1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Cách tìm hợp âm cho bài hát

Discussion in 'Giải đáp - thảo luận về Guitar Đệm hát' started by classic_lover, Sep 2, 2003.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. classic_lover

    classic_lover Thread Starter Mới tập romance

    Thực ra vấn đề tìm "gam" cho một bản nhạc là một vấn đề tương đối rộng đấy nếu nói từ cơ bản.Nếu nói nôm na thì nó thế này: một bài hát bao h cũng có giai điệu gồm các nốt liên tiếp nhau, khi mà ta đệm đàn cho giai điệu ấy (tức bài hát ấy) thì phải làm thế nào cái tiếng ùm ùm của đàn mình nó hợp với cái nốt của giai điệu bài hát.Mọi người hay dùng từ gam, thực ra k0 chính xác mà phải dùng là hợp âm , cái việc "dò gam" chính là tìm các hợp âm để hòa thanh cho giai điệu.- Chính xác thì gam là gì? - Một gam gồm có 7 nốt nhạc, vd gam Đô trưởng có 7 nốt Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đô. Một bài hát sử dụng gam Đô trưởng chỉ sử dụng 7 nốt nhạc này ở những cao độ khác nhau (Đồ, đô, đố ..) (trừ trừơng hợp thăng giáng bất thường).- Thế hợp âm là gì? - Hợp âm là hợp của nhiều âm (nốt) (ai k0 hiểu tự nhận mình là ngu nhé [​IMG] [​IMG] ). Thường dùng nhất là hơp-âm-ba, có 3 nốt tạo bởi 2 quãng 3 chông lên nhau (quãng 3 là quãng 3 nốt nhạc. VD: Đồ-(rê)-Mi, Mi-Sol, Fa-La là các quãng 3)- Gam với hợp âm thì liên quan quái gì tới nhau?- Mỗi gam có một hệ thống hợp âm của riêng nó (chính xác là có 7 hợp âm). Bài nào gam Đô Trưởng chỉ sử dụng những hợp âm của gam Đô Trưởng.- Làm thế nào để biết gam này thì có những hợp âm nào?- Quá dễ, lấy 7 nốt nhạc và tạo thành tất cả những hợp-âm-ba có thể.VD Gam Đô Trưởng có các hợp âm sau:Đô-Mi-SonRê-Fa-LaMi-Son-SiFa-La-ĐôLa-Đô-MiSi-Rê-FaĐể đơn giản thì người ta quy ước tên gọi hợp âm như sau- Tên h/â là tên nốt gốc, trong trường hợp Đô-Mi-Son thì là hợp âm Đô (ký hiệu là C)- Tính chất h/â trưởng hay thứ, tùy thuộc vào cấu tạo. Ở đây, các h/â của chúng ta được xd theo quãng 3, mà có 2 kiểu quãng 3 là q 3 trưởng và q 3 thứ. VD các quãng Đô-Mi, Rê-Fa#, Mi-Son#, Fa-La, Son-Si là 3 trưởng còn Mi-Son, Rê-Fa, La-Đô là 3 thứ (ngay bây h lấy đàn ra tìm hiểu vì sao nhé) Khi đó, nếu h/â có 1 quãng 3 trường ở dưới, 3 thứ ở trên thì là hợp âm trưởng, ngược lại là hợp âm thứ. VD: Đô-Mi-Son thì Đô-Mi là q 3 trưởng, Mi-Son là q3 thứ ,vậy đây là h/â Đô trưởng (kí hiệu C) Son-Si-Rê thì Son-Si là q 3 trưởng, Si-Rê là q 3 thứ, vậy đây là h/â Son trưởng (G) Mi-Son-Si thì Mi-Son là q 3 thứ, Son-Si là 3 trưởng, vậy đây là h/â Mi thứ (Em) La-Đô-Mi thì La-Đô là q 3 thứ, Đô-Mi là q 3 trưởng, vậy là La thứ (Am)Sử dụng những điều trên ta có được 7 hợp âm của gam Đô trưởng là C,Dm,Em,F,G,Am và Bdim (h/â Si giảm, ít khi sd, tạm thời k0 quan tâm tới). Bài nào sử dụng gam C thì chỉ sd 7 h/â trên, nghĩa là với 6 h/â (trừ h/â Bdim) có thể đệm mọi bài hát phổ thông viết trên gam Đô Trưởng.Thế rút cục là đệm thế nào nhỉ? Hì hì có ngayQuy tắc vàng: Hợp âm đệm phải chứa nốt giai điệu (dĩ nhiên là có thể trong 1,2,3... hoặc 1/2,1/3 nhịp sau đó đổi sang hợp âm khác)Thế nghĩa là đoạn nhạc mà giai điệu có các nốt Đô, Mi chẳng hạn thì có thể đệm bằng h/â Đô trưởng (Đô-Mi-Son) hoặc La thứ (La-Đô-Mi). Nếu chỉ có nốt Rê thì có thể đệm bằng h/â Rê thứ (-Fa-La) hoặc Son trưởng (Son-Si-) ... Dĩ nhiên nếu có cả 3 nốt của h/â thì khỏi cần phải chọn. Còn nếu có nhiều hơn 3 nốt của một h/â, hay có nốt k0 thuộc h/â thì sẽ phải chọn ra nốt chính/quan trọng (sẽ nói sau)VD1/Bài Làng Tôi, gam đô trưởng:Làng tôi xanh ...Đồ----Mi--Son-- ...Quá rõ là phải đệm bằng h/â Đô trưởng © ở đoạn này2/đoạn khác của bài Làng tôiNhưng thôi rồi, còn đâu quê nhà ... |Đô----Đô--|Là----Là--|Si----Si-Sòn| ... (dấu | để chỉ ô nhịp)|C-----------|F-----------|G------------| ...3/Bài Em ơi HN phố, gam La thứ:|Em ơi, H N |phố ...|Mi--Mi----Là-Là-|Fá ... |Am----------------|Dm ... Ta thấy, ở VD 2, ô nhịp đầu chỉ có 1 nốt Đô, mà h/â F(Fa-La-Đô) cũng chứa nốt Đô Am(La-Đô-Mi) cũng thế, ở ô nhịp 2 thì Dm(D-F-A) hoặc Am(A-C-E) cũng đều chứa nốt A, ô nhịp thì có cả Em(E-G-:rolleyes: cũng chứa cả G lân B. Vậy nên chọn h/â nào thì phù hợp?Tiêu chuẩn chọn h/â :- ưu tiên h/â chủ, gam C thì h/â C là h/â chủ sẽ xuất hiện nhiều nhất, ngoài ra thì bài gam trưởng sẽ có dùng nhiều h/â trưởng hơn và ngược lại.- ưu tiên phách mạnh của nhịp, thưởng là phách đầu, ví dụ điệu Valse: Chình-Chát-chát thì ưu tiên nốt nào nằm vào phách "Chình"- chú ý số lượng nốt trong ô nhịp, ví dụ ô nhịp |C-D-E-G| thì nốt D có thể bỏ qua và vẫn đệm C bt; hoặc ô nhịp |E-D-D-D| thì cũng có thể bỏ qua cả E là phách mạnh để chơi Dm hoặc G.- chú ý ngữ cảnh, sự cân đối giữa toàn bài, bài buồn thì dùng nhiều hợp âm thứ hơn. Cái này tuỳ bạn cân nhắc!Ở ví dụ 2, chọn C, F và G là do bài hát ở gam Đô trưởng nên ưu tiên dùng các h/â trưởng là F,G; h/â trưởng thể hiện tốt sự trầm hùng.Ngược lại, ở VD 3, ô nhịp đầu thì chỉ có Am chứa cả Mi và Là, nhưng ô nhịp 2 ta phải chọn giữa Dm và F là 2 h/â đều chứa nốt F, ở đây h/â thứ được ưu tiên.Nói như vậy k0 có nghĩa là bạn chỉ có thể chọn 1 trong các hợp âm. Có nhiều cách hòa âm cho một bài hát, chỉ có một điều là có hay hay k0, cách nào hay hơn thôi!VD Em ơi HN phố... mảnh trăng mồ côi mùa |đông mùa đông năm |ấy... Mì-- La -- Là--Si--Là--|Si---Là--Si---Là_Si|ĐốCách1:... -----Am------------------|Em------------------|AmCách2:... -----F--------------------|G--------------------|FCách3:... -----F--------------------|Em-------------------|F...Bạn thích cách nào nhất?Chỉ một chút nữa thôi là bạn có thể soạn phần đệm riêng cho mình rồi. Đây là một số điều cơ bản khác.- Gam tương quan là gì? - Có thể bạn nghe đâu đó là gam La thứ và Đô trưởng là 2 gam tương quan với nhau. Thực ra rất đơn giản, 2 gam này đều có 7 nốt nhạc C,D,E,F,G,A; bản nhạc của chúng sử dụng cùng khóa biểu. [1]- Có phải hệ thống 7 hợp âm của gam C cũng chính là 7 hợp âm của gam Am? Chính xác, một điều bất ngờ thú vị ! (Thực ra k0 phải như thế, nhưng tạm thời, cứ tạm coi là như thế)- Vậy có thể nói 1 bài gam C cũng là bài gam Am được k0?- Dĩ nhiên là k0. Bài nào trưởng thường tười vui, bài thứ thường u buồn. Bài Am thưởng kết bằng A, Đô trưởng kết bằng C. Hơn nữa bài dùng gam Đô Trưởng thi sử dụng h/â chủ C và những h/â trưởng (F,G) nhiều hơn và ngược lại. Dĩ nhiên có bài phức tạp có đoạn là C có đoạn là Am, có thể có cả đoạn chuyển hẳn sang gam khác.- Một điều đặc biệt về các bài gam thứ: trong gam thứ thì có 3 h/â thứ (còn lại là 3 h/â trưởng và 1 h/â dim (giảm)) Ví dụ gam La thứ có Am, Dm và Em là h/â thứ (còn có C,F,G là h/â trưởng). Bài hát gam La thứ, thưởng có xu hướng sử dụng E (một chút nữa tôi sẽ nói đến E7) thay vì Em. Hãy chơi đàn thử, chuyển tử Em về Am, rồi từ E về Am, rõ ràng E có sức hút về Am mạnh hơn.Ở đây Mi là nốt thứ 5 trong gam La thứ (chính xác hơn là âm giai La thứ) : -si-đô-rê-Mi, được gọi là nốt bậc 5 (dĩ nhiên D là nốt bậc 4, F là bậc 6 .v.v.) Hợp âm bậc 5 có sức hút rất mạnh về hợp âm bậc 1, nhất là h/â trưởng, mạnh hơn nữa có thể dùng hơp âm bảy (sẽ nói sau). Thưởng khi kết thúc bài bao h cũng là một hợp âm bậc 5, sau đó đưa về h/â chủ.VD So sánh Em ơi HN phố, vẫn đoạn cũ... mảnh trăng mồ côi mùa |đông mùa đông năm |ấy... Mì-- La -- Là--Si--Là--|Si---Là--Si---Là_Si|Đố... -----F--------------------|E--------------------|F... -----F--------------------|Em-------------------|F- Từ đầu đến giờ toàn Đô trưởng với La thứ, chả nhẽ k0 còn gam nào khác à? Muốn tìm gam khác quá dễ, chỉ cần biết cấu tạo của gam:Gam trưởng: 1-1-1/2-1-1-1-1/2 (đơn vị là 1 cung=2 phím trên guitar, nửa cung=1 phím)VD:Đô trưởng ... C-D-E-F-G-A-B-C ...C-D,D-E,F-G,G-A,A-B cách nhau 1 cung (còn gọi là quãng 2 trưởng), còn E-F,B-C chỉ có 1/2 cung (q 2 thứ). Chơi đàn lên là biết ngayRê trưởng: D-E-F#-G-A-B-C#-DD-E,E-F#,G-A,A-B,B-C# cách nhau 1 cung, còn E-F#,C#-D cách nhau 1/2 cung.Gam thứ 1-1/2-1-1-1/2-1-1VD: La thứ A-B-C-D-E-F-G-AA-B,C-D,D-E,F-G,G-A cách nhau 1 cung, B-C,E-F cách nhau 1/2 cungSon thứ G-A-Bb-C-D-Eb-F-GG-A,Bb-C,C-D,Eb-F,F-G cách nhau 1 cung, A-Bb,D-Eb cách nhau 1/2 cung- Thế nào là hợp âm 7? - Hợp âm 7 là hợp âm 4 nốt, gồm có 1 hợp-âm-ba và nốt bậc 7. Hợp-âm-ba trưởng thêm nốt thứ 7 thì là h/â 7 trưởng. H/â 7 trưởng rất hay được sd. H/â-ba thứ thêm nốt 7 là h/â 7 thứ. Đơn giản như đang giỡn thế thôi.VD:H/â E: E-G#-B thêm nốt Rê (là bậc 7 của Mi) là E-G#-B-D sẽ là h/â E7H/â Am: A-C-E thêm nốt Son (bậc 7 của A) là A-C-E-G là h/â Am7H/â 7 có sức hút về h/â chủ rất mạnh, mạnh hơn h-â-ba trưởng bình thường, trước khi chuyển về h/â chủ thường hay ưu tiên sử dụng h/â 7 ở bậc 5 (VD G7->C, E7->Am, D7->G...)Ngoài ra có thể thành lập h/â 6, h/â 9 VD C-E-G-D là C9 (nốt D là bậc 9 của C) Các hợp âm này mở rộng bảng màu hòa thanh ra ... vô biên, tùy các bác muốn tô hươu vượn gì cũng được sất [​IMG] Thay lời kếtVới những điều trên, bạn đã có để phối hòa thanh cho tất cả các bài mà bạn thích, nhưng để đạt trình độ xuất chúng đến mức vừa nghe hát vừa đệm theo được một bài mình chưa hề biết hòa thanh thì k0 thể ngày 1 ngày 2 mà là 1 quá trình dài, đòi hỏi bạn phải luyện tập, một đôi tai nhạy cảm âm nhạc sẽ giúp bạn đi nhanh hơn. Sau đây là những điều bạn phải làm để luyện cho mình đôi tai :- Viết ra tất cả các nốt của tất cả các gam khác nhau (âm giai) C,C#,Db,D...; trương và thứ (k0 phải học thuộc!!)- Ghép đôi những gam tương quan- Viết ra tất cả các hợp âm của từng gam một, mỗi hợp âm, viết từng nốt của hợp âm, theo mẫu sau: C - F - G | | | Bdim Am - Dm - Em- Tìm bản nhạc của các bài hát bạn yêu thích và đặt hợp âm cho chúng trên bản nhạc, sau đó chơi đàn nghe thử hòa âm của mình và chỉnh sửa.- Dò nốt của các bản nhạc bạn thích nhưng k0 có bản nhạc, đặt hòa âm cho chúng- Với mỗi bản nhạc bạn đã đặt hòa âm, thử chuyển lên, xuống một vài tông, VD Đô trưởng chuyển lên Rê, Mi, Fa trưởng, xuống Si, La trưởng ...- Dần dần, bạn sẽ quen với sự chuyển dịch của hòa âm, tiến tới có thể đệm theo một bài mà bạn chưa hề biết hòa âm, trong một vài giọng mà bạn đã thành thạo.Chúc may mắn!(Chú thích [1], nếu ai biết về hòa âm thì có thể thấy là ở gam thứ, em xây dựng hòa âm theo âm giai thứ tự nhiên chứ k0 phải là thứ hòa âm, lý do là em nghĩ ở level này thì như vậy có lẽ dễ hiểu hơn)
     
  2. vnkanzler

    vnkanzler Mới tập romance

    BÀI 5: LƯỢC GHI CÁC HỢP ÂM NHẮC LẠI Nói chung bài này không có gì đặc biệt lắm (nhưng dù sao cũng là một bài học, không nên bỏ qua).Trong các bài tập trước, ta đã nhắc đến việc ghi hợp âm cho từng ô nhịp, hay là từng đoạn của bản nhạc... Khi đó sẽ xảy đến một vấn đề là: Khi các o nhịp liên tiếp trong một bản nhạc đều sử dụng một hợp âm giống nhau, thì ta có thể lược ghi bằng cách: chỉ cần ghi hợp âm đầu tiên của ô nhịp đầu tiên (còn các o nhịp sau ko cần ghi) cho đến khi gặp hợp âm khác thì dừng...Ví dụ qua một tí:Bình thường ta ghi hợp âm cho bài "Làng Tôi" như sau:C.............C.................C.............C..........................C...Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều ...C..................F..........G7...........C......F..............F............F............G7...Nhưng thôi rồi, còn đâu quê nhà, Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn...Bây giờ lược bớt như sau:C............................................................................C..Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều ...C.................F.............G7...........C......F...........................F.............G7...Nhưng thôi rồi, còn đâu quê nhà, Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn...Như vậy là các hợp âm C hay F giống nhau thì ta ko ghi vào bản nhạc nữa(bị lược bớt đi)... nó có tác dụng làm cho bản nhạc sáng sủa, sạch đẹp, dễ nhì hơn...+Trở lại: Bài này tập các hợp âm cho gam "Mi thứ" (Kết cấu bản nhạc: 1#, kết thúc bằng Mi). Gồm : Si7 át (B7), Mi Thứ (Em), La thứ (Am).Tập điệu Fox cho bài "Chiếc áo bà ba" của Trần Kiêt Tường. bản nhạc sẽ Post lên sau, chưa chụp được, các bạn thông cảmĐiệu Fox: tựa như điệu "Cha cha cha", nhưng không nhộn nhạo.
     
  3. vnkanzler

    vnkanzler Mới tập romance

    BÀI 6: CỦNG CỐ KIẾN THỨC Bài này nói chung là cũng ko có gì đặc biệt [​IMG], các bạn hãy ôn lại tất cả các bài tập trước. Có vấn đề gì khúc mắc thì hỏi... Bài này tập các hợp âm cho Gam "Rê Trưởng"Cấu trúc: 2#, kết bằng Rê.Gồm các hợp âm: La7 át (Am), Re trưởng (Dm), Sol trưởng (G)Tập điệu Blue (Đây là 1 điệu nhạc rất phổ biến cho các bản nhạc của Viêt Nam, đặc biệt là các bản dân ca... ). Điệu nhạc này giống giống điệu BAIAO nhưng dịu dàng hơn... hợp với dân cac Việt Nam.Mình sẽ Post bản nhạc lên sau nhé Bài sau sẽ là bài tìm "Công Năng" của Gam.
     
  4. _X_

    _X_ Mới tập romance

    cũng xin mạo muội viết tiếp về một số điều chú ý nhỏ thôi. mấy điều mŕ bác kia chưa đề cập hoặc chưa đề cập sâu.1. tránh lặp lại lięn tục một hợp âm tręn nhiều ô nhịp - gây nhŕm chán trừ khi có chủ ý (để nhấn mạnh,..) Ví dụ nếu giai điệu lŕ C-C-C-C-C.. thě có thể lięn tục thay đổi C, Am, F; .. nếu cần có thể důng C, C6, C7-, C9, .. đối với bản thân tôi ưa thích důng hợp âm đảo, thay đổi bass lięn tục tạo các âm dẫn G_G2. cố gắng duy trě một nhịp điệu bất biến tạo sự ổn định cho bản đệm. Âm chě tục nęn được khai thác; ví dụ như tręn gam Dm, có thể khai thác các âm Dm9, Gm6, bęn cạnh các âm đă có sẵn E lŕ Am (A), C.3. rất chú trọng tới hợp âm bậc 5: đó được coi như một key trong việc đặt hợp âm. ở gam Am (minor) thě vňng hợp âm bậc 5 sẽ lŕ Am, Dm, G, C, F, Bdim, Em (E). áp dụng hợp âm bậc 5 với các âm 6,7,11 .. sẽ tạo cho bản nhạc một kết cấu rất chặt chẽ vŕ một phong cách lạ - hay ^^ 4. Hợp âm sus/dim: dừng lại ở những điểm nhấn của bản nhạc. dim thường xuất hiện trước hợp âm bậc 5 của hợp âm gam chủ thứ. sus ngược lại xuất hiện trong gam trưởng. Hě, cái nŕy có thể cảm nhận kha khá. Nhạc cũng lŕ một loại văn. Cũng có những chỗ chuẩn bị cho đoạn bỏ lửng của cảm xúc , . . nói thě hơi mơ hồ những chắc ai chơi nhiều thě đều đặt hợp âm theo cảm xúc của chính měnh vậy. như trong hợp âm Dm có thể đảo F lŕm bass, sẽ tạo một điểm nhấn cho cả quăng hợp âm. ;. . vấn đề lŕ phải lŕm có chủ ý chứ ko được phối linh tinh [​IMG][to be continued]
     
  5. (O-_-O)

    (O-_-O) Guest

    Hợp âm nâng cao dùng để pha màu cho các bài hát.Tất nhiên là để nó hay hơn.Các bài hát nước ngoài đc chúng nó pha mầu hòa âm rất hay.Em chỉ biết 1 ít như này:Đúng sai gì thì mọi người góp ý nhé! [​IMG] *Cấu tạo 1 hợp âm bình thường đc cấu tạo từ 3 nốt VD A gồm A C# E A7:từ A đi lên 1 quãng 7 trưởngA là 1,B là 2,C3,D4,E5,F6, "G là 7" ,A7 chính là hợp âm A nhưng có thêm nốt G,Nếu là G# thì là A7+-->hợp âm A7 gồm các nốt A C# E và GBác thử bấm A7 xem,có nốt G trong hợp âm đúng kô?Người ta kô dùng A1 mà dùng A9,vì sao thì em cũng không nhớ.Tương tự E7: Chính là E có thêm nốt DDm7:Chính là Dm có thêm CG6:Chính là G có thêm EA6:Chính là A có thêm F#Em9: CHính là Em thêm F#V.V...*Bấm như thế nào ?Cứ bấm bình thường,Sau đó thêm nốt cần thêm vào,nốt đấy ở đâu cũng đc,VD G7:gồm G B D và FBấm G,thêm F vào.Thường thì người ta hay nhả G ở dây 1,và bấm FAm7:Bấm Am ở thế 1, ngón út bấm G ở dây 1Lúc quen rồi thì bấm ở chỗ nào,thế nào cũng đc.Miễn là có đủ các nốt trên.Thậm chí kô đủ cũng đc.*Ký hiệu này là gì? VD : [ Em/F ]đây chính là hợp âm Em nhưng dây bass kô dùng E mà dùng F.Nó gần tương đương với Em9-*Cách dùng:tùy sở thích từng người,nó còn liên quan đến sự di chuyển hợp âm,hợp âm bậc 5 v.v...Mỗi người thích 1 kiểu.VD:trong bài "Nhớ mùa thu Hà Nội"HN mùa thu,cây cơm nguội vàng,cây bàng lá đỏ,nằm kề bên nhau..GG G C C C G G G E G C D D F F"thu" rơi vào nốt C,có thể dùng 1 trong 3 hợp âm Am,C,F vì chúng đều có C"vàng" rơi vào nốt G,có thể dùng G,Em,C "đỏ" rơi vào nốt C, có thê dùng Am,C ,F"nhau" vào F,có thể dùng F,DmThường thì mọi người sẽ đánh như này HN mùa [C] thu, cây cơm nguội[Em] vàng,cây bàng lá [Am]đỏ,nằm kề bên [Dm]nhau..Muốn đánh khác đi dùng HA nâng cao thì saoVD em chơi như này:HN mùa [C] thu, cây cơm nguội[Am7] vàng,cây bàng lá [Dm7]đỏ,nằm ...Tại sao "vàng" lại dùng được Am7?Vì vàng rơi vào nốt G,Am7 cũng có GTương tự Dm7 cũng dùng cho "đỏ" được.vậy ta có thể dùng bất cứ hợp âm nâng cao nào để đệm cho nốt "vàng",miễn sao hợp âm đấy có nốt G là đcNhư thế ta có thể đệm bài này với chỉ một hợp âm Am:4,5,6,7,....Tất nhiên là kô bàn đến hay dở.
     
  6. (O-_-O)

    (O-_-O) Guest

    Bài này em mới điền HA.Trong này có 1 số HA nâng cao.Em sẽ giải thích tại sao em lai thích dùng như thếĐừng hoài [A]nghi về thời gian em sẽ [Cm#]quên.Vẫn nhớ [D]mãi một tình yêu trong [E]đời.Tình [Fm#]anh còn đây mặc thời gian đổi [Cm#] rời.Và [D]anh chỉ còn riêng mình [E]em.ĐK:[Fm#]Khi gặp em anh biếtSẽ [E]không còn ai hơn nữa.[D]Không còn ai thay [Bm7]thế em trong giấc [A]mộng.[Fm#]Mưa mù hay băng giáCũng [E]không làm anh chậm bước.[D]Đừng hoài nghi[Bm7] tình anh em [E]nhé!Ngày hôm qua [A]đó,tình[A4] đã trao[E] emCho [E7]đến mãi hôm[Fm#] nay.Ân [E]tình vẫn đong [D]đầy.Và mai sau [A]nữa[A]Yêu người càng đắm[E] say.Có[E/F] ai hơn tình [Fm#]em ?Một tình [Bm7]yêu, một [E]trái tim cho [A]em.Màu tình [A]xanh,màu tình em với [Cm#]anh.Tình[D] anh như cát biển,vòng [D/E]tay ôm sóng biểnTrọn đời [A]cát mãi mãi ôm [A/C#] ấp tình [D]em.Và đời[Bm7] anh luôn cưu mang tình [E]em.Đoạn điệp khúc có câu này"[D]Không còn ai thay [Bm7]thế em trong giấc [A]mộng.""thế" rơi vào nốt A,có thể dùng D,A,Fm#nhưng em thích dùng Bm7 để chuyển tiếp từ D xuống B rồi xuống A.Ngày hôm qua [A]đó,tình[A4] đã trao[E] emCho [E7]đến mãi hôm[Fm#] nay.chữ "đã" có nốt D nên em dùng A4,tương tự "đến" có D nên em cũng dùng E7[A]Yêu người càng đắm[E] say.Có[E/F] ai hơn tình [Fm#]em ?chữ "ai" ở đoạn này em vẫn dùng E nhưng dây trầm đánh ở F,mục đích của em là hút từ E lên F# : E-->F-->F#.Cái này gọi là âm hút.đoạn này :Ngày hôm qua [A]đó,tình[A4] đã trao[E] emCho [E7]đến mãi hôm[Fm#] nay.thay vì dùng E7 thì dùng [E/F] em thấy cũng hợp lý.Cách dùng hợp âm nâng cao của mỗi người rất khác nhau.Ai thích dùng như nào thì dùng.Miễn là thấy hay là đc.Nhưng em thấy người ta thường dùng để đưa vào quan hệ bậc 5,hoặc dùng âm dẫn,âm hút.
     
  7. tibuchivn

    tibuchivn Mới tập romance

    lục lại mấy bŕi hồi xưa post bęn một 4rum khác, hơi lộn xộn, mong các bác thông cảm [​IMG]Cách tạo ra hợp âmHợp âm trưởng: bậc 1, 3, 5 của gam trưởng. Hay có cách khác lŕ chủ âm, lęn 2 cung, lęn 3/2 cung. VD: hợp âm C trưởng C-E-GHợp âm thứ: từ hợp âm trưởng, dịch nốt bậc 3 xuống nửa cung, tức lŕ chủ âm, lęn 3/2, lęn 2. VD: Cm: C-Eb-GHợp âm giảm: từ hợp âm thứ, dịch nốt bậc 5 xuống nửa cung. VD: C dim: C-Eb-GbHợp âm tăng: từ hợp âm trưởng, dịch nốt bậc 5 lęn nửa cung. VD: C+: C-E-G#Hợp âm sus: từ hợp âm trưởng, dịch nốt bậc 3 lęn nửa cung. VD: Csus (hay Csus4): C-F-GPhần tręn lŕ hợp âm 3 nốt, bây giờ lŕ hợp âm 4 nốt:Hợp âm sáu: từ hợp âm trưởng hay thứ, thęm nốt bậc 6 của gam vŕo. VD: C6: C-E-G-A. Cm6: C-Eb-G-AHợp âm bảy trưởng: từ hợp âm trưởng, thęm nôt bậc 7 vŕo. VD: Cmaj7: C-E-G-BHợp âm 7 át: từ hợp âm bảy trưởng, dịch nốt bậc 7 lęn nửa cung. VD: C7: C-E-G-Bb. Cách đơn giản nhất để těm hợp âm 7 át vŕ 7 trưởng lŕ nghĩ đến nốt tręn cůng cách nốt gốc nửa cung vŕ một cung. Ngoŕi ra, tạo ra hợp âm 7 thứ cũng như chuyển tử trưởng thŕnh thứ. VD: Cm7: C-Eb-G-BbHợp âm 7 tăng: dịch nốt bậc 5 của hợp âm 7 át lęn nửa cung. VD: Caug7: C-E-G#-Bb.Hợp âm 7 sus: từ hợp âm 7 át, dịch bậc 3 lęn nửa cung. VD: C7sus: C-F-G-BbHợp âm 7 giảm: từ hợp âm 7 át, hạ bậc 3, 5, 7 xuống nửa cung. VD: Cdim7: C-Eb-Gb-A. Thật ra hợp âm 7 giảm chỉ có 3 loại chính, lŕ C-Eb-Gb-A, D-F-Ab-B, E-G-Bb-Db. 9 cái cňn lại về nốt thě giống 3 cái tręn, chỉ khác thứ tự thôi. Đây lŕ hơp âm duy nhất mŕ mỗi thể đảo hay nguyęn vị có 2 tęn khác nhau, một tęn cho nguyęn vị, vŕ một tęn cho vị trí đảo của hợp âm khác.Hợp âm 9 vŕ v.v.v.v: đoi lúc bạn sẽ gặp những hợp âm như Cmaj9, C9, C11 ...Nhưng rất ít gặp, nęn ko bŕn nhiều ở đây,hehe. Hợp âm 9 thông dụng nhất lŕ 7 át giáng bậc 9. VD: C7b9 hay C7-9: C-E-G-Bb-Db.Bây giờ bàn chút về ý nghĩa của giọng, hehe... Mỗi khi chúng ta hát hay đàn một gam trưởng, có một điều thú vị xảy ra: nốt bắt đầu của gam trở thành trọng tâm của gam, hoặc âm chủ, cái này nghe người ta nói vậy, ko biết thiệt hông, hehe. Chẳng hạn nếu chơi gam C thì nốt C trở thành nốt cuối cùng để trở về sự thuận tai đối với chúng ta, nó giống như một lực hấp dẫn kéo tất cả các nốt của âm giai về phía nó. Bây giờ test thử thế này nhá, vác đàn ra (đàn gì cũng được, ko thì kèn cũng chả sao ), chạy gam C vài lần cho có cảm giác. Rồi, gõ nốt C vài lần, rồi đánh nốt B, hehe, bây giờ mà nghe lại nốt C thì nhẹ nhõm, xem như vấn đề giải quyết xong, hehe. Có thể giải thích như vầy, trong tâm trí chúng ta, nốt C được thiết lập như âm chủ, rồi gõ nốt khác, ta có thể cảm thấy nốt C đang tạo lực hút kéo nó về để thoát khỏi trạng thái căng. Các nốt trong âm giai sẽ tạo mức độ căng khác nhau đối với sự trở về của nốt C, hehe. Đây là vấn đề tui cảm thấy lý thú nhất trong âm nhạc, chả hiểu ai ngồi nghĩ ra những cái này nhỉ, hehe.Mỗi nốt trong gam trưởng đều có tên giải thích cho mối quan hệ của chúng với nốt chủ. I-II-III-IV-V-VI-VIIâm chủ - thượng nguyên - âm trung - hạ át - âm át - thượng át - âm dẫnTui cũng chả biết mấy cái tên đó để làm gì, hehe, chỉ biết vì sao gọi là 7 át thui. Có ai biết phần này thì giải thích thêm giùm
     
  8. tibuchivn

    tibuchivn Mới tập romance

    Bi giờ là cách sử dụng một vài hợp âm mà tui được biết, cái này khá quan trọng khi hòa âm, anh em nào biết thì chỉ giáo thêm.Trước hết là hợp âm sus: khi tạo ra một hợp âm sus, thực ra ta đang tạo ra một sự bất ổn định trong âm nhạc, và sự bất ổn định này sẽ được giải quyết khi ta quay trở về lại hợp âm trưởng.Thể đảo của một hợp âm: khi hòa âm, ta không nhất thiết phải chơi theo đúng thứ tự của hợp âm, mà có thể sắp xếp lại chúng, miến sao đủ số nốt là được. Các thể đảo làm cho âm thanh của hợp âm phong phú và tinh vi hơn, chúng cũng giúp chúng ta thoải mái khi và thuận lợi hơn khi chuyển từ hợp âm này sang hợp âm khác (cái này là trên keyboard). Còn trên guitar, có thể hiểu là đảo nốt bass của hợp âm lại, chẳng hạn hợp âm C/G thì ta vẫn chơi C nhưng nôt bass bây giờ là G.Khi chơi hợp âm trưởng, hợp âm 6, hợp âm 7maj ở vị trí nguyên vị, các nốt trên cùng của các hợp âm sẽ di chuyển lên dần 1 cung, tạo ra giai điệu ngược hoặc thuận với một số bài hát, nếu biết cách áp dụng nghe sẽ khá hay. Chẳng hạn hợp âm F, F6, Fmaj7 sẽ có những nốt trên cùng là C, D, E.Có một sô lời khuyên khác như sau: tránh chơi nhưng hợp âm 7 giảm, tăng, thứ và sus. Nếu khi gặp những hợp âm này nên chuyển về hợp âm 3 nốt chung âm gốc, chẳng hạn thay vì chơi Cdim7 thf ta chơi Cdim, hoặc thay Am7 bằng Am. Tránh chơi những hợp âm chín và chuyển về hợp âm ba nốt.Giáng bậc năm của hợp âm bảy là một đặc trưng của các loại nhạc hiện nay, và nốt giáng này cũng thường được dùng làm nốt bass. Ví dụ như hợp âm C7b5 sẽ chơi như sau: Gb-Bb-C-E. Hợp âm bảy át thì tạo ra xu hướng cảm giác bị cuốn hút về âm chủ. Ví dụ như khi nghe C7 thì sẽ có cảm giác rất muốn nghe F (với đa số người, cái này diễn ra trong vô thức, hehe). Ngày nay, những người chơi đàn thường thay thế hợp âm C sau hợp âm G7 bằng hợp âm Cmaj7. Một điều thú vị khác là hợp âm chủ sau hợp âm át lại được xem như là hợp âm át và lại tạo nên một xu hướng đi tìm hợp âm chủ mới. Chẳng hạn G7-C7-F. Nếu cứ tiếp tục, ta sẽ được một vòng các bậc 5 khá quen thuộcC---G---D---A---E---B---F#/Gb---Db---Ab---Eb---Bb---F----C0#- 1#-2#-3#- 4#- 5#- 6#/6b- 5b-- 4b-- 3b-- 2b-- 1b-- 0bhic, nhức đầu, hoa mắt, buồn ngủ, hichic...
     
  9. tibuchivn

    tibuchivn Mới tập romance

    Bài 1 : Tìm chủ âm của bài nhạcHãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy raa) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng © hay La thứ (Am)B) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thức) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứTại sao lại chưa rõ là chủ âm ở cung trưởng hay thứ ngay như thế ? Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm 1 bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ)Bài tập:a) Bộ khóa có 3 dấu thăng : 3 dấu thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol. Dấu thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy thì bài này có thể ở chủ âm (Sol # cọng ½ cung là La ) La trưởng (A). Ông cha tên là La (A) thì bà mẹ (âm giai tương ứng) là gì? Từ La, đếm xuống Sol, rồi xuống Fa ( F ) . Phải chăng bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, vì nhìn nơi bộ khóa thì sẽ thấy có dấu F# ngĩa là tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu thăng. Do đó bài này cũng có thể thuộc chủ âm Fa thăng thứ ( F#m )B) Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm này là Si (B), Mi (E). Dấu giảm trước cuối cùng là Si (B), nên chủ âm bài này có thể là Si giảm trưởng (Bb major) hay Sol thứ (Gm) đến đây thì bạn đã tìm ra được bài nhạc này có thể thuộc một trong 2 chủ âm. (Điều này tương tự như biết đươc người cha (trưởng) và người mẹ (thứ) trong gia đình nhưng chưa biết ai là người ... “cầm quyền” trong nhà ? )Bước kế tiếp là tìm xem chủ âm nào là chính? Muốn vậy bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối cùng trong bài nhạc, nếu nó là nốt nào trong 2 nốt này thì đó là 6n chủ âm của bàiThí dụ:a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#) và tận cùng bằng nối Si (B) : Bài này thuộc cung Si thứ (Bm) và âm giai tương ứng là Re trưởng (D). Nói một cách khác, trong gia đình này thì người vợ (Bm) cầm quyền (!) và người chống (D) chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung thứ thường có âm hưởng buồnb) Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b, La B) và tận cùng bắng nốt Mi b ( Eb) : Bài này ở cung Eb major và âm giai tương ứng là Do thứ ( Cm ). Trong “gia đình” này thì người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm) giữ vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung trưởng có âm hưởng vui tươi, mạnhmẽBẢN QUYỀN : NHẠC SỸ VÕ TÁ HÂN
     
  10. tibuchivn

    tibuchivn Mới tập romance

    Bài 2: Tìm các hợp âm trong bài nhạcThông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con, 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau:Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng © nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am). Nếu người cha là Do thì có thể tìm tên 2 đứa con trai bắng cách dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm như sau:Ngón cái : 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol OKNhư vậy thì bên phía cha và 2 con trai, ta sẽ có 3 hợp âm : Do (C ), Fa (F) và Sol (G)Qua phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2 con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi trưởng (E).Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái lại là Re thứ (mà không la Re trưởng) và Mi trưởng (mà không là Mi thứ) thì phải biết về các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các quãng (interval) . Trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do “Re” ) Hợp âm Re co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa kho^ng có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên cô con gái thứ nhất tên là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re “Mi”) . Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ mang tên Mi trưởng (E )Chưa có thì giờ tìm hiểu sâu xa thì nếu muốn tìm 6 hợp âm chính cho bài nhạc chỉ cần nhớ luật 1 – 4 – 5 , đại khái ( nên nhớ là “đại khái” thôi) là:a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng ( cha & 2 trai) : 1 – 4 –5 (tất cả đều trưởng)B) Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & 2 gái) : 1 thứ - 4 thứ - 5 trưởngThí dụ: Tìm 6 hợp âm dùng trong 1 bài nhạc có 1 dấu thăng:a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em)B) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, Dc) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – BÐây là 6 hợp âm căn bản của mỗi bài nhạc mà người mới chơi đàn cần nắm vững. Từ những hợp âm “gốc” này mà người ta biến báo, thêm “mắm muối” vào thành hàng trăm, hàng nghìn hợp âm mà các bạn có thể thấy trong các tập sách nhạc. Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7) . Trong khuôn khổ bài học tìm hợp âm theo lối “mì ăn liền” này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây:Ðể nghe êm tai hơn, tên của người con trai thứ hai và người con gái thứ hai ( D và B trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm 7. Như thế là tạm thời hoàn tất việc tìm tên 6 người trong gia đình, và theo thí dụ trên thì 6 hợp âm này sẽ là:G – C – D7 – Em – Am –B7BẢN QUYỀN : NHẠC SỸ VÕ TÁ HÂN
     
  11. tibuchivn

    tibuchivn Mới tập romance

    Bài 3 : Ðặt các hợp âm vào bài nhạcBiết được 6 hợp âm chính dùng trong bài rồi, câu hỏi kế tiếp là làm sao biết khi nào thì đổi hợp âm?Có mấy luật căn bản sau đây :1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm., đổi ở phách 1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 thì đôi khi có thề dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp , đổi ở phách 1 và 3.2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm3) Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của phe cha hay mẹ nắm đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái ( Dm và E7) sẽ theo sau. Mẹ và con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai ( C- F-G7) lúc ấy mới ... có thể lên tiếng ... để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am.Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Trong trường hợp học đệm đàn “cấp tốc” này thì chỉ còn cách là phải “ mò “ như sau :1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar. Bạn không cần những quyển sách dày cộm mà chỉ cần một trang căn bản, in vài chục hợp âm là đủ2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm trên cho thật nhuyễn và quen tai3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở đầu bài 3 này và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.Nói vắn tắt thì bạn chỉ cần theo mấy luật căn bản trong 3 bài trên đây là có thể tìm được các hợp âm căn bản và “trị được” khoảng ... 90% những bài nhạc Việt.Trong phần này chúng ta đã bàn về mục hợp âm, tức là những vấn đề liên quan đến bàn tay trái. Trong một bài tới, tôi sẽ viết tiếp về những quy luật dành cho bàn tay phải .******************************************************* *Ba bài học ngắn trên đây trình bày những quy luật “bỏ túi” giúp mình “đốt giai đoạn” mà tìm ra các hợp âm dùng trong 1 bài nhạc Việt nhanh chóng.Nếu muốn hiểu rõ thêm lý do tại sao lại có những luật này thì phải trở về căn bản:1. Quãng: Hãy lấy các nốt căn bản trong âm nhạc ra mà sắp theo thứ tự : Do – Re – Mi – Fa – Sol – La – Si - Do ( kết bằng Do cho trọn 8 nốt). Từ Do đến Re là quãng 2, Do đến Mi là quãng 3 … Do – Fa (4) , Do – Sol (5). Nói chung thì quãng là khoảng cách giữa 2 nốt. Có nhiều loại quãng : trưởng , thứ, tăng, giảm, tùy thuộc vào khoảng cách giữa 2 nốt này. Muốn biết khoảng cách thì phải biết đơnvị gọi là “nửa cung”2. Cung và nửa cung: Nhìn trên phím đàn guitar, bạn để ý là từ nốt Mi lên Fa và Si lên Do, chỉ cách nhau có 1 phím, còn giữa các nốt khác thì cách 2 phím. Một phím như vậy xem như là khoảng cách “nửa cung” và 2 phím là “1 cung”3. Âm giai Do trưởng: Hãy dùng cây guitar để đàn 8 nốt Do - Re – Mi – Fa – Sol – La –Si – Do và để ý đến khoảng cách giữa các nốt. Ta sẽ thấy các khoảng cách như sau: c,c,nc, c , c,c,nc hay để cho dễ nhớ thì đọc là : 1, 1, ½ , 1, 1, 1, ½ . Tám nốt này có thể xem là gồm 2 nhóm 4 nốt ( Do Re Mi Fa” và “Sol La Si Do” cách nhau bởi 1 cung ( giữa Sol và La). Mỗi nhóm 4 nốt có cấu trúc 1 1 ½ cung4. Căn bản âm giai trưởng. Chuỗi 8 nốt xếp theo thứ tự tên nốt liên tiếp như trên gọi là 1 âm giai, và chuỗi 8 nốt bắt đầu từ nốt Do nói trên nghe rất thuận tai. Người ta dùng chuỗi 8 nốt với khoảng cách giữa các quãng như thế ( 1 1 ½ - 1 - 1 1 ½ ) làm mẫu của môt “âm giai trưởng”5. Tạo 1 âm giai trưởng từ các nốt khác: Thử tạo 1 âm giai trưởng bắt đầu từ nốt Re. Hãy dung cây guitar thì sẽ thấy ngay lập tứca. Re – Mi : 1 cung > OKb. Mi - Fa : nửa cung > không được, phải tăng lên Fa# để có 1 cungc. Fa# - Sol : nửa cung > OKd. Sol – La : 1 cung > OKe. La – Si : 1 cung > OKf. Si - Do : nửa cung > không được, phải tăng lên Do# để có 1 cungg. Do# - Re : nửa cung > OK6. Âm giai Re trưởng như thế sẽ mang 2 dấu thăng (ở Fa và Do) . Khi đàn 1 bài ở cung Re trưởng thì luôn nhớ tất cả các nốt Fa và Do phải có dấu thăng. Cứ theo cách trên thì bạn sẽ tìm được bộ khóa (có mấy dấu thăng giảm) của tất cả các âm giai trưởng khác ( hãy ghi nhớ : 1 1 ½ 1 1 1 ½)7. Làm sao để tạo hợp âm ? Thử dùng âm giai Re trưởng. Trên mỗi nốt ta hãy viết chồng lên them 2 nốt : Do Mi Sol, Re Fa# La, Sol Si Re, Fa La Do#…Tập hợp 3 nốt này tạo thành 1 “hợp âm” ( nên nhớ 2 nốt cách nhau thì ta vừa định nghĩa là “quãng”). Tính từ gốc đi lên thì hợp âm gồm có 1 quãng 3 (Re Fa#) và 1 quãng 5 (Re La)8. Luật 1 – 4 – 5: Khi chuyển từ hợp âm này sang hợp âm khác cũng có những quy luật riêng sao nghe cho hợp tai. Chuyển động căn bản nhất là từ hợp âm 1 (chủ âm) đi qua hợp âm ở bậc 4 rồi bậc 5. Ba hợp âm này đi với nhau rất hợp và có rất nhiều bài nhạc từ đầu ddến cuối chỉ cần dùng quanh quẩn 3 hợp âm này mà thôi. Sau này khi khá hơn thì ta sẽ bàn thêm về những chuyển động khác9. Quãng 3 trưởng 3 thứ là gì ? Ba nốt Re Fa# La tạo thành hợp âm Re trưởng. Hãy dể ý quãng 3 Re Fa# gồm co 2 cung và được gọi là quãng 3 trưởng. Giờ đây nếu hạ nốt Fa# xuống Fa (tức là chỉ còn 1 cung rưỡi) thì quãng Re Fa được gọi là quãng 3 thứ. Trên cây guitar , đàn 3 nốt Re Fa La , thì nghe ra có vẻ buồn (so với hợp âm Re trưởng Re Fa# La ) Chỉ cần thay đổi cái quãng 3 từ trưởng ra thứ ( bớt đi nửa cung) mà cái hợp âm chuyển ngay từ vui ra buồnBẢN QUYỀN : NHẠC SỸ VÕ TÁ HÂN
     
  12. tibuchivn

    tibuchivn Mới tập romance

    Một số điều nói thêm trong khi đệm hát Nắm vững được bửu bối gồm 6 hợp âm căn bản này, bạn cảm thấy an tâm bước ra sân khấu ... Chưa bắt đầu dạo đàn thì cô ca sĩ đ__ quay lại nói nhỏ rằng “ Anh ơi, cung Do trưởng thấp quá, anh đàn cho em cao hơn, ở cung Mi trưởng được không?”Ngay lập tức bạn dùng “bộ luật gia đình 1-4-5” và tìm ra ngay 6 hợp âm trong bài này là : E, A,B7 và C#m, F#m và Gm . Thế nhưng nguy quá vì mấy cái hợp âm “quái đản” này ... chưa biết bấm ở đâu cả vì mình ... chưa học !Ðang khi bối rối, cô ca sĩ lại thay đổi ý kiến “ Hay là anh xuống cho em 2 tông cũng được!” Xuống 2 tông có nghĩa là từ chủ âm Do trưởng , hạ xuống chủ âm La trưởng (A). Lại áp dụng “luật gia đình 1-4-5”, bạn tìm ra ngay 6 hợp âm trong gia đ__nh này là : A,D,E7 và Fa#m, Bm, C#m ... Lại cũng khổ vì toàn là những hợp âm lạ và trắc trở khó bấm. Phải làm gì bây giờ ?Thực sự thì trước khi ra “chiến trường”, bạn cần học thêm 2 chiêu sau đây thì mới có thề gọi là tạm đủ căn bản để đệm được các bài nhạc cho ca sĩ hát, ở bất cứ cung nào.Chiêu thứ nhất :Tập thêm 1 bộ 6 hợp âm để đệm 1 bài ở chủ âm Sol trưởng (G)Giả thử như bài Mưa Hồng được hát ở cung (tông , chủ âm) G thì 6 hợp âm căn bản của “gia đình cung C” sẽ thay đổi từ: C,F,G7 – Am,Dm.Em ra thành G,C,D7 – Em, Am,Bm. Ðây là những thành viên trong gia đình cung Sol trưởng (G). Ðể tìm bộ 6 hợp âm mới này có 2 cách, hoặc bắt đầu từ chủ âm G mà dùng luật 1-4-5 , hoặc nhìn vào trang nhạc viết cho cung Do trưởng © mà cứ nhìn thấy tên hợp âm nào thì cứ đếm lên 5 nốt ( Do thành ra Sol, Fa thành ra Do v.v...)Chiêu thứ hai:Dùng cái CAPO“Capo” là một cái kẹp đàn rất thông dụng khi đệm đàn ( và dùng trong Flamenco guitar) nhưng không dùng trong guitar cổ điển. Nếu muốn đệm nhạc cho mình và nhất là cho người khác hát thì nhất định là bạn phải tìm mua 1 cái Capo ở các tiệm nhạc.Kẹp cái Capo từ phím 1 và nhích dần lên 6 thì tuy vẫn đàn 6 hợp âm trong cung Do trưởng, bạn đã có thể đệm cho casĩ hát ở các cung từ C# (Db) đến F# trưởng hay Gb trưởng. Tương tự, nếu đàn ở cung Sol trưởng (G) và kẹp Capo từ phím 1 đến phím 4, bạn có thể đệm cho các bài nhạc từ cung Sol thăng trưởng (hoặc La giảm thứ) đến Si trưởng(Chú ý) Dùng Capo ở phím 5 mà đàn những hợp âm của gia đình G thì cũng tương tự như đệm bài hát ở cung Do trưởng . Tuy nhiên các hợp âm đàn ở vị trí này sẽ cao hơn nếu đàn cung C không dùng Capo. Trong trường hợp có 2 guitar cùng đệm cho 1 ca sĩ thì 1 cây đệm ở Do trưởng không Capo , còn cây kia đệm ở Sol trưởng với Capo ở bậc 5, nghe sẽ rất hay)Nói chung lại thì chỉ cần nắm 6 hợp âm trong gia đ__nh cung Do trưởng và thêm vào 3 hợp âm mới là G, D7và Bm , tất cả là 9 hợp âm, thì bạn có thể đệm đươc tất cả, bất chấp ca sĩ có khó tính, thay đổi tông lên xuống thế nào đi nữaTrở lại hai thí dụ ở đầu bài:1. Ca sĩ đòi hát Mưa Hồng ở cung Mi trưởng >>>> Kẹp Capo ở phím 4 và đàn 6 hợp âm của gia đình Do trưởng ( mà bạn đã thuộc lòng, hoặc đã ghi trên giấy rồi )2. Ca sĩ đòi hát Mưa Hồng ở cung A trưởng >>>> Không thể đàn ở Do trưởng mà kéo Capo xuống, bạn sẽ lắp Capo ở phím 2, rồi đàn bài nhạc xem như ở cung Sol trưởng (G). Khi thành thạo rồi , bạn có thể nhìn vào bài nhạc đầu tiên với các hợp âm viết cho cung Do trưởng mà trong trí lập tức đếm lên 5 nốt. Điều này không khó, và nếu muốn tập đọc cho nhanh thì bạn nên chịu khó luyện thêmmột câu ... “thần chú” khác là ... Do Mi Sol / Re Fa La /Mi Sol Si / Fa La Do / Sol Si Re / La Do Mi, Si Re Fa. Nói chung là tập đọc các nốt trong âm giai thành từng nhóm 1-3-5 ... cho thật nhanh. Không những “thần chú” này sẽ giúp bạn chuyển cung (như trong thí dụ trên) mà còn sẽ giúp ích rất nhiều khi xác định tên các hợp âm. Tóm lại nếu phải đệm cho 1 ca sĩ hát đột xuất 1 bài ở cung trưởng dầu cho không có nhạc bản trước mặt thì bạn có thể làm như sau:1. Thử dạo bài ấy ở cung Do trưởng, dạo 6 hợp âm trong “gia đình C” . Nếu ca sĩ thấy OK thì tốt quá2. Nếu ca sĩ cho rằng Do trưởng quá thấp và đòi lên cao thì chỉ việc dùng Capo. Giản dị quá !3. Nếu ca sĩ đòi hát thấp hơn thì chuyển qua cung Sol trưởng , dạo 6 hợp âm trong “gia đình G” rồi dùng Capo nếu cần!Cho đến giờ , chúng ta vẫn còn bàn về lý thuyết cho bàn tay trái, nghĩa là làm sao để tìm hợp âm cho 1 bài nhạc Việt giản dị. Có lẽ như vậy cũng tạm đủ để bắt đầu bước qua phần kỹ thuật căn bảncho tay phải .BẢN QUYỀN : NHẠC SỸ VÕ TÁ HÂN
     
  13. tibuchivn

    tibuchivn Mới tập romance

    Kỹ thuật tay phảiVài điều căn bản:Trước khi đi vào chi tiết về các thể loại đệm tay mặt, tôi xin trình bày một vài điều căn bản nhằmmục đích giúp các bạn có 1 cái khung (framework) để sau này có thể đệm tay mặt cho mọi bài hát:A. Tìm xem bài nhạc thuộc nhịp gì ?:Nhìn vào 1 bài nhạc, bạn sẽ thấy các dòng nhạc được chia thành từng “ô nhịp” , cách nhau bởi 2 “vạch nhịp” . Trong mỗi ô nhịp sẽ có một số nốt nhất định, được xác định ở sau bộ khóa nơi đầu bài nhạc bởi những con số như 2/4 , 3/4 , 6/8 v.v… Các con số ở trên (tử số) như 2, 3, 6 v.v.. cho biết trong mỗi ô nhịp có bao nhiêu “phách”, tức là sẽ đưa tay đánh nhịp (hoặc lấy chân đập nhịp) bao nhiêu lần trong mỗi ô nhịp. Các con số ở dưới (mẫu số) như 4,8,16 v.v…cho biết mỗi lần đập nhịp như vậy (mỗi phách) thì có giá trị là bao nhiêu lâu. Lấy nốt tròn làm đơn vị và mang ra chia 2, 4, 8 sẽ thấy 1 tròn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn . Số 4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt móc đơn v.v... Như vậy, nhịp 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 2 nốt đen , 9/8 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 9 nốt móc đơn và 12/8 sẽ có 12 móc đơn trong 1 ô nhịp. Tuy nhiên trong thực tế thì không ai đập nhịp hết 6, 9, hay 12 lần trong mỗi ô nhịp vì như vậy sẽ … mỏi tay và rả chân lắm! Do đó người ta chỉ lấy tay đánh nhịp 2, 3 hay 4 lần trong mỗi ô nhịp mà thôi. Những bài nhạc có số 2,3,4 ( như 2/4 , 3/8 , 4/4 ) đều thuộc loại này và được gọi chung là “nhịp đơn”.Với những bài mà số nhịp có tử số lớn hơn 2,3 hay 4 ( như 6/8, 9/8 , 12/8) thì đây là những “nhịp kép”, và muốn tìm “nhịp đơn tương ứng” thì dùng luật “trên chia 3, dưới chia 2” . Thí dụ, với nhịp 6 / 8 thì 6 chia 3 bằng 2 >>> 2 phách , và 8 chia 2 bằng 4 >>> nốt đen. Bài này có 2 phách, mỗi phách có giá trị 1 nốt “đen chấm” ( 1 đen + 1 móc đơn hay bằng 3 nốt móc đơn) . Chỉ để ý đến tử số thì bài nhạc 6/8 thuộc nhịp 2, và tương tự 9/8 thuộc nhịp 3 , 12/8 thuộc nhịp 4 pháchTóm tắt : Bước đầu tiên là cần tìm xem bài nhạc (hay đoạn nhạc) thuộc nhịp 2, 3, hay 4.B. Ðịnh số lần “khảy” trong 1 ô nhịpKhi dùng tay mặt để đàn, ta có thể “khảy “đàn bằng 1 ngón (cái, trỏ, giữa hoặc áp út : p – i – m - a) hoặc đánh trải một nhóm nốt. Hãy tạm thời gọi mỗi lần đàn như vậy là 1 “khảy” (stroke) . Với một bài thuộc nhịp 2 thì ta có thể đàn 2 “khảy” trong mỗi ô nhịp. Thí dụ như trong khi tay trái bấm một hợp âm © thì tay mặt có thể đàn vài cách như sau:a) trải - trải ( dùng ngón cái đánh trải 2 lần)B) cái - trải ( dùng ngón cái đánh nốt bậc 1 của hợp âm - rồi sau đó đánh trảic) p – ima ( sau khi đàn phách 1 bằng ngón cái , đàn tiếp dây 1,2,3 bằng 3 ngón trỏ, giữa, áp út)Nếu đàn môt cách từ đầu đến cuối mà không thay đổi như vậy thì nghe cũng chán, do đó bạn có thể tăng số “khảy” trong 1 ô nhịp lên gấp đôi ( nhân hai) để “khảy” 4 lần trong mỗi ô nhịp và đệm tay mặt như sau:a) p – i – m – ab) p – i - ma - ic) p – ima – ima - imaTương tự, bạn có thể tăng số “khảy” trong mỗi ô nhịp lên gấp ba ( nhân 3) để “khảy” 6 lần trong mỗi ô nhịp và đệm như sau:a) p – i – m – a – m – iTóm tắt: với một bài nhịp hai, bạn có thể “khảy” 2 , 4 hay 6 lần trong một ô nhịp . Tương tự, với nhịp ba thì có thể khảy 3,6,9 lần trong 1 ô nhịp, và với nhịp 4 thì có thể khảy 4,8,12 lần. Những bài nhịp 2 thường là những hành khúc và lối đệm tay mặt rất giản dị như đã trình bày ở thí dụ trên.Những bài nhịp 3 thuộc loại luân vũ (valse) và cách đệm tay mặt cũng rất giản dị như ta sẽ thấy trong thí dụ phần đệm cho bài THU VÀNG của Cung Tiến sẽ trình bày sau.Những bài thuộc nhịp 4 rất đa dạng và gồm hầu hết những thể loại thông dụng mà ta sẽ lần lượt bàn đến trong những bài kế tiếp. Ðể kết thúc bài đầu tiên trong phần kỹ thuật tay mặt này, tóm tắt thì bạn cần nhớ các điểm sau đây:1. Trước khi đệm, hãy nhìn xem bài nhạc thuộc nhịp 2, 3 hay 42. Mỗi nhịp sẽ có 3 cách đệm từ chậm đến nhanh ( không đổi, nhân 2, nhân 3) với số “khảy” trong mỗi ô nhịp tăng từ bằng số phách (không đổi) lên gấp đôi (nhân 2) hoặc gấp ba (nhân 3)3. Khi đệm một bài nhạc thì cần thay đổi lối đệm theo 1 trong 3 cách nói trên cho linh động. Thường nên bắt đầu bài với cách chậm (không đổi) rồi dần dần đổi lên nhanh hơn ( nhân 2 hoặc nhân 3) khi qua điệp khúc và trở lại chậm để hết.BẢN QUYỀN : NHẠC SỸ VÕ TÁ HÂN
     
  14. tibuchivn

    tibuchivn Mới tập romance

    Ðệm Ðiệu SLOWBài viết này viết về một lối đệm tổng quát rất thông dụng với các bài nhạc Việt, nhất là để đệm những bài nhạc Trịnh Công Sơn, có tiết điệu Slow du dương. Ðây là những bài nhạc thuộc nhịp có 2 hay 4 phách và chúng ta sẽ áp dụng lối đệm “nhân 3” nghĩa là sẽ đánh 3 “khảy” cho mỗi phách. Chúng ta lấy ví dụ là bài Mưa Hồng, hợp âm của bài hát như sau:C Am F G7 G7 F G7 C G7 G7C Am F G7 C G7 C G7 C CC Am F G7 Em Am FDm Dm G7 C CC Am F G7 G7 F G7 Am Dm G7C Am F G7 C G7 C G7 C CCách đệm chính cho tay mặt:Bài này có thể đệm toàn bài theo cách căn bản “nhân 3” như sau:1 (dùng các ngón p – i - m – a - m - i )Hợp âm Do trưởng ©Đếm 1 2 3 4 5 6
    Code:
    E------------------------0------------------B-----------------1--------- --1------------G-----------0-----------------------0------D------------- ------------------------------A-----3-------------------------------------E-------------------------------------------
    Nói chung thì với mỗi hợp âm, ta sẽ dùng ngón cái để đàn nốt bass mang tên chủ âm, rồi sau đó dùng 3 ngón i,m,a để đàn 3 dây trên. Ðể dạo đàn thì có thể đệm tay mặt theo cách trên và đàn vài hợp âm căn bản như :1) C G7 C hoặc 2) C Am F G7 hoặc dùng câu kết 3) C Am F G7 C G7 C G7 CSau đó tiếp theo phần chính của bài nhạc :Trời ươm NẮNG © cho mây HỒNG (Am)Mây qua MAU (F) em nghiêng SẦU (G7)Còn mưa XUỐNG (G7) như hôm NÀO (F)Em đến THĂM (G7) mây âm thầm ©Mang gió LÊN (G7) - (G7)Người ngồi ÐÓ © trông mưa NGUỒN (Am)Ôi yêu THƯƠNG (F) nghe đã BUỒN (G7)Ngoài kia LÁ © như vẫn XANH (G7)Ngoài sông VẮNG © nước dâng LÊN (G7)Hồn muôn TRÙNG © – ©ÐIỆP KHÚCNày em đã KHÓC © chiều mưa đỉnh CAO (Am) - (F)Còn gì nữa ÐÂU (G7) sương mù đã LÂU (Em)Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)Ðường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU © - ©Người ngồi XUỐNG © mây ngang ÐẦU (Am)Mong em QUA (F) bao nhiêu CHIỀU (G7)Vòng tay ÐÃ (G7) xanh xao nhiều (F)Ôi tháng NĂM (G7) gót chân MÒN (Am)Trên phiếm DU ( Dm) - (G7)Người ngồi XUỐNG © xin mưa ÐẦY (Am)Trên hai VAI (F) cơn đau DÀI (G7)Người nằm XUỐNG © nghe tiếng RU (G7)Cuộc đời ÐÓ © có bao LÂU (G7)Mà hững HỜ © - ©Sau khi đã nắm vững cách đệm căn bản trên đây, muốn làm cho phần đệm phong phú hơn thì có mấy cách nhỏ sau đây:1. Thay đổi cách đệm ở đoạn ÐIỆP KHÚCNày em đã KHÓC © chiều mưa đỉnh CAO (Am) - (F)Còn gì nữa ÐÂU (G7) sương mù đ__ LÂU (Em)Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)Ðường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU © - ©Vẫn dùng cách “nhân 3” để có 6 “khảy” cho mỗi hợp âm, nhưng nay ta sẽ đàn 4 “khảy” đầu và không đàn 2 “khảy” 5 & 6Dùng p - p - i - maĐếm 1 2 3 4 5 6
    Code:
    E------------------------0------------------B------------------------1-- ----------------G-----------------0-------------------------D----------- 2-------------------------------A-----3-------------------------------------E-------------------------------------------
    (Ghi nhớ: Hễ mỗi lần hát chữ HOA thì phải nhập với phần đệm đầu mỗi hợp âm, dùng ngón cái)Hoặc : Ðánh trải 4 “khảy” bằng ngón cáiĐếm 1 2 3 4 5 6
    Code:
    E-----0-----0-----0------0------------------B-----1-----1-----1------1-- ----------------G-----0-----0-----0------0------------------D-----2----- 2-----2------2------------------A-----3-----3-----3------3------------------E---------------------------------------------
    2. Chạy BASSMột cách thứ hai thường hay dùng để “thay đổi không khí” là lối “chạy bass”. Nói vắn tắt thì khi đệm, ta có thể thay thế “trải” cuối của một hợp âm bằng một nốt “bắt cầu” đưa đến nốt bass của hợp âm kế tiếp. Nốt bắt cầu này có thể cao hay thấp hơn tùy thuộc vào nốt bass của hợp âm trước.Thí dụ trong bài Mưa Hồng có 3 hợp âm đi liền nhau : C Am F thì trước khi qua Am, ta đàn “khảy” 6 của hợp âm trước là nốt “chạy bass” Si (B). Sau đó trước khi qua hợp âm F , ta “chạy bass” với nốt Sol (G) .Kết quả sẽ như sau:Đếm 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6
    Code:
    E-----------------0---------------------0-------------------------1-----B-------------1------1--------------1------1-----------------1------1--G---- -----0---------------------2-------------------------2-------------D-------- ----------------------------------------------------------------A-----3----- ------------2---0-------------------------------------------E--------------- --------------------------------3---1--------------------
    Tương tự như vậy, nếu hai hợp âm kế nhau là Am C thì nốt “chạy bass” sẽ là Si (B) để khi đàn thì sẽ nghe các nốt bass là A - B - C như từng bước thang lên xuống đều đặn rất êm tai. Sau này khi đàn khá hơn, bạn có thể thử “chạy bass” 2 nốt bằng cách thay thế “khảy” 5 và 6. Thí dụ từ Am qua C , thay 2 “khảy” 5 & 6 của Am bằng hai nốt A, B và khi đàn thì sẽ nghe là A --- A-B-C. Cách đệm SLOW này có thể dùng để đệm những bài SLOW ROCK, tuy nhiên nếu muốn nghe cho đúng “mùi” Slow Rock thì phải đàn một “đơn vị” không phải gồm 6 “khảy” mà là 12 “khảy” như sau:Đếm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1
    Code:
    E---------0---0---0---0-----------0---0---------------------B---------1- --1---1---1-----------1---1--------------------G---------0---0---0---0------ 0----------------------0-------D--------------------------2----------------1 ---2------------A-----3------------------------------------------------- -3--E------------------------------------------------------------
    Trong bài sau, chúng ta sẽ tiếp tục bàn về cách đệm các điệu thông dụng khácBẢN QUYỀN : NHẠC SỸ VÕ TÁ HÂN
     
  15. MinhPhu

    MinhPhu Đồ rê mi fa sol ...

    Mình xin mạn phép đưa ra câu hỏi vào phần này (thực ra là ko biết nên gửi vào đâu), thấy nó cũng liên quan chút ít tới lý thuyết về đệm hát nên liều post vào đây, bác mod thấy ko ổn thì xóa dùm nhé.Đọc lý thuyết về đệm nhạc mình thấy cũng hiểu lõm bỏm, đệm vài bản nhạc thấy cung ok. Nhưng khi thử đệm bài "Em ơi Hà nội Phố", mặc dù đã có Hợp âm, thì lại không đệm được. Thắc mắc của mình là ở đây lại thấy dùng Gm và Cm ở câu " Em ơi Hà nộ phố" dù theo lý thuyết trên thì nên dùng Am và Dm, mình thử đệm theo cách này thì thấy còn xuôi xuôi. Mình nghĩ chắc là có nhiều cách đệm khác nhau. Nhờ các bác chỉ giáo giúp nhé.
     
  16. aococtay

    aococtay áo cộc stic

    Câu hỏi có 2 trường hợp :1 . Bạn đã nghe , đã biết bài đó và có trong tay bản nhạc bài đó , lúc đó cứ theo lý thuyết mà làm , dựa vào dấu hóa và nốt nhạc cuối cùng của bài và thế là thẳng tiến ....2 . Bạn chưa nghe bài đó 1 lần nào , kô hề có bản nhạc cũng như thông tin gì về gam hay hợp âm . Lúc đó nghe bài đó 1 vài lần , mò giai điệu của bài trên đàn xem có dấu thăng giáng gì kô , rồi nghe lúc kết thúc bài hát mò trên đàn xem lúc kết liễu à quên [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> kết thúc bài hát ở nốt gì , từ đó suy ra gam và thẳng tiến ... [​IMG]:D<" border="0" alt="6.gif" /> . Chúc thành công [​IMG] .
     
  17. phuonghoangFlamenco

    phuonghoangFlamenco Đồ rê mi fa sol ...

    Xin cho em hỏi, khái niệm "vòng hòa thanh" là như thế nào ạ? Cách nào để làm xuât hiện vòng hòa thanh trong bài nhạc? Vòng hòa thanh sử dụng để làm gì ạ? Các bác có thể cho em ví dụ về một "vòng hòa thanh" bất kì không ạ?Thêm nữa, cách chơi đoạn Intro (có phải là đoạn dạo?) của bài nhạc nên chơi như thế nào ạ? Có phải là nên chơi bằng "cảm nhận" của mình về bài nhạc không ạ?Mong các bác tận tình chỉ bảo ... Cảm ơn nhìu ạ!
     
  18. Hungmn

    Hungmn "Khai Cuốc Kông Thần"

    Thường mỗi bài hát bạn nghe thấy nó hay là vì nó cấu trúc theo đúng 1 vòng hòa thanh, bắt đầu từ hợp âm này, chạy qua 1 loạt hợp âm theo 1 thứ tự của tác giả sắp đặt rồi kết thúc bằng hợp âm chủ. Như vậy, vòng hòa thanh như bộ khung của bài hát, khi đã xây dựng được vòng hòa thanh, các nốt nhạc chỉ bám chặt vào vòng đó là có thể tạo thành bài hát được.Ví dụ bài Tuổi hồng thơ ngây chẳng hạn, bạn dạo 1 vòng hòa thanh của nóC Am Dm G C...Từ cách dạo như vậy thêm vào nốt sẽ ra được bài hát:............................C.....................Am.............Dm..........G.........CSòl là sì đô(Tuổi hồng thơ ngây)Do vậy, có nhiều bài hát nghe chỉ hao hao giống nhau nhưng vẫn bị cho là đạo nhạc, lý do là vòng hòa thanh của chúng quá giống nhau.
     
  19. Hungmn

    Hungmn "Khai Cuốc Kông Thần"

    Intro là đoạn mở đầu bài, mục đích cơ bản nhất của intro chỉ là để người hát biết được bài hát đó hát giọng gì để vào không bị lệch tông. Do vậy, intro đơn giản nhất là bạn dạo lại 1 vòng hòa thanh của bài hát đấy.Dần dần, bạn thêm thắt các nốt bám theo vòng hòa thanh đó (có thể là các nốt nhạc của chính bài hát, có thể các nốt dẫn giải giữa các hợp âm)Có 1 số bài hát đoạn intro điển hình, nghe người ta đã biết là bài gì rồi (Now and forever chẳng hạn)Có 1 số bài hát mà intro còn nổi tiếng hơn cả chính bài hát đó (Stairway to heaven, Lovesong chẳng hạn)
     
  20. phanthy

    phanthy Mới tập romance

    Một bài viết khá công phu và rất dễ hiểu cho những ai...đã biết về nhạc lý và có 1 quá trình nhất định tập luyện guitar. Thật sự là rất cảm phục người đã tạo ra TOPIC này !!!Tôi là người chơi guitar Amater, hoàn toàn tự học nên vốn liếng về Classic thực sự là ko có, chỉ có 1 chút về đệm hát thôi. Nhưng tôi tự tin là có thể nhanh chóng tìm được hợp âm cho 1 bài hát mà mình thích ngay từ lần đầu tiên được nghe.Tuy nhiên trong bài viết đầu tiên tôi nhận thấy các hợp âm mà bạn dùng để làm ví dụ hình như chưa được hợp lý lắm. Ví dụ như khi đệm bài "Làng Tôi" của Văn Cao chẳng hạn, tôi ko bao giờ sử dụng hợp âm như ví dụ mà bạn đã đưa ra. Có thể bạn có chủ ý khi đưa ra ví dụ đó để người mới tập cũng có thể hiểu và sử dụng ngay. Nhưng theo chủ ý của tôi thì bạn nên làm chính xác ngay từ đầu thì tốt hơn.Trong phần đệm hát, ko phải ai cũng tìm được hợp âm giống nhau trong cùng 1 câu nhạc vì sự cảm nhận là khác nhau (VD: rất dễ xảy ra "tranh chấp" giữa Dm-Dm7 và F, giữa G với Em-Em7...). Và đôi khi có những câu, đoạn nhạc khó mà tìm ra được hợp âm vừa ý nên giải pháp tình thế là chọn đại lấy 1 gam nghe xuôi xuôi là được (VD: bài "Em ơi Hà nội phố" ngay ở câu hát đầu tiên ta thường hay để nguyên gam Am hoặc E, E7 cho chữ "phố" nhưng thực ra tôi thử nghiệm với Dm6 thấy hay hơn nhiều). Vì vậy nếu gặp được 1 cách hòa âm khác cho câu nhạc đó, mọi người sẽ thử nghiệm và rút kinh nghiệm cho đến khi tìm được 1 hợp âm vừa ý. Đó là lý do tôi đề nghị bạn viết ví dụ chính xác hơn để chia sẻ cùng mọi người 1 cách tốt nhất.Hy vọng bạn sẽ ko cảm thấy ...gì gì đó với bài viết này của tôi. Thực ra tôi ko thể làm được 1 bài viết công phu như của bạn được, chỉ góp ý 1 chút thôi. Mong sẽ được thảo luận nhiều với bạn.
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page