối chảy qua các gốc điền ma ở ngoại ô. Chàng tiểu thị dân vào đời bằng nghề giáo học này cũng chẳng lãng mạn hơn ai, cuộc sống của anh ta đơn điệu và nhạt nhẽo cũng chẳng ai bằng, anh chỉ có một “chiến công thế kỷ” là mắc bệnh giang mai, và chết vì nó năm 31 tuổi.“Làm thứ âm nhạc không chia rẽ, mà tập hợp lại” Hartling nói vậy khi bình luận về sự dồi dào của các tác phẩm cho dương cầm 4 tay. Cơn sốt chiếm cứ Schubert không phải là cái dụng ý tuyên truyền vận động “mà do nỗi buồn thèm khát một không gian rộng lớn và những chuyến đi xa. Trong Schubert có một cái gì rộn lên, ông không biết đi đâu? Hệt như một ý tưởng không thành lời”. Những công thức như thế, sung sướng thay, lại được đem vào thế giới của một con người lang thang nhưng bất động, con người ngao du bằng tâm thức, mà tuyệt tác “Du lịch mùa đông” đầy hư ảo, đắm chìm trong cô đơn và giá lạnh, đã được viết ra trong một căn gác xép.Có điều rằng người ta muốn đi xa hơn một chút nữa, vẽ kỹ hơn bức chân dung, và đào sâu cá tính. Nhiều huyền thoại, khá là ngốc nghếch, bao quanh Schubert “sống sờ sờ”, nhưng quá mờ nhạt, quá ngớ ngẩn, để có thể chinh phục những cô nàng mà Schubert ao ước một cách vô vọng. Khốn thay quyển sách của Hartling lại nhâm nhi những hình ảnh ấy, chứ không có gì khác hơn. Những cuốn tiểu sử âm nhạc đều luôn đương đầu với vấn đề: “Phải chăng một nhà sáng tác âm nhạc chỉ là một anh ngốc đáng thương, được liên hệ với trời xanh một cách bí ẩn vào những lúc xuất thần? Một sự ngu xuẩn nối mạch với các tinh xảo của vũ trụ”? Hình như Peter Hartling chấp nhận cái nhìn khù khờ của sự sáng tạo âm nhạc, được khích lệ bằng 200 năm lảm nhảm về tác giả của bài “Se-re-nat” lừng danh. Một cuốn sách liệu có tác dụng gì, nếu cứ nói dai dẳng về những điều ai cũng biết. Schubert tiến ra, mặt che kín giống những người vĩ đại vẫn thường làm. Dưới cái vẻ bể ngoài “Chàng trai gan dạ”, ông vật lộng kịch liệt chống lại cô đơn, thất vọng và cái chết. Và còn xa ông mới là bộ óc đơn giản để chơi dương cầm, thật khó mà tưởng tượng rằng người viết ra một tác phẩm sâu sắc và gắn bó như thế, lại không có “tư duy”. Cái đó xin mời các tiểu sử gia minh định.Thêm một thiếu sót của thiên điều tra: cuộc sống tình dục của Schubert không đến nỗi tệ, ngốc nghếch như Hartling trình bày. Rất mê những cô gái nhưng không với tới, mà sống vô gia cư, ở nhờ nhà của bạn bè và có khi ngủ chung giường với họ.Nhưng nếu nghĩ có một Schubert tài năng và bị hiểu nhầm thì chỉ cần làm cái việc “cảo thơm lần giở trước đèn”, điểm lại những tác phẩm của ông viết ra trong năm 1828. Trong năm đó, Schubert viết ra 3 bản Sonate vĩ đại nhất, bản ngũ tấu với 2 cây Cello, một khúc nhạc cho lễ Mi-sa, 3 tác phẩm quan trọng cho đàn Piano, những ca khúc về “tiếng hát Thiên Nga”, bản Fantaisie gam Fa thứ cho piano, và một số khác. Người ta hay nói đến năm 1828, cái năm cuối đời và rất tiêu biểu, hay về 20 tháng cuối cùng của ông tiếp sau cái chết của Beethoven, mà thời gian đó cho phép ông thêm vào 24 ca khúc của “Du lịch mùa đông”, 2 bản tam tấu và 8 Impromptus ...Đứng trước sức sáng tạo phi thường đó, người ta có thể tự hỏi: Phải chăng Schubert biết là mình sắp chết, và vì thế phải vội vàng. Hoặc giả ông nghĩ là mình đang bước vào một thời kỳ đặc biệt sung sức trong sáng tác mà cái chết đã can thiệp vào một cách thô bạo.Là một nghệ sĩ có tài và bị hiểu lầm, một con người không chịu hài lòng và bị căn bệnh nguy hiểm sớm cướp đi sinh mệnh, Schubert từng nói rằng không thể yêu nếu tình yêu của ông không biến thành nỗi đau khổ và không thể đau khổ nếu nó không biến thành tình yêu. Với 7 cuốn ca khúc được xuất bản, người ta chỉ từng hát lên cuốn đầu tiên. Người ta hiện tại chỉ chơi không đến ¼ những bản Sonate ông soạn cho piano, và hầu như không "không nói tục"ng gì đến những nhạc phẩm ông viết cho đàn violon. Người ta đã bỏ rơi đi một cách đáng xấu hổ một khối lượng khổng lồ về thanh nhạc và trữ tình của ông. Người ta trao quyền cho những người yêu xác chết để hoàn thành những tác phẩm bỏ dở của ông, như thể đấy là một vỉa hè mà một tay thợ nề lơ đãng bỏ quên (như bản Symphonie gam Si thứ và bản sonate “Reliquie”). Và điều đó đã khiến cho bà Margot phải than khóc trước lò sưởi và bỏ mặc bà giá lạnh và khô cằn như mặt trăng. Bà chỉ muốn cười và khóc như tên của nhạc phẩm đẹp đẽ “Lachen und Weinen” (cười và khóc) mà Schubert soạn năm 1823, không phải năm cuối đời, và về cái đó, hỡi ôi, người ta chẳng bao giờ quay thành một bộ phim nào cả.Vậy Schubert nào đây: Schubert ngây ngô nhạt nhẽo của Hartling hay một Schubert của tình yêu lớn và nỗi đau lớn ./.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này