1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

"Cái đẹp của âm nhạc" qua tai người nghe

Thảo luận trong 'Cảm xúc về âm nhạc và guitar' bắt đầu bởi vịt, 16 Tháng hai 2010.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. vịt

    vịt Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    [​IMG]
    http://sannhac.com/playerNhung.swf?id=78763
    Nếu sự sâu lắng của một vài cái đẹp thường gợi nên cảm giác thích thú thì cảm giác này vẫn có sự khác biệt ở mỗi người khi cùng thưởng thức những cái đẹp tương tự. Tôi có thể đặt một đối tượng đẹp trước một người quan sát với mục đích làm anh ta thích thú, nhưng mục đích này không hề có cách nào ảnh hưởng đến vẻ đẹp của đối tượng. Cái đẹp là cái đẹp mặc dù nó có thể không gợi nên bất kỳ cảm xúc nào cũng như không có ai nhìn ngắm nó. Nói khác, mặc dù cái đẹp tồn tại với những ai biết nhìn ngắm, nhưng nó vẫn độc lập với người quan sát”.

    Nhà phê bình âm nhạc Eduard Hanslick đã khẳng định như thế năm 1854. Ông viết như thế ngay từ thời mà sự đối lập giữa trường phái của Brahms và Wagner có ảnh hưởng chi phối tòan cảnh âm nhạc, những nỗ lực trình bày có hệ thống của Hanslick về việc xác định tính khách quan của cái đẹp trong âm nhạc bị xem là quá khích. Việc Hanslick nhấn mạnh rằng những xúc cảm của con người không thể được sử dụng trong việc đưa ra những phán đóan về cái đẹp trong âm nhạc đã tấn công trực diện với những giá trị biểu hiện đang thịnh hành ở cuối thế kỷ 19-thế kỷ của chủ nghĩa lãng mạn. Trong khi thừa nhận âm nhạc đẹp có thể lay động người nghe một cách sâu sắc, Hanslick tin rằng những phản ứng xúc cảm này chỉ là một khía cạnh của tác dụng của cái đẹp trong âm nhạc. Cái đẹp thật sự của âm nhạc phải được tìm thấy trong chính bản thân âm nhạc.

    Có thể nhằm làm tăng tính chất luận chiến vào thời đó, Hanslick còn đi xa hơn khi cho rằng âm nhạc đẹp có thể không bao giờ được viết như một sự trình bày mang tính chất tường thuật về một sự kiện hay một nội dung đặc biệt khác: “một nhà sọan nhạc không thể chọn phương pháp tường thuật nguy hiểm này vì nó chứng tỏ rằng âm nhạc chỉ là thứ đến sau. Vị trí đầu tiên thuộc về chất liệu thơ ca, còn âm nhạc chỉ là một thứ minh họa dẫu sáng chói nhưng chỉ có chút tác dụng ít ỏi”

    Cái đẹp và âm nhạc của Wagner

    Hanslick theo đuổi niềm tin của mình về cái đẹp trong âm nhạc qua những bài phê bình khái quát chống lại nhà sọan nhạc Wagner ở nhiều mức độ. Wagner đeo đuổi mục tiêu kết hợp nghệ thuật và văn học với âm nhạc trong những vở opera của mình, và đã phát triển cách sử dụng “chủ đề âm nhạc” để miêu tả hay trình bày những tính cách trên sân khấu. Trong bài phê bình vở opera Lohengrin của Wagner năm 1858, Hanslick viết rằng sự đón nhận nhiệt tình vở opera này phải được ngầm hiểu là dành cho người “điếc”, cái gọi là “âm nhạc có chủ đề” hay “chủ đề âm nhạc” chỉ để gây ấn tượng cho cảnh trí sân khấu, cho những đám rước, đám đông, cho những kẻ thích vẽ râu diễn tuồng, hơn là dành cho những người không có mối quan tâm nào khác về vở opra Lohengrin ngọai trừ âm nhạc. Ngược lại, Hanslick lại rất nhiệt tình khi viết về âm nhạc của Brahms, một nhà sọan nhạc đương đại viết nhiều giao hưởng và nhạc thính phòng không chủ đề. Hanslick cho rằng âm nhạc của Brahms có ưu điểm là “không hề mưu cầu tìm kiếm những hiệu quả dễ dãi bằng việc tạo ra sự dễ nghe” và “không hề có sự tìm kiếm tiếng vỗ tay trong âm nhạc của Brahms, không có cả cái điệu bộ tự chải chuốt mình". Những sáng tác âm nhạc của Brahms hiển nhiên thỏa mãn quan điểm của Hanslick: “âm nhạc đòi hỏi phải được đối xử và hiểu thấu như là âm nhạc”.

    "Cái đẹp trong âm nhạc" trong âm nhạc Pháp đầu thế kỷ 20

    Lý lẽ của Hanslick về cái đẹp độc lập của âm nhạc báo hiệu sự phát triển của những ý tưởng về cái đẹp trong âm nhạc của những nhà sọan nhạc thế kỷ 20.



    Ở Pháp, Jean Cocteau khai mào một cuộc tấn công chống lại thế lực của cả Wagner và chủ nghĩa Ấn tượng trong tập tiểu luận về âm nhạc Le Coq et l’Arlequin, trong khi đó, nhà sọan nhạc Albert Roussel biện hộ cho “một thứ âm nhạc thỏa mãn trong chính nó, một thứ âm nhạc nỗ lực lọai trừ mọi yếu tố hình ảnh và tính chất miêu tả”. Nhà sọan nhạc người Áo, Schoenberg, cũng kết luận rằng “nhờ vào sự sáng tạo có thể lĩnh hội được, hình thức đã tạo ra cái đẹp”. Nguyên tắc mỹ học này chiếm vị trí trọng tâm trong lý thuyết mỹ học âm nhạc sau đó của triết gia Susanne Langer. Trong “Cảm xúc và Hình thức” (Feeling and Form_1953) và “những vấn đề của Nghệ thuật” (1957), bà cho rằng “sức mạnh của âm nhạc đối với khóai cảm phát xuất từ mối quan hệ hình thức của nó đối với những dạng xúc cảm của con người. Hơn thế nữa, bà dùng âm nhạc như một ví dụ của một hệ thống ký hiệu mà thứ ký hiệu của hệ thống này không cần thiết miêu tả, gợi tả hay diễn cảm.

    Tính khách quan của cái đẹp trong âm nhạc

    Sự phân tích của Hanslick về cái đẹp trong âm nhạc như là cái độc lập với con người đã đặt nền tảng cho cơ sở của lý thuyết phê bình khách quan về cái đẹp trong âm nhạc. Bản chất của tính khách quan dẫn đến việc so sánh một tác phẩm với một ý tưởng hay chân lý tuyệt đối. Nhà triết học thế kỷ 18 Immanuel Kant thừa nhận những nguyên tắc “khách quan” như thế có thể áp dụng đối với mọi người. Tương tự như thế, nhà sinh lý học thế kỷ 19 Claude Bernard tin rằng Những ý tưởng của chủ thể sáng tạo nằm bên trong và mang đến cho chủ thể một ấn tượng về chân lý, trong khi những ý tưởng khách quan thì lại ở bên ngòai và được dựa vào sự quan sát và kinh nghiệm. Có thể có sự đồng thuận về một nền tảng khách quan của vẻ đẹp ý tưởng trong âm nhạc. Tuy nhiên, liệu những kinh nghiệm cá nhân nhạy cảm về cái đẹp của âm nhạc có luôn vuột mất trên cái nền khái quát chung như thế?

    Những cố gắng định nghĩa cái đẹp trong âm nhạc

    Một trong những tác giả cố gắng trả lời cho câu hỏi về cái đẹp trong âm nhạc là Lewis Rowell. Ông tập hợp những ý kiến về cái đẹp trong âm nhạc của mình trong cuốn sách nhan đề “Suy nghĩ về âm nhạc” (1983). Mặc dù ông thừa nhận cuộc tranh luận xoay quanh phán đóan về giá trị trong một sáng tác âm nhạc, ông vẫn tin rằng một tác phẩm là cái gì đó đáng được khen ngợi hơn một phẩm chất nếu nó phù hợp với việc phê bình mà ông đề xuất. Ông miêu tả trong nhiều bài phê bình rằng sự thất bại qua việc thiếu “một cấu trúc bên trong thống nhất” hay sự bất lực của tác giả đối với việc tạo “một sự cân bằng thích hợp” giữa hai tiêu chuẩn mà ông đề xuất. Tuy nhiên, nhận định của ông chỉ mới vạch rõ ra nguyên nhân của sự thất bại trong một tác phẩm âm nhạc hơn là chỉ ra được những nhân tố mang lại vẻ đẹp thật sự cho tác phẩm âm nhạc.

    Thật khó định nghĩa “Cái đẹp âm nhạc”

    Một ý niệm về cái đẹp trong âm nhạc nảy sinh bị lảng tránh bất chấp phạm vi tranh luận rộng về chủ thể. Như một hệ quả, nguyên tắc chỉ đạo cho việc nhận xét đánh giá, phê bình nói chung được dựa vào những thành công đã có trước trong âm nhạc hơn là dựa vào một ý niệm thuần túy. Những cố gắng vạch ra một cơ sở khách quan cho việc phê bình cái đẹp trong âm nhạc do đó trước hết bị e ngại vì những nguyên nhân thất bại bên ngòai của tác phẩm hơn là nguyên nhân của cái đẹp. Trái ngược với cách giải thích này là cách giải thích của cái đẹp trong chính bản thân âm nhạc. Trong khi cách giải thích đầu có sự tương thích trong thực hành, cách giải thích thứ hai là một ảo tưởng sai lầm. Nhiều tác phẩm âm nhạc thành công không có mối quan hệ nào với những nguyên tắc chỉ đạo đã được đề xuất bởi các triết gia. Kết luận không thể tránh được là một sự đánh giá cá nhân về cái đẹp trong âm nhạc rốt cục có thể không bị chi phối bởi bất kỳ định nghĩa khách quan nào.
     
  2. aococtay

    aococtay áo cộc stic

    bài trên là bạn chơi rồi thu âm hay thế nào ? :-? mà lại post cái bài viết dài dằng dặc kia vào đây ???
     
  3. sinhvienxanha

    sinhvienxanha Mới tập romance

    theo mình âm nhạc không tự nhiên hay, tự nhiên đẹp. Một mình nó thì không tự hay, tự đẹp được. Mà cái chính là con người, chính người nghe cảm nhận và cảm thấy hay, thì âm nhạc mới hay được. Điều đó kéo theo mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau về cùng một bản nhạc.

    Ví dụ nhạc jazz với những hợp âm ngẫu hứng, nhạc rap với sức mạnh của tiết tấu(flow), hay những loại nhạc dân gian như cải lương, chèo, ca trù ... Tôi chắc chắn một điều là không phải ai tự nhiên sinh ra cũng đã thấy nó hay, nó đẹp, nó cảm xúc. Tất cả những cái hay đó cũng là một quá trình tiếp nhận, học tập, cảm nhận của từng người.

    Tại sao khi bạn đi xa, nghe một làn điệu dân ca, bạn thấy nhớ quê hương dạt dào với bao cảm xúc như thế, lúc đó bạn thấy yêu cái âm nhạc này thế, sao mà nó hay thế ? Cái này thì cũng giống như khi bạn nhìn thấy quả khế thì bạn chảy nước miếng thôi. Những kỉ niệm, những hình ảnh về quê hương của bạn, trong đó có cả những làn điệu của quê hương, nó in sâu vào tâm trí bạn. Có người VN nào chưa từng có chút cảm giác nào đó, vào một buổi trưa hè, khi bạn đang trên đường về nhà, chuẩn bị ăn cơm với gia đình thì bất chợt chiếc loa phường đập vào tai bạn "15 phút dân ca và nhạc cổ truyền". Có thể khi đó bạn chẳng thích nghe nó đâu. Nhưng ngược lại khi bạn đi xa, bạn cảm thấy thiếu vắng những cái thuộc về quê hương (cũng như đói thì thấy cái j cũng ngon, cũng thèm), rồi tự nhiên một bản nhạc quê hương đập vào tai bạn, nó sẽ làm thức dậy trong lòng bạn những cảm xúc ngày nào khi mà bạn được ngồi cùng gia đình bên mâm cơm, với bát canh rau muống, với cà dầm tương, với cái nóng oi bức của mùa hè...

    Chỉ đơn giản vậy thôi, những thứ âm nhạc đặc thù (không tự nhiên), bạn sẽ vẫn cảm thấy hay, rất hay, rất cảm xúc qua quá trình sống của mình. Cái này cũng giống như bạn thấy internet hay, không thể thiếu internet được vì bạn đã sống với nó. Còn cho một người từ thời 30 năm trước, sống ở hiện tại, họ sẽ không tự nhiên thấy internet hay. Tất cả đều là một quá trình học tập hết.

    Tương tự như vậy, gái cũng giống âm nhạc. :X:XCó những người không xinh mà...duyên. Cái duyên ấy là từ đâu? Từ quá trình bạn tiếp xúc với hàng nghìn gái trong cuộc đời bạn, bạn đã ghi nhận hỉnh ảnh của gái vào trong đâu và đúc rút ra những người bạn thấy có cảm xúc mặc dù gái đó không xinh.

    Tuy nhiên có những cái đẹp, ví dụ có những gái đẹp mà bạn từ bé đã thấy họ xinh đẹp rồi. Đó là sự xinh đẹp một cách tự nhiên, theo bản năng và di truyền. Bạn không thể thấy một con khỉ cái nào đó xinh được.8-x8-x Nhưng chắc chắn, có những con khỉ cái mà những con khỉ khác thấy đó là xinh đẹp một cách tự nhiên (nghĩa là những con khác sinh ra va lớn lên chút đã thấy con khỉ này xinh rồi). Vậy thì âm nhạc cũng thế. Có những thứ âm nhạc mà tự nhiên con người sinh ra thấy nó hay (nhạc này không phải nhạc rap hay dân ca như đã nói ở trên, những loại nhac cần có quá trình học tập để thấy nó hay- cũng giống như gái duyên vậy). Vậy hãy nói về những thứ âm nhạc tự nhiên này một chút.

    Theo tôi âm nhạc gồm 2 thứ quan trọng nhất là tiết tấu và hòa âm.

    Về tiết tấu: 2/4, 4/4 la tự nhiên nhất. Những cái 4/4 hay 8 16 j đó chỉ là tập con của 2/4 thôi. Tại sao lại thế? tại sao không phải là 5, 7... Rất đơn giản. Bạn đi nghe nhạc rock, dance, đầu bạn gật gật, lắc lư. Vậy thì tự nhiên nhất, bạn lắc trái, lắc phải, trái phải....Suy ra một điều, một cách tự nhiên nhất tiết tấu của bạn là: trái, phải , trái , phải.... tưong tự với 1 2 1 2 1 2 1 2...=> 2/4. Chính vì thế chằng có loại nhạc dance nào lại dùng 3/4. vì với loại tiết tấu này bạn không thể lắc trái phải trái phải được nữa, mà sẽ là tráaaaai(vào phách mạnh)......phảaaaai (vào phách mạnh). thử nhảy kiểu đó xem, bạn sẽ hiểu...>))<>))<>))<

    Về hòa âm: Cáin này mình không hiểu nhiều nhưng theo mình những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng ngày xưa là thứ âm nhạc tự nhiên. Ví dụ Canon in D là một cái vòng xoáy mạnh. bạn rất dễ bị hút vào nó. Nhưng mình dám khẳng định một chuyện là có những bản nhạc bạn nghe nó và dễ dàng nhớ, dễ dàng thấy nó hay ngay từ khi bạn còn nhỏ hay bạn không phải là người thích nghe nhạc. Còn tại sao lại thế: theo mình đó là bẩm sinh, là do cấu tạo óc con người, do cấu trúc âm thanh (ví dụ tấn số của C1 bằng nửa tần số của C2, 2 tần số này cộng hưởng nhau nên bạn nghe 2 nốt này cùng lúc sẽ thấy nó hòa hợp)... Còn cụ thể nguyên tắc thế nào thì theo mình chẳng có ai nghiên cứu ra được rõ ràng tại sao, như thế nào. HIện nay nhiều người muốn viết nhạc randomly trên máy tính,:-b nhưng kết quả chẳng khả quan lắm vì điều quan trọng nhất là chính con người mới làm nên cái hay của âm nhạc, vì chính con người cảm nhận nó chứ không phải cái j hết. Nó không phải là nguyên tắc Vật lý mà cứ thế tuân theo. Nó bất quy tắc, nó kì diệu. =D>=D>

    Đôi lời đúc kết của Sinhvienxanha, có j sai anh em bỏ qua.;)
     
  4. arimoto1992

    arimoto1992 Mới tập romance

    ối mẹ ơi dài wa' choáng lun .....................
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này