1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Cho mình hỏi về bồi âm nhân tạo

Discussion in 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' started by NMC2310, Jun 5, 2007.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. NMC2310

    NMC2310 Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Các bạn ơi cho mình hỏi: Trong bài A time for us của bác sausoi có đoạn harmonic ở đầu ấy. Có phải là bồi âm nhân tạo không. Hix mình chỉ biết bồi âm tự nhiên thôi. Bạn nào vui lòng chỉ cho mình cách đánh đoạn ấy với!!
  2. dankhach_guitar

    dankhach_guitar Mới tập romance

    Đính chính 1 tí [​IMG]...bài viết này là do bạn Chủ tịch xã thân yêu của chúng ta dịch từ 1 trang web của USA..Bạn Dankhach_guitar đã sưu tầm bài viết này ở trang aeguitar.net Bồi âm là một hiện tượng xuất hiện ở bất cứ nốt nào. Tuy nhiên bạn hầu như không nghe thấy nó. Cái mà bạn nghe thấy là cái kiểu cộng hưởng cơ bản (gọi là fundamental harmonic, khi anh em học vật lý chắc cũng biết sự dao động khi mà trên dây đàn chỉ có một bước sóng, hay gọi là n = 1 đó, đó chính là fundamental harmonic). Kiểu này phát ra âm thanh to nhất, át những âm thanh do dao động bậc cao hơn gây ra. Nó hay đi kèm với các dao động khác. Chơi bồi âm trên đàn guitar chính là chơi bồi âm nhân tạo. Một cách cơ bản, kiểu chơi này loại bỏ kiểu dao động cơ bản (n = 1) và để lại các kiểu dao động bậc cao hơn (n>1). Có nhiều cách để chơi bồi âmBồi âm dây buôngBồi âm dây buông còn được gọi là bồi âm tự nhiên. Để chơi bồi âm kiểu này, bạn để ngón tay nhẹ nhàng lên dây ở những vị trí được chỉ ra dưới đây:Đừng có nhấn dây xuống mà chỉ chạm nhẹ vào nó thôi.Bồi âm khi có bấm vào phím đànKiểu bồi âm này nhiều lúc hơi khó. Nó yêu cầu chúng ta phải bấm vào phím đàn, cộng với sự chạm nhẹ vào dây đó ở phím thứ 12 so với phím chúng ta đang bấm và óanh dây đó lên. Như vậy là bạn phải làm 3 động tác cùng một lúc. Có 2 cách để thực hiện việc đóKĩ thuật thứ nhất: bồi âm nhân tạoKĩ thuật này yêu cầu bạn chạm nhẹ vào dây cần óanh bồi âm bằng ngón trỏ, sau đó gay dây đàn bằng các ngón tay khác, có thể là ngón giữa, ngón nhẫn, ngón út. Kĩ thuật này chắc anh em đã biết hết rồi.Kĩ thuật thứ hai: bồi âm bằng móng gảyĐây là một kĩ thuật khá khó. Bạn phải gảy dây đàn với móng gảy và cùng lúc đó chạm nhẹ ngón tay cái vào dây để sinh ra bồi âm. Cả móng gảy và ngón cái đều phải chạm dây cùng một lúc. Cái này có lần mình đã thảo luận ở topic hỏi về bồi âm của bạn flame dragon CHơi cách này, bạn phải biết được vị trí của dây đàn có thể chơi được bồi âm. Nếu không thì cái nốt mà bạn chơi chỉ là một nốt câm. Thường thì vị trí đó nằm giữa ngựa đàn và cái nốt mà bạn đang bấm. Lưu ý là chạm nhẹ ngón cái vào vị trí đó và gảy chứ không phải là gảy ở vị trí đó. . Tuy nhiên vẫn còn có các vị trí khác. Các vị trí này tỉ lệ thuận với độ dài của dây theo một số lần nửa bước sóng. Bạn nào học tốt vật lý chắc hiểu cái này. Khi bạn chơi bồi âm ở dây buông như trên hình trên thì các vị trí trong hình đó chính là những điểm tỉ lệ với độ dài của dây theo số lần nửa bước sóng của dây đó. Cũng như vậy áp dụng với khi bạn đã nhấn một nốt nào đó, tỉ lệ đó là không đổi, chỉ có điều độ dài dây thay đổi và nó được tính từ vị trí nốt đàn óanh đến ngựa đàn. Các vị trí này thì không phải vị trí nào cũng hơn các nốt đang bấm một quãng tám nên khi chơi bồi âm có thể tạo ra những âm thanh ở những cao độ khác nhau.Cuối cùng là về phần vật lý của bồi âm. Khi chơi bồi âm dây buông như ở hình trên, như đã nói, bạn đã chia nó ra thành các phần tỉ lệ với độ dài của dây đó, cụ thể là một nửa, rồi, 1/3, 1/4.... 1/2 ứng với chơi bồi âm ở cung 12, cái này hay dùng nhất. Bồi âm ở cung 7 và 19 ứng với sự chia độ dài dây ra 1/3 cho nên âm thanh khi chơi bồi âm ở 2 cung này là giống nhau. Tương tự cho cung 5 và 24. Bồi âm ở cung 12 không có nốt tương tự vì khi chia 1/2 ra thì chúng ta chỉ có một điểm duy nhất, hay là 2 điểm trùng nhau đó Nếu chẳng hạn chia ra 1/3 thì sẽ có điểm đầu này, điểm đầu kia Khi chơi, tay bạn sẽ giống như điểm trụ, ép các dây đàn dao động theo các kiểu khác nhau để tạo bồi âm. Chính là cắt các bước sóng ra làm 2,3,4... phần. Mà chúng ta đã biết bước sóng tỉ lệ nghịch với tần số (lamda = V/f) nên nếu chúng ta chia bước sóng ra 2 phần thì có nghĩa là đã tăng tần số lên gấp đôi, tạo ra tiếng cao hơn một quãng tám.Các dây tuy là dài bằng nhau nhưng phát ra những bồi âm khác nhau là do chúng khác nhau về độ căng. Chính độ căng của dây đàn đã quy định tần số của chúng. Khi chúng ta căng dây đàn, vô tình ta cũng đã thay đổi đường kính của nó vì nó dãn ra mà Tuy nhiên chỉ là một lượng rất ít thôi (sưu tầm)
  3. NMC2310

    NMC2310 Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Mình hiểu rồi. Nhưng mà mình muốn hỏi là bài A time for us của bác sausoi đoạn đầu có phải là bồi âm nhân tạo không.Thế thì hơi khó[​IMG] Chỉ giùm mình nhé
  4. bạn có thể đưa hình lên đây được không , mfinh sẽ giúp ^^
  5. gaubong90

    gaubong90 Đồ rê mi fa sol ...

    bồi âm nhân tạo ahem cũng mò ra thôiVD muốn bồi phím 3 của dây Re thì dùng tay trai giữ vào phím 3 đấy. Còn tay phải thì ngón trỏ giữ hờ hờ vào phím 12+3=15. Ngón út tay phải gẩy nhẹ. Vậy là có bồi âm nhân tạo hehe
  6. về căn bản đúng như bạn này đã nóiTrên diễn đàn có một bài em đã hỏi anh Giang falla về bồi âm nhân tạo ( trong bài Bèo của DNL ) , đang cố tìm lại để chia sẻ anh em [​IMG]
  7. nan

    nan Mới tập romance

    Lưy ý ngón trỏ chỉ chạm nhẹ vào dây thôi nha :))
  8. ChickenGuitar

    ChickenGuitar Đủ trình cưa gái

    ặc ngón út à .... mình toàn phang áp út .... :T
  9. Oạch , sao lại ngón út , người ta thường chỉ chơi ngón a hoặc ngón m thôi :))
  10. muathu84

    muathu84 Đủ trình cưa gái

    Mỳ không đọc kỹ rồi, ngón áp út là ngón a đấy.
  11. Không , í em nói là bài quote ở trên kia cơ :))
  12. muathu84

    muathu84 Đủ trình cưa gái

    vậy là mình đọc ko kĩ rồi, xin lỗi Mỳ nhé :B
  13. mgdaubo

    mgdaubo Mới tập romance

    ủa nếu dùng ngón trỏ tay phải giữ hờ vào dây rồi gảy thì còn phát ra âm thanh gì nữa, giữ 1 ngón tay chạm hờ vào dây thì tiếng bị tắt rồi???
  14. muathu84

    muathu84 Đủ trình cưa gái

    Việc dùng ngón trỏ tay phải dặt lên đúng phím cần chặn và gảy bằng ngón đeo nhẫn cũng như dùng tay trái đặt nhẹ lên phím cần chặn thôi. Việc tắt tiếng quả là có thật, nhưng do đặt nhẹ ngón lên trên phím nên chỉ tắt những rung động khác của dây, trừ sự rung động tạo nên nốt nhạc. Điều này làm cho tiếng của nốt nhạc đó trong và cao hơn, nghe như tiếng chuông :))
  15. invisiblekid

    invisiblekid Mới tập romance

    Chạm nhẹ vào dây rồi buông nhanh ra ( cùng lúc với ngón gảy ) buông chậm là xịt ngay hoặc tiếng nghe ko hay :))
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page