tôi có một quyển sách viết về lịch sử đàn ghita của tác giả người Nga (viết từ thời Liên Xô cũ) khoảng độ 130 trang MS Word. Các tư liệu hơi cũ, nhưng khá đầy đủ, có cách nào chia sẻ với các bạn trên mạng không? Rất mong được bày cách. À quên. Tôi có đính thêm File gửi kèm. Có thể xem thử.Sách này tôi đã dịch ra tiếng Việt rồi, khỏi cần nhờ người khác. Lại còn thêm một số tài liệu về bài viết về đàn ghita nữa đăng trên báo nước ngoài.
Các bạn thân mến. Mãi mới lại vào được diễn đàn với tư cách thành viên cũ. Xem lại quyển sách Lịch sử đàn GT mình dịch và post lên từ lâu nhưng mất mất rồi. Chắc lại có chuyện trục trặc trên mạng. Nay mình gửi nó trên mediafire.com. Các bạn theo đường link này mà tải xuống xem nhé: Free File Hosting Made Simple - MediaFirehay: http://www.mediafire.com/file/my0mnxmhnin/Lichsu ghita.pdfhay: Lichsu ghita.pdf
cảm ơn bạn, tài liệu rất hay, có điều nếu khi dịch bạn viết tên các guitarist bằng tên gốc thì hay hơn là kiểu phiên âm tiếng Việt thế này
Các bạn thân mến. Cám ơn bạn thì đã góp ý. Nhưng mong các bạn thông cảm. Thứ nhất: đây là tài liệu dịch từ tiếng Nga; các bạn biết đấy, tiếng Nga là được phiên âm không theo ký tự latinh, mà là Cirillic, một dạng chữ cổ Hi Lạp. Do vậy tất cả những tên người và địa danh người ta đều phiên âm ra tiếng Nga. Thứ hai, tên người phiên âm theo tiếng Nga cũng khá sát với tên gốc, chỉ cần đọc lên là có thể hình dung được. Mà các bạn biết các ghitast (mình phiên âm tiếng Việt chứ không viết kiểu tiếng Anh guitarist) trên thế giới thuộc rất nhiều dân tộc, đâu phải chỉ là người Anh để mà viết theo tên gốc. Nếu viết theo tên gốc tiếng Tiệp tiếng Ba Lan hay tiếng Pháp, Tây Ban Nha, hay Trung Quốc, Nhật Bản thì đố những người không có ngoại ngữ đọc được đấy. Kể cả tên người hay địa danh mỗi nước đều đọc khác nhau. Ta gọi ông chủ tịch Trung Quốc là Hồ Cẩm Đào hay Hú Chỉn Tháo, gọi thủ đô nước Nga là Moskva hay Moscow hay Moscou (xin lỗi, đọc theo kiểu Pháp bồi sẽ thành là Mốt-xờ-cu đấy). Theo mình, tốt nhất nên phiên âm tiếng Việt, những chỗ nào có thể thì chua thêm nguyên ngữ hay hơn. Kể cả chuyện phiên âm tiếng Việt, các học giả nhà mình còn tranh cãi nhau... bạc cả râu tóc cơ đấy, mấy chục năm rồi vẫn chưa ngã ngũ, rồi vẫn mạnh ai nấy làm theo kiểu của mình. Mong các bạn thông cảm. Và tôi tin rằng những bạn "yếu ngại ngữ" chắc sẽ đồng ý với tôi.