1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Các Vấn Đề Về Gam Và Hợp Âm

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar Đệm hát' bắt đầu bởi congtukt09, 27 Tháng ba 2012.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. congtukt09

    congtukt09 Thread Starter New Member

    Bài viết mình tìm được post cho anh em tham khảo

    Các vấn đề về gam và hợp âm

    I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ GAM (SCALE)

    Chắc các bạn đã không ít lần được nghe: "Bài này chơi ở gam Đô trưởng (C) hay giọng đô trưởng..." Vậy "Gam là gì?"

    Khái niệm: Sự sắp xếp âm thanh của điệu thức theo thứ tự các quãng hai đi lên từ âm chủ (bậc I) đến âm chủ quãng 8 tiếp theo gọi là hàng âm của điệu thức hay còn gọi là GAM. Các âm hợp thành gam gọi là các bậc. Mỗi gam trưởng hoặc thứ đều có 7 bậc được ký hiệu bằng số La Mã.

    Ở phần trước chúng ta đã có khái niệm về quãng. Quãng 2 là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc liền kề nhau (VD: C -> D; D -> E; E -> F..... khi đó ta nói: D là bậc 2 của C; E là bậc 2 của D; E là bậc 2 của F....) Như vậy để xác định bậc của một âm nào đó so với âm chủ thì ta bắt đầu đếm từ âm chủ (bậc 1) đến âm cần xác định bậc.
    VD: Âm chủ là C, cần xác định G là bậc mấy của C ta sẽ đếm: C (bậc 1); D (bậc 2); E (bậc 3); F (bậc 4); G (bậc 5). Vậy G là bậc 5 của C. Theo cách làm như vậy ta sẽ thấy bậc 8 của C chính là C nhưng ở cao độ cao hơn.

    Chú ý: Các bạn cần ghi nhớ thứ tự dãy âm và khoảng cách giữa chúng:
    - Thứ tự dãy âm: C (đô); D (Rê); E (mi); F (Fa); G (Sol); A (la); B (Si); tiếp theo là một quãng 8 như vậy nhưng ở cao độ cao hơn.
    - Khoảng cách


    Như vậy trong một Gam sẽ có 7 bậc. Dưới đây sẽ là một số ví dụ cụ thể (chúng ta sẽ lấy 2 gam Đô trường (C) và La thứ (Am) để phân tích cấu tạo vì trong 2 gam này không có các dấu hóa thăng và giáng)

    VD1: Gam đô trưởng (âm chủ là C) sẽ được cấu tạo như sau:
    C (1) D (1) E (1/2) F (1) G (1) A (1) B (1/2) C
    * Trong ngoặc là khoảng cách giữa các nốt nhạc với
    - 1: ký hiệu cho 1 cung
    - 1/2: ký hiệu cho 1/2 cung (Xem lại hình trên)
    Như vậy từ gam C ta rút ra được quy luật của gam trưởng tự nhiên sẽ là:
    |1| 1| 1/2| 1| 1| 1| 1/2| (* )

    Từ quy luật ( *) ở trên ta sẽ phân tích được cấu tạo của tất cả các gam trưởng tự nhiên khác. VD gam D (Rê trưởng). Trước hết ta viết ra dãy hợp âm của gam D: (Bắt đầu từ âm chủ D, và kết thúc ở âm D ở cao độ cao hơn một quãng 8):
    |D|E|F|G|A|B|C|D|
    Sau đó ta áp quy luật (* ) vào dãy âm trên. Cụ thể:
    - Ta thấy D và E các nhau đúng 1 cung --> Giữ nguyên
    - E và F cách nhau 1/2 cung --> Nốt F phải thăng lên 1/2 cung để đúng theo quy luật ( *) --> ta có nốt F# thay vì F
    - F# và G cách nhau 1/2 cung --> giữ nguyên.
    - G và A cách nhau 1 cung --> giữ nguyên.
    - A và B cách nhau 1 cung --> giữ nguyên.
    - B và C cách nhau 1/2 cung --> Nốt C phải thăng lên 1/2 cung --> ta có nốt C#
    - C# và D cách nhau 1/2 cung --> giữ nguyên.
    Như vậy, dãy âm của gam D là: D/E/F#/G/A/B/C#/D. Có thể thấy trong gam D có 2 dấu thăng. Đây chính là cách để bạn tìm ra gam của một bản nhạc thông qua các dấu hóa ở đầu khuông nhạc.

    Tương tự như vậy, các bạn thử thực hiện cho các gam trưởng khác

    VD2: Ta sẽ lấy một ví dụ về gam thứ tự nhiên. Gam Am (A Minor - La thứ)
    Dãy âm của gam Am: A (1) B (1/2) C (1) D (1) E (1/2) F (1) G (1) A
    Vậy quy luật của gam thứ tự nhiên là: 1..1/2..1..1..1/2..1..1 (* *)
    Ta sẽ áp dụng quy luật (* *) để phân tích cấu tạo các gam thứ tự nhiên khác. VD gam Bm (Gam Si thứ)
    Dãy âm của gam Bm: B/C/D/E/F/G/A/B
    Khi đưa quy luật (* *) vào ta sẽ có : B/C#/D/E/F#/G/A/B. Có thể thấy trong gam Bm có 2 dấu thăng.

    Tương tự như vậy, các bạn thử thực hiện cho các gam thứ khác

    Chú ý:
    - Khi áp dụng các quy luật của gam trưởng và thứ thì bạn sẽ lấy âm chủ làm gốc để đặt các dấu hóa vào các âm khác sao cho hợp lý.
    - Khi đã có dãy âm của gam D, để tìm dãy âm của gam E bạn chỉ cần thăng tất cả các âm trong dãy âm của gam D lên 1 cung ( Vì D và E cách nhau 1 cung), tương tự bạn có thể xác định được dãy âm của tất cả các gam trưởng thông qua 1 gam trưởng đã biết hoặc tất cả các gam thứ thông qua một gam thứ đã biết.
    - Qua các ví dụ trên ta có nhận xét: Gam C và Am cùng không có dấu hóa, Gam D và Bm cùng có 2 dấu hóa. Người ta gọi đó là các cặp gam song song. Vậy 1 cặp gam song song là một cặp gam trưởng và thứ có cùng dấu hóa. Ký hiệu: C//Am; D//Em và tương tự với các cặp khác.
    - Để ý các bạn sẽ thấy: trong một bản nhạc chơi ở gam trưởng thường sẽ tươi vui, rộn ràng. Ngược lại, một bản nhạc chơi ở giọng thứ sẽ lặng hơn, mềm mại hơn... Trong một bản nhạc có thể có cả hai giọng trưởng và thứ.
    - Việc thuộc số dấu hóa và vị trí của nó trong một gam sẽ là một điều rất tốt để bạn có thể tập viết những đoạn solo sau này.

    II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ HỢP ÂM (CHORD)
    Ở đây chúng ta chỉ nói về các hợp âm cơ bản. Các hợp âm nâng cao chúng ta sẽ bàn luận sau.

    Hợp âm là thành phần để cấu tạo lên một gam. Như phần trên các bạn đã biết trong một gam có 7 nốt nhạc, nó sẽ tương đương với 7 hợp âm của gam đó.

    - Bất kỳ 1 hợp âm cơ bản nào cũng đều đc cấu tạo từ 3 nốt nhạc : nốt 1 , nốt 3 và nốt 5 . Trong đó nốt 1 là nốt gốc của hợp âm , nốt 3 tùy là vào hợp âm trưởng hay thứ sẽ là quãng 3 trưởng hay thứ của nôt gốc , nốt 5 là quãng 5 của nốt gốc .

    Hợp âm lại có 2 dạng , hợp âm trưởng và hợp âm thứ :

    + Hợp âm trưởng :
    Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 trưởng Q3T , nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 thứ Q3t .
    + Hợp âm thứ :
    Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 thứ Q3t , nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 trưởng Q3T.
    (Về quãng các bạn đọc lại bài trước đó nhé

    VD : Hợp âm Đô trưởng gồm 3 nốt :
    Nốt 1 : nốt gốc C
    Nốt 3 : nốt quãng 3 trưởng của C là E
    Nốt 5 : nốt quãng 5 của C là G

    => vậy hợp âm Đô trưởng C gồm có 3 nốt C , E và G

    Hợp âm Đô thứ Cm :
    Nốt 1 : nốt gốc C
    Nốt 3 : nốt quãng 3 thứ của C là Eb
    Nốt 5 : nốt quãng 5 của C là G

    = > vậy hợp âm Cm gồm 3 nốt là C , Eb và G

    *Bộ hợp âm của gam
    Sau khi đã hiểu rõ hơn về hợp âm , ta sẽ đi tìm các hợp âm trong 1 gam .

    Trong 1 gam ta sẽ có các hợp âm tương ứng , 1 gam có 7 nốt nhạc , như vậy ta sẽ có 7 hợp âm tương ứng thuộc gam đó . Nguyên tắc tạo nên hợp âm giống như bản chất của nó ở bài trên , ta sẽ dựa vào các nốt nhạc với dấu thăng giáng của từng gam và bản chất của hợp âm để tìm ra các hợp âm trong gam đó , mình sẽ dùng ví dụ để các bạn có thể hiểu đc nhanh nhất :

    Giả sử ta đã xác định đc bài nhạc đc chơi ở giọng Đô trưởng ( hay gam Đô trưởng )
    Gam Đô trưởng gồm 7 nốt : C , D , E , F , G , A , B và ko có dấu thăng , giáng gì
    Các hợp âm trong gam C sẽ là :

    C ( nốt 1 là C , nốt 3 là E , nốt 5 là G )

    Dm vì nốt 1 là D , nốt 3 là F cách D 1 quãng 3 thứ chứ ko phải quãng 3 trưởng , nốt 5 là A .

    Em : nốt 1 là E , nốt 3 là G cách E 1 Q3t , nốt 5 là B

    F : nốt 1 F , nốt 3 là A cách F 1 Q3T chứ ko phải Q3t , nốt 5 là C

    G : nốt 1 G , nốt 3 là B cách G 1 Q3T , nốt 5 là D

    Am : nốt 1 A , nốt 3 C cách A 1 Q3t , nốt 5 là E

    Riêng hợp âm B thì sẽ là Bdim vì nốt 3 D cách nốt gốc 1 Q3t và nốt 5 F cũng cách nốt 3 1 Q3t ( ta sẽ bỏ qua hợp âm này vì đó là hợp âm nâng cao rồi )
    Vậy khi chơi 1 bài nhạc giọng C thì ta cần có 6 hợp âm để sử dụng trong bài là C, Dm , Em , F , G , Am .
    Tương tự như vậy các bạn hãy thử tự mình làm bộ hợp âm ở các giọng khác , D , E , F v.v...

    Chú ý:
    - Các bộ hợp âm của gam thứ sẽ trùng với các hợp âm trưởng cùng dấu hóa.
    - Để tìm bộ hợp âm của gam D khi đã biết bộ hợp âm của gam C ta chỉ cần thăng tat cả các hợp âm trong gam C lên 1 cung (Vì C và D cách nhau 1 cung). Tương tự, để tìm bộ hợp âm của gam B thì ta giáng tất cả bộ hợp âm của gam C xuống 1/2 cung ( Vì B cách C nửa cung). Đó gọi là "Dịch giọng"
    Bộ hợp âm của gam C: C, Dm, Em, F, G, Am
    Bộ hợp âm của gam D: D, Em, F#m, G, A, Bm
    Bộ hợp âm của gam B: B, C#m, D#m, E, F#, G#m
    Tương tự để xác định bộ hợp âm của các gam khác (Khi dịch giọng gam trưởng vẫn là gam trưởng, gam thứ vẫn là gam thứ)

    Trên là những vấn để cơ bản và gam và hợp âm. Nếu còn điều gì băn khoăn hoặc đóng góp các bạn có thể comment ở dưới đây để mọi người có thể cùng bàn luận. Rất hy vọng bài viết này giải quyết được phần nào những khúc mắc của các bạn trên con đường chinh phục cây đàn Guitar. Chúc tất cả thành công.

    Để hiểu đc hợp âm và Gam, các bạn phải nắm vững quy tắc Cung/Quãng
    Cung chính là khoảng cách giữa từng nốt nhạc. Đa phần các nốt đều cách nhau 1 cung, chỉ có cặp nốt mi & fa và cặp nốt si & do cách nhau 1/2 cung




    HỢP ÂM (chord) TẠO THÀNH TỪ ĐÂU ?


    Hợp âm cơ bản có 3 nốt, đc tính theo quy tắc 1-3-5
    1: Nốt gốc, cũng chính là tên của hợp âm
    3: Nốt quãng 3
    * Nếu cách nốt gốc 1,5 cung thì đây là hợp âm thứ (m)
    * Nếu cách nốt gốc 2 cung thì đây là hợp âm trưởng
    5: Nốt quãng 5, cách nốt gốc 3,5 cung

    VD: Hợp âm C (DO trưởng) gồm có 3 nốt:
    1: C (do) chính là nốt gốc
    3: E (mi) cách nốt gốc C khoảng cách 2 cung => đây là hợp âm trưởng
    5: G (sol) cách nốt gốc C khoảng cách 3,5 cung

    VD: Hợp âm Bm (SI thứ) gồm có 3 nốt:
    1: B (si) chính là nốt gốc
    3: D (re) cách nốt gốc B khoảng cách 1,5 cung => đây là hợp âm thứ (m)
    5: F# (fa thăng) cách nốt gốc B khoảng cách 3,5 cung

    Hợp âm quãng 7 chính là hợp âm trưởng (hoặc hợp âm thứ) đc thêm 1 nốt quãng 7 cách nốt gốc 5 cung
    VD: Hợp âm F7 (FA bảy) chính là hợp âm F đc thêm nốt D# cách nốt gốc 5 cung
    VD: Hợp âm Em7 (MI thứ bảy) chính là hợp âm Em đc thêm nốt D cách nốt gốc 5 cung


    CẤU TẠO GAM (scale) GỒM NHỮNG GÌ ?


    Gam tự nhiên có 7 nốt và 6 hợp âm cơ bản, chia làm 2 dạng trưởng và thứ

    Gam trưởng có 7 nốt theo quy luật: W-W-H-W-W-W-H
    W: tăng thêm 1 cung
    H: tăng thêm nữa cung

    Áp dụng cho Gam C (DO trưởng): nốt gốc là C
    W: tăng thêm 1 cung, ta được nốt D
    W: tăng thêm 1 cung, ta được nốt E
    H: tăng thêm nữa cung, ta được nốt F
    W: tăng thêm 1 cung, ta được nốt G
    W: tăng thêm 1 cung, ta được nốt A
    W: tăng thêm 1 cung, ta được nốt B
    H: tăng thêm nữa cung, ta được nốt C
    Vậy Gam C có 7 nốt: C, D, E, F, G, A, B

    Gam trưởng có 6 hợp âm cơ bản dựa trên các nốt:
    Dựa trên nốt chủ âm ta có hợp âm trưởng (vd: C)
    Dựa trên nốt quãng 2 ta có hợp âm thứ (vd: Dm)
    Dựa trên nốt quãng 3 ta có hợp âm thứ (vd: Em)
    Dựa trên nốt quãng 4 ta có hợp âm trưởng (vd: F)
    Dựa trên nốt quãng 5 ta có hợp âm thứ (vd: G)
    Dựa trên nốt quãng 6 ta có hợp âm trưởng (vd: Am)
    Vậy Gam C có 6 hợp âm cơ bản: C, Dm, Em, F, G, Am

    Mỗi Gam trưởng luôn có 1 Gam thứ tương đương được xác định bằng nốt gốc giảm bớt 1,5 cung
    VD: Nốt DO giảm bớt 1,5 cung ta có nốt LA
    => Gam C tương đương với Gam Am, có 7 nốt và 6 hợp âm cơ bản tương tự nhau
     
  2. hacmieu

    hacmieu Administrator Staff Member

    Cái này trong diễn đàn có rồi mà bạn :-?
     
  3. congtukt09

    congtukt09 Thread Starter New Member

    vậy hả... :D mình không biết
     
  4. Duy Khánh

    Duy Khánh Đồ rê mi fa sol ...

    đi học guitar mà ông thầy nào bắt học cái này thì thôi goodbye.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này