1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Dùng kỹ thuật "Ép dây" lúc nào trong bản nhạc ?

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi Grant Jota, 21 Tháng mười một 2012.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Grant Jota

    Grant Jota Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Nói về kỹ thuật ép dây thì các Theads khác đã nói nhiều. Ở đây mình không giải quyết "thế nào" mà xin thảo luận "khi nào".
    Ai cũng biết tác dụng của ép dây : chắc tiếng, rõ và sâu... . Phần lớn ở các bản nhạc có tiết tấu rộn ràng, nhanh nhịp 2/4 , 4/4 như các bài hành khúc (Los sitos de Zaragosa, Turkish March...) phải sử dụng kỷ thuật ép dây cho toàn bộ bè chính để tạo nên hồn của bản nhạc.

    Còn các bản nhạc có tiết tấu êm dịu (nhất là điệu Valse , như bài Romance, Feste Larian, Serenade....) thì sao ? Các bạn hãy thí nghiệm như sau : ép dây cho toàn bộ các nốt thuộc bè chính, còn bè phụ thì móc bình thường. Chắc chắn tạo hiệu ứng mới lạ, một sự cảm nhận sâu lắng khác hơn bình thường, dễ diễn cảm hơn cho các yêu cầu lớn, nhỏ, mạnh, yếu của bạn nhạc. Nghe rõ ràng ít nhất có 2 cây đàn chơi cùng một lúc.

    Xin mời các bác góp thêm ý kiến.
     
  2. azumy1269

    azumy1269 New Member

    Kỹ thuật ép dây rất hay được sử dụng. Ép dây để làm nổi bậc giai điệu chính của tác phẩm, nhất là những tác phẩm được biên soạn lại dựa trên một bài hát (scarborough fair chẳng hạn). Phần bè là để tạo một chút âm thanh khác lạ cho tác phẩm sống động hơn !
     
    1 person likes this.
  3. shfunny

    shfunny New Member

  4. Angelmorph

    Angelmorph Guitarist nửa mùa

    Ồ, bạn Grant Jota kỹ thuật cao nhỉ :43: , vừa ép dây được bè chính (bè cao) vừa gẩy được bè phụ (bè trầm) bình thường.
     
  5. admin

    admin Administrator Staff Member

    Theo ngu ý của mình thay vì viết và nói thế này. Cứ làm 1 đoạn video (ngắn cũng được) rồi gửi lên đây thảo luận có phải hay hơn không.
     
  6. Grant Jota

    Grant Jota Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...


    Không biết tay guitar nào chơi bài Capricho Ábrabe này.
    Bạn để ý thấy kỹ thuật ép dây không? Tốt.
    Nếu nghe cũng bản này nhưng AndrésSegovia chơi thì tình cảm hơn, kỹ thuật ép dây đạt trình độ thượng thừa.

    Nhưng nếu có điều kiện tải Clip vidéo, bảo đảm mình thuộc hạng ở giữa 2 người trên (không ngoa đâu) - đương nhiên chịu bó tay với ông Andrés bái 2 tay tâm phục khẩu phục.
     
  7. s561129

    s561129 Mới tập romance

    để ý mấy bài post của bạn Grant Jota này nổ khiếp quá;;)
    trước giờ người nổ mình gặp cũng nhiều nên tính đa nghi nó ăn vào máu rồi, mong bạn thông cảm
    bạn cứ kiếm cái máy quay hoặc máy ghi âm, thu lại rồi post lên đây thì dễ tin hơn, việc gì cứ phải ngoa với ko ngoa;))
    //tiện thể góp ý với bạn là "Gran Jota" nhé, ko phải "Grant Jota" đâu.
     
  8. Grant Jota

    Grant Jota Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Thứ nhất, Ok đồng ý với từ "Gran" tiếng Tây ban nha nghĩa là "tuyệt vời", có một số ấn phẩm khác lại ghi "Grand" có nghĩa là "lớn". Còn ở đây đã lỡ sai viết thành "Grant" thì cứ coi như danh từ riêng mượn âm của tên bản nhạc... Vậy thôi cho qua đi nhé.
    Thứ hai, vì theo ý kiến của bạn Angelmorph, mình không biết bạn ấy khen hay mỉa mai (tiếng Việt phong phú ấy mà) nên mình muốn nói rằng ...
    mà thôi chẳng dài dòng. Trên forum ném đá là bình thường, quan trọng là không sử dụng lời lẽ thô tục là được phải không?
    Tại thread này mình chỉ muốn xem có ý kiến nào khác về kỹ thuật "ép dây". Rõ ràng, nghe kỹ bài của Andres Segovia chơi ép dây quá hay phải không?
     
  9. Mọi người bình tĩnh một tí cho em nhờ nào :) Đây là chỗ để bàn luận mà, chả nhẽ cứ hễ ai lên đây đóng góp ý kiến gì là phải quay video để chứng nhận mình là cao thủ à :D Cái chính là ý kiến đấy hợp lý hay không chứ? Nói chung là mình trân trọng ý kiến và thái độ hoà nhã của bác Grant Jota với những lời nói có phần chỉ trích :) Tuy thế ngay từ đầu nếu bác có phần khiêm tốn hơn một tí có phải dễ kết bạn không nào :) nếu bác thật sự giỏi thì dần dần tài năng của bác cũng sẽ được mọi người thừa nhận thôi, thế nên không cần nói trước ;)

    Với cá nhân mình trò ép dây này thường tiếng ra mạnh hơn và "nẩy" hơn. Có một điểm rất khó là tốc độ khó nhanh bằng móc dây nhất là khi kết hợp đánh với bè trầm. Ngay cả flamenco chạy nhanh ầm ầm thế nhưng thường cũng chỉ là ép trên 1 bè thôi. Ý kiến của bác Angelmorph ở trên có lẽ là thế đấy nhỉ ;)

    Có lẽ nói khi nào ép khi nào móc cũng rất khó, ngay cả các nghệ sĩ chuyên nghiệp nhiều khi xử lý cũng rất khác nhau đấy, thậm chí có người không ép dây bao giờ. Với cá nhân mình, thường thường mình coi ép dây như một thứ hiệu ứng để tăng độ ấn tượng mà thôi, không cần thiết (và nhiều khi có muốn cũng không làm được) áp dụng cho cả bài nhạc từ đầu đến cuối. Nếu ép hết bè chính thì chắc trong các bài mình tập xưa nay có mỗi Romance và vài bài thật sự dễ là làm được. Thông thường những chỗ nào nhấn nhá chậm rãi hoặc cần nổi thật rõ bè chính trên các bè khác (thí dụ như mấy nốt giai điệu của Moonlight Sonata trên nền liên 3) thì mình ép dây nếu thấy tiện lợi. Những chỗ khác thì móc dây, miễn là đảm bảo được tiếng đàn. Kể ra ngoại trừ heroin thì cái gì nhiều quá cũng chán thôi =)) Nên dùng vừa phải để tận dụng lợi thế về âm thanh và độ biểu cảm của tất cả các kỹ thuật.
     
    1 person likes this.
  10. Grant Jota

    Grant Jota Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bạn SuperVinh90 . Mình sẽ rút kinh nghiệm.
    Vâng, ép dây không hẳn bài nào cũng phải (và có thể) sử dụng từ đầu đến cuối.
    Mình nói thêm về chỗ ép dây tạo nên tiếng mạnh hơn và nẩy hơn : phải nói các bài của Andres Segovia chơi đối với mình là chuẩn mực để mình cố gắng vươn tới (tới được hay không là chuyện khác, chắc cả đời không gần tới được...). Bạn để ý các tài liệu nói về ép dây người ta còn có từ diễn tả nữa là tạo nên "tròn tiếng" và "mượt hơn" -> Thế nên mới có nhiều cách ép dây như : nhấn thẳng ngón và vuông góc so với mặt đàn nghĩa thẳng từ ngoài vào trong (như đoạn video trên); có sách lại hướng dẫn vuốt xuôi từ trên xuống dọc theo cần đàn (cũng khá dễ tập); và có sách thì ngược lại bảo vuốt từ dưới lên theo dọc cần đàn (khó tập hơn) , có lần mình nghe đồn Davis Moreno chuyên gia ép dây kiểu này nhưng mình chưa thấy; thậm chí có người bạn mình chơi ép dây từ trong ra ngoài. Tóm lại, ép dây là phần thịt ngón tay chạm vào dây rồi vuốt ra đầu móng tay ; theo chiều (thẳng đứng,xuôi, ngược) nào thì tùy cảm nhận của mỗi người về bản nhạc mình đang chơi, có thể hôm nay thì kiểu này ngày mai kiểu khác không ai cản. Riêng mình, khi gặp các đoạn chạy nốt thì ép theo chiều thẳng đứng (mới kịp nhanh); còn lại thì tùy hứng.
     
  11. intel5vn

    intel5vn New Member

    lúc đầu mình bắt đầu học đàn thì cô chỉ yêu cầu móc bt thôi.
    nhưng sau 1 tg thì việc ép dây toàn bộ bè chính là điều bắt buộc luôn đó, ép dây bè chính, còn bè phụ thì móc bt, cụ thể như bài romance là điển hình nhất. nếu phải ép 2 dây trầm và trble thì yêu cầu dây trầm gẩy nhẹ, dây treble mạnh hơn...
     
  12. vulonghai

    vulonghai Moderator

    quan điểm của mình thì lại khác,đơn giản là: anh đánh sao cũng được, miễn người nghe họ cảm thấy hay và đồng cảm với mình, không nhất thiết cứ phải ép ép và móc móc. Thậm chí, khỏi cần ép cũng được, chả sao,bản thân tôi rất ít khi ép mà thay vào đó là tôi móc với một lực mạnh hơn và thẳng tay hơn, hiệu quả chắc chắn sẽ không tròn tiếng bằng ép, nhưng độ to thì chắc cũng phải một tám một 10.
    Ép dây có lợi điểm là tiếng tròn và ấm, nhưng nó cũng có mặt hạn chế là không thể đánh các nốt bè (trừ bass), hiển nhiên củng một phần nằm ở chuyển động ép và móc là hoàn toàn ngược nhau, ép thì dùng lực đẩy dây vào mặt đàn còn móc thì kéo dây ra khỏi mặt đàn, nên bác nào mà phán vừa ép vừa móc được tôi phục sát đất. Do đó, sẽ có một khoảng dừng giai điệu ở đây, nếu xử lý không khéo sẽ làm cho bè chính trở nên lạc lõng, nên thường người ta cho đánh cặp với bass để khắc chế vấn đề này.
    Đánh sao cho hay là vấn đề khó-ok ,nhưng đánh sao để chinh phục người nghe lại là vấn đề khác,nói sao nhỉ, là một vấn đề siêu khó- và nó bao gồm nhiều yếu tố khách quan chứ không chỉ phụ thuộc vào cá nhân mình, nó không chỉ nằm ở yếu tố kỹ thuật thế nào mà nằm ở anh muốn thể hiện cái gì cho người nghe và thể hiện như thế nào. Đấy là kinh nghiệm, là sự từng trải, chứ không phải cứ theo bài vở là giai điệu chính là ép, còn bè phụ là móc, như thế không hay, hãy thể hiện theo ý mình.
    Rất nhiều bạn chơi cổ điển mình gặp chỉ chú trọng đến cái mình có sẵn, mà không hề chú ý đến khán giả họ nghe thế nào, đánh thế nào họ hiểu, cảm thụ, đâm ra cứ gặp bài nào là làm một lèo hết bài. Quay lại , nhìn mặt khán giả ngu ngu luôn.
     
    2 people like this.
  13. Grant Jota

    Grant Jota Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Chắc chắn không thể vừa ép dây vừa móc đối với hợp âm (vì sẽ làm tắt tiếng của âm gần kề bên bè chính) ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt. Đối với bài Capricho Arabe ở trên là hoàn toàn có thể. Hơn nữa, không lẽ bạn Intel5VN nói cô Kim Chung chỉ dẫn sai !
    Có một đoạn trong phim HongKong nói về vua Càn Long, sau khi nghe xong bản nhạc hòa tấu của người phương tây, ông ta vỗ tay rất nhiệt tình và khen "các ông chơi hay quá... nhưng có người này (chỉ vào người chơi Contrebasse) còn lười lao động không nhiệt tình thường hay ngồi nghỉ trong khi các ông kia làm việc liên tục" ?!?.
    Mình không bao giờ chơi các bản nhạc của Bach, Sor, Paganini ... trước mặt những người không chơi guitar classic cả. Một phần, bản thân mình còn không cảm nhận nổi hết (chỉ mong trả bài cho xong - chủ yếu là luyện ngón) huống hồ chi các em nhỏ bây giờ chỉ thích nghe nhạc pop- rap thì làm sao cảm nhận được
     
  14. intel5vn

    intel5vn New Member

    mình nói ở trên là ép bè chính mà =,= bè phụ thì móc bt thôi đơn giản như romance thì ép dây 6 còn 5,4 và 3 dây bass đánh bt mà
     
  15. Grant Jota

    Grant Jota Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    í... nhầm lẫn rồi bạn, dây 1,2,3,4,5,6 từ dưới đếm lên.
    Ở đây có một số bạn nhầm lẫn ép+móc đồng thời tại 1 thời điểm. Như ý kiến bạn SuperVinh90 là :"ép dây khi nào thấy thuận lợi" , theo mình là chính xác. Trường hợp không thể ép thì làm như bạn vulonghai : móc bè chính mạnh hơn.
    Cụ thể : bài Feste Larian, có 3 đoạn ; mình chơi như sau :
    Đoạn1 : do bè phụ là hợp âm đi theo đúng phách của bè chính nên không thể vừa ép vừa móc được -> móc toàn bộ. Nhưng các bạn có để ý một số hợp âm thay vì móc cùng lúc chùm nốt hợp âm (trong bài Capricho Arabe)ông Andres Segovia lại rãi nhanh hợp âm nó cũng tạo nên hiệu ứng nghe rõ bè chính hơn -> Vậy thì ta rãi nhanh các hợp âm. Sau đoạn đầu, lặp lại y như vậy nhưng bè phụ đi xen kẽ với bè chính (điệu valse chuyển thành Boston nhanh); đến đây có thể làm được ép bè chính (nhớ chặn dây để làm im tiếng bè phụ và pass tại các dấu lặng - lúc đầu tập sẽ cảm thấy gượng tay lắm).
    Đoạn 2 : Ép toàn bộ bè chính
    Đoạn 3 : trémolo, không có gì để nói.
     
  16. Angelmorph

    Angelmorph Guitarist nửa mùa

    Chậc, bạn Jota đã lôi Feste Lariante ra làm ví dụ thì cho mình hỏi nhá, chưa bàn về kỹ thuật, bài này tiếng đàn "to" và "rõ" có chắc là "hay" không?, vì mục đích sau cùng của việc ép dây là làm to, rõ, nổi bật tiếng đàn / tạo hiệu quả staccato trong 1 số trường hợp (1 số đoạn chạy móc tam Chaconne dùng ép dây sẽ rất hiệu quả), chứ nó không phải là kỹ thuật áp dụng cho mọi tác phẩm :)

    Giờ sang một vài ví dụ khác, về mặt kỹ thuật, Etude số 1 của Villa Lobos chẳng hạn, có ép dây nổi không? El Colibri? Hay Prelude from lute suite 4 (BWV 1006) - Bach, bạn lên YouTube xem ngón gảy của John Williams có ép dây không? Tiếng đàn ra làm sao???

    Ngoài ra nếu thích bạn có thể tham khảo thêm clip Las Abejas (Etude con ong) - Barrios, do Cesar Amaero trình tấu...Để xem hiệu quả tiếng đàn khi móc dây là như thế nào.

    Ép dây, đối với "classical guitar" hoàn toàn không phải là một kỹ thuật chính thống, nhưng để nhấn nhá, tạo sắc thái, hiệu quả đặc biệt cho 1 bản nhạc vẫn tốt, chỉ là nếu cứ nhăm nhe bè chính, nốt đơn là ép thì là lạm dụng :)
     
    1 person likes this.
  17. paco_de_lucia

    paco_de_lucia Đủ trình cưa gái

    lâu lắm rồi mới vào diễn đàn ko thể ngờ là các bác vẫn còn sôi nổi thế

    mình xin đưa ra ý kiến chủ quan về cái khoản ép khi nào này (hay có thể tạm coi là chỗ nào ép và chỗ nào ko ép)

    có 3 tiêu chí
    1 là ko bao giờ ép
    2 là ép cũng được mà ko ép cũng được
    3 buộc phải ép

    1. phần này mình thường thấy trong những đoạn rải nhiều dây, rải để kết đoạn hay rải để chuyển gam
    2. là những chỗ rải nhưng lại cần nổi bật, những hợp âm 2 nốt (bao gồm p) mà cần bật ra. phần này thì người ta thường chơi sáng lên, vậy nên ép hay móc đều thể hiện 1 mục đích
    3. những nốt đơn, câu chạy thì ít thấy ai ko ép

    ngoài ra mình dám khẳng định 1 điều là chỗ nào ép thì ra ép, móc thì ra móc, ko có chuyện vừa ép vừa móc vì mình ko nghĩ là nó sẽ đạt hiệu quả
    mình biết khá ít tác phẩm nên ko đưa ra được nhiều dẫn chứng, tuy nhiên mình vừa thu 1 bài mà móc, ép xen kẽ nhau nhiều lần và khá hợp lý
    mời các bác tham khảo

     
    2 people like this.
  18. KakaNg

    KakaNg Xót Xa

    Anh Trung chơi hay quá :x
     
  19. vulonghai

    vulonghai Moderator

    Hơn nữa, mình chỉ xin chú ý một chút là cái clip dẫn chứng về ép dây ở trên clip cua segovia là chưa chuẩn nhé, vì nếu ép như thế thì chắc chắc sẽ phải dùng lực nhiều hơn cho một cú ép, và tay đanh đàn cũng không đẹp..
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này