1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Johann Pachelbel và lịch sử Canon

Thảo luận trong 'Giải đáp chung về guitar' bắt đầu bởi Meowtwo, 6 Tháng tám 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Meowtwo

    Meowtwo Thread Starter Mới tập romance

    Các đại ca cho tiểu đệ hỏi về ông nhạc sĩ Johann Pachelbel (cái ông viết bài Canon in D ấy)- Xuất thân - Cuộc đời- Sự nghiệp- Sáng tác của ông có gì nổi bậtvà đặc biệt là sự tích bài " Canon in D "----> gấp gấp [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] Tại vì em sắp trình diễn bài "Canon in D" trong lớp đàn em đang học. Lúc đó em phải trình bày sơ lược về tác giả và tác phẩm.(chắc chán là không "đụng hàng" [​IMG] )Em lên mạng search ông Pachelbel mà không thấy có bài nào tiếng Việt viết về ổng cả.Hình như sáng tác của Pachelbel không nhiều, ông không nổi tiếng và dường như người ta chỉ biết đến ông thông qua bản CanonSẵn đó cho em hỏi các bác còn biết bài nào của Pachelbel viết (soạn lại chi guitar Solo) mà hay hay thì cho em xin. Bản nhạc của ông (Canon) viết rất hay nhưng thú thật em đánh nhuần nhuyễn 2 năm nay mà chẳng hiểu nó muốn nói gì cả [​IMG] [​IMG]mà Canon, Serenade, Concerto,Sonata là gì vậy, chúng có đặc điểm gì không? Làm sao phân biệt? Chúng ra đời khi nào.
  2. Mrbom

    Mrbom Mới tập romance

    mình nói sơ qua một tí nhá. Vài bữa nữa có thời gian thì viết nhiều cho bạn nha. ^_^Johann Pachelbel( 1/9/1653 - 3/3/1706). Nhà soạn nhạc thời Baroque người Đức. Trong suốt cuộc đời của mình. Ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm nổi tiếng còn lại đến ngày nay. Đồng thời, những đóng góp của ông với nền âm nhạc thời Baroque đều được thế giới công nhận qua những bản prelude và những buổi trình tấu fuga bất hủ.Sinh thời, Pachelbel có rất nhiều học trò và những bản nhạc của ông đã trở thành "Chuẩn mực"(model) cho rất nhiều nhà soạn nhạc ở miền Nam và Trung Đức thời đó. Tuy nhiên, đối với những nhà soạn nhạc nổi tiếng sau này như Johann sebastian Bach thì ông cũng không có ảnh hưởng gì nhiều, mặc dù cả hai đều nổi tiếng ở cùng một thể loại: Thánh Ca. Các tác phẩm của Johan Pachelbel thì rất nhiều. Nhưng nổi tiếng nhất trong đó phải kể đến là bản Canon cung Rê Trưởng( Canon in D Major), bản Chaconne cung Fa trưởng(Chaconne in F minor), bản Toccata cung Mi trưởng( Toccata in E minor) dành riêng cho đàn organ và bản Hexachordum Apollinis(Bạn nào có từ điển âm nhạc dịch dùm tên cái. Tiếng j ý chứ phải tiếng anh đâu. T__T).Âm nhạc của Pachelbel chịu ảnh hưởng nhiều bởi các soạn giả ở phía Nam nước Đức chẳng hạn: Johann Jakob Froberger, Johann Kaspr Kerll, các soạn giả người Italia như Giorlamo Frescobaldi và Alessandro Poglietti, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng ko nhỏ từ các soạn giả Pháp và âm nhạc truyền thống vùng Nuemberg.Cuộc Đời:Johann sinh năm 1653 tại Nurember trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Cha ông ta là một người thợ Thiếc. Ngày sinh của ông cho đến nay vẫn chưa được biết ( con số mình đã đưa ra ở trên chỉ là ngày rửa tội). Thời trẻ, ông đi học nhạc với Georg Caspar Wecker, nghệ sĩ organ của nhà thờ Sain Sebald và ông Heinrich Schwemmer, nhạc sĩ và cũng là giáo viên âm nhạc. Ông này sau đó trở thành người điều khiển ca đoàn trong nhà thờ San Sebald. Cả Wecker và Schewemmer được Johan Ẻasmus Kindermann, một trong những người tạo nên nền âm nhạc dân gian Nuremberg. Johan bắt đầu đi học tại Đại Học Altdorf khi chỉ mới 15 tuổi. trong thời gian đi học tại đây, ông cũng đã chơi đàn cho các nhà thờ xung quanh trường. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau đó, những khó khăn về tài chính đã buộc ông phải rời trường. Nhưng may mắn đã mỉm cười với Johan Pachelbel, ông được nhận học bổng theo học ở một trường Trung Học tại Regensburg.Tại đây, Johan Pachelbel đã làm các giáo viên phải ngạc nhiên ở khả năng âm nhạc cũng như những kiến thức học vấn của mình. Ông được đặt cách cho học nhạc ngoài học chính khóa ở trường. Thầy dạy ông lúc này là Kaspa Prentz. Ông này chịu ảnh hưởng nhiều từ âm nhạc Italia. Đó cũng là lý do tại sao âm nhạc của Johan Pachelbelmang nhiều phong cách nhạc Italia thời kì Baroque.1673-1690: Bắt đầu Sự Nghiệp Âm Nhạc(Vienna, Eisenach, Erfurt)Vào năm 1673, chàng trai Johan, lúc này chỉ mới 20 tuổi, đến Vienna. Tại đây Johan bắt đầu sự nghiệp bằng việc chơi organ cho nhà Saint Stephen. Tại thời điểm này, chúng ta đều biết Vienna gần như là thủ phủ của Đế Quốc Habsburg rộng lớn. Pachelbel ở năm năm tại đây và khoảng thời gian đó đủ dài để ông hấp thụ được phần nào những phong cách âm nhạc từ các nhà soạn nhạc người Đức và Ý ở đây. Có một điểm thú vị ở đây là, cả Johan Pachelbel và Haydn trong thời gian này đều làm việc tại nhà thờ Saint Stephen. Đó là lý do tại sao thế giới nói rằng phong cách âm nhạc của hai người này khá giống nhau. Năm 1677, Pachelbel đến Eisenach, và được thuê đánh đàn organ trong nhà thờ Lutheran Preacher ở Erfurt. Tại đây ông còn được mời làm thầy dạy cho các con của Johann Ambrosius. Ông ở lại đây đến 12 năm và cũng trong thời gian này ông đã sáng tác nhiều bản nhạc và trở thành một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất của nước Đức thời ấy. Cũng trong thời gian này, ông đã cưới 2 người vợ. Ông cưới bà Babara Gabler vào ngày 25/10/1681, nhưng sau đó, vào tháng 9, bà Barbara đã qua đời trong khi sinh đứa con duy nhất, nhưng xấu số cho Pachelbel. Bản nhạc "Musicalische Sterbens-Gedancken"(tạm dịch là Những suy nghĩ về cái chết trong âm nhạc) của Pachelbel được trình diễn năm 1683 đã diễn tả sự kiện này. Sau đó, vào ngày 24 tháng 8 năm 1684, Pachelbel cuối Jodith Drommor. Họ có 5 người con trai và 2 con gái. 2 con trai của Pachelbel: Wilhelm Hiẻonymus Pachelbel và Chảles Thodore Pachelbel cũng trở thành nghệ sĩ sáng tác nhạc dành cho đàn ỏgan. Một người con trai khác: Johann Michael, trở thành người chế tác nhạc cụ và người con gái út, Amalia, trở thành họa sĩ và thợ điêu khắc.1690-1706: những năm cuối đời(Stuttgart, Gotha, Nuremberg)Mặc dù đã vô cùng nổi tiếng tại Erfurt, nhưng Pachelbel vẫn rời bỏ nơi này để đi tìm một vị trí xứng đáng hơn với tài năng của ông. Ngày 14 tháng 8 năm 1690, ông rời Erfurt. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, ông đã được nhận vào làm nhạc công Organ và soạn nhạc cho lâu đài Wurttember ở Stuttgart dưới sự bảo trợ của Nữ Bá Tước Magdalena Sibylla.
  3. Mrbom

    Mrbom Mới tập romance

    Vị trí này rất tốt đối với khả năng của ông. Tuy nhiên, 2 năm sau, chiến tranh xảy ra, quân Pháp tràn vào vùng Stuttgart, Pachelbel cùng những người sống ở đây được di tản đi nơi khác. Sau đó, ông đến Gotha, tại đây ông cũng nhận chơi đàn organ, trong thời gian ở đây ông đã cho xuất bản tập hợp những tác phẩm âm nhạc dành cho các buổi cầu nguyện đầu tiên của mình: Acht Chorale zum Praeambulieren(1693). Cũng trong thời gian ở đây ông cũng được nhận 2 lời mời làm việc: 1 từ Stuttgart và một từ Oxford, Anh Quốc. Nhưng ông đã từ chối cả hai. Vào năm 1695, lúc này tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Đế Quốc Habrburg rộng lớn. Thầy của ông, George Caspa Wecker, đã mời Pachelbel về cùng làm việc tại nhà thờ Thánh Sebald tại Nuremberg. Johann Pachelbel sống ở quê nhà cho đến hết những năm cuối đời. Mình chỉ nói sơ qua vậy thôi. Hi vọng thông tin trên giúp ích cho bạn nhiều trong buổi biểu diễn sắp tới :D.
  4. Meowtwo

    Meowtwo Thread Starter Mới tập romance

    Cám ơn Mrbom nhiều về tiểu sử xuất thân của Pachelbel. Mình là một người Thiên Chúa giáo, vì thế bản nhạc Canon mình nghe rất nhiều lần trong thánh đường và đã ăn sâu vào tâm trí . Bản nhạc ấy thường cất lên vào những lúc có đám cưới.Nhưng bản làm ơn cho mình biết hoàn cảnh sáng tác bản Canon không. Bài đó viết về điều gì? Phải chăng là đám cưới???Theo bài viết của bạn ở trên, Pachelbel cũng là một nhà soạn nhạc nổi tiếng nhưng tại sao tên tuổi của ông thì rất ít người biết đến. Họ chỉ biết đến những nhà soạn nhạc kì cựu như Mozart, Bach, Chopin, Beethoven hay ở guitar thì có Sor hay Terraga ... Phải chăng những tác phẩm của Pachelbel không để lại một điểm nhấn manh trong phong cách riêng của mình?Âm nhạc trong khoảng thời gian này chịu ảnh hưởng bởi phong cách nhà thờ wá nhỉ.Cám ơn Mrbom về bài viếtThanks
  5. Mrbom

    Mrbom Mới tập romance

    Rất tiếc, Meowtwo, cho đến giờ mình chưa tìm thấy được tài liệu nào nói về vấn đề này. Nếu tìm dc mình sẽ dịch và post lên cho mọi người cùng xem.Nhưng không nên đóng topic ở đây. [​IMG] . Bữa nay sẽ "câu" bài 1 tí . Hehehe [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> Về vấn đề bạn hỏi: Canon, Fuga, Prelude là gì?Trước hết, thế nào gọi là một bản Canon. Canon là một bản nhạc mà trong đó có 2 hay nhiều trường canh được lặp đi lặp lại nhiều lần. Thử phân tích bản Canon in D của Johann Pachelbel để thấy rõ điều này. Trong bản Canon cung Rê trưởng của Pachelbel. Hợp âm chính bao gồm: Rê trưởng( tất nhiên), La trưởng, Si thứ, Fa thăng thứ và Sol trưởng. Bản Canon do Johann Pachelbel soạn được chơi bởi 3 vĩ cầm. Vĩ cầm thứ nhất(Được gọi là Lãnh Xướng) bắt đầu tại Fa và kết thúc tại note Đô. Sau đó đến lượt vĩ cầm thứ 2(gọi là Phụ Xướng) "cất tiếng" cũng ngay tại note Fa và kết thúc ngay note Đô. Sau đó vĩ cầm 3(cũng được gọi là PHụ Xướng) cũng bắt đầu phần trường canh thứ nhất cũng với note Fa và Do. Những phần tiếp theo sau đó cũng tương tư như vậy.Để dễ hiểu hơn, ta có 1 bảng phân tích như sau:Vĩ cầm 1: F E D C B A B C / D C B A G F G E / D F A G F D F E.Vĩ cầm 2: F E D C B A B C / D C B A G F G E.Vĩ cầm 3: / F E D C B A B C.Theo như trên hình trên thì chúng ta thấy sự giống nhau của trường canh thứ nhất. Chính vì thế tao cho bản nhạc nghe giống như lặp đi lặp lại và sau mỗi lần lặp lại âm thanh dường như dày thêm. Tạo cảm giác thoải mái và êm đềm cho người nghe(mình ko biết nói thế đúng không :"> )Nhưng tại sao người ta lại gọi là Canon? Tên Canon được bắt nguồn từ chữ Hy Lạp "Kanon" nghĩa là "Luật lệ"(Rule),ở Pháp được hiểu theo nghĩa "learned"(uyên thâm, thông thái). Một trong những thể loại đầu tiên của Canon gọi là Rounds(hay "rondellus"). Thể loại này xuất hiện ở thế kỷ thứ XIII. Tác phẩm nổi tiếng thuộc thể loại này thời bấy giờ là "Sumer is Icumen In". Đến thế kỷ thứ XIV thì nó xuất hiện nhiều ở Italia với cái tên "Caccia", đôi khi, ở Pháp, các bản trường ca cũng theo âm luật của Canon. Vậy thì Canon có mấy thể loại hay.......chỉ có một kiểu của ông Johann Pachelbel thôi?Việc Phân loại Canon có thể theo số "Lãnh xướng" và "phụ xướng" trong bản nhạc.Chẳng hạn, 1 bản canon có 2 âm chính thì gọi là "Canon Đôi", 3 âm chính thì là "Canon 3"......n âm chính thì gọi là "Canon N" ^^. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng ở đó. Đôi khi trong 1 phần lãnh xướng thì gồm 2 âm chính, 1 phần phụ xướng cũng có 2 âm chính. Trường hợp này thì gọi là Canon "2 trong 1" ( Nghe có vẻ tức cười, nhưng mình theo đúng nguyên văn trong tài liệu: "Canon: two in one). Và tương tự thế có khi Canon 4 trong 2 hoặc là thậm chí Canon "6 trong 3" v.vNgoài ra, ta cũng có thể chia về cấu trúc của bản nhạc, ngôn từ. Canon loại đơn giản: Loại này được gọi là Round. Vốn rất đơn giản, chỉ lặp lại 1 note mà thôi. Một ví dụ cho thể loại này đó là bài hát: "Row, row, row, your boat" và bản Frere Jaccques. ^^Cũng có một số loại Canon mà phần lãnh xướng và phần phụ xướng không cùng note. Trái lại, note của chúng 2 phần này mang tính "đối âm". Nghĩa là cấu trúc note của chúng trái ngược nhau. Về loại "đối âm" này cũng có nhiều cái khác nhau bao gồm:+ Table Canon :Đối ngược về vị trí note: Ví dụ: 1 người đóng vai lãnh xướng chơi vĩ cầm theo note : Si La Sol Fa Mi Re Do. Người phụ xướng chơi vĩ cầm 2 sẽ lặp lại nhưng ko phải là Si La Sol Fa Mi Re Do mà là DO Re Mi Fa Sol La Si. ^^ Loại Canon này được gọi là Table Canon( Canon "Bàn"). Nguyên nhân của cái tên này là do. Để chơi dc loại Canon này, thời đó người lãnh xướng và phụ xướng thường đứng đối diện nhau. Ở giữa đặt một cái bàn trên đó đặt tập nhạc. Có thể nói, vì tính đặc biệt của thể loại, nên cách chơi thể loại này cũng đặc biệt không kém. Bach có viết 1 số bản ở thế loại này. Đây là thể loại nhạc Quý tộc. Ít được xuất hiện trong dân gian.+Loại thứ 2 là Crab Canon. [​IMG] Phức tạp hơn là loại Mensuration hay Tempo Canon(Canon theo "Nhịp"): loại này được gọi là Prolation Canon. Trong thể loại này, người phụ xướng đệm theo người lãnh xướng bằng một phương pháp đặc biệt. Họ sẽ tăng nhịp lên gấp đôi(loại này gọi là Augmnetation hay Sloth Canon) hoặc giảm xuống một nửa(loại này gọi là Diminution) trong bản của người lãnh xướng. Đây là thể loại khó viết ra bản nhạc và cũng là khó trình tấu nhất. Hầu hết các bản Canon thể loại này xuất hiện ở thời Phục Hưng Một trong những tác giả nổi bật là Johannes Ockeghem với tác phẩm( Missa Prolationum), Ở thế kỷ XX là Conlon Nancarrow, vốn nổi tiếng với các sáng tác Canon dành cho Piano.@Meowtwo: Trên đây là một số nét cơ bản về Canon. Hi vọng giúp dc nhiều cho bạn. Chúc vui!!!
  6. Meowtwo

    Meowtwo Thread Starter Mới tập romance

    Ừ nhỉ, bây giờ mình mới để ý. Từ đó đến giờ mình đánh guitar solo bài Canon này nên không biết. -Khi lật tab nhạc Canon soạn cho 3 vĩ cầm và 1 cello mình mới thấy là bài này nó được lặp đi lặp lại, cũng một giai điệu ấy, vĩ cầm 1 đi hết 1 quãng D A Bm F#m G D G A thì vĩ cầm 2 bắt đầu chơi lại y hệt giai điệu đó, trong khi vĩ cầm 1 bắt đầu chơi 1 đoạn mới (giống như cái trò chơi hát đuổi, hát nối đuôi mà hồi tiểu học cô giáo hay cho chơi, không biết đó có phải là trò "Canon" không nhỉ [​IMG] [​IMG] )-Cám ơn MrBom nhiều, cho mình hỏi là nội dung trên là do bạn dịch từ sách nước ngoài hay bạn có tài liệu nào không, mình muốn tìm hiểu hết các thể loại nhạc như prelude, Serenade, Sonade... nói chung là tất cả những "thuật ngữ" của âm nhạc cổ điển, bạn chịu khó post bài nhe!!!-Các bác nào có hứng thú có thể post phụ với Mrbom cho Topic thêm đông vui-Bài của Mrbom em sẽ lưu lại làm tài liệu. Cám ơn bác nhiều [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> Thanks
  7. Mrbom

    Mrbom Mới tập romance

    Mình đang thi học kỳ. Hic, giờ này còn chưa được về quê. [​IMG] . Để vài bữa quởn quởn rồi ngồi viết tiếp cho mọi người về mấy thể loại kia. ^^ Tài liệu này mình kiếm trên mạng và từ điển bách khoa. Nói về thuật ngữ của âm nhạc nước ngoài thì............ôi thôi, nhiều lắm bạn ạ. Mà nói đến cái này thì phải nói đến cái kia, cái kia thì liên quan đến cái nọ. Nói chung là rắc rối.
  8. ben_guitarpro

    ben_guitarpro Mới tập romance

    Wá hay, ^^, nếu được thì bác An nè, nhờ bác dịch luôn cuốn Harry potter tập 7 nhá, đang ghìn lắm đây [​IMG]-" border="0" alt="67.gif" />
  9. Meowtwo

    Meowtwo Thread Starter Mới tập romance

    Chời ơi chời, tự dưng đang hay sao dừng Topic bằng 1 cuốn "Harry Poster" tập 7 vậy???Mình rất thích tiềm hiểu về những thể loại nhạc này vì khi bước vào con đường guitar cổ điển, mình có rất nhiều thắc mắt về nó...Thế nhưng, mình có mấy cuốn sách nước ngoài viết về chúng mà mình lại là dân chuyên hoá sinh cho nên dốt văn và ngoại ngữ tệ -----> lười đọc chứ đừng nói là dịch sang tiếng việt.Có bạn nào rảnh thì post bài lên, vì con đường âm nhạc muôn nămBạn Mrbom ơi, đừng vội về quê , post hết bài cái đã nha [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> [​IMG]" border="0" alt="41.gif" /> Thanks
  10. mr_lonely_138

    mr_lonely_138 Đồ rê mi fa sol ...

    :) Cám ơn, bài viết rất hay và ý nghĩa! Mình cũng là người rất thích bản Canon in D.
  11. ductoan612

    ductoan612 Đồ rê mi fa sol ...

    Chà!Em đã nghiền Canon D rất nhiều mà bây giờ mới hiểu thế nào là Canon!Chả trách mà có rất nhiều bản biến tấu khác nhau của Canon in D!Thank bác MRBom thật nhiều!
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này