Một bằng hữu của LN nói bản LSB_CAD và bản "Nhị tuyền ánh nguyệt" là 2 tác phẩm có cùng nguồn gốc , có phải thế không nhỉ ?bản Nhị tuyền Ánh Nguyệt là tác phẩm của nhạc sĩ mù dân gian nổi tiếng A Bình (tên thật là Hoa Ngạn Quân, 1893 - 1950), sáng tác vào khoảng thập niên 40 của thế kỷ 20.A Bình là người thành phố Vô Tích tỉnh Giang Tô. Bố ông là đạo sĩ của điện Lôi Tôn thuộc Vô Tích, lên 4 tuổi A Bình mồ côi mẹ, được gửi đến một gia đình người thân, từ nhỏ đã gặp sự ghẻ lạnh và kỳ thị của người đời, tạo nên tính cách quật cường của ông. Do hồi nhỏ được học tập kỹ năng âm nhạc với người bố, lên 13 tuổi, ông biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ như đàn tỳ bà, nhị, sáo... Sau khi người bố qua đời, A Bình bị mù, phải sống lang thang trên đường phố, trở thành nghệ sĩ dân gian, phải kiếm sống bằng nghề đàn ca, mọi người thường gọi ông là Bình mù."Nhị tuyền ánh nguyệt" là tác phẩm tiêu biểu của A Bình, gồm 6 đoạn, cộng thêm lời dẫn và câu kết. Lời dẫn ngắn gọn tựa như tiếng thở than trước nỗi đau khổ não nề. Chủ đề âm nhạc do hai câu nhạc ở đoạn trên và đoạn dưới tạo thành. Đoạn đầu, thiên về sự tố cáo, khiến thính giả phải suy ngẫm; đoạn sau giàu khả năng biến đổi bất ngờ, đem lại cho người nghe cảm giác đau khổ trong im lặng, một lúc sau mới phừng phừng nổi giận. Tiếp đến là mấy lần đảo phách của chủ đề âm nhạc, qua đó thể hiện một cách hết sức lâm ly mọi tình cảm phức tạp của A Bình: trầm tư dẫn đến đau buồn, đau buồn chuyển sang bi phẫn, bi phẫn hoá ra giận dữ, giận dữ biến thành tưởng nhớ, bộc lộ lòng dũng cảm của A Bình trước thế lực đen tối, gây niềm xúc động sâu sắc nơi thính giả.Sau khi nghe nhạc phẩm "Nhị tuyền ánh nguyệt", nhà chỉ huy dàn nhạc lừng danh thế giới Zeponlin đã trầm trồ phát biểu: "Cái cảm giác đoạn trường thật vô cùng thích hợp với nhạc phẩm này"[/b]
Click to expand...