1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Fernando Sor, His Life and His Music

Thảo luận trong 'Dịch thuật' bắt đầu bởi catbui, 27 Tháng chín 2003.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. catbui

    catbui Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Fernando Sor, His Life and His MusicThe guitar used be called a tavern instrument; one that could not meet the demands of classical music. In the early nineteenth century, Fernando Sor set in motion the quest that continues today, to raise the guitar to the greatest musical level possible. Sor was one of the most prolific composers for, and promoters of, the guitar as a "concert" instrument, in the last two hundred years. He, and others like him paved the way for Andrés Segovia to emerge and bring the guitar to the immense popularity, and respect it enjoys today. Fernando Sor was born into a fairly well off and respected family, sometime in February of 1778. The exact date is not known, but it is known that he was baptized on February 14, 1778 in Barcelona, Spain as `José Fernando Macarurio Sors' (Jeffery Sor). Based on his family's social standing Sor was expected to follow a military career and he did, but he also fell in love with music when his father introduced him to Italian opera. This was to be a great influence on his later musical compositions (Jeffery Composer and Guitarist 13). Sor's father was also the one to introduce him to the guitar. By the time Sor was eight he was already an accomplished guitarist and musician. His talent was so prevalent at such a young age, it earned him acceptance into the monastery at Montserrat when the new Abbot heard of his musicianship (Jeffery Composer and Guitarist 14). Sor was sent to study music and courses to further his military career at the monastery of Montserrat. His parents did not expect him to pursue music as career, but to enter the military or attain an administrative post (Jeffery Composer and Guitarist 14-15). After his father died, when he was about eighteen, his mother could no longer afford to continue his studies at Montserrat and she withdrew him. Sor returned to Barcelona where he received a commission in the `corps de Villa franca' from General Vives (Jeffery Composer and Guitarist 15). This post must have been rather fortunate for Sor since it provided him with the opportunity and the time to write an opera and some early guitar music. Jeffery points out that Sor most likely received his promotion to full lieutenant as a result of his performance on the piano and guitar. This leads to the assumption that the Spanish army fully supported and encouraged music (15). Sometime around the turn of the century, after spending four years at the military school, Sor left and moved to Madrid. Here he found his first patron, the famous Duchess of Alba who was also the patron of the famous Spanish painter Goya. The Duchess was rather different from other aristocrats who supported the arts. Instead of pressuring him to write exclusively for her. She gave Sor a study in her house and let him work on his own pieces at his own speed (Jeffery Composer and Guitarist 18). In 1808 at the height of Napoleon's reign, the French army invaded Spain. This was the period when Sor began to write more guitar music. Of the pieces that are left from this period, most are nationalistic and written for voice accompanied by guitar, or for solo guitar. These songs were written to provide support for the Spanish army and his fellow countrymen; despite popular belief Sor was a devout Spanish patriot. After the Spanish armies were defeated Sor accepted an administrative post with the new French government. This period of his musical life is very sparse composition wise (Jeffery Composer and Guitarist 43). This might be because Sor did not like that he had to serve under an alien government. Sor was a practical man though, and he did what he had to. A few years later, the Spanish army finally defeated the French and drove them out. Sor felt compelled to leave his home country, as did many other Spanish artists and aristocrats who had somehow befriended the French. He never returned to Spain again (Jeffery Composer and Guitarist 43). After leaving Spain in 1813, Sor followed the French back to Paris. This was to be his home for the rest of his life. Paris would also be the city where he composed the major portion of his guitar works, over one hundred are known to exist. Besides being an excellent composer Sor was also a performer of the highest caliber and technical ability. His talent was so sought after that it took him throughout Europe and Asia to perform for some of the highest nobility of the day. He traveled to Russia and some of her sister countries playing in St. Petersburg, Moscow, Berlin, and Warsaw, in Moscow, he premiered his ballet "Cendrillion", it turned out to be a success with both the public and the critics (Jeffery Composer and Guitarist 79). Sor also travelled to London, where he lived and worked from 1815 to 1823. While in England, he was well received for his operas and piano compositions, he also had four of his ballets produced in London. A local critic had this to say of his vocal compositions, "Mr. Sor's vocal compositions have gained such favour [sic] that a new set of arietts, from his pen, causes almost as much sensation as the publication of a new novel by the author of Waverly." (Repository of Arts March 1, 1820) (Jeffery Sor). Fernando Sor was probably the most well known guitarist in what has been called "The First Golden Age of the Guitar". As mentioned before Sor traveled throughout Europe quite a bit, and everywhere he went, the guitar's popularity spread like wildfire. After his death the guitar fell into obscurity again for almost two generations, and Fernando Sor was almost forgotten (Jeffery Composer and Guitarist 103). Although he wrote many other types of works for many mediums of performance including: piano, opera, and ballet, Sor is best remembered for his guitar studies, and other guitar works. They form an integral part in the study, and performance at concert level, of the guitar (Thompson Sor). Unlike his contemporaries, Dionisio Aguado of Spain, and Fernando Carulli of Italy, Sor wrote for the music first and the guitar second. Both Aguado and Carulli wrote many pieces for the guitar. Their pieces were mostly to build technical ability, and musically were unable to stand on their own. On the other hand Sor's estudios and etudes not only provide technical value. They are also able to provide musical fulfillment, as evidenced by any of the numerous recordings available today. He also had an incredible gift for composing memorable melodies; as the masters Beethoven and Schubert did (Jeffery Composer and Guitarist 101). In fact Sor is considered the "Beethoven" of the guitar in Spain (Sounboard 23). Sor has received many praises during his life, and after his death, but this one from William S. Newman, sums everything up about Sor's musical genius in one short quote: "The creative worth of Sor's guitar sonatas is high. The ideas, which grow out of the instrument yet stand up well enough apart from it, are fresh and distinctive. the harmony is skillful [sic] and surprisingly varied, with bold key changes and with rich modulations in the development sections. The texture is naturally of interest too, with the melody shifted from top to bottom, to middle, and frequent contrapuntal (two separate melody lines combined) bits added. Among the extended forms, the first allegro movements still show considerable flexibility in the application of `sonata form', especially in the larger number of ideas introduced and recalled. For that matter, the style still goes back to that of Haydn and Boccherini, especially in the first movement of Op. 22, which has all the neatness of syntax and accompaniment to be found in a classic symphony, and its third and fourth movements, which could nicely pass as a Minuet and Rondo by Haydn." (qtd. in Turnbull 89) Sor's greatest outpouring of music was after what some would call a retirement. Around 1827 he decided to stop touring the world and spend the rest of his life in Paris (Jeffery Composer and Guitarist 89-90). It was during this period that Sor wrote most of his memorable music: the ninety seven different studies, and the "Theme and Variations on Mozart's the Magic Flute Opus 9", which is probably the most recognized and difficult piece to play written by Sor (Kozin 28). To perform this piece, the player must have achieved the uppermost levels of technical and musical virtuosity. It was also during this period that Sor composed, what even today is considered, the most complete and practical method book for the guitar. In 1830 Sor published "Methode pour la Guitare", which Grunfeld calls his "... crowning achievement ... the most remarkable book on guitar technique ever written." In this masterpiece Sor includes feelings on the playing position of both hands, the use of the right hand fingernails, proper stroke for the right hand, playing position and the correct way to hold the guitar to maximize control and strength, and minimize tension (182). Sor also performed in public quite often during this period, but just like his composing his playing was becoming more and more limited to just the guitar, which had always been his favorite instrument since childhood (Jeffery Composer and Guitarist 94-95). In fact Sor loved the guitar so much that he spent the last years of his life passing on his knowledge of the instrument, not only for generations to come with his method book, but also personally through private lessons. When Sor first arrived in Paris the guitar almost became an overnight success, and people throughout the city became interested in it. Upon his permanent return to Paris Sor was in great demand as a teacher. Although Sor seems to have had many students, especially in Paris, either Sor and his students did not keep records, or they have been lost with the passage of time; therefore relatively few knowledge exists about his students. Of the few that we do know about one of the more famous ones is General San Martin, the Liberator of Argentina (Jeffery Composer and Guitarist 97). Two of his other students, that we know of, were mentioned in his "Methode pour la Guitare". They were Mary Jane Burdett and Miss Wainwright, both of whom were young English girls. It seems that Sor greatly admired both of them as guitarists, since he mentioned them in his study book (Jeffery Composer and Guitarist 97). The last two years of Sor's life must have been a very sad time for him, for he lost his daughter in the summer of 1837. Sor was greatly saddened by this and seems to have gone into a state of depression, as evidenced by the last great symphonic work written by him, a Mass in honor of his daughter. It is recounted by Eusebio Font y Moresco (apparently a local journalist) that Sor himself played excerpts from this mass, on a piano, over his daughters grave as a thunderstorm gathered and it began to rain (Jeffery Composer and Guitarist 110). Two years later, at the age of sixty, Sor died. Leaving behind a legacy that has continued for almost two hundred years. The world of classical guitar owes much to Fernando Sor, for he took the guitar from the depths of obscurity and ignorance, to new heights never achieved or thought of. Works Cited Note: Dr. Brian Jeffery's book, "Fernando Sor, Composer and Guitarist", is now in it's second edition (1994), and available through Tecla Publications. This is the most complete book in existence on Fernando Sor. I know of no other that comes close in the breadth and scope of this book. As anyone who has read Dr. Jeffery's book and the preceding short paper knows, Composer and Guitarist was the main source of information for my paper.
     
  2. gxr

    gxr Mới tập romance

    Gửi bác catbui : FERNANDO SOR - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP ÂM NHẠC Cây đàn ghi ta đã từng bị coi là thứ nhạc cụ rẻ tiền và vì thế không có chỗ đứng trong nền âm nhạc cổ điển sang trọng . Đầu thế kỷ 19 Fernando Sor bắt đầu những nỗ lực còn được tiếp diễn tới ngày nay nhằm nâng cây đàn 6 dây lên một vị thế xứng đáng trong nền âm nhạc . Ông là một trong những nhà soạn nhạc và tổ chức biểu diễn thành công nhất trong vòng 200 năm trở lại đây với cây đàn ghi ta như là một nhạc cụ của giàn nhạc giao hưởng . Sỏ và những người như ông đã đặt nền móng cho sự phát triển của ghi ta , để những thế hệ tiếp sau như Andres Segovia tiếp tục thổi vào 6 dây đàn sức sống ngày càng mãnh liệt . Fernando Sor sinh ra trong một gia đình danh tiếng và giàu có ; vào một ngày của tháng Hai năm 1778 . Ngày sinh của ông không được biết đến một cách chính xác ; chỉ biết rằng cậu bé Sor được làm lễ rửa tội vào ngày 14 tháng Hai năm 1778 tại Barcelona , Tây Ban Nha với tên thánh " Jose Fernando Macuro Sor " . Với danh tiếng gia đình , khi trở thành một thanh niên , Sor gia nhập quân đội và theo đuổi binh nghiệp . Nhưng cậu nhanh chóng " phải lòng " âm nhạc , trong một lần được nghe cha giới thiệu về nghệ thuật opera của nước Ý . " Cuộc tiếp xúc đầu tiên " ấy có ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp âm nhạc của Sor sau này . Cũng chính người cha đã đưa Sor đến với cây đàn ghi ta . Và khi mới chỉ là một cậu bé 8 tuổi Sor đã laf một nhạc công và một guitarist có hạng . Trong một lần nghe Sor biểu diễn , tài năng âm nhạc của cậu đã chinh phục hoàn toàn vị Tân Tu viện trưởng tu viện Montserrat . Nhờ đó Sor dược nhận vào học tại đây . Trong thời gian đó Sor được học nhạc và theo các khóa học phục vụ cho con đường binh nghiệp sau này . Cha mẹ cậu không muốn con trai coi âm nhạc là sự nghiệp . Họ mong mỏi cậu sẽ chiếm lĩnh một vị trí cao trong quân đội . Khi Sor 18 tuổi thì cha mất . Một mình người mẹ không đủ sức cáng đáng chi phí cho việc học tập của cậu tại tu viện . Sor rời Montserrat trở về Barcelona , nơi cậu phục vuj trong đội quân của tướng Vives . đây thực sự là một may mắn lớn cho Sor vì tại đây cậu có nhiều cơ hội và thời gian dành cho âm nhạc . Dấu mốc đầu tiên trong sự nghiệp của Sor là một vở opera và một số sáng tác cho cây đàn ghi ta . Tài năng của Sor được chứng nhận với việc Sor trở thành một sĩ quan cao cấp - phần thưởng cho những nỗ lực trong việc sáng tác , trước hết là cho piano và ghi ta . Cũng từ đó âm nhạc đựoc xem là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của quân đội Tây Ban Nha . Sau 4 năm rèn luyện trong môi trừơng quân đọi , Sor giải ngũ và chuyển tới Madrid . Tại đây ông tìm đựoc người bảo trợ đầu tiên - nữ bá tước Duchess nổi tiếng - cũng là người bảo trợ cho danh họa Goya . Bà là người luôn nhiệt thành ủng hộ nghệ thuật và giới nghệ . Thay vì thúc ép Sor sáng tác , nữ bá tước tạo điều kiện cho Sor tiếp tục đi học và khuyến khích ông làm việc theo cảm hứng cũng như khả năng của ông ( Continued )
     
  3. gxr

    gxr Mới tập romance

    Năm 1808 , thời kỳ hoàng kim của đế chế Napoleon , quân đội Pháp chiếm đóng Tây Ban Nha . Đây cũng là giai đoạn Sor bắt đầu sáng tác nhiều hơn cho cây đàn ghi ta . Phần lớn những sáng tác của ông trong thời kỳ này luôn chan chứa lòng tự hào dân tộc , được viết cho ghi ta chơi đệm hoặc solo , là những bài ca cổ vũ tinh thần chiến đấu của binh sĩ . Sor khi đó được xem là một biểu tượng cho lòng yêu nước Tây Ban Nha . Tuy nhiên , sau khi Tây Ban Nha bại trận , Sor chấp nhận một thỏa hiệp với người Pháp để nhờ đó tìm được một chỗ đứng trong bộ máy chính quyền mới . Ông sáng tác rất ít trong thời gian này . Nguyên nhân có thể là do Sor thực sự không muốn phục vụ dưới quyền những kẻ ngoại bang ... Nhưng Sor là một kẻ thức thời . Và ông đã làm việc mà ông phải làm . Vài năm sau đó , người Tây Ban Nha nổi dậy giành lại nhà nước từ tay quân Pháp . Cùng với một số người trong giới nghệ sĩ và quý tộc Tây Ban Nha đã từng có quan hệ với người Pháp trước đó , lúc này Sor tự nhận thấy không còn con đường nào khác cho ông ngoài việc rời bỏ Tổ Quốc . Ông không bao giờ còn quay lại Tây Ban Nha nữa . Ra đi vào năm 1813 , Sor theo chân người Pháp tới Paris . Kinh đô ánh sáng trở thành quê hương cho suốt phần đời còn lại của ông . Tại đây ông đã sáng tác phần lớn những tác phẩm dành cho đàn ghi ta , trong số đó có hơn một trăm bản còn được biết đến cho tới ngày nay . Là một nhà soạn nhạc thiên tài , Sor cũng còn là một nghệ sĩ có tính tổ chức và khả năng kỹ thuật đỉnh cao . Với tài năng của mình ông đã chinh phục toàn bộ Châu Âu khó tính cũng như Châu Á . Thính giả của ông thuộc những tầng lớp quyền quý nhất trong xã hội . Ông đã tới biểu diễn ở St . Peterburg , Moscow , Berlin ; Warsaw ... Tại Moscow Sor đã trình diễn lần đầu tiên vở ballet " Cendrillion " được cả công chúng thưởng thức lẫn giới phê bình nghệ thuật đón nhận nồng nhiệt . Sau đó Sor chuyển tới London sống và làm việc từ 1815 - 1823 . Trong thời gian ở Anh ông đã viết nhiều vở opera , 4 trong số những vở ballet , và các tác phẩm cho đàn piano . Một nhà phê bình London đã viết về những bản giao hưởng hợp xướng của Sor : " Chúng được yêu thích như một tập hợp những vở ca kịnh mới . Dưới ngòi bút của Sor chúng gây nên một hiện tượng như khi một cuốn tiểu thuyết mới của Waverly ra đời vậy . " Fernando Sor có thể được xem là guitarist nổi tiến nhất trong " Thời kỳ Vàng thứ nhất của ghi ta " . Được biết đến trước cả khi ông xuất hiện tại Châu Âu , bất cứ nơi đâu tiếng đàn ghi ta của ông cũng được đón nhận một cách cuồng nhiệt và nhanh chóng trở nên phổ cập trong giới thưởng thức âm nhạc . Sau khi ông qua đời , vầng hào quang của cây đàn ghi ta lịm tắt trong suốt hai thế hệ sau đó . Fernando Sor gần như hoàn toàn bị quên lãng . ( Continued )
     
  4. catbui

    catbui Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Cha cha. Vốn kiến thức của bác khá quá ta. :rolleyes: Cảm ơn bác nhiều nhé. Tài năng của Vietguitar bây giờ mới phát hiện [​IMG]
     
  5. gxr

    gxr Mới tập romance

    Cùng thời với Sor có Dionisio Aguado ( Tây Ban Nha ) và Carulli ( Ý ) . Hai ông sáng tác rất nhiều cho cây đàn ghi ta nhưng phần lớn các tác phẩm chỉ nhằm trau dồi kỹ thuật còn nhạc cảm không được chú trọng tới . Khác với họ , đối tượng sáng tác của Sor phong phú với piano , opera , ballet , ghi ta . Tuy nhiên ông vẫn được nhớ tới nhiều hơn cả qua những nghiên cứu và các tác phẩm viết cho ghi ta . Chúng tạo thành một phần quan trọng trong nền tảng cho việc học và trình diễn ghi ta ở cấp độ hòa tấu . Hơn thế nữa , các estudios và etudes của Sor không chỉ có giá trị cao về kỹ thuật mà còn đầy ắp cảm xúc âm nhạc , đã được chứng minh qua bất kỳ cuộc trình diễn , thu âm nào ngày nay . Sor đã cống hiến cả cuộc đời cho việc sáng tạo nên những giai điệu tuyệt vời , như các bậc thầy Beethoven hay Schubert đã từng làm . Trên thực tế có thể gọi Sor là Beethoven của cây đàn ghi ta Tây Ban Nha . Sinh thời và cả sau này Sor đã được trao tặng rất nhiều phần thưởng , danh hiệu . William S. Newman đã tôn vinh thiên tài âm nhạc của Sor qua một nhận xét ngắn gọn mang tính khái quát : " Giá trị sáng tạo trong những bản sonate của Sor là rất to lớn . Những ý tưởng hình thành từ cây đàn ghi ta với thiên tài của Sor đã thực sự tìm được vị trí của mình , tươi mới và mang dấu ấn phong cách của riêng ông . Phần hòa âm với kỹ thuật hoàn hảo mang cá tính riêng tới mức đáng ngạc nhiên . Các khóa nhạc chủ chốt liên tục được biến đổi với các bè giọng phong phú trong quá trình phát triển của các chương đoạn dựa trên nền tảng của một cấu trúc uyển chuyẻn . Giữa những trường đoạn mở rộng , những tiết tấu đầu tiên sôi động vẫn cho thấy khả năng thích ứng đáng kể của sự ứng dụng hình thức sonate trong một số lớn những ý tưởng được giới thiệu và trình diễn . Phong cách mang dấu ấn của Haydn và Boccherini , đặc biệt là trong chương đầu của Op. 22 , trong đó có tính hiệu quả của nhịp điệu cũng như sự phối hợp nhịp nhàng vốn có của một tác phẩm cổ điển . Chương 3 và chương 4 có thể coi là một Minuet and Rondo của Haydn . " Bước ngoặt lớn nhất trong âm nhạc của Sor xảy ra vào quãng năm 1827 , khi ông quyết định dừng các chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới và lui về lại Paris . Trong thời gian này Sor viết phần lớn những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông , bao gồm 97 công trình nghiên cứu , tác phẩm " Theme and Variations on Mozart's the Magic Flute Opus 9 " - tác phẩm được hoan nghênh nhất và cũng được xem là khó nhất của Sor . Để trình diễn tác phẩm này các nhạc công phải đạt đến trình độ kỹ thuật và nhạc cảm ở mức " thượng thừa " . Đây cũng là thời gian Sor hoàn tất việc soạn thảo cuốn cẩm nang ghi ta được xem là hoàn thiện nhất cho tới nay . Năm 1830 " Methode pour la Guitare " ra đời - cuốn sách được Grunfeld gọi là " ... thành quả tuyệt vời nhất ... cuốn sách có giá trị nhất về kỹ thuật ghi ta từ trước tới nay ... " Trong tác phẩm bậc thầy này Sor đã giới thiệu bao gồm nhiều kỹ thuật như cách sử dụng móng của bàn tay phải , cách vuốt dây tay phải sao cho hiệu quả , cách giữ độ tập trung cao nhất cũng như giảm thiểu sự căng thẳng , cảm giác của cả hai bàn tay tại các điểm trên thân đàn ... Lúc này Sor vẫn biểu diễn thường xuyên trước công chúng ; nhưng cũng giống như các tác phẩm của ông , những buổi trình diễn thu hẹp dần phạm vi sử dụng các nhạc cụ và chỉ còn tập trung cho cây đàn ghi ta - nhạc cụ yêu thích của Sor từ thời thơ ấu . Sor yêu ghi ta tới mức ông dành hẳn những năm cuối đời để hoàn thiện những hiểu biết của ông về cây đàn 6 dây , không chỉ trong cuốn giáo học pháp cho ghi ta mà còn trong những giờ dạy tư . Lần đầu tiên tới Paris Sor đã thành công vang dội và khiến tất cả mọi người dân của thành phố này quan tâm tới ghi ta . Khi quay trở lại và định cư tại đây ông đã là một nghệ sĩ ghi ta bậc thầy có học trò ở khắp mọi nơi , đặc biệt là tại Paris . Đáng tiếc là hiện nay chúng ta không còn sở hữu một băng ghi âm biểu diễn nào của Sor và các học trò ; có thể họ đã không thu âm , cũng có thể chúng đã thất lạc hay bị phá hủy theo thời gian . Một nhân vật tương đối nổi tiếng cũng đã từng là học trò của Sor là tướng San Martin , đảng viên Đảng Dân chủ Argentina . Hai học trò khác của Sor là Mary Jane Burdett và Miss Wainwright - 2 cô gái trẻ người Anh . Dường như Sor thực sự khâm phục hai cô học trò này trong vai trò guitarist vì ông có đề cập tới họ trong cuốn " Methode pour la Guitare " .Hai năm cuối cuộc đời là quãng thời gian vô cùng buồn thảm đối với Sor , sau cái chết của con gái vào mùa hè năm 1837 . Ông đau đớn vật vã và có biểu hiện mắc chứng trầm cảm , có thể thấy trong bản giao hưởng lớn cuối cùng của ông - một bản nhạc cầu hồn viết cho con gái . Eusebio Fonty Moresco ( có lẽ là một nhà báo địa phương ) ghi nhận rằng chính Sor đã tự chơi piano trong lễ cầu hồn này , bên mộ con gái , trong khi trời nổi giông bão và mưa lớn . Hai năm sau Sor qua đời , ở tuổi 60 , để lại một gia sản âm nhạc vẫn còn được kế thừa cho tới ngày nay . Cây đàn ghi ta cổ điển và những người yêu nó biết ơn Ferrnando Sor , khi ông đã đưa ghi ta từ bóng tối vô danh lên một tầm cao mà trước đó chưa ai hình dung hay đạt tới .( The end )
     
  6. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    Nicely done! 5 Liên Xô, em Gai về chỗ.Cơ mà, em dịch tavern là " rẻ tiền" ( L 1) nghe nó cứ thương thương cho cây guitar thế nào ấy. Dịch là " bình dân" thôi em. :rolleyes: Ai có tài liệu tiếng Đức cần dịch thì cứ tự nhiên nhé, bạn Gai không lấy giá đắt hơn tớ đâu mà lo.
     
  7. gxr

    gxr Mới tập romance

    Bác cứ quá khen , không hề khiêm tốn mà nói thì em chỉ có tài lăng xăng thôi, dịch cho vui , sai đâu các bác tự sửa đấy , đừng có trách móc gì em [​IMG] . Đây là công việc yêu thích của em lúc ... 90 tuổi đấy , lúc ấy các bác đi không được nữa nhưng biết chơi đàn thì chơi đàn , em không biết chơi đàn thì em ngồi dịch [​IMG]
     
  8. gxr

    gxr Mới tập romance

    Không có thương xót gì hết , tình cảm không có chỗ khi đang làm việc [​IMG] . Thực ra đầu tiên bác cũng nghĩ vây nhưng nếu tìm hiểu về lịch sử ghi ta giai đoạn trước Fernando Sor cộng thêm cái ý trong câu cuối của bản gốc " ... he took the guitar from the depths of obscurity and ignorance ... " thì từ " bình dân " nghe hơi " giơ cao đánh sẽ " quá ( là theo ý bác nó vậy )
     
  9. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    Ái, bạn ơi, lịch sử của guitar cũng không xếp nó vào loại rẻ tiền, mà tớ nghĩ làm gì có nhạc cụ nào gọi là rẻ tiền, có thể là rẻ, nhưng nhất định không chơi với từ "rẻ tiền". [​IMG] . Hình như vấn đề ở đây là từ ngữ. Guitar trước tiên được chơi trong các đám hội dân dã, hoặc bởi các nghệ sĩ lang thang trên đường phố, vì thế người ta coi đó là loại nhạc cụ bình dân, không danh giá giống như các ngài Violon hay Me sừ Piano. Thế nhưng người ta đâu có khinh rẻ những người chơi guitar, vì thế đâu thể gọi guitar là rẻ tiền chứ? Cùng lắm chỉ là nó chưa gây được chú ý trong giới các nhà nhạc học [​IMG] (mà toàn là dân quý xờ tộc), thế thôi :rolleyes:
     
  10. catbui

    catbui Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Cho dù coi là nhạc cụ "rẻ tiền" đi chăng nữa thì nó cũng làm khối "cô nàng" chết đó bác ạ. Thế bác có thể kiểm tra lại bài dịch của em được không? bài dịch từ: classicalguitar.net
     
  11. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    Vâng ạ, thế em để bài dịch của em ở đâu ạ? Các bác ngó quanh có thấy gì đâu? [​IMG]
     
  12. Thi sĩ còm

    Thi sĩ còm Cựu thành viên BQT

    Em Pa lói kó ní, kó ní. Dịch như em Gai xương rồng đáng bị khởi tố trước pháp luật. Bút sa là gà chết lần sau em cẩn thận, bậy quá. Quên GaiXR hình như sinh năm Dê, phải nói "Bút sa là Dê chết" Chúc em lần sau cẩn thận hơn lần một.Bác Cát bụi nói chưa hết nghĩa, không cứ phải "Ghita" mới "Khối cô chết" trước em làm nghề "Xe ôm" cũng "Khối cô chết" như ai. Nghề nào phát huy được cái tài đều "chết" hết.
     
  13. gxr

    gxr Mới tập romance

    Bác catbui đừng hiểu nhầm ý em . Nghệ thuật và cái đẹp chân chính thì không chỉ khiến các cô nàng mà cả các anh chàng cũng " chết " bác ạ , một " cái chết " đáng đồng tiền bát gạo [​IMG] Vấn đề ở đây hiển nhiên là từ ngữ chứ còn " có lẽ " cái gì nữa Ốc . Khi bác dùng từ " rẻ tiền " thì không có nghĩa là sẽ khiến người đọc và những người yêu ghi ta của thì hiện tại hiểu rằng " ghi ta " = " rẻ tiền " . Bởi vì tính từ đó được xác định trong quá khứ . " Những người lang thang " là ai ? Vị trí của họ ở đâu trong xã hội thời đó ? Nghệ thuật của họ được giới quý tộc đánh giá ra sao ? Sau đó cô sẽ thấy ngay là cụm từ " rẻ tiền " là hợp lý hơn . Cũng giống như ngày xưa ả đào , nghệ nhân ca trù là thuộc " tầng lớp " " xướng ca vô loài " vậy !
     
  14. CinKrisom

    CinKrisom Đồ rê mi fa sol ...

    Trước Strauss thì điệu Waltz còn nằm ở cái mức tồi tệ hơn rẻ tiền nữa cơ :-<
     
  15. daotu123

    daotu123 New Member

    Mình cũng đang muốn thực hành thêm về dich thuật , một phần là bổ sung kiến thức , một phần là nâng cao kĩ năng , Bạn nào có ý muốn tuyển cộng tác cứ pm mình nha :D
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này