1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Cách PHĂNG các điệu khi đệm hát

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar Đệm hát' bắt đầu bởi nhokguitar, 23 Tháng mười 2011.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. nhokguitar

    nhokguitar Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Chào cả nhà,

    Mình mới chơi guitar 1 thời gian ngắn và cũng là thành viên mới của diễn đàn. Mình thấy một số người khi chơi 1 bài nhạc thường có những lúc PHĂNG hay quá, ví dụ như phăng điệu Bolero...Cùng 1 điệu có lúc họ phăng kiểu này lúc kiểu khác. Mình không biết là khi phăng như vậy nó có qui luật, theo bài hát hay cái gì khác không?
    Mong ace, cao thủ nào có chiêu gì chỉ giáo cho mọi người học hỏi.
    Cảm ơn mọi người
     
  2. girlzuizui

    girlzuizui Đồ rê mi fa sol ...

    Hjhj! cái này là tùy ở độ "hứng" của người chơi thôi, mỗi người có 1 cách făng khác nhau tùy theo cảm nhận, còn quy luật thì vẫn là đúng nhịp, mình chỉ bik vậy thôi bạn nào bik thì chỉ giáo thêm nhá!
     
  3. totite88

    totite88 Đồ rê mi fa sol ...

    Mình cũng chỉ biết sơ sơ cái vụ phăng trong Bolero thôi. Nên sẽ nhờ anh em chỉ giáo thêm.
    Theo như những gì mình biết thì cơ bản Bolero có 2 dạng Phăng sau:
     
  4. totite88

    totite88 Đồ rê mi fa sol ...

    1. Phăng tiếng bass:
    Kiểu phăng này thực ra là 1 dạng được biển đổi ít đi từ nhịp chính của bolero. Thay vì cái nhịp Bolero mà chúng ta thường nghe là :

    (1)Bùm - (2)Tơ rát - (3)Chat - (4)Bum - (5)Chat - (6)Bùm - (7)chát ------ (hết 1 vòng của cách đánh Bolero)

    Trong nhịp chính này, chúng ta chỉ cần giữ nguyên phần : (1)-(2)-(3)---(5)---(7)
    Các tiếng Bass của phần (4),(6) chúng ta thay đổi thành những tiếng bass khác nghe sau cho hay hay là được.

    Cũng chính từ cách phăng bass này, ta có thể chỉ cần giữ nguyên phần : (1)-(2)
    Các phần còn lại như (3),(4),(5),(6),(7) chúng ta có thể thay đổi thành cách tiếng Nốt khác nhau tạo nên 1 giai điệu hay hay nào đó. Trong trường hợp này, bạn có thể tăng hoặc giảm số note (đếm so sánh với các phần được thay thế). Ví dụ như ta thấy (3),(4),(5),(6),(7) có tổng cộng 5 phần. Vậy chúng ta có thể chơi khoảng 5 nốt là vừa chẳng hạn. Như trường hợp nhiều người hay chơi bolero thường kết thúc bài hát về kiểu nốt:

    Fa - Mi - Rê - Đồ - Sì - Là (khi nghe giống giống như : Té - Te - Te - Te - Tè vậy đấy

    Bạn có thể xem nhiều clip về Bolero, nghe và nhìn để tập thêm.

    2. Phăng thứ 2 : loại này mình cũng chẳng biết người ta kêu bằng gì. Nhưng thôi, học lóm với nhau nên mình cũng giới thiệu luôn, còn nếu bạn nào có phát hiện ra, hay có biết nó được kêu bằng gì nhớ comments cho hay để biết thêm
     
  5. bibobibo11

    bibobibo11 Đồ rê mi fa sol ...

    Loại phăng này nôm na giống như chơi chạy Âm giai vậy. Người chơi có thể ngừng đệm ở một hợp âm nào đó, vị trí nào đó trên bài hát và bắt đầu họ đi nốt. Đi búa xua, miễn sao cái nốt cuối cùng họ về phải là Nốt của chủ âm của hợp âm tiếp theo. Để từ đó họ có thể chơi tiếp một bản nhạc.

    Với kiểu phăng này, nói chung người chơi cần giữ thật vững nhịp bolero, chứ đôi khi đi phăng quá trời cũng chớt quớt luôn cái nhịp Khi ấy còn tệ hại hơn việc ngồi đánh Bolero cho đều nữa

    Theo nhưng kinh nghiệm chơi, và kinh nghiệm nhìn người ta chơi. Kiểu phăng thứ 2 này thông thường không đi quá 3 hợp âm nằm liên tiếp nhau trong bài hát. Ví dụ bạn ngừng ở phần (1),(2) của hợp âm nào đó. Và Nốt cần kết thúc quá trình đi phăng của bạn là nốt A.
     
  6. bibobibo11

    bibobibo11 Đồ rê mi fa sol ...

    Ví dụ:
    Chúng ta đếm : 1 là C, 2 là Dm, 3 là E7, 4 làm Am. (4 hợp âm nằm liên tiếp nhau trong 1 bài hát)
    Như vậy xác định hợp âm cần về cuối cùng là Am. ( có nốt A). Và chúng ta sẽ bắt đầu phăng sau phần (1),(2) của hợp âm C. Rồi cứ việc phăng búa xua gì đấy. để cuối cùng về đúng nốt A, khi ấy chúng ta lấy được tiếng bass đầu tiên của hợp âm Am, rồi còn chuyện kết thúc nó như thế nào thì tùy bạn ứng biến.
    Đôi dòng chia sẽ, mong anh em đóng góp thêm cho máu Bolero dâng cao lên
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này