1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Choosing a guitar[P1]-Tổng hợp tính chất các loại gỗ làm đàn guitar

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi tungeric.music, 2 Tháng ba 2013.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. tungeric.music

    tungeric.music Thread Starter New Member

    Thân chào các bạn!
    Cách đây 2 năm, mình thực hiện bài viết "đột nhập xưởng đàn Thanh Cầm - Luthier Đỗ Việt Dũng" trên guitar.vn. Bài viết của mình nói về các loại gỗ làm đàn, những chia sẻ của anh Dũng về nghệ thuật làm đàn và các loại gỗ làm đàn. Hiện nay bài viết đó đã mất,trong khi mình nhận thấy còn rất nhiều bạn băn khoăn về cách chọn đàn, chất gỗ như thế nào cho phù hợp, gỗ nào tốt, âm thanh như thế nào, độ bền ra sao...
    Thiết nghĩ những kiến thức về các loại gỗ cũng rất bổ ích và cần thiết cho người chơi guitar nói riêng, và yêu thích guitar nói chung. Dù bạn là người mới chơi cần tìm mua một cây đàn để bắt đầu tập, hay người chơi đàn nhiều năm muốn nâng cấp cây guitar cho mình thì những kiến thức về gỗ làm đàn là không thể thiếu.
    Chính vì thế, mình xin phép mạo muội thực hiện loạt bài viết "Choosing a guitar" chia sẻ những hiểu biết, những kinh nghiệm ít ỏi của mình về các loại gỗ làm đàn nói riêng và về cây đàn guitar nói chung nhằm mục đích giúp các bạn hiểu thêm về guitar, có thể dựa vào đó mà chọn lựa cho mình cây đàn vừa ý, giá cả hợp lí. Rất mong các bạn đọc, các cao thủ, những người có kinh nghiệm... cùng đóng góp ý kiến để topic được hoàn thiện hơn, nhằm phục vụ anh em tốt hơn!
    Màn dạo đầu hơi bị dài dòng thì phải :)) Mình xin phép vào luôn chủ đề.
    PHẦN I: Gỗ nguyên miếng (solid wood) và gỗ ép (laminate wood)
    Chắc hẳn các bạn, đặc biệt là những người mới tập guitar khi đi chọn đàn đều băn khoăn "Cây này là gỗ ép(laminate) hay gỗ nguyên miếng (solid) đây" Vậy 2 loại gỗ này thực chất là gì, chúng khác nhau ở đặc điểm gì?

    - Gỗ nguyên miếng (gỗ thịt-solid wood): Là gỗ tự nhiên, được sẻ trực tiếp từ cây gỗ tự nhiên qua các khâu chế biến đặc biệt sẽ được dùng làm guitar. Chất lượng gỗ phụ thuộc nhiều yếu tố sẽ phân tích kỹ ở phần sau.
    +Ưu điểm: Âm thanh hay hơn gỗ ép, sang trọng, nếu bảo quản tốt đàn càng chơi càng hay (vỡ tiếng)
    +Nhược điểm: Bị ảnh hưởng bởi thay đổi thời tiết, độ bền kém hơn gỗ ép gia công khó và đương nhiên là mắc tiền hơn.:|

    - Gỗ ép (Laminate wood): Là loại gỗ 3 lớp, 2 lớp bên ngoài là những lớp gỗ thịt rất mỏng dán vào lõi là loại gỗ khác rẻ tiền hơn(gỗ tạp) Chất lượng gỗ laminate phụ thuộc vào việc chế tạo và xử lí (tiền nào của nấy mà:-*)
    +Ưu điểm: cũng mang những tính chất âm như loại gỗ thịt tương ứng, nhưng không hay bằng, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, độ bền cao, gia công dễ dàng, giá thành rẻ.
    +Nhược điểm: gần như không có khả năng võ tiếng, âm thanh không hay bằng gỗ thịt.

    Bạn đã biết thế nào là gỗ solid và laminate, hiểu các đặc điểm của chúng. Nhưng phân biệt chúng như thế nào?
    Với kinh nghiệm của tôi khi chọn đàn guitar, với gỗ mặt trước (top wood), muốn phân biệt gỗ, bạn nhìn vào miệng lỗ, thấy có các đường kẻ dọc kéo dài từ vân gỗ mặt xuống thì đó là gỗ solid, còn không thấy đường trên mà thấy 3 lớp gỗ thì là gỗ ép.
    Mặt đàn solid:
    [​IMG]
    Mặt đàn laminate:
    [​IMG]
    Phân biệt 2 mặt đàn solid và laminate:
    [​IMG]
    Với gỗ mặt lưng và hông, khi không có vết cắt ta phải làm gì? Khi đó bạn nhìn vào trong thùng đàn, xem vân gỗ bên ngoài và bên trong thùng có giống nhau ở các vị trí tương ứng không. Nhiều loại gỗ ép cao cấp họ làm 2 mặt khá giống nhau, nên phải xem thật kĩ.
    Còn câu hỏi của nhiều bạn nếu đàn sơn đen thì làm thế nào? Trả lời câu hỏi này thì phải dựa vào giá đàn, chủng loại, thương hiệu nào và âm thanh mình mới cho câu trả lời chính xác, vấn đề này sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo "chọn đàn như thế nào" của mình.

    Kết thúc phần I, cũng là phần quan trong nhất với beginner, để khi chọn đàn không bị lòe giữa gỗ solid và gỗ ép :-o Các bạn cũng chú ý là đàn gỗ solid sẽ mắc tiền hơn gỗ laminate, và rất khó để trả lời cụ thể cho bạn là muốn đàn gỗ solid nhưng chỉ có tầm tiền nhỏ thì có được không. Tuy nhiên vẫn có những khoảng giá cho những "cấu hình" nhất định, và không hẳn là cứ solid là tốt. Mình sẽ đề cập chi tiết trong bài viết tới.

    Phần II: Gỗ làm mặt đàn

    Vẫn bắt đầu với 2 loại gỗ solid và laminate, chúng ta cùng phân tích ưu nhược điểm của chúng khi làm mặt đàn:
    + Gỗ laminate được các nhà sản xuất lựa chọn vì giá thành của nó rẻ. Gỗ laminate rất chắc chắn, tuy nhiên lại trở thành yếu điểm của nó khi các nhà sản xuất vẫn sao chép cấu trúc bracing(nan-giằng) của mặt solid top vào mặt laminate (vấn đề đồng bộ sản xuất) trong khi mặt laminate rắn hơn mặt solid. Điều này làm hạn chế độ rung của mặt laminate, giảm cộng hưởng. Lớp keo trong gỗ dán cũng làm giảm tone. Mặt laminate có thể cho tiếng ok khi chơi nhẹ, âm lượng thấp. Nhưng khi chơi mạnh, tiếng đàn không còn rõ ràng (âm thanh của các dây không phân tách rõ, bị quện vào nhau)
    + Gỗ solid top: mặt gỗ solid được lấy từ khối gỗ xẻ tự nhiên, sau đó được tách ra mà mở ra như mở sách, sau đó ghép 2 nửa lại với nhau.
    Gỗ solid âm thanh hay hơn, cộng hưởng, sustain(độ ngân) tốt hơn. Mặt gỗ solid càng chơi càng hay do rung động của dây, do cách bạn chơi và bảo quản nó.

    Nguồn: http://ukuguitars.com/blog/choosing-a-guitar-p1-tong-hop-tinh-chat-cac-loai-go-lam-dan-guitar
     
  2. tungeric.music

    tungeric.music Thread Starter New Member

    PHẦN III: Gỗ làm lưng và hông đàn (Back & Side)

    Này, bạn vẫn theo tôi đấy chứ :-* Không để các bạn chờ đợi lâu, ta bắt đầu luôn vào phần cuối của bài viết "Tổng hợp tính chất các loại gỗ làm đàn guitar" nằm trong seri "Choosing a guitar" của mình.

    Gỗ làm mặt lưng và hông đàn, nhất quyết phải là gỗ cứng, loại gỗ mọc ở xứ nhiệt đới như Ấn độ, châu Phi, Đông Nam Á, Nam Mỹ. Các loại gỗ làm back & side cũng vô cùng đa dạng. Mỗi loại lại cho ra một âm sắc khác nhau. Trước khi vào phần chi tiết, mình xin lưu ý các bạn, có nhiều bạn (ngay cả những người bán đàn, người chơi đàn lâu năm) vẫn nhầm lẫn giữa gỗ hồng đào và rosewood. Rosewood có thể gọi là gỗ cẩm lai, còn gỗ Hồng đào tên của nó là Nato, loại gỗ cùng họ với mahogany - loại có nguồn gốc từ Châu Phi. Rosewood cao cấp và đắt tiền hơn Nato rất nhiều.
    Giữa gỗ solid và laminate, với cùng loại gỗ chúng đều cho chất âm tương tự nhau, tuy nhiên gỗ laminate chỉ có được phần nào chất âm của gỗ solid mà thôi. Âm thanh khi dùng gỗ laminate sẽ có phần vang hơn, tuy nhiên không có được gọn gàng và trong trẻo, long lanh của gỗ tự nhiên.

    Thôi, giờ thì đi vào cụ thể với các loại gỗ nào.

    Indian Rosewood (Gỗ Hồng Sắc Ấn Độ)
    Loại gỗ được xem là tiêu chuẩn trong ngành chế tác guitar.
    Xuất xứ: Ấn Độ
    Vân gỗ: xem hình, thường gọi là Cẩm Lai Ấn Độ.
    Đáp ứng tần số: Giải tần số rộng (Low/High-range frequencies), cân bằng đồng đều từ bass đến treble, âm vang rất tốt. Giống như Madagascar Rosewood, các họ Rosewood có vùng Mid-range kém nổi trội hơn vùng Mid-range của Mahogany.
    Phạm vi sử dụng: thường cho classical guitar, lý tưởng cho acoustic guitar truyền thống, đặc biệt cho chơi Bluegrass.

    [​IMG]

    Madagascar Rosewood (Gỗ Hồng Sắc Madagascar)

    Xuất xứ: Đảo Madagascar (Châu Phi)
    Vân gỗ: xem hình. Họ Cẩm Lai (thiết mộc), vân gỗ trông thật dữ dội.
    Đáp ứng tần số: Giải tần số rộng (Low/High-range frequencies), cân bằng đồng đều từ bass đến treble, âm vang rất tốt.
    Phạm vi sử dụng: classical guitar hoặc acoustic guitar.
    [​IMG]

    Tropical Mahogany (Gỗ Gụ):Mời ae xem trong phần II

    Maple (Cây Phong)
    Ta thường nghe tên 2 loại Flamed Maple và Big Leaf Maple. Thật ra là do cách xẻ cây gỗ mà có 2 loại trên, do vân gỗ khi xẻ theo mỗi cách sẽ thấy khác nhau.
    Xuất xứ: Tây Bắc Mỹ
    Vân gỗ: xem hình, có ánh cườm, là loại thiết mộc chắc thịt.
    Đáp ứng tần số: Giải tần số trung bình và tần số cao. Nổi trội âm treble, đanh, sáng như tia laser.
    Phạm vi sử dụng: Guitar acoustic và guitar điện.

    Flamed maple: [​IMG]

    Big Leaf Maple
    [​IMG]

    Ovangkol

    Xuất xứ: Tây Phi nhiệt đới.
    Vân gỗ: xem hình, là họ hàng nhà Rosewood.
    Đáp ứng tần số: rộng như Rosewood, nhưng nổi trội hơn một chút ở giải tần mid-range.
    Phạm vi sử dụng: Nhiều loại guitars.
    [​IMG]

    Cocobolo

    Xuất xứ: Trung Mexico.
    Vân gỗ: xem hình, có chen 2 sắc, là loại thiết mộc.
    Đáp ứng tần số: Âm trung ấm hơn và nối dài một phần về phía âm bass (không bằng Rosewood). Âm treble giống Koa, nhưng ấm hơn.
    Phạm vi sử dụng: Nhiều loại guitars.

    [​IMG]

    Walnut

    Xuất xứ: Trung California.
    Vân gỗ: xem hình, vân cườm rất đẹp, là loại thiết mộc.
    Đáp ứng tần số: Âm trung giống Mahogany nhưng ấm hơn. Âm treble giống Koa, nhưng ấm hơn.
    Phạm vi sử dụng: Kết hợp với mặt gỗ Cedar thích hợp cho fingerstyle guitars.
    [​IMG]

    Acacia Koa : Mời các bạn xem trong phần II

    Macassar Ebony (Gỗ Mun Macassar)

    Xuất xứ: Indonesia.
    Vân gỗ: xem hình, là loại thiết mộc chắc thịt.
    Đáp ứng tần số: Âm thanh to, rõ. Âm bass mạnh mẽ, âm trung trung bình, âm treble trong, rõ. Đáp ứng âm thanh sẽ cân bằng hơn khi kết hợp với gỗ mặt là Spruce hoặc Cedar.
    Phạm vi sử dụng: Nhiều loại guitars.
    [​IMG]

    Ngoài ra còn rất nhiều loại gỗ khác để làm back & side mà mình không kể hết được như Brazilian rosewood, African blackwood...
    Việt Nam có một loại gỗ tên khoa học là " Dalbergia Bariaensist " được LMI chọn là gỗ đạt chuẩn để làm đàn mà ta vẫn gọi là Vietnamese Rosewood (gỗ Trắc)
    Nó đây: [​IMG]
    Mình đã dùng thử 1 cây VNRW được chế tác bởi Dũng Luthier, đánh giá âm thanh trong trẻo và ngọt ngào hơn Indian rosewood.
    Còn về Brazilian RW, mới chỉ được sờ qua miếng gỗ chứ chưa được thử cây đàn thành phẩm nào nên không dám chém, vân gỗ dữ dằn giống madagascar rw và VNRW, có mùi trầm hương rất thơm.

    Lan man vậy đủ rồi, mình xin phép kết thúc bài viết về các loại gỗ làm đàn tại đây. Vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn. Trong khuôn khổ bài viết mình chỉ xin được trình bày những vấn đề phổ biến nhất. Rất mong các bạn đọc, các cao thủ đóng góp những ý kiến phản hồi để bài viết tiếp theo mình thực hiện tốt hơn, phục vụ nhu cầu ae :))

    Trong phần tiếp theo của loạt bài viết "Choosing a guitar": "Chọn đàn như thế nào?" mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mua đàn trực tiếp tại Hà Nội,trả lời những câu hỏi kết hợp gỗ như thế nào?, chọn lựa loại đàn, dáng nào phù hợp với phong cách chơi?, kinh nghiệm mua đàn cho beginner? ...

    Rất mong được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm về guitar với anh em, địa chỉ fb của mình: https://www.facebook.com/tungtuton
    Hoặc alo sdt 0963.689906, rảnh thì trà đá vỉa hè cafe cà pháo đàm đạo. Ae nào có cần mình tư vấn trực tiếp để chọn đàn cũng cứ alo nhé.
    Hẹn gặp lại trong Part 2.
    Còn bây giờ. Chào thân ái và quyết thắng !
    P/s:Bài viết mình có tham khảo từ vimlounge.net và các trang web nước ngoài, xin trân thành cảm ơn những người đi trước đã cung cấp những tư liệu quý giá để mình thực hiện bài viết.

    Nguồn: http://ukuguitars.com/blog/choosing-a-guitar-p1-tong-hop-tinh-chat-cac-loai-go-lam-dan-guitar
     
    2 people like this.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này