1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Tango Para Guitarra

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi Vannhu, 8 Tháng bảy 2004.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Vannhu

    Vannhu Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Tango Para Guitarra Vannhu PNTThế giới âm nhạc muôn mầu muôn vẻ. So với tiến trình phát triển của nhiều loại nhạc cụ, từ hơn một thế kỷ qua, cây Guitar đã đi những bước ngoạn mục, chiếm lĩnh nhiều sân khấu khác nhau trong đời sống âm nhạc. Guitar đã trở thành nhạc cụ để biểu diễn hay trình tấu nhạc cổ điển thì chúng ta ai cũng đã biết. Nhưng Guitar đã vinh danh cho âm nhạc Tây Ba Nha trở thành một dòng nhạc cụ thể bên những Pop - Rock - Blue hay Country thì chẳng mấy ai ý thức. Bất ngờ hơn nữa là Guitar đã đi vào làn điệu Tango từ bao giờ thì chúng ta hầu như không ai để ý.Tango vốn bắt nguồn từ nhiều điệu nhảy khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc nói chung và Tango nói riêng thì năm 1999 người ta đã có thể kỷ niệm tròn một thế kỷ ngày sinh của nó(1). Tango ra đời tại châu Mỹ La Tinh, vùng Río de la Plata, nơi con sông Paraná đổ ra biển, giữa Uruguay và Argentina. Ngày nay Tango đã trở nên một loại hình âm nhạc không thể tách rời với tên tuổi thủ đô của hai quốc gia ở trên là Montevideo và Buenos Aires. Tango ngày nay cũng mang đậm nét văn hóa của nhiều vùng khác thuộc châu Mỹ Latinh. Đầu thế kỷ 20, từ những năm 1910, Tango chuyển mình sang châu Âu, nó nhanh chóng trở thành một trong những loại hình âm nhạc được phổ biến và yêu thích nhất. Cho đến những năm giữa của thập niên 60, Tango bước vào kỳ khủng hoảng. Và cuối thế kỷ 20 Tango lại một lần nữa bùng dậy với nhiều thể hiện cách tân của nhà cách mạng Tango Astor Piazzolla. Tango đã sải những bước dài vuợt qua mọi thăng trầm, vượt lên mọi điều tiếng, vượt mọi tầng lớp xã hội, đi vào lòng người yêu âm nhạc những bước đằm thắm. Tango không còn chỉ là riêng một điệu nhảy, Tango đã trở thành riêng một loại hình âm nhạc, Tango có mặt cả trong những giàn nhạc giao hưởng, đi vào các vùng âm nhạc cổ điển cho tới hiện đại, Tango không lời, không bước nhảy vẫn lên ngôi… Tango đã tạo nên cả một thế giới riêng cho chính bản thân nó. Theo Academia Nacional del Tango tại Buenos Aires thì có tới trên dưới 15.000 bản Tango khác nhau. Trong đó khoảng 1/3 là những bản nhạc tình.Về nhạc lý, Tango ban đầu vốn là nhạc không lời, cho đến những năm 1910, người ta bắt đầu đặt lời cho các làn điệu Tango và viết ra những bản nhạc Tango với lời ca. Ban đầu, Tango được sáng tác dựa theo nhịp 2/4, sau này Tango trở nên buồn hơn và thường đổi qua với nhịp 4/4 hay 4/8. Người ta cũng đã thu âm nhiều tác phẩm được trình diễn với lối pha nhịp trong cùng một tác phẩm. Tango bắt nguồn từ nhiều làn điệu khác nhau như Habanera của Cuba, Mazurka (Ba Lan), hay Milonga, Candombe w.w... Đầu thế kỷ XX, cây đàn Bandoneon(2), một phát minh của người Đức, đã tràn sang châu Mỹ Latinh và trở thành một thứ nhạc cụ chính trong những ban nhạc Tango. Từ buổi sơ khai, cây đàn Guitar đã chiếm giữ một vị chí quan trọng trong các ban nhạc Tango, thường là với ba hoặc bốn tay đàn. Sau này, Guitar phải lùi dần, nhường chỗ cho Bandoneon hay các giàn nhạc Tango với Violin, với Cello và dường cầm w.w… Thế nhưng cả thời gian dài, Guitar vẫn là nhạc cụ quan trong cho các buổi trình diễn Tango độc hành. Năm 1955, Astor Piazzolla cũng là người đầu tiên đã đưa cây Guitar điện vào biểu diễn Tango. Từ khi âm nhạc Tây Ba Nha và âm nhạc vùng văn hóa Mỹ Latinh lên ngôi cùng với chiếc đàn thùng, Guitar lại xuất hiện thường xuyên hơn nữa bên cạnh các nhạc cụ khác trong giàn nhạc Tango. Rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ đã góp công xây dựng nên loại hình âm nhạc này mà tên tuổi của họ gắn liền với cây đàn gỗ sáu dây như Carlos Gardel, Luciano Rios, Enrique Maciel w.w…"La morocha" có lẽ là bản Tango đầu tiên có lời ca. Tác giả ca từ của nó cũng không phải ai xa lạ - Angel Gregorio Villoldo. Angel Villoldo còn là tác giả của "El choclo" một trong hai bản Tango nổi tiếng nhất thế giới. Angel Villoldo người Argentina, ông đã từng hành nhiều nghề khác nhau như hề xiếc, thợ sắp chữ nhà in, nhà thơ, soạn giả ca từ cho các vở nhạc kịch và đương nhiên ông còn là một nhạc sĩ, một nhà soạn nhạc có hạng của nền âm nhạc Argentina. Ông viết "El choclo" vào năm 1903(3). Theo Antología del tango rioplatense, vol. 1, Instituto Nacional de Musicología Carlos Vega phát hành năm 1981 thì "El choclo" được thâu âm lần đầu tiên vào năm 1910 với dàn nhạc Orquesta Típica Portena dưới sự điều khiển của Eduardo Arolas. Trong bản thâu âm này, giai điệu Habanera được chơi trên những dây bass của đàn Guitar. "El choclo" cũng đã được nhiều danh cầm Guitar kiêm soạn giả nổi tiếng thế giới như Jorge Morel hay Roland Dyens chuyển soạn thành những bản nhạc độc tấu Guitar vô cùng đặc sắc. Roland Dyens giữ nhịp 2/4 và căng đàn hai dây D. Ban đầu, "El choclo" được một nhà thơ vô danh nào đó viết thêm cho một phần lời và nó thường đường mang ra ca tại các nhà thổ. Sau này phần lời thất lạc. Đến khoảng năm 1930, Irene Villoldo, em gái của Angel Villoldo, đã nhờ Juan Carlos Marambio viết lại phần lời. Nhưng lời ca của Juan Carlos không mấy thành công. Mãi cho đến năm 1947, dưới sự hợp tác của Enrique Santos và Juan Carlos, "El choclo" mới có phần ca từ như ngày nay nó thường được trình diễn. "El choclo" nghĩa tiếng Việt là "Cái bắp ngô (4)“(ND), người ta dịch ra tiếng Anh dưới tựa đề "Kiss of fire" - Nụ hôn lửa (ND). Angel Villoldo là người góp nhiều công sức, có nhiều ảnh hưởng đến lịch sử phát triển của Tango vào đầu thế kỷ XX cũng như công cuộc mở đường cho Tango du ngoạn sang các vùng văn hoá phát triển cao khác ở châu Âu. Ông mất năm 1919, dánh dấu sự kết thúc một giai đoạn quan trọng trong dòng nhạc Tango.Bản Tango thứ hai mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn là tác phẩm "La cumparsita" -Đoàn vũ hội hoá trang (ND) - của Gerardo Hernán Matos Rodríguez, bản nhạc có một không hai, nổi tiếng trong lịch sử Tango. Cũng như „El choclo“, "Đoàn vũ hội hoá trang“ được chàng sinh viên nghèo ở Montevideo sáng tác trên dương cầm vào năm 1916(5) dưới hình thức một bản nhạc không lời. Sau đó, vào khoảng những năm 1924 "La cumparsita" được Enrique Maroni và Pascual Contursi viết thêm phần lời rồi tự động đổi tên thành „Si supieras“. Matos Rodríguez mất gót nghét 20 năm trời ra chầu toà để đòi lại cho được bản quyền của nó. Người ta có thể viết cả một cuốn tiểu thuyết về những năm tháng „vô gia cư“ kiện tụng đình đám kéo dài của "La cumparsita", y như về chính danh tiếng của nó vậy. Cả hai soạn giả kiêm danh cầm người Tây Ba Nha là Paco de Lucia và Pepe Romero đều đã soạn "La cumparsita" ra cho đàn Guitar solo, cùng trình diễn và thâu âm tác phẩm nhiều lần. "La cumparsita" của Pepe Romero thì luyến láy hyền ảo trong chất điệu thơ mộng, nhịp nhàng. "La cumparsita" của ông vua Flamenco Paco de Lucia thì bốc lửa, chắc nịch, thoăn thuắt những cú xoay chuyển thân hình hay gọn gàng những bước nồng nàn khêu gợi. Nhạc sĩ lão thành Phạm Duy, một cây đại thụ trong nền tân nhạc Việt Nam ta cũng đã từng đặt lời cho bản Tango bất hủ này dưới tựa đề "Vũ nữ thân gầy". Người ta đã thống kê, "La cumparsita" có đến cả 200 phiên bản khác nhau. Số lượng những bản soạn cho đàn Guitar của nó chắc cũng không kém.Cùng với với hai tác phầm Tango nổi tiếng đã được chuyển soạn sang cho đàn Guitar xin giới thiệu với các bạn hai tác phẩm Tango khác cũng rất nổi tiếng. Điều đặc biệt vui mừng là chúng đã được các soạn giả viết riêng từ cơ bản của cây đàn Guitar. Hai tác phẩm này được viết ra cách nhau ước chừng cũng non một thế kỷ. Một cổ điển và một hiện đại."Tango" của Francisco Tarrega(6) là một bản Tango mang đậm nét truyền thống. Bản này chơi cung Xi giáng, nhịp 2/4, căng đàn hai dây Son và hai dây Re. Nếu dùng Capo chặn ngăn thứ hai thì vẫn chơi được bản Tango này với bộ dây tiêu chuẩn. Âm nhạc của F Tarrega bao giờ cũng thế, dẫu là Tango, nó vẫn đặc biệt trữ tình, quyến rũ. Thật ngạc nhiên biết chừng nào khi người ta ngó vào lịch sử bao quát của Tango, không ngờ F. Tarrega đã sáng tác nên một bản Tango tuyệt vời như thế ở thời điểm mà ngay chính Tango vẫn còn đang vào kỳ trứng nước của sự phát triển. "Tango" của F Tarrega là một bản nhạc đã nghe rồi thì không thể không học. Học "Tango" của F. Tarrega cũng như học bao bản nhạc khác của ông. Chơi mãi chơi hoài mà vẫn mới, học đi học lại, nắn nót từng nốt một mà vẫn không xong. "Tango" của F. Tarrega là thế. Còn theo Roland Dyens, chủ nhân của bản "Tango en Skaï" thì vốn dĩ "Tango en Skaï" (chữ I có hai chấm trên đầu) chỉ là một "cú bông đùa". Sau khi tàn một cuộc vui vào năm 1978, ngẫu hứng ông ôm đàn, tấu bịa tặng bạn bè khách khứa một bản "Tango". Bảy năm sau, do bạn bè vừa khuyên vừa ép, Roland Dyens đã để nhà xuất bản Lemoine ấn hành. "Tango en skai" chính thức mở cửa chào đời năm 1985 tại Paris. "Tango en Skaï" quả giống với một "trò đùa". Chơi "Tango en Skaï" cứ giống người ta đang nghịch đàn theo lối cao cấp vậy. Đúng hơn thì chơi "Tango en skai" giống như biểu diễn một bài túy quyền, tỉnh trong cơn say và say ngay trong cả một nốt nhạc tỉnh khô cơ bản nhất. Chính giai điệu của nó cũng ngất ngưởng, nửa tỉnh nửa say rồi. "Tango en Skaï" còn được chuyển soạn thành tác phẩm cho giàn nhạc hợp xướng, được thâu âm, trở thành một tác phẩm được trình diễn như một món quà tặng cho lòng ái mộ âm nhạc của công chúng khán thính giả sau những đêm diễn vậy. Roland Dyens không chỉ là tác giả của một bản „Tango en skai“ nổi tiếng, ông còn chuyển soạn hai bản Tango nổi tiếng thế giới sang cho đàn Guitar rất thành công. Một bản người viết bài này được dịp nhắc tới ở phần trên bài viết này, bản còn lại là „Adiós muchachos“. Bản này ông đề tặng Carlos Gardel, một ca sĩ, một nghệ danh Tango đã quá cố. Bên cạnh những tác phẩm ấy còn tồn tại một Tổ khúc Tango (Tango suite – ND) khá nổi tiếng của Astor Piazzolla viết riêng tặng đôi song tấu Guitar hàng đầu thế giới người Brasil, anh em Sérgio và Odair Assad. Có lẽ đó là một trong những tác phẩm trình diễn vào bậc khó nhất dành cho các đôi song tấu. Anh em nhà Assad cũng như nhiều danh cầm khác trên thế giới còn chuyển soạn nhiều tác phẩm Tango của A. Piazzolla sang cho đàn Guitar. A. Piazzolla là nhà cách mạng Tango. Tuy xung quanh những tác phẩm của ông còn gây nhiều tranh cãi nhưng tên tuổi ông đã gắn liền với kỷ phục hưng, bước trở lại với đời sống âm nhạc của Tango vào thập nhiên 80. Ông mất năm 1992, để lại cho chúng ta hơn 350 tác phẩm lớn nhỏ khác nhau, trong đó có những tác phẩm Tango rất nổi tiếng như „Adíos nonino“, „Vuelvo al sur“. A Piazzola còn để lại một bộ tổ khúc khác cũng nổi tiếng, viết cho sáo và đàn Guitar với những tác phẩm rất hay được trình tấu bằng Guitar như „Quán cà phê 1930“ hay „Câu lạc bộ đêm 1960“(ND) w.w…Còn biết bao tác phẩm khác mà khi viết về Tango, người ta không thể không nhắc đến như „La yumba“, „Mi noche triste“ hay „La bordona“ hay „Nostalgias“ w.w… Và còn vô vàn tên tuổi những soạn giả, những nhà văn thơ, nhà báo hay những nhạc sĩ, nghệ sĩ, những người đã góp công xây dựng và phục hưng thế giới Tango mà chúng ta cũng không thể không viết về họ như Carlos Gardel, Carlos José Pérez, Pascual Contursi, hay nghệ sĩ dương cầm Manuel O. Campoamor soạn giả tác phẩm „El sargento cabral“, hay như Rosendo Mendizábal cha đẻ của „El entrerriano“ những tác phẩm nền móng mở ra hướng phát triển cho Tango của chúng ta ngày nay.Đành thất lỗi với công lao đóng góp của bao danh nhân nghệ sĩ nhưng trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, chúng tôi không thể tiếp tục đi sâu nghiên cứu hay phân tích tỉ mỉ thêm về đặc thù và lịch sử của riêng Tango, cũng như chúng tôi không thể tiếp tục giới thiệu cùng bạn đọc một danh sách dài đến bất tận những tác phẩm nổi tiếng của loại hình âm nhạc đặc sắc này. Chúng tôi chỉ lướt qua, xơ bộ đôi dòng về Tango nói chung và nhấn mạnh vào chủ đề Tango trên cây đàn Guitar như vậy. Nhằm giới thiệu đến bạn đọc, những bạn đang học tập hay yêu mến gắn bó cùng cây đàn Guitar, những bản Tango bất hủ đã được viết trực tiếp hay đã được chuyển soạn cho cây đàn Guitar. Đại diện trên ấy là sự tuyển trọn đã được công chúng chắt lọc qua thời gian có pha đôi dòng đánh giá chủ quan của tác giả bài viết. Chính bản thân tác giả, hai mươi năm, nhớ rồi quên rồi lại nhớ. Những bản Tango cũng chuyển từ Guitar sang những mảnh đĩa nhựa, đĩa từ rồi lại chạy về uốn éo vặn vẹo lướt trên sáu sợi dây đàn. Tango vẫn luôn mới lạ bất ngờ.Thế giới Tango muôn mầu muôn vẻ và vô cùng phong phú. Ban đầu tiếp xúc với Tango qua những tác phẩm trữ tình trên, chúng ta sẽ thêm yêu mến và gắn bó với Tango, với cây đàn Guitar. Biết đâu mai nay trên bước đường đời, tài năng và tình yêu sẽ giúp các bạn cùng với cây đàn trinh phục trọn vẹn trái tim của khán thính giả trên sàn diễn Tango, trinh phục cả những vùng đất mới lạ đang mở ra trong thế giới âm nhạc đến mê hồn kỳ ảo kia. VannhuPNT____________________________Ghi chú:ND: người dịch (tác giả bài viết)1-, Tango - Michel Plisson, giáo sư về Khoa học Xã hội, nhà nghiên cứu âm nhạc, chuyên gia nổi tiếng thế giới về Tango tại đại học Sorbonne, Paris. Michel Plisson tính theo năm sinh tác phẩm của Manuel O. Campoamor (tác giả)2-, Nhiều sách vở và tài liệu đề Bandoneon (hay Bandonion) là một phát minh của Heinrich Band (người Đức). Bandoneon quả đã được gọi theo tên của Heinrich Band và Heinrich Band cũng thật sự đã đóng góp công khai sinh ra nó. Nhưng theo nhiều tài liệu người ta còn tra cứu được rõ ràng thì Bandoneon vốn rõ ràng là phát minh của nhạc sĩ, thợ cơ khí, nhà làm dụng cụ âm nhạc Carl Friedrich Uhlig (người Chemnitz, Đức) vào quãng những năm 1935. Chỉ xin vắn tắt lại như sau: Carl F. Uhlig vốn có một xưởng làm nhạc cụ, trong thời điểm ấy vì tình hình kinh tế, Carl F. Uhlig đã thống nhất để phát minh của mình mang tên H. Band và để H. Band sản xuất những chiếc đầu tiên tại Krefeld (Đức) vào khoảng năm 1945. Bandoneon hình thù giống đàn Akkordeon nhưng nhỏ gọn, hai bên có giàn nút bấm, mỗi nút tạo được 2 âm hưởng chính tùy theo độ co giãn mà người chơi đàn căng kéo. Khi biểu diễn nó thường đường giữ trên đùi hay đầu gối chứ không treo quanh cổ giữ trước ngực như Akkordeon. 3-, Có tư liệu viết rằng „El Choclo“ được A. Villoldo viết vào năm 1905. Người viết bài này dẫn theo tư liệu của Egon Ludwig (xem thêm ở dưới).4-, „El choclo“ cũng đã được dịch và trình diễn, thâu âm với tiếng Việt. Người viết bài này không nhớ rõ hãng đĩa, ca sĩ cũng như soạn giả phần tiếng Việt của tác phẩm này. Thành thật cáo lỗi!5-, Nhiều tư liệu viết "La cumparsita" được sáng táng vào năm 1917, nhưng Egon Ludwig đã dẫn chứng nhiều tư liệu sát thực trong các tài liệu và các tác phẩm của ông, một điều chứng tỏ ông đã nghiên cưu nó một cách cẩn trọng và kỹ càng, đặc biệt là tiến trình kéo dài nhiều năm trời của phiên toà mà M. Rodríguez đi đòi lại bản quyền tác phẩm của mình. Người viết bài này dẫn theo các tư liệu kể trên.Egon Ludwig người Đức, giáo sư đại học, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc. Nhiều năm ông làm chủ nhiệm bộ môn sưu tầm lưu trữ và nghiên cứu lịch sử âm nhạc dân tộc phổ biến Mỹ Latinh tại phân khoa châu Mỹ Latinh, trường đại học Tổng hợp Rostock6-, Francisco Tarrega (1852-1909)Nhạc sĩ, nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới người Tây Ba Nha, nhà cách tân hay cha đẻ của nhiều kỹ thuật trình tấu Guitar cổ điển ngày nay.
     
  2. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    Bác Vannhu đã từng nghe qua bài hát Solenzara chưa ạ? Bài này cũng theo nhịp tango, em nghĩ cũng là một bài hát nổi tiếng, do một lão Enrico Macias cũng cực nổi tiếng hát, nghe ngậm ngùi da diết mãnh liệt lắm lắm, đúng lúc nhớ người yêu có thể nổi da gà như chơi [​IMG] [​IMG] [​IMG]. Nhạc tango, có thể nói em thích nhất hai bài là Vũ nữ thân gầy ( mới đầu em tưởng do Trịnh Công Sơn đặt lời [​IMG] ) và bài này. Bác có tình cờ ngó thấy bài Solenzara soạn cho guitar ở đâu không ạ? Nếu có bác chỉ cho em được không ạ? [​IMG]
     
  3. Befocused

    Befocused Mới tập romance

  4. Vannhu

    Vannhu Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Paloma thân,mình không biết Enrico Macias là ai. Nhưng mà mình nghĩ chắc Paloma nói về Enrique Maciel đó. Chắc ai đó „phiên âm“ tên của Enrique Maciel ra thôi. Còn chữ „S“ đằng sau thì là chữ „S“ ngữ pháp, chắc người phiên âm nọ tưởng là của cái tên. Ví như mình viết Music La Palomas thì nghĩa là Âm nhạc của Paloma chứ đâu phải Âm nhạc của Palomas. Tango có một Enrico Macias nổi tiếng??? Mình không biết Paloma ạ!Còn thì ở bài viết trên mình có nhắc qua tên của E. Maciel rồi. Mình chưa từng được nghe ông hát bao giờ. Mình chưa từng được nghe một đĩa Solo nào của ông và mình cũng không hề biết rằng có những đĩa hát như thế. E. Maciel vốn là nhạc sĩ chứ không phải ca sĩ. Ông chỉ soạn nhạc, viết nhạc rồi chơi cho các ca sĩ hát hay thâu âm thôi. Có thật là E. Maciel hát không vậy Paloma??? E. Maciel nổi tiếng về những tác phẩm của ông. Ông chơi Piano, Bandoneon w.w… nhưng Acoustic Guitar là chính. Ông viết nhiều bản Tango hay, có cả những bản Walz hay nữa w.w… Mình không có bản nốt nhạc nào của ông cả. thânVN
     
  5. Vannhu

    Vannhu Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Xin lỗi,ấy chết, ở bài trên cùng, mình viết nhầm tên của Enrique Maciel thành Enrique Marciel. Xin lỗi nhé! Chính xác là Maciel chứ không phải Marciel. Mình vừa sửa lại rồi.May mà chuyện với Paloma, xem lại mới thấy đó. thânVN
     
  6. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    Em xin lỗi không biết nên xưng hô thế nào cho phải với bác Vannhu, vì em có cảm giác bác hơn em khá nhiều tuổi. Có gì không phải bác bỏ quá cho em nhé. Enrico Macias mà em nói đến không phải là nhạc sĩ, đó là một ca sĩ người Pháp của những năm 60. Solenzara chỉ là tên một bài hát theo điệu tango mà Enrico đã từng hát, em rất tiếc máy em không nối mạng để gửi cho bác Vannhu nghe thử bài này. Em đã từng tìm bài hát này rất lâu trên mạng để gửi cho một người bạn nhưng không tìm được. Hình như bây giờ chẳng ai nghe nó nữa. Sự cũ kĩ có lẽ chỉ còn hấp dẫn những người già cả như em [​IMG]. Ngoài bài này ra, Enrico còn hát bài Tình cho không, cũng là tango ( tên tiếng Pháp của nó hình là L'amour est pour rien , chẳng biết có chính xác không nữa ). Theo em, hoàn toàn không phải là Enrique Maciel mà bác đã nói đến. [​IMG]. Rất cảm ơn bác vì đã trả lời em.Đây là tiểu sử của Enrico Macias. Mỗi tội bằng tiếng pháp. ^<img src=^" border="0" alt="77.gif" /> http://www.ramdam.com/art/m/enricomacias_bio.htm
     
  7. Vannhu

    Vannhu Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Ồ Paloma, nếu thế thì mình không biêt gì về ca sĩ này và bài hát của ông ta mình cũng chưa được nghe bao giờ.Còn tuổi thì... Thôi, ai lại đi khai tuổi ra thế này, "ngại lắm" hihi [​IMG]) Ngôi vị thứ bậc thật ra cũng chằng có ý nghĩa gì nếu người ta không thực lòng tôn trọng nhau. Mình cứ gọi nhau bằng bạn cũng tốt lắm. Cứ lịch sự văn hóa với nhau như âm nhạc cổ điển ấy là nhất, là hơn tất cả đó Paloma nhỉ hihi [​IMG])Rất cảm ơn tấm lòng muốn chia sẻ của bạn!Mong cho bạn luôn gặp mọi điều tốt đep.thânVN
     
  8. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    Cung kính chẳng bằng tuân lệnh [​IMG] , không gọi bác nữa, không gọi bác nữa :"> !!!!Đương nhiên Paloma rất mực tôn trọng Vannhu, về cả kiến thức âm nhạc và mức độ lịch thiệp với phụ nữ. Rất cảm ơn Vannhu đã chia sẻ với VG tình yêu âm nhạc.Mong bạn luôn gặp mọi điều tốt đẹp, vì bạn xứng đáng với điều đó.
     
  9. Befocused

    Befocused Mới tập romance

    2 VG members Vannhu va La Paloma kính phục nhau như vậy chac chẳng bao lâu nữa se ket thanh ban tốt nhỉ?Mình cũng rất thích bài viết của Vannhu và đã tìm kiếm bản nhạc El Choclo bằng tiếng Việt và mới tìm ra sau khi hỏi mấy ông bạn ghiền ngồi quán càfê và mấy ông chủ quán cafê!!!. Đây là bài 'Tình yêu như mũi tên' - do Tuấn Ngọc hát trong Album 2 của Album 'Xin hãy yêu em'. File mình nén thành mp3. nhưng nặng quá (5.8 Meg) kh upload lên được. Bài này có lời Việt do Anh Bằng viết là:'Cuộc đời chỉ để mà buồn sao em mưa đêm gió oán thanCòn gì đâu em khi thu lại về với lá rơi bi tànCòn gì đâu em lời thề trăm năm chỉ là dĩ vãng thôiNay tình đã vắng như vỡ kịch đời giũa bóng đêm muộn màng.Còn gì đâu em vì tình ra đi bay theo những bóng chimCho ta nhức nhối đau hơn một lần khi tan rã trái timHạnh phúc đã héo khô giữa đôi tay như nụ hoa thời gianCó nghe đêm này tưởng đã khóc hơn mưa ngànThôi thì đành quên nhau như lá chôn đi mùa đôngNhư nắng phai đi hình bóngCho chết đi khung trời mơ mộngThôi thì đành quên nhau cho tắt đi cung đàn đớn đauSân khấu yêu đương ngàn đời mang theo bao câu gian dối.Chiều tím vây chân trờiNgười đã đi xa ngườiNgày tháng yêu nhau chỉ còn lại trong ta bao nhiêu xót xaThôi ta cố quên đi, buồn nào rồi cũng phai mờĐường phố đêm sa mùThành phố quên lên đènMột thoáng đam mê trả lại về em mang đi như mũi tênÔi tình yêu mũi tên, ngập sâu vào đáy tim.Cuộc đời chỉ để mà buồn sao em mưa đêm gió oán thanCòn gì đâu em khi thu lại về với lá rơi bi tànCòn gì đâu em lời thề trăm năm chỉ là dĩ vãng thôiNay tình đã vắng như vỡ kịch đời giũa bóng đêm muộn màng.Còn gì đâu em vì tình ra đi bay theo những bóng chimCho ta nhức nhối đau hơn một lần khi tan rã trái timHạnh phúc đã héo khô giữa đôi tay như nụ hoa thời gianCó nghe đêm này tưởng đã khóc hơn mưa ngànNhư hồn ta mang vết thương đờiKiếp này thôi tró lỡ duyên rồiNgày tháng yêu nhau chỉ còn lại trong ta bao nhiêu xót xaThôi ta cố quên đi, buồn nào rồi cũng phai mờTa nhìn ta cây lá sang mùaQuãng đời ta tăm tối ưu phiềnMột thoáng đam mê trả lại về em mang đi như mũi tênÔi tình yêu mũi tên, ngập sâu vào đáy tim'.
     
  10. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    Thì đã là bạn tốt rồi mà bác, lẽ nào còn phải đợi bao lâu nữa. Trên VG toàn là bạn tốt cá»±c. Bài hát bác post lên nghe sao sầu thảm quá vậy. Lời đẹp, nhưng u ám quá. Em cÅ©ng có nhiều ná»—i buồn trong cuá»™c sống, đến mức nhiều khi cảm giác như thời gian mình buồn bã nhiều hÆ¡n so vá»›i mọi người. . Cuá»™c sống này lắm lúc cÅ©ng đáng buồn phết, nhưng ta có thể chấp nhận nó dá»… dàng hÆ¡n, nếu như ná»—i buồn không Ä‘i đôi vá»›i những cảm giác tiêu cá»±c [​IMG]
     
  11. maica

    maica Cựu thành viên BQT

    Tớ post file mid lên Paloma nhé! Mọi người nghe xem có bản nhạc cho guitar thì post lên. Bài này giai điệu hay thật.
     
  12. Vannhu

    Vannhu Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Hi các bạn,nếu ở đây chưa có ai mến Paloma thì tớ là kẻ đầu tiên. Và nếu ở đây có ai đó mến Paloma thì một điều chắc chắn rằng tớ không phải là kẻ duy nhất. Phải vậy không??? Xem kìa, tớ đứng thứ những một ngàn mấy trăm lận đó. Mới quá... và cũng muộn quá Befocused ạ hihihi [​IMG])))thânVN
     
  13. Befocused

    Befocused Mới tập romance

    La Paloma à, buồn và đẹp, đẹp và buồn, 2 phạm trù này đi đôi có khi cũng là một cách thể hiện đó chứ! Cũng rất khó tách được cảm giác buồn ra khỏi những cảm giác (hoặc có thể là hành động) tiêu cực. Do vậy tốt nhất là kh nên buồn bã nhiều... (như La Paloma nói). Thực sự chỉ muốn post lời bài hát lên để lấy thêm một góc thể hiện của bài nhạc nổi tiếng El Choclo, chứ mình cũng thấy lời bài này bằng tiếng Việt buồn quá, không nên nghe nhiều... Van nhu oi, bac ly luan hay thiet do! Nhưng minh quan niem 'better late than never', bac quan niem sao? Nhu bac La Paloma noi, tren Vg nhieu ban cuc tot ma... [​IMG], late and new are still OK.
     
  14. Vannhu

    Vannhu Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Bác Befocused thân,đức Phật dậy kẻ thù lớn nhất là chính mình, cho nên lời Paloma là đáng tin lắm đó bác Hahaha [​IMG])))Còn quan niệm của mình thì mỗi thứ một khác, lộn xôn tùm lum lắm. Bác phải rủ mình đi bia hay thuốc lào trè xanh gì gì đó thì chúng ta mới lôi ra bàn được, nếu không bác sẽ rát tai và mình khô họng mất hihi.thânVN
     
  15. Ghitahacker

    Ghitahacker "Khai Cuốc Kông Thần"

    Nghe hay lắm chứ. Thực ra nghe nhiều cũng đâu có làm cho mình buồn theo lời bài hát. Bài "Tình yêu như mũi tên" ở nhà em mở nghe suốt ngày, lên cq cũng nghe, thế mà chả thấy buồn bực gì cả! [​IMG]
     
  16. Befocused

    Befocused Mới tập romance

    bac Van nhu noi vay thi minh biet vay thoi...Ok, bac o dau cho minh biet de ru bac di?to G-hacker: good for you!
     
  17. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    Cảm ơn Maica nhều nhều [​IMG] hay nhờ Hương nhờ !!!Hihi bác Befocused ơi, bác lại thậm suy mất rồi. [​IMG] Cái gì mà lết lết với lại niu niu. Lết là lết thế nào? [​IMG] Bác guitarhacker có thể nghe được nhạc swan mà vẫn tỉnh queo, em phục bác. Thần kinh bác vững lắm. Em thì chịu. " Không nên buồn bã nhiều ", hi hi, nếu mà thế được thì cuộc sống đã là cái gì đó đẹp đẽ và vô nghĩa rồi bác ơi. Em có phản đối cái sự buồn đâu ( mà phản đối sao được:) ) Em chỉ muốn nói là em sợ cảm giác buồn bã đi đôi với sự yếu đuối thái quá ( gọi tắt là chảy [​IMG] ) Nói chung làm được như thế thì cần quá nhiều cảm xúc. Mà em thì không thể để cảm xúc quay cuồng trong đầu hết ngày này qua ngày khác [​IMG] . Cảm ơn bác đã quan tâm trả lời em. Em cũng muốn tìm nghe thử một album của Tuấn Ngọc, bác Vô hình cũng thần tượng ông này lắm, xui em nghe thử mấy lần mà em chưa tìm được đĩa.
     
  18. Ghitahacker

    Ghitahacker "Khai Cuốc Kông Thần"

    Tuấn Ngọc hiện đang ở Sài Gòn, sắp có liveshow riêng. Không hiểu bác ấy có ra Hà nội không.To La Paloma: Thực ra thì nghe nhạc cũng có lúc nọ lúc kia bác ạ. Lúc mà đang buồn thì nghe nhạc thấy tê tái lắm. Trái tim em là thịt chứ có phải sắt đá đâu bác! Có những lúc, nghe "Bài không tên số 4" của Vũ Thành An, ôi sao buồn thế: "Thân em giờ hoang phế, lê theo thời gian giông gió..."Thế nhưng khi đang vui thì... chẳng biết thế nào. Chẳng hạn em uống Tiger không may trúng con BMW. Lúc ấy thì dù có nghe phường bát âm hòa tấu em cũng không thấy buồn thật, chỉ mơ màng nghĩ tới thủ tục lấy xe. [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
     
  19. Befocused

    Befocused Mới tập romance

    Bác Lapaloma nói chuyện hay quá. Nhưng câu trên của bác mình kh hiểu gì cả, bác giải thích đi.Còn vụ buồn nhiều, buồn ít hay không buồn... thì đọc kỹ lại các mail mình thấy mình hiểu đúng ý bác đó chứ, nên mình kh bàn nữa đâu. cheers. Album của Tuấn Ngọc thì nhiều lắm, nếu bác kh tìm thấy mình tặng bác mấy cái nghe chơi... và bác burn cho mình cái VCD Phạm Lợi bác hứa cho anh em đó nhé...
     
  20. La Paloma

    La Paloma Cựu thành viên BQT

    Vầng, thế bác befocused có ở HN không ạ ? Nếu có, bác cho em địa chỉ để xem có tiện đường em đi làm không, em cầm đĩa qua luôn cho bác ( mà nhà bác có nuôi dog không ạ ? Cẩn tắc vô áy náy [​IMG] )
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này