1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

[Lesson 3] Bắt đầu luyện tập tay phải

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi Giang Falla, 22 Tháng mười một 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Giang Falla

    Giang Falla Thread Starter Bô lão

    Video http://www.youtube.com/watch?v=OO2XTkONfMYTHUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆUNhững số trong vòng tròn chỉ số dây trên đàn guitar. (1) (2) (3) (4) (5) (6)Trong một bản nhạc guitar cổ điển, các ngón tay của bàn tay phải được xác định bằng chữ cái đầu tiên trong tên của chúng bằng chữ Tây Ban Nha: p từ pulgar (ngón cái), i từ indice (ngón trỏ), m từ medio (ngón giữa), a từ anular (ngón áp út) và c từ chico (ngón út). [​IMG]Bàn tay phảiCác ngón tay của bàn tay trái được xác định bằng số Ả Rập (1 cho ngón trỏ, 2 cho ngón giữa, 3 cho ngón áp út, 4 cho ngón út). Riêng ngón cái không có ký hiệu (vì không dùng đến).[​IMG] Bàn tay tráiVị trí trung tâm (midway position) của một khớp ngón tay ở khoảng giữa hai giới hạn co và duỗi một cách thoải mái của ngón tay.Phạm vi cử động trung bình (midrange movement) của một khớp ngón tay là cử động của ngón tay ấy trong hai giới hạn nói trên.[​IMG] Vị trí và giới hạn cử động của khớp ngón tay dưới cùng.[​IMG]Vị trí và giới hạn cử động của khớp ngón tay giữa.Ghi chú - Limit of Extension: giới hạn duỗi ngón tay (một cách thoải mái).- Midway Position: vị trí trung tâm.- Midrange of Movement: phạm vi cử động trung bình.- Limit of Flexion: giới hạn co ngón tay (một cách thoải mái).
     
  2. Giang Falla

    Giang Falla Thread Starter Bô lão

    TƯ THẾ CỦA BÀN TAY PHẢICần nhấn mạnh rằng tư thế của bàn tay phải hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bạn trong việc phối hợp (cử động của các ngón bàn tay phải). Một tư thế không đúng của bàn tay phải sẽ cản trở sự tiến bộ của bạn khi bạn bắt đầu học cách sử dụng các ngón của bàn tay phải.Tư thế của bàn tay phải bao gồm hai nguyên tắc Giúp-Cơ-Hoạt-Động-Hiệu-Quả:- Thả lỏng cơ tay: các cơ trên bàn tay chỉ hoạt động tốt nhất khi chúng được thả lỏng một cách tự nhiên- Cử động trong phạm vi trung bình: các cơ trên bàn tay hoạt động hiệu quả nhất khi các khớp mà chúng tác động chỉ cử động trong phạm vi trung bình.Các mục tiêu của bạn như sau:- Đặt cổ tay theo nguyên tắc thả lỏng cơ tay nói trên.- Hơi cong cổ tay, đặt các khớp cuối cùng và khớp giữa các ngón tay của bạn ở vị trí trung tâm.- Tìm một độ nghiêng tốt nhất cho bàn tay của bạn: a. để tạo ra tiếng đàn bạn ưng ý nhất. b. để làm cho các ngón tay bạn có độ dài tương đương với nhau. c. để ngón tay cái của bạn hoạt động dễ dàng, thoải mái nhất.Ghi chú: Vì các khớp đầu ngón tay luôn luôn ở cùng tư thế với khớp giữa ngón tay, nên vào lúc này, chúng không cần một sự sắp xếp đặc biệt nào cả.Cho đến khi bạn hoàn toàn quen thuộc với tư thế nói trên, hãy tự kiểm tra thường xuyên với một cái gương. Bây giờ bạn cần phải xác định vị trí trung tâm của cổ tay và các khớp ngón tay:- Đưa bàn tay phải của bạn ra xa mặt đàn. Thả lỏng các khớp ngón tay của bạn hết mức.- Lần lượt co và duỗi cổ tay của bạn hết mức một cách thoải mái. Chú ý là, khi cổ tay của bạn co hết mức, các ngón tay của bạn sẽ gần như duỗi ra tối đa và khi cổ tay của bạn duỗi hết mức, các ngón tay của bạn cũng sẽ co lại gần như tối đa [​IMG] [​IMG]- Cong và giữ cổ ngón tay của bạn ở vị trí trung tâm, nhờ đó các ngón tay cũng sẽ được đặt trong vị trí này [​IMG]- Với cổ tay và các ngón tay của bạn ở vị trí trung tâm, đặt cánh tay và bàn tay của bạn vào tư thế chơi đàn. Xin nhắc lại, trong tư thế này, lưng bàn tay của bạn sẽ nằm trên một mặt phẳng song song với mặt phẳng đi qua các dây đàn.[​IMG]Khum bàn tay lại sao cho các ngón không xòe ra đặt ngón tay lên dây đàn. Nếu chưa thoải mái thì CHỈNH ĐÀN phù hợp với thế tay và thế ngồi, TUYỆT ĐỐI KHÔNG bẻ cong khớp cổ tay lên trên hoặc dưới , việc duy nhất có thể làm là nghiêng nhẹ cổ tay mà thôiXin nhắc lại, bạn nên dùng một cái gương để kiểm tra tư thế của mình cho đến bạn hoàn toàn thuần thục với tư thế này.Giữ cho cổ tay và các khớp ngón tay đúng tư thế cần thiết sẽ trở thành một thách đố khi bạn bắt đầu tập những động tác cho ngón cái. Bạn vẫn còn chưa thuần thục trong việc phối hợp các động tác và tư thế, và sự căng thẳng có khuynh hướng làm cho cổ tay và ngón tay của bạn trở nên vụng về, lúng túng. Vì lý do đó, bạn cần kiểm tra chặt chẽ mục tiêu cũng như tư thế của mình, làm cho nó trở thành một động tác phản xạ trong việc tập luyện hàng ngày. Hãy chỉnh đốn tư thế của bạn, qua đó phát huy được tối đa hiệu quả của các cơ trên bàn tay phải của bạn.
     
  3. Giang Falla

    Giang Falla Thread Starter Bô lão

    MÓC DÂY VÀ ÉP DÂYĐộng tác gẩy dây đàn để phát ra âm thanh được gọi là một "cú gẩy" (stroke). Có hai loại cú gẩy sử dụng trong việc chơi đàn guitar:- Móc dây (free-stroke): Ngay sau khi gẩy một sợi dây đàn, ngón tay gẩy đàn được đặt lơ lửng bên trên dây đàn kế tiếp theo hướng gảy- Ép dây (rest-stroke): Ngay sau khi gẩy một sợi dây đàn, ngón tay gẩy đàn được đặt lên trên dây đàn kế tiếp theo hướng gảyĐộng tác của bàn tay phải bao gồm hai nguyên tắc Giúp-Cơ-Hoạt-Động-Hiệu-Quả:- Thống nhất hướng chuyển động của các khớp ngón tay: Các cơ trên bàn tay phải chỉ hoạt động hiệu quả nhất khi các khớp ngón tay co hay duỗi cùng một lúc với nhau, tức là tất cả các cơ của ngón tay chuyển động về cùng một hướng (cùng co hoặc cùng duỗi). Điều này sẽ giúp cho các ngón tay cử động với hiệu quả cao nhất - tốn ít sức nhất- Đủ sức mạnh: Các cơ trên bàn tay phải chỉ hoạt động hiệu quả nhất khi chúng có đủ sức mạnh để thắng được phản lực của dây đàn.
     
  4. Giang Falla

    Giang Falla Thread Starter Bô lão

    CÚ GẨY ĐÀN CÓ CHUẨN BỊTrong những giai đoạn đầu của việc tập luyện bàn tay phải, khi muốn đánh một nốt nhạc, những học sinh không được chỉ dẫn đúng hướng thường dùng ngón tay gẩy ngay dây đàn cần thiết không qua bước chuẩn bị. Tuy nhiên, muốn làm được như vậy, họ cần phải có kỹ năng ở bậc cao hơn. Những học sinh này thường gẩy hụt dây đàn hay tạo ra một tiếng đàn nghèo nàn. Làm như vậy, họ đang bắt đầu mắc phải thói quen thiếu nhuần nhuyễn trong việc biểu diễn.Trước khi bạn có thể gẩy một dây đàn một cách tự tin, đầu tiên bạn cần phải tập thói quen chính xác và nhuần nhuyễn trong việc này. Cú gẩy đàn có chuẩn bị (prepared-stroke) là phương thức hữu hiệu nhất để tập được những thói quen đó.Trong cú gẩy đàn có chuẩn bị, bạn tạm dừng lại để đặt các đầu ngón tay và móng tay lên trên sợi dây đàn cần thiết càng chính xác càng hay. Là một kỹ thuật dùng trong tập luyện bàn tay phải, việc chuẩn bị này đem lại những lợi ích sau:- Nó bảo đảm việc đặt đầu ngón tay và móng tay lên trên dây đàn một cách chính xác và chặt chẽ.- Nó sẽ dần dần đem lại cho bạn sự nhuần nhuyễn trong lúc biểu diễn.- Nó gia tăng sự tiến bộ của bạn trong việc dùng ngón tay gẩy đàn một cách chính xác và nhuần nhuyễn.Do những lợi ích trên, trong đa số những bài tập dành cho tay phải, bạn sẽ dùng kỹ thuật này khi bắt đầu tập một động tác mẫu mới.
     
  5. Giang Falla

    Giang Falla Thread Starter Bô lão

    TẬP NGÓN CÁI: MÓC DÂY CÓ CHUẨN BỊKhởi đầu việc tập luyện bàn tay phải của bạn với ngón cái có ưu điểm là móc dây bằng ngón cái dễ hiểu và thực hiện hơn các móc dây hay ép dây thực hiện bằng những ngón tay khác. Vì vậy, bắt đầu với ngón cái đem lại cho bạn ngay lập tức cảm giác tự tin khi bắt đầu tập luyệnCác ưu tiên của bạn trong việc tập luyện ngón cái như sau:- Làm quen với việc đặt đầu và móng tay ngón cái lên dây đàn một cách chính xác và chặt chẽ.- Gẩy dây đàn với đầy đủ sức mạnh (để thắng được phản lực của dây đàn).Trước khi bắt đầu, bạn nên làm quen với những động tác căn bản sử dụng trong việc gẩy dây đàn với ngón cái. Không dùng đến đàn, hãy thực hiện những bài tập sau:- Đặt cổ tay vào tư thế căn bản để chơi guitar.- Bắt đầu bằng ngón cái ở tư thế nghỉ, với khớp đầu ngón cái khẽ co lại, đốt đầu ngón cái đối diện với khớp đầu ngón trỏ.- Bắt đầu từ khớp cuối, duỗi ngón cái ra hết mức một cách thoải mái. Đừng để cho khớp đầu ngón cái lật ngược lên.- Co các khớp đầu và khớp cuối ngón cái cùng lúc để đem đầu ngón cái trở về vị trí ban đầu, đối diện với ngón trỏ. (Trong các động tác trên) đặc biệt dồn sự chú ý vào cử động của khớp cuối ngón cái. Tốt nhất là làm sao cho khớp giữa ngón cái gần như không cử động. Khớp đầu ngón cái cử động rất giới hạn. Giữ cho bàn tay và cổ tay của bạn bất động.Chú ý: Tránh đừng xoay vòng ngón cái quanh trục trung tâm của nó. Chuyển động xoay rất phức tạp và có khuynh hướng tạo ra phản lực (trên dây đàn). Thực hiện các động tác co và duỗi ngón cái theo một quỹ đạo càng thẳng càng tốt - đó là chuyển động ít phức tạp nhất.GẨY DÂY ĐÀNCác mục tiêu của bạn (trong phần này) như sau:- Duỗi ngón tay một cách chính xác, đặt đầu ngón tay và móng tay của bạn lên dây đàn một cách chính xác để chuẩn bị cho một động tác vững vàng khi gẩy dây đàn.- Co và duỗi ngón cái bằng khớp cuối cùng, với đầu ngón tay rất ít chuyển động.- Gẩy dây đàn theo một đường càng thẳng càng tốt để tránh phản lực của dây tạo ra do chuyển động xoay vòng ngón cái.- Sau khi gẩy đàn, ngón cái trở về tư thế nghỉ đối diện với ngón trỏ - điều này giảm bớt sức căng cho cơ tay của bạn.Bạn hãy tuần tự thực hiện như sau:- Với cổ tay và các khớp ngón tay phải ở vị trí trung tâm, đặt đầu các ngón trỏ và giữa lên dây 1 để cố định bàn tay của bạn. Tựa chắc cạnh trái của đầu và móng tay cái trên dây 3.- Bắt đầu cú gẩy đàn bằng cách nhẹ nhàng duỗi khớp đầu ngón cái ra, gẩy dây 3 một cách dứt khoát sao cho sau khi gẩy xong, dây đàn phải bật vào phía bên trong. Bạn phải làm như thể bạn đang dùng đầu ngón tay và móng tay ngón cái khoét một cái lỗ trên sợi dây đàn đó. Sau đó, thu ngón cái về tư thế nghỉ đối diện với ngón trỏ (Nếu bạn chưa có móng tay dài đúng mức, chỉ cần dùng đầu ngón tay để thực hiện động tác trên cũng được).- Duỗi ngón cái ra bằng khớp cuối cùng. Ở cuối động tác này, đưa ngón cái vào bên trong một chút để chạm trở lại vào dây 3. Khi duỗi ngón cái ra, chú ý đừng xoay vòng ngón này - duỗi theo một đường càng thẳng càng tốt.- Khi gẩy một sợi dây đàn vẫn còn đang rung động, chú ý cẩn thận không để cho móng tay tiếp xúc với dây đàn trước khi đầu ngón tay chạm vào sợi dây này. Khi cả đầu ngón tay lẫn móng tay được đặt lên dây cùng một lúc, đầu ngón tay sẽ triệt tiêu tạp âm, tiếng ồn xẩy ra khi bạn chạm móng tay vào một sợi dây đang rung động.- Chú ý tránh thói quen duỗi ngón cái ra trước khi co nó lại. Thực hiện cẩn thận động tác co và duỗi ngón cái bằng cách phối hợp tất cả các khớp cùng một lúc - không bao giờ co khớp này trong khi duỗi khớp kia ra.- Nếu khớp giữa ngón cái có khuynh hướng cong lại, việc này thỉnh thoảng xẩy ra nếu bạn có các khớp ngón tay mềm dẻo (double-jointed), giữ cho khớp này hơi co lại để giúp cho nó vững vàng hơn khi gẩy dây đàn.- Giữ bàn tay và cánh tay ở tư thế ổn định, thường xuyên kiểm tra độ nghiêng bàn tay và độ cong cổ tay của bạn. Bạn phải dùng mắt kiểm tra cho đến khi bạn hoàn toàn thuần thục với các tư thế này.- Tập luyện chậm rãi và cẩn thận. Cho đến khi bạn nhuần nhuyễn các động tác này, hãy chú ý đến sự chính xác và mạnh mẽ của động tác hơn là tốc độ.Khi bạn có thể gẩy dây 3 một cách chính xác và thoải mái, hãy chuyển qua tập gẩy dây 4. Sau đó, luân phiên gẩy các dây 3 và 4, luôn luôn giữ cho bàn tay của bạn ổn định. Kế đó, tập gẩy dây 2. Cuối cùng, tập gẩy cả 3 dây liên tục với nhau, mỗi dây gẩy một lần.Khi nào bạn có thể thực hiện cú gẩy đàn có chuẩn bị một cách chính xác, bạn đã sẵn sàng để tập trung vào một bước đặc biệt quan trọng trong động tác này: bước duỗi ngón tay. Việc duỗi ngón tay ra một cách thuần thục để chuẩn bị cho cú gẩy đàn kế tiếp là việc khó khăn nhất trong quá trình tập luyện các ngón tay. Bạn có thể phát triển kỹ năng này bằng cách tập chuẩn bị cho cú gẩy tự do như sau:- Bắt đầu bằng cách đếm "một, hai" ở tốc độ chậm. Tốc độ này tương đương với tốc độ 52 của một máy đánh nhịp (metronome).- Khi đếm "một", gẩy dây đàn, thu ngón cái về tư thế nghỉ đối diện với ngón trỏ. Khi đếm "hai", duỗi ngón cái ra, đặt đầu ngón tay và móng tay lên dây cùng một lúc. Tiếp tục đếm "một" trở lại và gẩy dây đàn lần nữa. Vừa đếm vừa tập như vậy không ngừng. Giữ cho ngón cái đối diện với ngón trỏ khi đếm "một", đặt lên dây khi đếm "hai". Bài tập này giúp bạn thuần thục với thao tác duỗi ngón cái một cách nhanh chóng và chính xác. Khi đã thực hiện bài tập trên một cách dễ dàng, từ từ tăng tốc độ đếm lên.Cú gẩy đàn có chuẩn bị đem lại cho bạn một sự khởi đầu tốt đẹp trong việc tập luyện ngón cái. Nó giúp bạn hình thành những thói quen cần thiết trong việc tiếp xúc và gẩy đàn. Nếu được thực hiện chính xác, nó sẽ đem lại cho bạn khả năng tạo ra tiếng đàn mạnh mẽ, đầy đặn và một cảm giác yên tâm về kỹ thuật của bàn tay phải.NHỮNG CÚ GẨY ĐÀN LIÊN TỤCCú gẩy đàn có chuẩn bị, trong khi rất cần thiết để phát triển sự chính xác và nhuần nhuyễn, lại có phạm vi ứng dụng tương đối hạn chế (tuy quan trọng) trong âm nhạc. Trong việc chuẩn bị cho cú gẩy đàn, bạn phải đặt ngón tay và móng tay lên dây đàn, làm cho âm thanh của dây đàn đó tắt lịm đi. Cho dù điều này có ích khi chơi những đoạn nhạc cần ngắt tiếng (staccato), đa số bản nhạc lại cần được trình tấu một cách trôi chảy nhịp nhàng. Chính vì vậy, khi bạn đã tập luyện thuần thục kỹ thuật cú gẩy đàn có chuẩn bị, bạn sẽ chuyển qua tập những cú gẩy đàn liên tục (continuity-stroke). Trong kỹ thuật này, mục tiêu của bạn là tựa chắc đầu ngón tay và móng tay vào dây đàn mà không dừng lại chút nào. Kỹ thuật gẩy đàn liên tục không những cần thiết cho những bản nhạc cần được chơi một cách trôi chảy, mà còn hết sức cần thiết cho việc gia tăng tốc độ chơi đàn của bạn.Vì chúng ta sẽ thường xuyên nói đến cú gẩy đàn có chuẩn bị và cú gẩy đàn liên tục, các định nghĩa ngắn gọn sau sẽ giúp bạn dễ phân biệt chúng hơn:- Cú gẩy đàn có chuẩn bị được thực hiện với một khoảng dừng.- Cú gẩy đàn liên tục được thực hiện không có khoảng dừng.Bạn hãy tập luyện kỹ thuật cú gẩy đàn liên tục theo cách sau:- Như đã hướng dẫn trước đây, thực hiện cú gẩy tự do bằng ngón cái ở tốc độ chậm (52). Tuy nhiên, thay vì dừng lại để đặt đầu ngón tay và móng tay lên dây đàn, thực hiện cú gẩy đàn bằng một động tác khoan thai và liên tục. Chú ý duỗi ngón tay cái theo đường thẳng và có đủ sức mạnh (để thắng phản lực của dây đàn).- HÃY CẨN THẬN! Người học chơi đàn thường có khuynh hướng chú trọng tập luyện những động tác mau lẹ, làm hại đến việc đặt ngón tay chính xác cũng như chất lượng của tiếng đàn. Đây là một sai lầm nghiêm trọng và sẽ làm gia tăng những khó khăn cần phải sửa chữa sau này.Hãy luôn luôn nhớ rằng, cho dù cú gẩy đàn liên tục được thực hiện không có khoảng dừng, nó không hề có nghĩa là bạn không cần phải tựa chặt đầu ngón tay và móng tay vào dây (trước khi gẩy đàn). Nếu bạn cảm thấy khó tập luyện động tác này một cách nhuần nhuyễn, hãy tập lại cú gẩy dây có chuẩn bị. Sau đó, tuần tự tập luyện cả hai kỹ thuật - trước là cú gẩy dây có chuẩn bị, kế đến là cú gẩy dây liên tục.TỔNG KẾTBạn cần có thời gian và lòng kiên nhẫn để luyện tập các kỹ thuật trên thật thuần thục. Không có lối tắt nào đâu, ngay cả đối với những học sinh có thiên bẩm cao nhất về âm nhạc. Bắt đầu tập luyện với mục tiêu rõ ràng, và cố gắng xác định việc áp dụng những nguyên tắc nêu trên như thế nào để có thể thực hiện mục tiêu của bạn một cách tốt nhất. Hãy tìm ra niềm vui trong khi tập luyện để chơi loại nhạc khí tuyệt diệu này. Nếu bạn học tập một cách siêng năng cần cù, bạn có thể chơi guitar giỏi được.
     
  6. matt

    matt Đủ trình cưa gái

    Bài của MDF rất hay .Mình xin làm loảng bài 1 tí về cái link youtube .Nếu bạn nào xem trực tiếp thì xem link của MDF còn ai muốn down về thì lấy link của mình .Và vào www.codecs.com down cái gọi là "Klite Mega Codecs Pack" thì sẽ xem đuợc .Hoặc soft flv player trong trang www.keepvid.com .Xin cảm ơn .Hiện tại mình đang có dự án làm Ebook cho guitar cổ điển .Nếu bạn nào tìm được bài hay ở 4rum khác thì send vào mail cho mình nhé .
    Mã:
    http://www.mediafire.com/?dmgygae2gvz
     
  7. Konqueror

    Konqueror Đồ rê mi fa sol ...

    Anh Manuel de Falla này, anh chỉ rõ hơn cho em biết về cách ép dây được không ? Em nghe nói là khi ép dây mà để ngón tay xiên xiên với dây đàn thì sẽ có âm thanh mềm mại hơn là để ngón vuông góc với dây phải ko ? [​IMG] ~[​IMG]
     
  8. thivu30

    thivu30 Đồ rê mi fa sol ...

    Thành thực cảm ơn sự nhiệt tâm của các bạn.Bài học rất hay và quí giá.....quí giá hơn ở cái "tình" mà các bạn sẵn lòng chia sẻ.....tình người....mến
     
  9. Befocused

    Befocused Mới tập romance

    Mấy bài viết này khá hay mặc dù ý chưa dc mạch lạc, rõ ràng và ngôn ngữ nghe như văn dịch từ tiếng nước ngoài. Hình cũng rõ. Chỉ kh biết là source mấy bài này lấy từ đâu?
     
  10. vuvanhung

    vuvanhung Đồ rê mi fa sol ...

    Anh De Falla à,thế còn cách ép và móc dây bằng các ngón i,m,a thì sao nhỉ?Sao ko thấy video minh họa?Anh có thể chỉ dẫn thêm về các động tác ấy ko?Mấy ngón i,m,a rõ ràng hoạt động khác với ngón cái lắm...Cám ơn anh trước nhé. [​IMG]:D<" border="0" alt="6.gif" />
     
  11. hoanggioi12

    hoanggioi12 Đồ rê mi fa sol ...

    HỌC THẾ NÀY THẬT LÀ DỄ HIỂU! THANKS [​IMG]-" border="0" alt="67.gif" />
     
  12. doanxuanhoan

    doanxuanhoan Mới tập romance

    Anh ơi, Gảy đàn có 2 cách là gảy móc và gảy đè. Thế ngón nào cũng gảy như thế được hả anh? Ngón cái thì gảy móc thế nào được, còn các ngón kia anh dậy luôn cách gảy đi. Có phải p: dây (6)(5)(4) i: dây (3) m: dây (2) a: dây (1) ko anh? Như thế thì ngón cái phải linh hoạt lắm, nếu trong những bản đệm thì làm sao ngón cái đảm nhiệm được vai tro của dây (6)(5)(4) được? Mình có thể "đánh hộ" nhiệm vụ của các dây cho nhau ko ạ. Em mới học chơi Guitar có gì sai mong các anh bỏ qua. Cảm ơn anh trước !!!
     
  13. Minh_Tri

    Minh_Tri Mới tập romance

    Các bạn ơi, khi nhìn một bản nhạc làm sao biết đoạn nào nên đánh ép dây? Có ký hiệu đặc biệt nào cho chúng ta biết đó là đoạn phải đánh ép dây không? Khi nghe thì dễ rồi vì chỗ nào đánh ép dây là nghe biết liền. Có người bạn bảo mình là đừng quá câu nệ chuyện đó. Khi chơi thích chơi thế nào thì cứ chơi thế ấy. Có người thì bảo đoạn nào chạy gam chromatique thì đánh ép dây. Mình cũng nghĩ vậy nhưng vẫn muốn biết những ký hiệu đặc biệt trên bản nhạc đó.
     
  14. dqsang90

    dqsang90 Mới tập romance

    anh falla cho em hỏi cái. Về cái vụ mà anh nói ngón cái ko xoay vòng vòng ấy, theo em chuyện đó khó mà tránh khỏi. Muốn đánh cho dây kêu thì độ dài ngón tay phải lớn hơn khoảng cách từ khớp (khớp trong cùng ấy) đến dây, tạo 1 độ vướng nhất định và khi ta dùng sức thì dây đàn bật ra vang thành tiếng. Như vậy, khi gẩy đàn ra theo 1 đường thẳng thì khi thả lỏng rồi đặt lại lên dây thì phải đưa theo đường cong (nếu ko sẽ vướng vì các chiều dài em nói ở trên và vì ngón cái ko cong lại). Do vậy, quỹ đạo ngón cái phải là 1 đường cong khép kín (chính xác là nửa thẳng nửa cong [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> ), và quá lắm thì cũng chỉ có thể làm cho nó bớt cong, gần với đường thẳng thôi.xin anh cho biết ý kiến [​IMG]
     
  15. À , không nhất thiết là phải khua ra ngoài như thế đâu , chỉ cần thế tay đúng và sau khi gảy xong đầu ngón cái hơi gập lại là có thể di chuyển qua dây khác không cần khua khoắng như vậy . Càng nghĩ càng thấy nhưng bài post này rất giá trị , vì bây h đang đau lòng vì cái bàn tay phải sai cơ bản , mất gốc , trầy trật mãi chưa sửa xong [​IMG]À quên ; @ Darkknight : Ngón cái móc dây ngon , nhưng móc thì tởm lắm [​IMG] . CÒn chuyện thay đổi nhiệm vụ kiểu như ngón cái với lên tận dây 3 dây 2 hay 2 ngón i,m thò vào dây 6 là chuyện bình thường . Có điều là với newbie thì không cần thiết để làm như thế . Sau này tập các tác phẩm ắt phải thế thôi [​IMG]
     
  16. ngthao

    ngthao Đồ rê mi fa sol ...

    T__T bài hướng dẫn bảo "đừng để cho khớp đầu ngón cái lật ngược lên" nhưng em đi học guitar buổi đầu tiên thì thầy kêu phải để ngón cái cho nó hơi cong lên phía trên đấy ạ. huhu... T___Tvậy là sao? :D
     
  17. Cong lên hơi 1 tí cũng đc nếu tay dài quá, còn nếu thầy bảo mà móc vào thì bạn nghỉ thầy cho khỏe TT.TT
     
  18. linhpro

    linhpro Đồ rê mi fa sol ...

    bài viết hay quá. nhưng để những người mới tập thực hiện dc như vậy thì quả là1 vấn đề. cách tốt nhất là fải có 1 ông thầy. như vậy bạn sẽ nhanh tiến bộ hơn rất nhiều;)
     
  19. kuke

    kuke Đồ rê mi fa sol ...

    mấy anh chị có thể cho em mấy bài tập cơ bản cho tay phải , và tay trái những bài tập cơ bản cho người mới bắt đầu học đàn !!!!
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này