1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Ai Có Kinh Nghiệm Sáng Tác Chỉ Bảo Với Nhé !

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Finger Style' bắt đầu bởi ClaZy_ANH, 30 Tháng sáu 2008.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. ClaZy_ANH

    ClaZy_ANH Thread Starter Mới tập romance

    Trong diễn đàn có nhiều người sáng tác rất tuyệt nên mình muồn hỏi , thứ nhất có phải với thể loại Rock -rock ballat,pop mình thường để ý mỗi bài thường có giai điệu rất hay ( phần phối nhé ) ví dụ : When the children cry , nothing, now and forever ...hay mắt đen, nơi tuổi thơ tôi qua ...Thì có phải lúc sáng tác họ sẽ sáng tác phần phối trước không? (guitar) sau đó sáng tác giai điệu bài hát đè lên ( mình có cảm giác như vậy)... Còn đối với các bài hát Việt Nam thì hầu như sáng tác giai điệu bài hát trước hay sao? bởi vì đối với một bài nhạc VN có thể có nhiều cách phối, nhưng đối với thể loại trên thì thấy mỗi bài có một điệu đặc trưng rất hay nên khó có thể dùng điệu khác được ! Vậy cho mình hỏi là sáng tác theo cách nào là dễ hơn và hợp lý hơn ? Hình như là muốn sáng tác giai điệu bái hát trước thì đòi hỏi phải có cảm xúc và trình độ thâm hậu như cụ Trịnh chẳng hạn vì hát không thôi cũng hay rồi chưa cần đàn đóm, còn mấy bài kia thì đó ai mà hát không có nhạc được đấy ?
     
  2. ESCAPE

    ESCAPE Đồ rê mi fa sol ...

    Mình thấy thường khi sáng tác họ viết lời trước rồi mới phối sau. Còn dân nghiệp dư thì phối trước rồi lới sau :D . Mình thì cứ chạy gam trước, theo mấy quy luật có sẵn, thỉnh thoảng học mót được gam dị thì nhét vào cho hoành tráng. Nghe thấy êm êm thì bịa giai điệu theo vòng hợp âm. Mới đầu cứ là lá la thôi, chưa có lời :D. Nốt giai điệu thì nằm trong hợp âm rôi. Thấy ổn ổn thì bắt tay vào bịa lời. Cuối cùng sửa sang lại 1 chút.
     
  3. ClaZy_ANH

    ClaZy_ANH Thread Starter Mới tập romance

    Nhưng đúng là viết hợp âm trước rồi " la lá " theo nghe xuôi xuôi thì cách này có vẻ dễ hơn rất nhiều... :D
     
  4. Chanter

    Chanter Moderator

    em hát đến đâu viết lời đến đónhạc thì tự nhớthấy cũng ổnÀh, nên đặt tựa trước thì dễ viết hơn mà lời cũng tập trung hơn nữa :D
     
  5. ESCAPE

    ESCAPE Đồ rê mi fa sol ...

    Nhưng nếu vào một đêm đẹp trời, trăng thanh, gió mát bạn bỗng nảy ra những ý thơ tuyệt cú. Bạn muốn phổ nhạc cho nó để thành một bài hát, vậy thì phải làm sao? Trước hết, bạn xác định giọng trưởng hay thứ đã. Cái này tùy vào tâm trạng, vui tươi thì trưởng, buồn thì thứ. Sau đó xác định tiết tấu: nhanh, chậm hay vừa vừa... (cũng theo tâm trạng lúc đó...) Tiếp theo bạn hãy ngắt nhịp cho từng câu thơ. Ngắt nhịp sao tùy bạn. VD câu: Đêm nay / ngoài trời mưa vẫn rơi... (phách mạnh rơi vào chữ "nay") cũng có thể ngắt: Đêm nay ngoài trời/ mưa vẫn rơi.... (phách mạnh rơi vào chữ "trời") và nhiều cách khác. Thậm chí có thể ngắt 1 câu thành nhiều đoạn... Mỗi cách ngắt nhịp sẽ cho ra 1 sản phẩm khác. Sau đó, chọn gam cho bài hát. Lúc đầu nên chọn C hay Am cho đơn giản, có thể dịch giọng sau. Nhét bộ hợp âm của gam đó vào bài hát. Thực ra khi đọc mỗi câu thơ, chúng ta đã có thể mường tượng ra giai điệu rồi. Cứ đọc đi đọc lại bài thơ nhiều lần hiệu quả sẽ cao hơn. Xem nhịp như thế nào thì hợp nhất: 2/4 4/4 3/4 .... Khi đã đặt được hợp âm vào mỗi câu, bạn chạy các hợp âm đó và uốn giai điệu cho sát với hợp âm hơn. VD ở câu trên, chọn cách ngắt nhịp thứ nhất và hợp âm Am: Am Am Đêm nay / ngoài trời mưa vẫn rơi mi mi là là đô fa mi Hehe, đây là 1 số kinh nghiệm của mình. Hy vọng sẽ giúp được mọi người.
     
  6. B.K

    B.K Đồ rê mi fa sol ...

    hihi. Cho em hỏi: Luật cân phương là như thế nào ?Còn mấy cái quy luật khác nào về sáng tác nữa các bác chỉ giáo cho em luôn ạ!
     
  7. vietteiv

    vietteiv Mới tập romance

    Cân phương (tiếng Pháp gọi là Carrure), đó là công thức viết 1 câu nhạc theo dạng 4 x 4 (nên mới gọi là phương = vuông). Tức là 1 khúc nhạc gồm 4 câu, mỗi câu chiếm 4 trường canh (mesure). Dĩ nhiên bố cục ý tứ lời nhạc và trình tự chuyển vòng hợp âm cũng theo cách đó.Bạn để ý thấy các câu nhạc của các nhạc sĩ âm nhạc cổ điển, hoặc các nhạc sĩ viết ca khúc thời đầu của nền âm nhạc Việt Nam đều theo luật cân phương. Khi mới học sáng tác âm nhạc, các sách dạy đều bắt buộc người học áp dụng luật cân phương. Điều này giống hệt như khi bạn mới tập làm thơ. Lúc đầu bạn chọn loại thơ lục bát có công thức 1 câu là 6 + 8 chữ cho dễ. Sau đó bạn có thể tiến bộ hơn, chuyển sang loại thơ khó hơn như song thất lục bát, thất ngôn bát cú... và cuối cùng chẳng quy luật gì hết là thơ tự do. Bạn thấy rõ ràng làm thơ tự do rất dễ và phóng khoáng, nhưng chẳng mấy ai làm hay được. Còn lục bát tuy không mới, sáng tác ra có thể chưa hay nhưng hầu như ai nghe cũng đều chấp nhận được. Cho nên, với những bạn mới học viết nhạc, hãy trung thành với luật cân phương!
     
  8. bimbimboy

    bimbimboy Mới tập romance

    anh nói rõ cái nầy đc ko ạh...em chưa hỉu
     
  9. vietteiv

    vietteiv Mới tập romance

    Để minh hoạ luật cân phương, ta lấy bài hát quen thuộc ai cũng biết "Như Có Bác Trong Ngày Vui Đại Thắng" của Phạm Tuyên (xem hình đính kèm):Đoạn phiên khúc gồm 4 câu nhỏ, mỗi câu chiếm 4 trường canh (ô nhịp):
    • Câu 1: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,
    • Câu 2: Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng,
    • Câu 3: Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông,
    • Câu 4: Ba mươi năm dân chủ công hoà kháng chiến đã thành công.
    Ghi chú: Câu 4 có thêm 1 trường canh phụ cuối câu để ngân dài (điều này cho phép)Đoạn điệp khúc cũng gồm 4 câu nhỏ, mỗi câu chiếm 4 trường canh:
    • Câu 1: Việt Nam, Hồ Chí Minh,
    • Câu 2: Việt Nam, Hồ Chí Minh,
    • Câu 3: Việt Nam, Hồ Chí Minh,
    • Câu 4: Việt Nam, Hồ Chí Minh.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này