1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Buổi Đầu Của Nhạc Cổ Điển .

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi DuyHi3u, 18 Tháng tám 2003.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. DuyHi3u

    DuyHi3u Thread Starter Cựu thành viên BQT

    Theo em được biết thì từ "classic" đầu tiên được áp dụng cho phong cách sáng tác của những nhà soạn nhạc đầu thế kỷ 18 như Haydn và Mozart, nó cũng được dùng chỉ dòng nhạc được sáng tác vào giữa những năm từ 1720 đến 1800. "Classic" có liên quan tới nghệ thuật của người Hy Lạp và La Mã xưa, đồng thời, nghệ thuật thế kỷ 18 nói chung cũng chịu nhiều ảnh hưởng của nền kiến trúc và nghệ thuật cổ đại. Nhạc classic đã đạt đến một trình độ cao, kết hợp nhiều phong cách, đa dạng trong sự thống nhất, nghiêm túc và chừng mực một cách hoàn hảo. Những tên tuổi tiêu biểu cho dòng nhạc này có Gluck, Haydn và Mozart . ( [​IMG] Chết cha , lại múa rìu qua mắt thợ rồi ) Trong khoảng thời gian từ 1720 đến 1800, nhiều thể loại nhạc khác nhau đã tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ, nhưng vẫn gọi chung là thời kỳ nhạc cổ điển, thậm chí khái niệm này còn lấn át cả khái niệm baroque trước đó. Mặc dù phong cách nhạc baroque không còn xuất hiện ở Italy trong suốt thập niên 1720, nó vẫn tiếp tục ở Pháp, Anh và nhiều vùng ở Đức. Các phong cách thay đổi theo ý thức hệ và cách ứng xử. Ảnh hưởng của tôn giáo, tác động của niềm tin cá nhân và ứng xử thực tế với âm nhạc đã lớn hơn quyền lực siêu nhiên. Trong triết học và khoa học, việc quan tâm đến tranh luận thực tiễn và kết quả quan sát được coi là quan trọng hơn cảm xúc chủ quan, các mối quan hệ xã hội cũng như các thể chế. Những đặc tính đó ảnh hưởng rất nhiều đến nghệ thuật : Rameau là một ví dụ, những lí thuyết của ông dựa trên sự quan sát vào các hiện tượng tự nhiên hơn là bám vào các tín điều. Trong phạm trù đạo đức xã hội, tính tự nhiên đựơc xem trọng hơn những lễ giáo, nghi thức. Điều quan trọng nhất là công cuộc khai sáng đại diện cho tiến trình nhận thức đã làm sáng tỏ rằng, tri thức và các tiến bộ về khoa học có thể giải quyết được những vấn đề thực tiễn của tự nhiên và xã hội .Âm nhạc phản ánh đời sống văn hoá quốc tế toàn châu Âu trong thời kỳ Khai sáng. Những nhà soạn nhạc giao hưởng Đức được xem trọng tại Paris, các nhà soạn kịch và nghệ sĩ opera hiện diện ở Áo, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Nga và Pháp. Vào năm 1752, tại Berlin, nghệ sĩ sáo Johann Joachim Quantz (1697-1773) đưa ra đề nghị các phong cách nhạc phải được tạo thành từ những đặc tính ưu việt của tất cả các dân tộc.Thế hệ những người Khai sáng là những người theo chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa quốc tế, họ đã đấu tranh thoát khỏi quyền lực của những bạo chúa để thúc đẩy cải cách và tiến bộ xã hội . Xu hướng theo đuổi học vấn và tình yêu nghệ thuật đã trở nên phổ biến, đặc biệt là trong tầng lớp trung lưu. Điều này ảnh hưởng đến cả chủ đề và phong cách biểu diễncủa những nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn. Các triết gia, các nhà văn, nhà khoa học và những nhà nghệ thuật cấp tiến bắt đầu diễn thuyết trước công chúng thay vì trước giới quí tộc và trí thức. Những tiểu thuyết gia, những nhà soạn kịch chú ý miêu tả con người hiện thực với những cảm xúc thường ngày. Điều này có ảnh hưởng sâu rộng trong thể loại opera.Các buổi hoà nhạc dưới sự bảo trợ cá nhân suy tàn dần, kéo theo sự hình thành của một tầng lớp thính giả mới. Nhiều buổi hoà nhạc lớn được thực hiện với sự kết hợp giữa các nhà tổ chức cá nhân mang phong cách cũ với các viện hàn lâm nghệ thuật. Ở Paris, nghệ sĩ kèn oboe đồng thời là nhà soạn nhạc Philidor tổ chức nhiều buổi hoà nhạc vào năm 1725 kéo dài cho đến năm 1790. Ở Leipzig vào năm 1763, J.A Hiler bắt đầu hàng loạt buổi hoà nhạc Gewandhaus nổi tiếng được tiếp tục cho đến năm 1781. Các hội khuyến nhạc được thành lập tại Vienna (1771) và Berlin (1790). Các buổi giao lưu với thính giả yêu nhạc cũng được tổ chức ở London vào năm 1672 .Ngoài ra còn một số nhà soạn nhạc nổi tiếng khác như :</span> Brahms, Johannes (7/3/1833 - 3/4/1897) Là một nhà soạn nhạc nổi tiếng phong cách romantic, Brahms có một tuổi thơ khá nhọc nhằn ở Hamburg. 12 tuổi, ông đã chơi piano cho một quán bar. Cho dù với mục đích kiếm sống nhưng thời gian phục vụ ở đây đã giúp ông tích lũy nhiều kiến thức cho sự nghiệp sáng tác của mình sau này. Brahms có những người bạn thân thiết như Robert Schumann và đặc biệt là người bạn đời Clara. Tác phẩm nổi tiếng của Brahms gồm bốn bản giao hưởng, Ein Deutsches Requiem, hai bản concerto cho piano, violin concerto... - Chopin, Frederic (1/3/1810 - 17/10/1849)Là một nhà soạn nhạc lừng danh với phần lớn các tác phẩm viết cho piano. Đa số bản nhạc của ông khá ngắn nhưng rất quyến rũ. Chopin dành hơn nửa cuộc đời ở Paris (ông đến thủ đô Pháp năm 1831). - Elgar, Edward Wiliam (2/6/1857 - 23/2/1934)Ông được xem là một trong những nhà soạn nhạc tài ba nhất nước Anh với các tác phẩm lớn như Pomp and Circumstance, Enigma Variations... Khi đang viết dở bản giao hưởng thứ ba thì Elgar qua đời ở Payne. Một nhà soạn nhạc đương thời tại Anh đã viết tiếp bản nhạc này. Những sáng tác khác của Elgar phải kể đến concerto cho violoncello.- Handel, George Frederic (23/2/1685 - 14/4/1759)Handel mặc dù sinh tại Đức nhưng tên tuổi của ông được công chúng biết đến phần lớn như một nhà soạn nhạc London. Ông sáng tác nhiều vở opera ( Xerxes...). Lịch sử âm nhạc luôn gắn liền tên tuổi ông với thể loại oratorio. Những bản nhạc nổi tiếng của ông là Water-music, Fireworks-music và Messiah. Tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Handel là bản hợp xướng Hallelujah Chorus của oratorio Messiah.<span style="color:red">- Tchaikovsky, Piotr Ilyitch (7/5/1840 - 6/11/1893) Tchaikovsky được xem là soạn giả vĩ đại nhất cho âm nhạc ballet (The Nutcracker Suite, Swan Lake...). Các bản concerto cho violon và tác phẩm Pathétique symphony mãi mãi là những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky - vĩ nhân âm nhạc với cái chết còn nhiều bí ẩn. Em xin hết !
     
  2. KT7

    KT7 Guest

    hiihihi Hay qua ... sao lai het đot ngot nhu vay ? Trien khai tiep đi chu !
     
  3. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    Sưu tầm bên TTVNTây Ban Nha là chỉ có thể nói là một trung tâm lớn cho sự phát triển kỹ thuật diễn tấu và các trào lưu sáng tác cho guitar. Còn guitar bắt đầu từ đâu? Nó là sự kết hợp đông tây, có nguồn gốc từ các dân tộc Arập cổ đại rồi trải qua thời gian được hiệu chỉnh để có hình dáng, tính năng như ngày nay. Bất kỳ loại nhạc gì cũng có thể thể hiện trên guitar một cách hiệu quả đáng ghi nhận. Và guitar được tiên đoán là nhạc cụ cổ điển "Vua" của thế kỷ 21 vì tiềm năng phát triển của guitar là một ẩn số trong khi các nhạc cụ khác đã được phát triển hết(trừ âm thanh điện tử).Thế kỷ 16:- Thời kỳ này đã có những tác phẩm viết theo lối ký âm cổ cho những loại đàn dây có phím bấm như Vihuela, Luth, Guitar...Tại Tây Ban Nha, Vihuela lên ngôi thay cho Luth. Các nhà khảo cổ tìm được những tác phẩm như vậy viết vào 1536.- Quyển sách đầu tiên nói về guitar, nhiều tác giả, viết năm 1586.- Những nhạc sĩ đàn dây thời kỳ này: F de Milano(1497-1543), Luis Milan(1500-1565), L Narvaez(1500-1555), A.Mudarra(1546-1580), M Fuenllana(?-1579), John Dowland(người Anh 1562-1625), D Pisador(1552)...Thế kỷ 17:- Lần đầu tiên, guitar được nhiều người mến mộ và phổ biến rộng.-Những nhạc sĩ thời kỳ này: F Corbetta(1615-1681), R de Visse(1650-1752), G Sanz(1674-1710)...-Cuối thế kỷ 17, đàn dây bấm mất ưu thế.Thế kỷ 18:-Guitar không còn một chút tiếng tăm nào, Luth cũng như vậy . Riêng ở Đức, Luth vẫn có vị trí vì các nhạc sĩ Đức giỏi sáng tác cho đàn này rất nhiều. J Bach viết một số bài cho Luth rất tuyệt (như Prelude mà mọi người xem băng hình John Williams hay đĩa Christopher Parkening)-Cuối 18, Guitar bắt đầu trỗi dậy. Các nhạc sĩ Luth và guitar như :S.l. Weiss(1686-1750), JL Krebs(1713-1780), L Boccherini(1743-1805)...có những tác phẩm rất hay. Mọi người thu đĩa Julian Bream hay một số đĩa guitar Segovia có chơi.Note: Các bản nhạc thời này dễ thuộc nhưng chơi ra chất thì cực khó đấy các bác. Ngay cả các cao thủ thế giới muốn chơi cũng phải nghe băng mẫu của một số nghệ sĩ mất công khảo cứu như Bream, Segovia...Thế kỷ 19:-Đàn guitar có hình dáng hiện nay ra đời với 6 dây đơn bởi Antonio Torres(1854)-Kỹ thuật diễn tầu và trào lưu sáng tác guitar phát triển vượt bậc. Các nhạc sĩ tên tuổi trong âm nhạc cổ điển hàn lâm rất nhiều: Carulli, Giuliani(Ý), F Sor,Aguado(Tây ban Nha)... cho đến Paganini,Carcassi, Coste,Legnani, Molino..-Cuối 19, guitar lại mất ưu thế do quá nhiều dàn nhạc giao hưởng xuất hiện...trong khi Guitar chủ yếu là chơi đơn.Thế kỷ 20:-Sự xuất hiện của nhạc sĩ F Tarrega cùng hai môn đệ MLlobet và E Pujol gây được nhiều sự chú ý và ngạc nhiên của giới nghiên cứu.-Segovia(1893-1987) cách mạng toàn diện về kỹ thuật, phát triển phong trào biểu diễn và sáng tác trên khắp thế giới.Những nghệ sĩ guitar lớn của thế kỷ có thể kể đến như : Segovia, Julian Bream, A Lagoya, N Yepes, A Diaz, John Williams...Thế kỷ 21:- Guitar đã phổ biến tại mọi châu lục phát triển thành nhiều trường phái nhỏ khác nhau và khi kỹ thuật xây dựng nhà hát đã phát triển, guitar sẽ lên ngôi]
     
  4. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    --------------------------------------------------------------------------------Guitar thế kỷ 17Đầu 17, hệ thống dây đàn đã cố định (A, D, G, B, E) với bốn hàng dây đôi và dây Mí đơn. Nhiều nhạc sĩ xuất sắc đã xuất hiện như : G Sanz, Pisador, R de Visee, Kasperger, Corbetta...Thời kỳ này Spanish Guitar rất phổ biến từ quần chúng đến các cung đình. Các vua chúa rất chuộng guitar và mời các nghệ sĩ giỏi vào triều dậy đàn như Gaspar Sanz, Robert de Visee... Tiếng đàn guitar thời này tròn, dày và ấm hơn guitar hiện nay. Nhiều bức vẽ về các nghệ sĩ guitar với cây đàn đã ra đời(các bạn xem bộ phim Julian Bream cùng lịch sử guitar có thể thu ở Triệu Việt Vương Hà nội).Cuối 17, đàn Clavecin xuất hiện(tiền thân piano). Loại đàn này có âm lượng to, hoà thanh lại hoàn chỉnh nên các loại đàn dây bị mất vị thế nhanh chóng. Guitar không tránh khỏi điều này.Guitar thế kỷ 18Suốt nửa đầu thế kỷ 18, guitar sống thầm lặng song vẫn có những người yêu mến guitar âm thầm nghiên cứu, truyền thụ. Ở châu Âu, guitar được lưu truyền trong dân gian và chính điều này lại là một may mắn lớn cho guitar. Người ta đã thêm ra sửa vào cấu trúc đàn cho âm thanh guitar gần gũi hơn chứ không kiểu lịch lãm hàn lâm như ở thế kỷ 17. Bầu đàn hẹp lại và dần chuyển hình số 8, dây Mì được thêm vào để hiệu chỉnh âm trầm tôt hơn. Quyển sách của ns F Moretti viết năm 1799 có nói về điều này.Một người có công nhất với guitar trong 18 là Miguel Garcia. Ông này đã cổ vũ cho các nhạc sĩ trẻ sáng tác cho guitar ở rất nhiều nơi. Đây chính là thế hệ làm nên thành công cho guitar trong thế kỷ 19. Còn việc hình đàn guitar chuyển dần sang hình số 8 với 6 dây đơn thì chưa có ai khẳng định là do nước nào. Có lẽ là nhờ sự uyển chuyển học hỏi lẫn nhau của các trường phái. Trường phái Tây Ban Nha thì phần bầu đàn tiếp với cần cong hơn kiểu số 8 còn các trường phái Đức, Ý thì chỗ đó hơi vuông hơn.Guitar thế kỷ 19Do sự định hình cây đàn và hệ thống dây hoàn chỉnh với 6 dây đơn, cả kỹ thuật sáng tác và nghệ thuật trình tấu guitar phát triển nhanh chóng . Mọi trường phái đều xuất hiện những thiên tài. Ở Ý có Giuliani, Carulli, Carcassi, Paganini..còn ở Tây Ban Nha phải kể đến D Aguado, Sor. Đặc biệt là Sor, một nhạc sĩ xuất thân từ vốn hoà thanh phong phú của Piano song lại sáng tác, dựng nên một kho tàng lớn cho guitar. Có thể nói nửa đầu 19 là thời kỳ hoàng kim thứ hai của guitar.Năm 1854, những cây đàn guitar có cấu trúc mới(như hiện nay) hình thanh và âm sắc tuyệt hảo. Một nghệ nhân tên Antonio Torres đã nghiên cứu tìm ra cách chỉnh cấu hình bên trong đàn và nghệ thuật tinh chế gỗ. Các cây đàn có âm thanh vừa đẹp lại vừa chuẩn xuất hiện. Phải nhiều chục năm sau đó người ta mới phát hiện ra những bí kíp làm đàn của Torres. Tuy nhiên trong thời kỳ này, guitar lại phát triển mạnh nhất ở Pháp chứ không phải Tây Ban Nha. Paris tụ hợp được những nhạc sĩ danh tiếng nhất. Có lẽ do Pháp (very powerful).Thế nhưng không lâu sau đó, các dàn nhạc giao hưởng xuất hiện, sự vượt trội của âm lượng dương cầm, sự vượt trội về giai điệu của violin đã đẩy guitar vào một tình thế cấp bách. Khối lượng tác phẩm guitar thì sao bì được với các loại đàn kia. Và người ta những tưởng guitar thế là hết.Thế nhưng trong rủi có may, các tác phẩm của các loại đàn kia(Albeniz, Granados...) trong thế kỷ 20 được soạn lại cho guitar mà lại rất hiệu quả. Nhìn từ góc độ hiện tại này thì có lẽ guitar chỉ nhún mình để lùi 1 tiến 2.Trong tình cảnh này,một nhạc sĩ có công lớn là Napoleon Coste(1806-1883, người Pháp) vẫn viết cho guitar, vẫn âm thầm nghiên cứu cho dù cây đàn ít được ưa chuộng.Song rồi "sau cơn mưa trời lại sáng", một tia sáng từ cuối đường hầm bắt đầu hiện ra. Đó chính là Tarrega quen biết của các bạn Việt nam. F Tarrega(1852-1909) được xem là người mang lại sự hồi sinh thứ ba của guitar. Ông này hoàn toàn có thể thành đạt với piano về cả biểu diễn cũng như sáng tác lý luận song lại chọn guitar để dấn thân. Đó là sự quyết định dũng cảm, nguy hiểm song đầy vẻ vang.Tarrega cùng hai môn đệ chính là Llobet và Pujol đã soạn lại các tác phẩm nổi tiếng cho guitar. Họ cùng sáng tác, biểu diễn và kêu gọi phong trào cho guitar.Guitar thế kỷ 20Tuy vậy phải chờ đến Segovia ra đời, vị trí của cây đàn mới thật sự thăng hoa. Người này đã bỏ 40 năm ròng rã tự nghiên cứu cây đàn để phát triển toàn diện kỹ thuật. Bên cạnh đó cá tính và nhân cách của ông đã thu phục, cuốn hút rất nhiều nhạc sĩ để họ đến và viết cho guitar. Từ 1918 thì ngày càng có nhiều nhà soạn nhạc viết cho guitar, người học cũng đông dần. Đàn guitar phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Từ đây, cây đàn là một thứ nhạc cụ huyền diệu vô song.Tất cả pop, rock cũng nhờ Segovia mà có guitar. Song thiên hướng của Segovia là muốn guitar là một nhạc cụ cổ điển đầy mực thước, đẹp lỗng lẫy. Chính sự nghiêm túc này làm những Horowitz của piano hay Menuhin của violin cũng thừa nhận cây đàn guitar thật kỳ diệu.Và từ đây, guitar được công nhận như nhạc cụ mang tính"nhân bản" nhất vì nguồn âm do hai tay con người phát ra(chỉ sau Opera). Âm sắc và hoà thanh guitar vô cùng phong phú mở ra rất nhiều phong cách nghệ sĩ biểu diễn cũng như trường phái sáng tác. Hiếm có nhạc cụ nào mà ngôn ngữ biểu cảm gần bằng giọng hát con người. Vì vậy đàn guitar của Segovia còn gọi là cây đàn biết hát.SƯU TẦM BÊN TTVN
     
  5. hunglamamour

    hunglamamour Đồ rê mi fa sol ...

    Bài này được sưu tầm từ Vietnamnet.Nhạc cổ điển Phương Tây và niềm vui cuả người nghe "Nơi chữ nghĩa dừng chân, âm nhạc bắt đầu" GoetheChúng ta đang sống trong một thời mà chưa bao giờ thính giác con người có thể dễ dàng tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau và ở nhiều nơi trên thế giới như ở thời này. Riêng về Nhạc cổ điển Phương Tây, bất cứ người nghe nào, khi đã thâm nhập vào được thế giới của nó, đều nói đến một thứ niềm vui, có khi là một chứng nghiệm kì thú dị thường. Nhạc Phương Tây và thuật ngữ 'cổ điển' Nhạc cổ điển Phương Tây là một thể loại âm nhạc cực kỳ phong phú, được sáng tạo, thử nghiệm và chọn lọc qua thời gian suốt hơn một thiên niên kỷ, song song với sự hình thành của nền văn hoá Phương Tây hiện đại. Nền âm nhạc này như một vườn hoa đẹp huyền ảo, vô tư phô bày tất cả những gì tinh tế nhất của tâm hồn và trí tuệ phương Tây. Cho đến hôm nay, nhạc cổ điển Phương Tây (và Phương Ðông) đã có một gia tài đồ sộ hàng vạn tác phẩm. Sức hấp dẫn của nó đã thuyết phục được một giới người nghe trên khắp thế giới. Hằng ngày nó đang được miệt mài học hỏi, trau dồi, sáng tạo, trình tấu, thi đua cũng như thưởng thức trong các môi trường khác nhau từ các đại học, các nhạc viện, các truờng trung học, cho đến các nhà hát, các câu lạc bộ, ở nhà riêng.v..v. Gia tài âm nhạc này đã trở nên tài sản chung của nhân loại. Các tên tuổi thiên tài như Bach, Mozart, Beethoven hầu như được mọi người trên thế giới cảm thấy thân quen, thán phục và quý trọng một cách tự nhiên, như thể họ đại diện cho những tính cách cổ mẫu tinh tế nhất trong tâm thức phổ biến, cũng như tính sáng tạo cao nhất của con người. Thật ra, đối với lịch sử âm nhạc Phương Tây, thuật ngữ 'cổ điển' là để chỉ mốc thời gian xấp xỉ từ nửa sau thế kỷ 18, sau khi Bach mất (1750) cho đến khoảng hai thập niên đầu của thế kỷ 19, trước lúc Beethoven mất (1827). Tuy nhiên, theo cách dùng thông thường, thuật ngữ 'nhạc cổ điển' thường được xử dụng để phân biệt với các thể loại âm nhạc khác như Folk, Rock, Pop, Jazz, Rap..v.v... Ðôi khi nó được thay thế bằng những thuật ngữ khác chẳng hạn như: 'nhạc bác học' (Cultured Music), 'nhạc nghiêm túc' (Serious Music), 'nhạc cao cấp' (High Music), 'nhạc nghệ thuật' (Art Music), hoặc là 'nhạc thuần túy' (Pure Music), 'nhạc tuyệt đối' (Absolute Music) ..v.v. để diễn tả phần nào nội dung ý nghĩa của khái niệm. Mặt khác, thuật ngữ 'cổ điển' còn được hiểu như những gì thuộc về tài sản văn hóa đã được thử thách và kết tinh qua lịch sử để thành những mẫu mực thẩm mỹ. Nhà soạn nhạc Mĩ kiêm chỉ huy dàn nhạc Leonard Berstein còn gợi ra một ý khác giúp chúng ta hiểu rõ hơn khái niệm của thuật ngữ này. Ông đề nghị tại sao ta không dùng thuật ngữ 'nhạc chính xác' (Exact Music), bởi vì theo ông, thể loại âm nhạc này là thể loại duy nhất có một nhạc bản rõ ràng, chính xác và không thể thay đổi cả về trình tấu lẫn lưu trữ. Mỗi tác phẩm được tác giả ghi ra từng nốt nhạc, chỉ định cho bè nào, giọng nào, dành cho nhạc cụ nào, theo một nhịp độ và tiết tấu nào, thậm chí có tác gỉa còn ghi rõ nhịp độ và tiết tấu tính theo thời gian cơ học (đơn vị giây đồng hồ) và cường độ mạnh yếu chi li lúc diễn tấu..v..v.. Tác phẩm trở thành bất di bất dịch trước thời gian, khác với các thể loại nhạc khác, nói chung đều có thể biên soạn, cải biên, hoặc phối khí lại..v..v.. để diễn tấu. Một điểm nữa: khác với nhạc cổ điển, các loại nhạc khác khi phổ biến hầu như chỉ chú trọng đến người hoặc nhóm nguời diễn tấu chứ không đến tác giả của nó. Tác động của âm nhạc Mỗi người trong chúng ta đều có một cách nghe nhạc, hiện tượng này vô cùng phức tạp. Nhằm có vài tiêu chuẩn giản dị để chúng ta ý thức về cách nghe nhạc của chính mình, có thể kể ra đây những ý kiến của nhà soạn nhạc Mĩ Aron Copland. Theo ông, người ta có thể phân biệt sự tác động của âm nhạc trên ba bình diện: giác quan (sensory), cảm xúc (emotional), và trí tuệ (intellectual). Có thể diễn giải một cách tóm lược như sau: 1. Trên bình diện giác quan, người nghe để âm thanh trực tiếp tác động lên mình, sự thích thú không cần đến việc suy nghĩ hoặc liên tưởng đến điều gì khác. Có một sự tác động hầu như thuần vật lý, người nghe trực tiếp nhận những làn sóng âm thanh vào hệ thần kinh rồi tác động trực tiếp vào các cơ bắp. Họ có thể có những nhún nhảy hoặc những động tác đánh nhịp theo điệu nhạc. 2. Trên bình diện cảm xúc, bản nhạc gợi ra trong người nghe những tình cảm vui, buồn, nhung nhớ. . .v. .v. Thùy não trái nơi cư ngụ của đam mê và trí tưởng tượng làm việc nhiều. Tuy nhiên những cảm xúc này khó mà diễn tả bằng lời. 3. Trên bình diện trí tuệ, người nghe chú trọng vào chính chất liệu âm thanh. Các yếu tố âm nhạc như giai điệu, tiết tấu, hòa âm, âm sắc, cấu trúc cũng như sự chọn lựa và tổ chức chúng ra sao.. .v. .v. được người nghe tập trung nhận diện và phân tích. Thùy não phải làm việc nhiều với khả năng tư duy phân tích của nó. Dĩ nhiên, sự phân chia nói trên chỉ có tính cách lý thuyết và giản luợc để người nghe dễ hình dung và ý thức được sự tác động của âm nhạc. Trên thực tế, âm nhạc tác động đồng thời trên cả ba bình diện và cực kì phức tạp. Mỗi người có thể có khuynh hướng nhạy ở bình diện này hơn là ở bình diện kia, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu tạo sinh học bẩm sinh của bộ não, quán tính văn hóa, sự hiểu biết về ngôn ngữ âm nhạc, ..v..v., đó là chưa kể đến những chiều kích khác có thể sản sinh từ sự cộng hưởng giữa tâm thức con người và âm thanh. Phản ứng người nghe Nói đến phản ứng của người nghe cũng có nghĩa là nói về một vấn đề trung tâm của mỹ học âm nhạc hiện đại. Vấn đề ấy xoay quanh một câu hỏi cơ bản là: liệu âm nhạc có chứa đựng 'nội dung' hoặc 'ý nghiã' gì ngoài hệ thống âm phạm kết thành nó không? Một cách giản dị, từ những cuộc tranh luận để trả lời câu hỏi này hình thành ra hai cách nhìn đối lập nhau: một bên cho rằng âm nhạc có mang những thông điệp ngoại vi và bên kia cho rằng âm nhạc chỉ là sự tổ chức âm thanh cấu thành chính nó, ngoài ra không là gì cả. Trong cách nhìn thứ nhất (âm nhạc có mang nội dung) người ta có thể nhận ra hai khuynh hướng: khuynh hướng tham chiếu (referentialism) và khuynh hướng biểu cảm (expressionism). Còn cách nhìn thứ hai (âm nhạc chỉ là chính nó) được mọi người gọi là khuynh hướng cấu thể (formalism). Các khuynh hướng này đại để có thể hiểu như sau: • Khuynh hướng tham chiếu: âm nhạc chứa những giá trị tham chiếu ngoại vi về ý tưởng, dữ kiện, hình ảnh, đối tượng khách quan . . .được liên tưởng bởi nhà soạn nhạc hoặc bởi người nghe. Chẳng hạn: Hai nhà soạn nhạc Vivaldi và Beethoven trong Concerto The Four Seasons và Symphony số 6 (Pastoral) cuả mình, đã tìm cách dùng âm nhạc để hoạ lên bốn muà và khung cảnh đồng quê. Trong văn thơ Việt Nam có thể lấy các câu thơ sau đây cuả Nguyễn Du, khi cụ tả tiếng đàn cuả nàng Kiều, như một thể hiện cuả cách nghe nhạc tham chiếu cực kì tinh tế : Trong như tiếng hạc bay qua, Ðục như nước suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. • Khuynh hướng biểu cảm: âm nhạc biểu lộ những trạng thái cảm xúc muôn màu muôn vẻ của đời sống nội tâm. Chẳng hạn: Khi nghe các tác phẩm cuả các nhạc sĩ như Schubert, Schumann, Chopin, Schoenberg . . . bạn có thể cảm thấy trong tâm trạng mình xuất hiện một cảm xúc đặc thù nào đó trong một bảng gam màu cảm xúc nội tâm vô cùng phong phú mà các tác phẩm cuả các nhà nhạc sĩ này có thể khơi gợi. • Khuynh hướng cấu thể: âm nhạc là ngôn ngữ có giá trị tự tại của chính nó mà không cần phải dựa vào những giá trị bên ngoài. Chẳng hạn: Art of The Fugue của J. S. Bach. Trong tác phẩm này, một chủ đề âm nhạc được xử lí 18 lần, mỗi lần lại phức tạp hơn và chi tiết hơn lần trước, song mỗi lần ấy đều dựa trên cùng một cấu trúc nghiêm ngặt. Có thể nói Bach đã tư duy thuần tuý bằng âm thanh để khai triển và tổng kết một số quy tắc âm pháp và tư tưởng âm nhạc cho đến thời ấy. Cách nhìn âm nhạc có chuyên chở nội dung là cách nhìn truyền thống kéo dài mãi đến khoảng nửa sau thế kỷ 19, khi chủ nghĩa lãng mạn đến thời kỳ cực thịnh của nó và tạo tiền đề cho chủ nghĩa cấu thể (formalism) trong mỹ học âm nhạc ra đời. Các phạm trù trừu tượng Khi bàn về âm nhạc có ý kiến cho rằng nếu căng những hoạt động trí óc của con người ra làm hai cực thì một cực là toán học, còn cực kia là âm nhạc, còn ở giữa là tất cả những hoạt động khác. Nói lên điều này thật ra là để nhấn mạnh đến chiều kích trừu tượng của âm nhạc. Thật vậy, người ta có thể thấy những phạm trù trừu tượng thường được các nhà soạn nhạc áp dụng vào tác phẩm của mình như: thống nhất / đa dạng, tăng / giảm, đơn vị / toàn thể, đối chiếu, nghịch đảo, đồng nhất, tương tự..v.v. Hoặc nếu nói theo một số nhà nghiên cứu cho rằng tư duy con người có một nhu cầu, hay có thể gọi là một thuộc tính cơ bản: tư duy bằng những mô thức (pattern), và qua những mô thức ấy con người tạo nên những hệ thống có trật tự, ổn định từ những trạng thái hỗn mang. Âm nhạc, dưới nhãn quan như thế, là một ngôn ngữ tinh ròng để biểu hiện những cách kiến trúc, những cấu trúc tư duy làm yên lòng lý trí con người. Các khái niệm khác như thời gian tuyến tính, thời gian chu kỳ, hoặc thời gian xoắn ốc cũng đều được âm nhạc ứng dụng. Xenakis khi đối chiếu lịch sử toán học và lịch sử âm nhạc đã có những quan sát lý thú. Chẳng hạn như hệ thống kí âm bằng khuông nhạc (nghiã là có tính toạ độ) được Guido d'Arezzo nghĩ ra trước trục tọa độ của Descarte, hay là trong những khúc nhạc Fugue (nhạc đuổi) của Bach người ta đã có thể bắt gặp kháii niệm tự động hóa trước tư tưởng khoa học cả hai thế kỷ. Thật vậy, từ một chủ đề chính, Bach dựa trên một phương pháp định trước, một dạng tư duy trừu tượng gần với toán học như đối xứng, đảo nghịch, tăng giảm trường độ..v.v. khiến bè chính tự động tự sinh và phát triển thành nhiều bè nhạc khác săn đuổi và đối điểm với nhau. Một chiều kích siêu cảm / tâm linh của âm nhạc Huyền thoại Hy Lạp nhắc nhiều đến sức mạnh siêu nhiên của âm nhạc. Trong huyền thoại Orfeo, tiếng đàn hát của Orfeo làm rung động cả đến sỏi đá, cây cối, muông thú khiến chúng phải theo bước chân chàng đi tìm Eurycide và thuyết phục được thần Harde (trị vì âm phủ) trả lại tạm thời người vợ yêu quý của chàng. Trong những hình thái nghi lễ tôn giáo, sùng kính thần linh, nguyện cầu, niệm bái, lễ hội, ..v.v., âm nhạc đều có một vai trò thiết yếu. Cho nên, ở một chiều kích trực cảm thâm sâu, âm nhạc cũng được nhắc đến như một chất xúc tác huyền diệu có thể đưa người nghe vào những trạng thái siêu cảm ngoại hạng của một sự chứng nghiệm cá nhân được diễn tả như những trạng thái siêu- nghiệm (transcendente), sau- vật-lý (metaphysic) hoặc có thể đồng hóa với trạng thái xuất thần huyền học (mystic) và tôn giáo. Và có lẽ, nói cho cùng, chính ở điểm này mà âm nhạc có một sức hấp dẫn tột cùng lên nhiều người. Hãy thử điểm qua một số ý kiến phản ánh. Nhà văn Ru-ma-ni E. M. Cioran nói về kinh nghiệm nghe nhạc của ông: 'Về đêm, âm nhạc mang một chiều kích lạ thường. Sự xuất thần âm nhạc (musical ecstasy) bắt gặp sự xuất thần huyền học (mystical ecstasy). Lúc ấy, người ta chứng nghiệm là đã chạm đến những tối cực, là không thể đi xa hơn nữa. Không còn gì khác là đáng kể nữa và cũng chẳng còn gì cần tồn tại nữa. Người ta được đắm chìm trong một vũ trụ tinh khiết đến mức ngất ngây cuồng diệu'. Nhà thơ Rabindranath Tagore cho rằng: 'Âm nhạc đưa người nghe sang bên kia bờ giới hạn của lẽ sướng khổ đời thường, nó mang chúng ta đến một miền đất đơn cô của sự buông xả nơi cội nguồn vũ trụ đơm rễ'. Nhà soạn nhạc hiện đại Iannis Xenakis phát biểu: 'Mục đích của âm nhạc là để đạt đến một sự phấn chấn vẹn toàn trong đó một cá nhân riêng lẻ ẩn vào, để tan biến tâm thức mình vào một chân lý trực quán.' Triết gia Schopenhauer đồng hóa âm nhạc với Ý- Chí, một khái niệm chủ yếu trong triết học của ông, được xem như một năng lượng ngọn nguồn và tối thượng của tất cả mọi sự tồn tại, Schopenhauer cho rằng: 'Trong khi những nghệ thuật khác chỉ mang danh nghĩa là bản sao của Ý-Niệm (khái niệm triết học của Plato: thế giới chỉ là cái bóng của Ý-Niệm) thì âm nhạc, về mọi mặt không giống như thế, mà lại là Ý-Chí tự sao chính nó, là khách thể nhằm đạt tới của Ý-Niệm. Chính vì vậy, tác động của âm nhạc mạnh mẽ và thẩm thấu hơn rất nhiều so với tác động của những nghệ thuật khác, bởi lẽ các nghệ thuật khác chỉ nói đến cái bóng trong khi âm nhạc nói về thực thể'. Và đây mới chỉ là điểm sơ qua một vài ý kiến... Tóm lại, Nhạc cổ điển, một biểu hiện cao quý và chắc chắn nhất cuả giá trị văn hoá Phương Tây (và hôm nay, cuả cả Phương Ðông), nên đuợc mọi cơ chế có thẩm quyền (giáo dục, thông tin đại chúng, thày cô, cha mẹ ...) hết sức quan tâm mà tìm cách phổ biến cho người trẻ. Vũ Ngọc ThăngTheo Talawas
     
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Mới tập romance

    Thời Baroque . Bài Home sưu tầm bên dactrung, và đã post bên TTVn tại:http://ttvnonline.net/ncd/73938/trang-13.ttvnThời Baroque tiếp nối thời Phục hưng và được coi như thời đại hoàng kim của âm nhạc. Khởi đầu vào đầu thế kỷ thứ 17 và kết thúc vào năm 1759 với cái chết của G.F. Handel. Tuy vậy, một số nhà sử nhạc lại cho rằng thời Baroque kết thúc năm 1750 với cái chết của J.S. Bach. Bach và Handel sanh cách nhau 1 tháng, tuy nhạc mỗi người mỗi vẻ nhưng dòng nhạc của họ điển hình đến độ nếu tách họ riêng ra thì dòng nhạc Baroque thời đó ngó bộ chẳng còn chi nữa hết. Đây là thời của những tác phẩm đồ sộ về phẩm lẫn lượng cho violin và ngay cả cho opera (arias) J.S. Bach (1685-1750) : người đức. Thuở nhỏ hát ca đoàn, học violin và viola với thân phụ. Mồ côi khi lên 10, về sống chung và học nhạc với chú ruột Johann Christoph. Người vợ đầu là một cô em họ. Vợ mất, kết hôn với Anna Magdalena, A.M là nguồn cảm hứng sáng tác của Bach. Ông có tổng cộng 20 người con, không một ai có khả năng nối nghiệp bố. Bach mù vào năm 1749, ông xui xẻo không mấy được biết tiếng, sống và chết đều im lìm, tài hoa bạc mệnh. Ác liệt là trong giờ phút sau cùng của cuộc đời lúc nằm chờ chết Bach đã vẫn còn đọc nhạc cho con rể ghi chép ! George Frideric Handel (1685-1759) : người anh gốc đức. Năm 12 tuổi khi còn ở Đức, đã được chọn chơi organ cho Vương cung thánh đường. Sau này học luật và sang Anh. Nhờ viết được 1 vở opera cho nữ hoàng Ann trong vỏn vẹn có 14 ngày, ông được nữ hoàng quí trọng và đặc cách phát lương trọn đời. Sau này còn được vua George I làm màn tăng lương. Trước tác của Handel rất đồ sộ : 46 vở operas, 32 oratorios (sẽ cắt nghĩa sau cái vụ này) và rất nhiều tác phẩm khác viết cho dàn nhạc . Sống độc thân, cuối đời ông cũng bị mù, chết và được đặc ân chôn trong Tu viện Wesminster (là nơi chỉ dành riêng cho hoàng gia Anh quốc) Nói ví von thì vầy nè : Nếu nhạc thời Phục Hưng tài tử (VC kêu bằng không chuyên) thì thời Baroque nhạc đã thành chuyên nghiệp. Các nhà soạn nhạc thời Baroque thừa hưởng di sản tài tử của các ‘nghệ nhân’ thời Renaissance, công nghiệp hóa âm nhạc một cách tinh xảo để nhạc biến thành nghệ thuật thứ thiệt và hàng đầu. Barocco trong tiếng Portuguese là 1 viên ngọc trai đã được công phu mài dũa. Baroque tiếng pháp dùng để chỉ một kiểu kiến trúc và trang trí theo mode âu châu khi ấy, nhứt là tại Ý vào đầu thế kỷ 18-19. Các nhà sử nhạc đã xài luôn chữ Baroque ni cho âm nhạc cùng thời. Soạn nhạc gia thời Baroque rất đông. Cũng như Bach và Handel, họ phần lớn là người Đức. Tuy vậy có những tên tuỗi đáng kể của Ý : Antonio Vivaldi (1675-1741) : với 4 bản concertos lẫy lừng the Four seasons và khoảng 500 tác phẩm tương đương cho đủ loại nhạc cụ như bassoon, picolo, trumpet, oboe, mandolin, violin ... Arcangeco Corelli (1653-1713) và học trò là Francesco Germiniani (1687-1762) nổi tiếng với các tác phẩm soạn cho vĩ cầm (cả hai đều là violonists) Giuseppe Tartini (1692-1770) : là tay violonist nổi tiếng lẫy lừng thời ấy. Thoạt tiên ông đi tu, rồi xuất và theo học luật, sau đó thì gia nhập quân đội, ông học nhạc thời gian này rồi nghiêng hẳn về vĩ cầm và giảng dạy. Tuy bị Hồng y Cornaro phản đối, ông cứ ngon lành nhứt định lấy cháu gái của ngài Hồng y (cà chớn). Cornaro giận dữ ký trát tống giam ông, gia đình Tartini xấu hổ về việc này nên cúp trợ cấp tiền bạc. Bí quá Tartini buộc phải vào nương náu trong dòng tu khổ hạnh St François d’Assi. Tại tu viện này Tartini đã thiện nghệ và điêu luyện hoá tiếng đàn của mình - cái ‘bow’ của đàn violin cũng được ông hoàn chỉnh trong thời gian này. Năm 1715 lúc được Cornaro ân xá ra khỏi tu viện thì tên tuổi ông đã vô cùng lừng lẫy. Thời gian này hai nhạc sĩ có sức sáng tác mạnh cho clavier (nhạc cụ tiền thân của piano) là François Couperin –Pháp (1668-1733) và Dominico Scarlatti – Ý (1685-1757). Dominico Scarlatti viết tổng cộng 150 oratorios, khoảng 600 cantatas, nhạc thính phòng (chamber music) vv .... Cha của Dominico là Alessandro Scarlatti (1660-1725) đã viết hơn một trăm tác phẩm cho opera là người đã có công rất lớn trong việc phát triển ngành nghệ thuật này. Vài tên tuổi đáng nhớ khác : Francesco Durante, Baldassare Galuppi, Leonardo Leo và Giovanni Battista Pergolesi. Tất cả đều là người Ý. Một số nhạc của Pegolesi đã được Igor Stravinsky phóng tác và xử dụng sau này. Jean Philippe Rameau (1683-1764) một nhà soạn nhạc nổi tiếng khác của thời Baroque, người Pháp. Nhạc ông viết rất sống động và phong phú. Cái đáng nói chính ông là người tiền phong trong việc đưa ảnh hưởng Baroque vào âm nhạc Pháp lúc bấy giờ. Thoạt tiên Rameau học nhạc với các nhạc sĩ Ý, nhưng rồi vì không thích nên ông trở lại Pháp dạy nhạc và chơi organ trong nhà thờ d’Avignon và bằng cách ấy sắc thái Baroque đã theo ông vào Pháp. Cũng thế, ảnh hưởng Baroque đã theo Heinrich Schutz – Đức (1585-1672) và Dietrich Buxtehude – Thụy Điển (1637-1707) mà lan khắp Âu- châu. Handel năm 1706 lúc 21 tuổi đã qua Ý học nhạc trong 3 năm, nên rồi mặc dù nhạc Handel có phong thái riêng, nhưng mọi người không thể phủ nhận rằng trong nhạc Handel hơi hướm Ý ít nhiều có phảng phất. Nhạc Baroque sống động và có pulse. Bây giờ ngườ ta chế ra nhịp và gọi nó là beat rồi cứ tưởng là đang sáng tạo, thực ra nó chính là pulse trước kia. Nhạc của J.S. Bach viết cũng đầy beat ra đó, bạn nghe thử khắc biết. Chính cái sáng tạo trong nhạc của Bach đã làm nhạc của ông trở thành bất tử. Lúc viết nhạc Bach chỉ viết cho những nhạc cụ thời ấy, nhưng sau này cho dù nó được trình diễn bằng bất cứ nhạc cụ nào piano, ghi-ta điện, hay ngay cả bằng các dụng cụ điện tử thì nó vẫn thích hợp như thường, ác liệt là thế !
     
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Mới tập romance

    Vài tác giả tiêu biểu thời Rococo : François Couperin (1668-1733) : người pháp, cả gia đình ông đều là nhạc sĩ chơi organ cha truyền con nối trong 200 năm tại giáo đường St Gervais. Do ảnh hưởng của Arcangeco Corelli (xin xem ở trên) và J.S.Bach , ông đã viết cả 1 quyển sách dạy chơi harpsichord (tiền thân của đàn harp) và hơn 200 tác phẩm cho nhạc cụ này. Georg Philip Telemann (1681-1767) : người đức, tự học nhạc và chơi organ, có thời điều khiển dàn nhạc Vương cung thánh đường Hamburg . Trước tác rất đồ sộ, nhạc ông nhẹ nhàng và ... hời hợt. Sau này thì một số tác phẩm được các nhà soạn nhạc viết lại cho flute rất thành công. Carl Philipp Emanual Bach (1714-1788) : người đức, con của J.S Bach (con thứ hai của bà vợ cả) Học luật trước khi chuyển qua nhạc, chơi và dạy Harsicorp cho hoàng triều của Đại đế Frederick ở Berlin. Có dạo thay thế Telemann làm nhạc trưởng tại thánh dường Hamburg. Tạo ảnh hưởng sâu đậm trên Haydn sau này.
     
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Mới tập romance

    <span style="color:blue">Symphony : Một hình thức khác của nhạc, cũng chia thành mouvements. Đây là một biến thể của Sonata. Thực vậy, Symphony chỉ là một Sonata viết không phải cho một nhạc cụ mà là cho cả dàn nhạc đại hoà tấu. Tính vui vẻ phóng khoáng của Haydn đã chạy vào những nốt nhạc của chính mình. Ông đã có công rất lớn với symphony. Người ta cho rằng nhờ Haydn mà symphony đã phát triển toàn vẹn như ngày nay. Haydn viết tổng cộng một trăm lẻ tám bản symphonies (wow !) Mozart thì trái lại chỉ viết có 41 bản (nhưng bản nào cũng xuất sắc) Franz-Joseph Haydn (1732-1809) : Người Áo, với sức sáng tác kinh hồn. Haynd tự học nhạc lấy (Trái ngược với Mozart và Beethoven có thày bà đàng hoàng) Tuy buồn vì lập gia đình mà không có con. Haydn vẫn luôn luôn vui vẻ khoáng đạt, được mệnh danh là ‘Papa’ Năm lên tám Haydn sanh sống bằng nghề hát lễ cho ca đoàn Vương cung thánh đường St Etienne ở Vienna. Sau đó thì bị ‘bể giọng’ (chào ngài Lê Nguyễn Hiệp) và năm 1949 được mời đi chơi chỗ khác. Haydn bèn đi dạy nhạc, chơi đàn (violon và organ) để kiếm ăn. Mãi tới năm 28 tuổi thì được vời về dưới trướng của ông hoàng Esterhazy, người giàu có nhứt xứ Hung thời ấy. Esterhazy giao cho Haydn trông coi dàn nhạc và ca đoàn tại nhà nguyện của lâu đài – Maitre de chappelle hay Kapellmeister (tức ông Quản). Tại đây Haydn đã nổi tiếng ngay với những bản Symphonies tiêu biểu cho thời cổ điển. Nội trong 30 năm làm việc cho Esterhazy, Haydn đã viết hơn 80 bản Symphonies, hơn 60 bản Quartuors cho đàn dây (quartuors có 4 người), rất nhiều Concertos cùng thánh nhạc (Mariazell‘s mass 1782 đã được coi như một tuyệt phẩm) Haydn cũng viết cả opera và mở đường cho Mozart sau này. Haydn gặp Mozart năm 1784 tại Vienna và họ đã thành bạn vong niên của nhau. Haydn là người đầu tiên tán dương Mozart là ‘nhà soạn nhạc vĩ đại nhứt của nhân loại’ Trong khi đó thì Mozart chỉ lẳng lặng làm thinh viết sáu quartuors tặng bạn già. Gọi là vong niên vì Mozart trẻ hơn Haydn 24 tuổi lận (ông Anmomad, mạnh giỏi ông?) Năm 1790 ông hoàng Nicholas Esterhazy qua đời, Haydn bỏ Vienna sang London và được tiếp đón rất nồng nhiệt. Trong một buổi du lịch Haydn gặp ‘cậu’ Beethoven và thu nhận cậu làm học trò. Một số Symphonies khác được viết tại đây. Sau London, Haydn về Vienna làm việc lại với dòng họ Esterhazy, vẫn tiếp tục sáng tác. Năm 1808, được vinh danh trong lần xuất hiện lần cuối cùng trước công chúng vào dịp trình diễn ra mắt oratorio The Creation. Haydn qua đời ít lâu sau, khi còn đang viết dở dang tác phẩm oratorio thứ ba có cái tên định mệnh ''The last judgement’ . Một giai thoại lý thú về khả năng giao tế của Haydn : Esterhazy đi nghỉ xả hơi tại cung điện mùa hè mang theo dàn nhạc giúp vui, nhưng cung điện vào mùa thu lạnh quá xá, các nhạc sĩ chỉ mong muốn Esterhazy ‘hồi loan’. Haydn bèn sáng tác một Symphony với phần kết thúc là các nhạc sĩ tuần tự ngưng chơi, tắt ngọn nến của mình (hồi đó chưa có điện ha) rồi nhẹ nhàng rút êm. Khi nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc chấm dứt thì dàn nhạc chỉ còn vỏn vẹn có hai người. Esterhazy hiểu ý nên ngay ngày hôm sau cùng đoàn tùy tùng ... rút trại. Bản Symphony này sau đó được gọi là ‘Bản Giao Hưởng Tạ Từ - Symphonie des Adieux ! Hào quang của Mozart và Beethoven có làm lu mờ Haydn chút đỉnh. Brahms của thời Lãng-mạn sau này đã làm hào quang này sáng lại bằng những ‘Variations sur un thème de Haydn’. Ngày giỗ 100 của Haydn đã được tổ chức long trọng với những tên tuổi chói sáng thời đó như Ravel (nhắc cho bạn nhớ Ravel là tác giả của bản Bolero) Debussy, Paul Dukas vv.. Trước đó tại Mannheim Đức quốc, quận công Karl Theodor van Pfalz do lòng yêu chuộng âm nhạc nên đã chi phần lớn gia sản của mình để phát triển nó. Ông giao cho Johann Stamitz (717-1757) trách nhiệm thành lập một giàn nhạc. Stamitz người xứ Boheme, đã qui tụ một số đồng hương của mình và lần lượt huấn luyện từng nhạc sĩ vĩ cầm một, từ người thứ nhứt cho đến người thứ 42, tất cả đều thiện nghệ xuất chúng. Rồi Stamitz nhường chức lại cho Franz Xavier Richter, và lần lượt sau đó là Carl Stamitz, Ignaz Pleyel. Chẳng may ngài quận công ''philharmonic'' nói trên phải từ giã Mannheim để về Bavière nên rồi ánh sáng nghệ thuật Mannheim từ đó cũng tắt lịm ! Các nhạc sĩ ngoại hạng của Mannheim đã tạo những ảnh hưởng quan trọng để các nhà soạn nhạc như Haydn và Mozart phát triển và toàn hảo thể loại symphony cho dàn nhạc sau này. Mozart năm 1777 trên đường đi Paris có ghé nghe dàn nhạc Mannheim trình tấu, người ta cho rằng 41 bản symphonies xuất sắc của ông có được là một phần do kinh nghiệm rút tỉa khi này. Symphony từ Mannheim chỉ là những ấn bản thô sơ, lỏng lẻo và nghèo nàn, nhưng tới Haydn nó đã đạt trình độ : sáng sủa, chặt chẽ và sang trọng. Các tác phẩm symphonies của Haydn là một tổng hợp xuất sắc của thời Baroque và thời Cổ điển. Cũng chính Haynd đã biến hoá cho quartuors : quartuor là một concerto chơi bằng violin đi kèm bằng 3 cây đàn dây khác và chúng đi độc lập riêng rẽ với nhau. Quartuors của Haydn thành thông dụng trong nhạc thính phòng (chamber music), tạo ảnh hưởng trên các nhà soạn nhạc khác về sau như Beethoven, Mozart, Schbert vv..
     
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Mới tập romance

    .....thời cổ điển ( tiếp)Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) người Áo, thiên tài của âm nhạc. Cha ông là nhạc sĩ vĩ cầm kiêm soạn nhạc gia, có thời giữ chức ông Quản ở Salzburg, nhờ thế ngay từ năm 6 tuổi ông đã đi khắp âu châu và được coi là thần đồng âm nhạc từ khi ấy. Bắt đầu viết nhạc ngay từ lúc lên 6. Bản symphonie đầu tiên viết năm lên 8, opera đầu tiên năm mới ngoài 10 tuổi (Má ơi !) và không ngừng sáng tác. Sự nghiệp tuy ngắn ngủi, dưới 30 năm, nhưng lẫy lừng. Sau một hồi đi lòng vòng và được tán thưởng nhiệt liệt. Gia đình Mozart trở về Salzburg và làm việc cho bá tước Colloredo dở hơi và khó tánh. Tuy bị chèn ép Mozart vẫn viết được 6 quartuors, một vở opera và the 1st concerto for piano. Năm 1777, chịu hết nổi Colloredo, Mozart bèn từ chức cho dù cha ông phản đối. Ông đi Mannheim (nghe dàn nhạc Mannheim trình tấu như đã nói ở trên) sang Paris rồi thất vọng : Chuyện tiếp đón nồng hậu của công chúng trước kia đã không còn. Năm sau mẹ ông mất, ông về lại Salzburg, rồi nhận ra rằng y hình mình hổng còn là thiên tài gì ráo nữa. Đau khổ cực kỳ, ông tuân theo ý muốn của cha trở lại làm việc cho Colloredo. Dưới trướng Colloredo, ông giữ chân chơi organ, viết bản concerto for violin & alto và hoàn tất vở opera Thomas the king of Egypt. Năm 1781 đi Vienna để dựng vở opera Idomenee. Do việc đối xử lạnh nhạt của Collerado, Mozart hát tuyệt tình ca và ở hẳn lại Vienna. Để mưu sanh, ông phải đi dạy nhạc. Rồi trái lệnh cha (lại lệnh cha nữa, chán quá xá !) kết hôn với Constance Weber và viết vở Enlèvement au sérail 1782 để tặng nàng. Cũng thời gian này viết symphonies Haffner và Linz. Chuỗi ngày hạnh phúc ngó chừng ngắn ngủi, chết đứa con đầu tiên và nợ ngập đầu. 1784 thiên tài biểu lộ trong 5 bản concertos for piano, và viết tặng bạn vong niên Joseph Haydn sáu quartuors (đã nói ở trên). Sau đó viết opera les noces de Figaro, thành công chỉ tương đối ở Vienna, nhưng năm sau khi mang qua tới Prague thì thành công rực rỡ. Cũng tại Prague viết La Petite Musique de nuit, symphonie de Prague và nhứt là Don Gionanni thành công vượt bực. Năm 1787, giữ chức soạn nhạc gia hoàng triều Áo của Đại đế Joseph 2nd. Có tiếng nhưng hổng có miếng, lương lậu chẳng khấm khá chi nên vẫn nợ như chúa chổm ! Y hình càng khổ bao nhiêu thì nhạc Mozart ngược lại càng vui bấy nhiêu. Dù có tang cha, dù làm bà con với Cả-đọi, dù Constance bịnh rề rề, năm 1789 viết vở hài kịch Cosi fan tuite cho Joseph 2nd . Đại đế băng hà Mozart hết nơi nương tựa, rồi liên tục thất bại. Các buổi hoà nhạc của ông vắng như chùa bà đanh, sức khoẻ của ông suy sụp. Tuy vậy trong thời gian này đã viết hai vỡ nhạc kịch ngoại hạng La flute enchantée và La Clémence de Titus, một Concerto pour clarinette và viết dở dang bản nhạc cầu hồn Requiem. Kiệt sức vì suy thận, Mozart mất ngày 5 tháng 12 năm 1791, khi ấy mới 35 tuổi. Lệ phí ma chay gia đình không lo nổi, phải nhờ cậy vào chuyện quyên góp. Đám ma ông nghèo nàn buồn tẻ. Ngó chừng trời cũng buồn theo, nên mưa rơi thảm thiết ngày tang lễ, cho tới nỗi bạn bè đưa đám ông có hơn một chục người khi tới cửa nghĩa địa thì sình lầy quá nên họ đành quăng đại quan tài ở đó mà đi dzìa. Mozart có hai con trai nhưng không một ai lập gia đình. Dòng họ tới đó là tuyệt tự. Xung quanh Mozart đã có biết bao huyền thoại chỉ vì ông là thiên tài. Dĩ nhiên đã là huyền thoại thì có cái đúng cái sai. Hỏi vậy chớ có được mấy người viết ra một sáng tác tuyệt diệu như phần mở đầu của vở Don Giovanni chỉ trong có một đêm (để sáng hôm sau chờ tập dợt ra mắt ngay khi mực còn chưa ráo) ? Có ai trong vỏn vẹn 6 tuần lễ viết những bản symphonies diễm lệ như 3 bản cuối cùng ? Có ai viết nổi từ 84-86 mười hai bản concertos ác liệt, xen giữa là vở Noces de Figaro ngoại hạng ?
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này