1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Âm nhạc-"hiểu" và "không hiểu"

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi langui, 17 Tháng tám 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. langui

    langui Thread Starter Cựu thành viên BQT

    Trong vài năm vừa qua, tôi càng ngày càng dấn sâu vào thế giới âm nhạc. Âm nhạc đã mang đến cho tôi rất nhiều thứ, sự hiểu biết, sự đồng cảm, niềm vui, những người bạn.....Cùng với việc kiến thức nâng cao, tôi càng ngày càng cảm nhận được rõ hơn hạnh phúc tuyệt vời khi nghe nhạc. Chiều nay, ngồi nghe đĩa Du Pre của anh Minh cho mượn [​IMG]-" border="0" alt="67.gif" /> , tôi lại thấy mình rung động. Ngồi dịch bài này cho các bạn nào còn cân nhắc vấn đề "hiểu" và "không hiểu" trong classical music. Bài viết ngắn, mình dịch cũng chưa tốt hi vọng các bạn hiểu: Kiến thức vô cùng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là sự trung thực với cảm xúc của mình khi nghe mỗi bản nhạc. Cảm nhạc Trong các môn nghệ thuật, âm nhạc thực sự là một môn văn hóa uyên thâm và để thưởng thức tốt âm nhạc chúng ta cần học tập. Việc học tập này hoàn toàn không khó, đều là những thứ rất đời thường: Lịch sử âm nhạc, tiểu sử cuộc đời nhạc sĩ, nghệ sĩ cùng một số kiến thức cơ bản âm nhạc. Trong cuộc sống, âm nhạc như một cây cầu nối các thứ lại với nhau, nó nằm giữa thính giác và tâm hồn chúng ta. Cuộc sống của mỗi người không ai giống ai dẫn đến góc độ và chiều sâu cảm nhận cũng khác nhau. Tác dụng của âm nhạc là khơi dậy, tái hiện lại những cảm xúc này, còn ở mức độ cao nhất là làm bổ sung, phong phú thêm cuộc sống. Những người thanh niên luôn cảm thấy áp lực cuộc sống thật lớn, họ tìm thấy ở âm nhạc sự giải trí và thư giãn, hoặc tìm đến những thể loại nhạc có thể kích thích cực kì mạnh mẽ, để thấy rằng những áp lực mà mình đang chịu chẳng đáng là gì. Lên tuổi trung niên với áp lực cuộc sống còn lớn hơn, âm nhạc giúp tái hiện lại những trạng thái tình cảm phức tạp mà họ đã từng trải qua, chỉ cần có thời gian và sự kiên trì thì chắc chắn sẽ tìm được sự đồng cảm trong âm nhạc. Điều mà mọi người không để ý, người già lại chính là một đội quân nghe nhạc chủ lực nhất, họ có thời gian, có nhiều trải nghiệm với cuộc sống. Thế giới thật rộng lớn nhưng họ đã trải qua rồi, họ đã nhìn thấy đáy của chiếc giếng cuộc đời mình. “Rộng hơn trời, sâu hơn biển chính là lòng người”. Và chính cây cầu âm nhạc đã nối cuộc sống họ với cả thế giới này. Cảm thụ âm nhạc là cả một quá trình, cần dùng những trải nghiệm cuộc sống của riêng ta để cảm nhạc. Nếu cuộc sống của bạn thật từng trải, chỉ cần hồi tưởng lại một chút kí ức, đắm mình trong âm nhạc, những tình cảm đã qua sẽ quay trở lại, chúng như những cơn sóng từng đợt, không ngừng đánh vào bạn. Lúc này, âm nhạc và chúng ta không phải là đôi bạn tri âm thì còn là gì đây? Từ “hiểu” và “không hiểu” trong cảm thụ âm nhạc chỉ là những từ dọa người ít giá trị. Trừ tác giả ra, không ai có thể nói được chính xác điều mà tác phẩm nói, ngay cả những nhà phân tích âm nhạc, công việc của họ chỉ là căn cứ vào cấu trúc tác phẩm mà nói lên những cái mà tất cả mọi người đều công nhận. Bởi vì chỉ có lịch sử và những kiến thức âm nhạc này là không thể bịa đặt được. Nếu nói riêng về cảm nhận một tác phẩm cụ thể thì người nghe với âm nhạc cũng như tri âm và tri kỷ, ai cũng có thể nói đúng được(cái này không có tiêu chuẩn). Tôi đã từng trực tiếp hỏi một tác giả xem tác phẩm này của ông ta có ý nghĩa gì, ông trả lời “cứ xem như là hồi ức của tuổi thơ”. Chỉ một từ đó đã gợi lại trong tôi các kí ức từ thời thơ ấu. Tôi nhớ lại cảnh mình đang đuổi bắt con gà của em gái, mọi người đều đuổi theo cản tôi lại, một khung cảnh hỗn loạn, nghĩ lại thật là vui. Nhạc sĩ dùng tác phẩm của mình tái hiện lại khung cảnh hồi ông còn nhỏ. Và ông chỉ có thể dùng âm nhạc để thể hiện mà thôi, tôi có bắt ông dùng lời nói, ông cũng không thể trả lời hết được. Ai cũng có thời niên thiếu, cho dù có khác của tác giả cũng không hề quan trọng, quan trọng là cảm xúc thật của mình. (Langui dịch)
     
  2. meihoonz

    meihoonz Đồ rê mi fa sol ...

    Em chỉ mới tập nghe nhạc Cổ Điển gần đây thôi, tập tành luyện ngón thì chẳng ra gì cả. Em có nghe một bài của Beethoven : Allegro I (em ko dám chắc lắm vì trên đĩa nhạc ghi có thể sai), nghe 1 đứa bạn nói rằng bài này có tên gọi khác là "Xuân 4 mùa" thường hay phát trên TV trong chương trình dự báo thời tiết. Beethoven sáng tác bài này trước vẻ đẹp của thiên nhiên, có chim hót, có khu rừng với đầy muôn thú, có những cánh đồng tuyệt đẹp, ... . Bản thân khi nghe bài này em thấy rất hay, bởi giai điệu của nó rất thánh thót, mình có thể cảm nhận thấy rằng có tiếng chim hót, có những ngôi làng yên bình, có những đồng cỏ hiện ra ngun ngút trước mắt khi vừa bước ra khỏi khu rừng, ... . Nhưng em ko biết rằng nếu như bạn em chưa nói về lịch sử của bản nhạc thì liệu em có cảm nhận được như vậy ko? So sánh với tác phẩm Fur Elise, khi đọc trong tiểu sử thì bài này Beethoven gửi cho người vợ sắp cưới (nhưng không thành) của mình trong tâm trạng thất vọng não nề và muốn quên đi tất cả. Biết được như vậy nhưng em ko hề cảm nhận được chút gì từ bản nhạc, ngoại trừ một chút âm thanh vang lại từ xa trong đêm, tâm trạng nhói lên từng đợt,... thế là hết! Em muốn nhờ những người có khả năng cảm thụ âm nhạc nói lên cảm xúc thật sự của mình khi nghe 1 bản nhạc Cổ Điển, để chứng minh xem mình đã hiểu được tác giả đã nói những gì từ bản nhạc đó. Vướng mắt đầu tiên của em là bài Romance của Gome, ai cũng nói nó hay, lãng mạn. Em cũng thấy nó hay, cũng lãng mạn, nhưng mà mình thấy được gì trong con mắt khi nghe được bản nhạc đó !?!?!??! nhờ mọi người giúp đỡ hén !
     
  3. autumn_river_1455

    autumn_river_1455 Đồ rê mi fa sol ...

    nghe các bản nhạc cổ điển thường rất khó hình dung nội dung nó nói cái gì, nếu có người giải thích thì không có gì phải noi nữaCác bác biết mình có thể tìm hiểu thông tin về các bản nhạc ở đâu không? chẳng hạn như xuất xứ, hoàn cảnh ra đời bản canon hay aturias chẳng hạn? [​IMG]
     
  4. meihoonz

    meihoonz Đồ rê mi fa sol ...

    Hiện thời rất ít tài liệu nói về những vấn đề của autumn_river_1455, nhưng theo mình được biết thì trang web en.wikipedia.org sẽ khá hữu ích cho autumn_river_1455 lắm đó. Dùng công cụ search của nó thì tuyệt vời, chỉ tiếc một nỗi là cần phải biết chính xác tựa đề của tác phẩm, và đa phần lĩnh vực này không có phiên dịch là tiếng Việt. Ráng chịu khó thì rất thỏa mãn. [​IMG]
     
  5. meihoonz

    meihoonz Đồ rê mi fa sol ...

    Hiện thời có rất nhiều mục chưa được phiên dịch ra tiếng Việt Buhiacopski ơi, đặc biệt là thể loại nhạc cổ điển này (thể loại rất ít người nghe), chính vì thế mình phải tự mò thôi. autumn_river_1455 nhìn qua góc bên trái của trang web thấy 1 ô trống để search, autumn_river_1455 cứ đánh vào đó những gì cần tìm là xong. Ví dụ : fur elise --> enter --> ... Còn nếu mà không tìm được nữa thì vào nhà sách tìm đọc về tiểu sử của tác giả, vì mỗi tác phẩm nổi tiếng được ra đời đều gắn liền với 1 thời điểm, 1 kỷ niệm, 1 dấu ấn đặc biệt nào đó trong cuộc đời của họ. Cố gắng thì sẽ được thôi, chúc bạn thành công. <)[​IMG]
     
  6. ketoido1988

    ketoido1988 Mới tập romance

    nói chung nhạc cổ điển có những bài rất hay nhưng ai mới nghe thì tưởng như rất đở, tyu nhiên khi bạn đã yêu thích laọi nhạc này thì không thể so sánh bài nào hay hơn bài nào( 1 bài hát là cảm nhận tâm hồn người nghệ sĩ), khi đó có thể nói bạn đã hiểu âm nhạc classic bằng tâm hồn rùi đấy
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này