1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

NHẠC CẢM

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi vuvan, 20 Tháng ba 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    Khi luyện thành " nền móng guitar" đó mới chỉ là bước khởi đầu cho một bài trình tấu hay. Trình tấu một bản nhạc thực sự thuyết phục người nghe khi người chơi dồn hết được tình cảm của mình qua tiếng đàn tới người nghe. Rõ ràng tình cảm và cảm nhận về âm nhạc, nhất là nhạc cổ điển không ai giống ai, nghe một bài classic, có người cảm thấy đang lạc vào vườn hoa, có người lại thấy mình đang ở thời bé thơ, có người lại thấy mình đang yêu...tại mỗi thời điểm khác nhau, sáng trưa chiều tối, nắng mưa vui buồn khác nhau cảm nhận cũng khác nhau. Nói chung là muôn hình vạn trạng. Thế nhưng nó vẫn có những qui luật riêng cho " nhạc cảm"Nhưng cũng phải nói trước với các bác, Vuvan là một học trò tệ nhất của thầy Châu Đăng Khoa, cho nên những điều em sắp viết ra dưới đây đừng có tìm em kiểm chứng, nên tìm các sư huynh của em là Tuấn Khang, Trọc, Lê linh... [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> Nói chung em tiếp thu không được bao nhiêu, làm lại chẳng được tí tí ông cụ non nào :"> Nếu ai nói " tôi chỉ tập cho vui nên không cần vất vả thế này" thì nên dừng lại, đọc nữa chỉ mất thời gian. Nhưng nếu bạn quan tâm, tôi đảm bảo bạn khi tập được rồi còn có thể phân biệt được ngay cả nghệ sĩ chơi có hay không, có thỏa mãn cảm xúc không? hay theo bạn nên chơi theo cách khác sẽ đầy cảm xúc hơn [​IMG] Tiếp tục vấn đề: "Nhạc cảm"- không biết em có dùng đúng từ không :"> Nhưng nói chung, nó ngoài hướng cho người chơi thể hiện tình cảm, còn hướng cho người nghe phân biệt hay dở.Một bản nhạc chơi đều đều từ đầu đến cuối sẽ gây nhàm chán, chơi không khác gì một cái máy. Đơn giản đó chỉ là việc " giới thiệu nốt nhạc" .Tình cảm trong bài nhạc trình tấu sẽ là con số 0 to tướng. Nó chỉ lừa được các em gái tóc vàng hoe thôi [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> . Vậy làm thế nào?1. Tách bè: Chơi phải rõ từng bè, phân biệt được bè chính, bè phụ, bè bass. Ví dụ khi một ca sĩ hát, giọng ca sĩ luôn nổi trên dàn nhạc đệm. Nếu nhạc đệm bằng hoặc cao hơn -----> ca sĩ chìm nghỉm. Vì thế với một bản nhạc, bè bass và bè chính lớn, bè đệm phải nhỏ. Khi bè chính+ bè bass chơi 10 phần thì bè đệm chỉ được chơi 7 hoặc 8 phần. Bè chính và bass chơi 8 phần thì bè đệm chơi 5, 6 phần...2.Chia câu Thầy Khoa hay ví dụ câu:Nàng, có ba người anh đi bộ đội ----> một cách chia.Nàng có ba người anh, đi bộ đội ---------> một cách chia.Nàng có 3 người anh đi bộ, đội -----> chia tầm bậy [​IMG] Tương tự trong nhạc, câu nhạc có muôn vàn cách thể hiện, nhưng thế hiện thế nào để không bị hư mất câu nhạc? chỉ có mỗi cách tập nhiều, nghe nhiều để rút tỉa kinh nghiệm.3. Nhấn nhá câu nhạcĐiều này làm cho bài nhạc diễn tấu có chiều sâu [​IMG] Người đánh được tiếng đàn lớn sẽ chơi được nhỏ, nhưng ngược lại người chỉ chơi được tiếng đàn nhỏ sẽ không chơi lớn được. Điều này là hiển nhiên. Người làm chủ được tiếng đàn của mình là người có thể chơi to nhỏ, ấm, chát khác nhau... tức là làm chủ được âm sắc, đương nhiên sẽ thể hiện được nhiều cung bậc tình cảm.Một người biểu diễn xiếc đi dây, họ có thể nghiêng bên này, đổ bên kia, nhưng họ không bao giờ ngã----> thăng bằng. Thăng bằng trong nhạc rất trừu tượng. Nó đòi hỏi người tập luyện tập rèn luyện chăm chỉ, và đam mê.Ví dụ: câu nhạc đầu đánh to, câu nhạc sau đánh nhỏ hơn, câu nhạc đánh nhanh, thì câu sau đánh chậm, nốt này đánh to thì nốt khác đánh nhỏ lại v.v... Đây gọi là phá cách, nhưng phá cách có nghệ thuật, phá làm sao mà không bị loạn nhip? nghe nhiều, luyện tập nhiều.4. Hạt sạn nhỏMỗi câu có một hạn sạn, chơi hết một bài nhạc bạn sẽ có một rổ cát [​IMG] Vì thế đừng nên để xuất hiện chúng. Cố gắng hạn chế đến tối thiểu.- Chơi một nốt nhạc, khi nốt đó chưa ngân hết đã vội nhấc tay ra hoặc chuyển vội qua thế tay khác sẽ làm nốt nhạc đó "chêt" ngay tức khắc. Thành ra bài của bạn toàn ổ gà [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> Nên cố gắng thể hiện đủ trường độ của mỗi nốt. Nên cố gắng để nó ngân đến 99% mới chuyển tay đi.- Ngược lại trên là để nốt nhạc ngân quá dài với trường độ cho phép. Khi nốt nhạc sau cất lên, nó hòa với nốt nhạc trước tạo nên tạp âm. Thông thường nốt đó rơi vào bè bass. Người ta hay để nốt bass ngân xuyên thế kỷ.hehe,Hãy vận dụng hai bàn tay với 8 ngón ( trừ ngón cái tay trái và ngón út tay phải) [​IMG] mà bịt nốt. Đôi khi để nó ngân đên 1001% thì hãy bịt nó. Tương đối mà, không thể làm tuyệt đối được. Điều này tập luyện thôi, nó khó dã man đấy.- Âm sắc, cái này chẳng mấy ai để ý đâu, nhưng bạn tin đi, nó là hạt sạn cỡ bự đấy. Ví dụ: Nốt mi dây buông và nốt mi ở ngăn thứ 5 dây 2, tuy cùng cao độ, nhưng âm sắc khác nhau. Nốt mi ở dây 1 chát hơn, còn nốt mi kia thì lại ấm hơn. Cho nên khi phân thế tay, bạn nên cân nhắc chọn nốt nào cho phù hợp. Ví dụ bạn đang chạy nhiều nốt ( toàn bấm, không dây buông), nhưng xuất hiện một nốt có hai khả năng là nốt bấm và dây buông ( như nốt mi chẳng hạn) thì nên ưu tiên nốt mi bấm. Vì nốt mi dây buông nó làm câu nhạc chỏi nên một nốt [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> Còn trong trường hợp bất khả kháng thì chỉ có cách dùng trình độ để cho nốt dây buông ít sai biệt âm sắc nhiều [​IMG] -Tiếng lạo xạo: khi dây đàn đang rung, móng chạm vào gây ra tạp âm.Thông thường là do móng quá dài, bạn nên điều chỉnh lại độ dài của móng, hướng tiếp xúc, và khi tiếp xúc nên để dây đàn chạm vào phần thịt của đầu ngón tay, điều này làm cho tiếng đàn "sạch" hơn [​IMG]-" border="0" alt="67.gif" /> Lời khuyên : nên tập từ từ, đừng đánh nhanh khi mới tập. Chơi chậm sẽ làm bạn nhấn nhá, chia câu, cảm nhận câu nhạc dễ dàng, và quan trọng hơn bạn có đủ thời gian để nắn nót từng nốt nhạc [​IMG]:D<" border="0" alt="6.gif" /> Sau khi chơi thạo mới nâng dần tốc độ. " Dục tốc bất đạt" [​IMG] - Hát theo giai điệu. Việc này làm bạn dễ cảm nhận tình cảm trong bản nhạc hơn. Nếu có thể hát luôn nốt nhạc. Còn không thì "ư ử" theo cũng được [​IMG]. Bạn thấy khi ca sĩ hát, khi thì chậm rãi, khi thì nhanh, khi thì nhẹ nhàng tha thiết, khi thì man mác xa xăm. Cho nên bạn hãy nhẩm giai điệu để "cảm" lấy bài nhạc.Kết lại: những điều trên tưởng chừng đơn giản, nhưng luyện tập nó là cả một quá trình lâu dài. Luôn đòi hỏi người tập nghe, nhận xét, quan sát và rút tỉa kinh nghiệm. Nó đòi hỏi ở người tập một chữ "nhẫn to tướng" [​IMG] Bạn luyện tập một thời gian, sẽ thấy rất thú vị khi ngay cả những câu nhạc vốn rất đơn giản, nhưng vào tay bạn nó lại trở lên ngọt ngào lạ kỳ [​IMG] . Khả năng nghe nhạc, thể hiện nhạc, trút cảm xúc vào từng nốt nhạc đa dạng, phong phú. Bạn có thể phân biệt hay dở khi nghe một người chơi nhạc. Sẽ có ngày bạn thốt lên " mình chơi hay quá" [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> Chúc bạn thành công [​IMG]
     
  2. Nguyễn Thành

    Nguyễn Thành Đồ rê mi fa sol ...

    hic, mình hứa sẽ ủng hộ thêm bài viết này với Vũ văn mà đọc xong thấy đủ quá rùi, với kiến thức của mình thì chẳng thể góp ý gì hay hơn nữa.Mình chỉ góp thêm 1 suy nghĩ về vấn đề nhạc cảm. Khi chơi một tác phẩm, tốt nhất ta nên tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Điều này nghe có vẻ hàn lâm nhưng thực ra rất quan trọng. Chẳng hạn khi chơi những bản Mazurka ta phải tìm hiểu xem điệu Mazurka và Valse khác nhau thế nào (cũng nhịp 34 mà). Tớ và nhiều người đã từng chơi Mazurka Choros của Lobos mà người nghe cứ bảo đó là Valse đấy, thất bại! Việc tìm hiểu tác giả, tác phẩm lại càng quan trọng hơn đối với âm nhạc có chủ đề. Các bạn biết rằng có nhiều tác phẩm nó đi liền với một câu chuyện, cho nên từng đoạn nhạc nó đều như vẽ lên một bức tranh trong câu chuyện đó. Nếu không tìm hiểu, sao gọi là nhạc cảm, phải không các bác.Riêng với em việc tìm hiểu tg-tp là vô cùng quan trọng bởi vì cảm nhận của mỗi người mỗi khác, cách thể hiện tất nhiên là khác. Thế nhưng cũng phải có một chuẩn mực cho cảm xúc xuất phát. Đứng trước bức tranh hùng vĩ mà lẽ ra nó phải được vẽ ra ta không thể nào khoác cho nó cái chất "sến" được, không thể cãi được rằng đấy là nhạc cảm của tôi. Điều này càng đúng hơn trong cách chia câu mà Vuvan đã nói.
     
  3. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    Hôm nay hứng thú nên tiếp tục bài viết dang dở [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> Hèm, bài viết này chỉ dành cho ai quan tâm, còn nếu không thì thui [​IMG] .Dù sao vẫn chỉ là ý kiến chủ quan của em, các bác xem rồi cho thêm ý kiến [​IMG]:D<" border="0" alt="6.gif" /> .Đã bao giờ cầm một bản nhạc rồi tự hỏi tại sao chỗ đó người ta lại để nốt đen, nốt trắng, nốt tròn? tại sao lại để dấu lặng chưa? Cái gì cũng có mục đích của nó, người ta viết vào bản nhạc không phải để chơi cho vui. Vì thế người chơi phải cố thể hiện cho trọn vẹn ý của tác giả. Hôm nay bàn về cách xử lý dấu lặng và tránh tạp âm. Lấy ví dụ đoạn dạo đầu của bài Romance, một bài rất quen thuộc với bất cứ ai chơi guitar.
     
  4. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    Bắt đầu phân tích đoạn dạo đầu của bài Romance:(1):Chỗ này là dấu lặng nên dùng ngón a,m,i chạm vào dây cho tắt tiếng.(2): Nốt Mì bè bass của ô nhịp trước khi ngân đến chỗ này thì dùng ngón cái bịt dây lại.(3): Nốt Mì bè bass được ngón 1( ngón trỏ tay trái) bịt dây khi chặn ngón.(4): Dùng ngón cái bịt nốt Si(5): Buông ngón trỏ cho tắt nốt Si, buông nhẹ nhàng nếu không sẽ tạo ra tiếng kêu, âm thanh đó dù nhỏ nhưng nó vẫn là tạp âm. Theo em nghĩ nếu chơi trên mic tiếng này sẽ rõ.(6): Buông ngón bấm nhẹ nhàng.(8): Dùng ngón cái bịt nốt Mi (harmonic) (9): Tính chất nhịp 3/4 là : Mạnh- nhẹ- nhẹ. Người chơi hay nhấn mạnh chỗ này và chơi nhẹ vào đầu ô nhịp sau, như thế là sai tính chất nhịp 3/4. Chỗ này phải chơi nhẹ và nhấn mạnh vào phách đầu tiên của ô nhịp tiếp theo.(10): Buông ngón 3 tay trái và dùng 3 ngón a,m,i chạm vào dây để bịt tiếng.(11): Mặc dù bản nhạc yêu cầu Barre đến đầu ô nhịp sau. Nhưng điều này không cần thiết. Đến vị trí (11) buông Barre cho ngón trỏ được nghỉ ngơi, kèm theo việc làm tắt tiếng nốt Si bè bass.(12): Một số dị bản cho nốt Mi là dây 1(dây buông) nhưng những nốt ở ô nhịp trước đều là nốt bấm. Nếu chọn dây buông sẽ tạo ra một âm thanh chỏi do âm sắc khác nhau. Vì thế chọn nốt Mi ở dây 3 ngăn 9. ( Bạn nên thử lại sẽ thấy).Các bác cầm đàn lên rồi thử đi nào. Thử để biết Classic cần kiên trì tỉ mỉ thế nào, vất vả thế nào #[​IMG]. Nó làm nản lòng của tất cả những ai không thật sự muốn vươn tới cái đẹp, cái hay của guitar, nó không dành cho người Không- thật- sự- đam- mê. [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> (Còn tiếp)...
     
  5. winter

    winter bài nào cũng táng

    Cái này khó nói lắm bạn ạ, tôi cũng từng hỏi thầy Châu Đăng Khoa thì thầy cũng chỉ có nói là " Em cần phải sống lâu thêm chút nữa " là một câu nói vui thôi nhưng nên hiểu là cần nghe nhiều, chơi càng nhiều bản nhạc khác nhau càng tốt. Chơi nhiều, tập luyện kỹ thuật tốt thì xử lý tiếng đàn có thể theo ý mình được, người có kỹ thuật không đủ thì thì khó có thể thể hiện bài nhạc theo ý mình và gặp bài khó thì thường đánh lấy được chứ không hề có tình cảm hoặc mắc lỗi nhiều . Nghe nhiều sẽ giúp rèn luyện nhạc cảm nhạy bén hơn, người nghe nhiều sẽ biết cách phân biệt tạp âm và gần như sẽ có phản xạ về cách xử lý khi gặp bài hoàn toàn mới.Tôi có được biết một bạn học nhạc viện, học Piano thôi, mỗi lần cậu ta chơi đều cảm thấy tình cảm từ bài nhạc, mặc dù là thị tấu để vỡ bài vì cậu ta có kỹ thuật cực tốt và nhạc cảm tốt.Một lời khuyên của một giáo viên nhạc viện lâu năm là nếu bạn gặp vấn đề về truyền tải cảm xúc cho bài nhạc thì cứ thử hát nó lên không cần dùng lời, chỉ cần dùng một tiếng nào đó như " la la la la" để diễn tả sao cho thật cảm xúc bản nhạc đó, sau đó chơi đàn cố gắng được như lúc hát
     
  6. LeoAnhQuan

    LeoAnhQuan Đồ rê mi fa sol ...

    Chào Vuvan, mình biết bạn qua lần giao lưu ở Guitar gỗ, bạn cho mình hỏi về kĩ thuật và kinh nghiệm tập tremolo của bạn nhé, xin chân thành cám ơn bạn!!!
     
  7. oh_mygod

    oh_mygod Mới tập romance

    Lôi cái topic này lên là cả 1 kỳ công
    hehe thanks leoanhquan, bài viết của vuvan wa hay, lần trước nghe thầy Khoa nói cũng bằng này nội dung mà mình kém wa nhớ chẳng dc bao nhiu
     
  8. DDec14

    DDec14 Đủ trình cưa gái

    Ôi... bài viết 4 năm rồi mà vẫn có người đào mồ lên cho bằng được =))

    P/S: Ý em là post bài reply để nó nhảy lên, chứ học hỏi thì chắc chắn là có rùi :D
     
  9. matt

    matt Đủ trình cưa gái

    Mấy lão già như New-ton , Cau-chy , De-cac .... viết mấy cái định lý định luật vớ vẫn cách đây cũng VÀI TRĂM NĂM giờ cũng có thằng đạo mộ lên học đó thôi .

    4 năm thì nhằm nhò gì , vẫn còn tươi rói mà lị .

    Đọc rồi nghiền ngẫm đi .

    Bài này là Nhạc Cảm cho Guitar Cổ Điển ...
     
  10. DucKnight

    DucKnight ăn hại nhất VG 8-}

    thank anh vuvan đã viết bài này....thanks luôn cả người đã đào nó lên
     
  11. KakaNg

    KakaNg Xót Xa

    Hay, bài viết rất chuyên nghiệp..........Thanks
     
  12. ongtroicon

    ongtroicon Mới tập romance

    chà...toàn khảo cổ cả :))
    (...........................................)
     
  13. FingerN00b

    FingerN00b Đủ trình cưa gái

    bài viết hay lắm :D đại ca nhưng nhiều chữ quá em lười chưa đọc đựoc ~:>
     
  14. matt

    matt Đủ trình cưa gái

    Năm mới sắm Đào , Mai thì cũng nên xới đất bón phân cho cây tuơi tốt . Vuvan có dzợ rồi không còn chơi guitar mà đã chuyển chơi "đờn tì bà" rồi .!.!.!
     
  15. guitarist_enk

    guitarist_enk Đồ rê mi fa sol ...

    cám ơn bạn vuvan, đúng cái mình đang tìm :)), thankz bạn rất nhiều
     
  16. oh_mygod

    oh_mygod Mới tập romance

    nào cùng xới đất bón phân cho cây tươi tốt nào
    >:D<
     
  17. Grant Jota

    Grant Jota Đồ rê mi fa sol ...

    Nói chung cảm ơn người đào lên để có chuyện cho nhiều người vào đây T..A..Á...M
    Nói về chặn dây, bịt nốt : quả thật lúc đầu chơi nhạc mình không để ý đến các dấu lặng trong bản nhạc mà chỉ chú tâm đến nốt nhạc, nhịp và ngón tay. Một thời gian sau thấy Đặng Thái Sơn chơi piano mà anh ta cứ đạp pédal liên tục mình mới sực tỉnh không có ký hiệu nào trong bản nhạc gọi là thừa cả. -> Bắt buộc phải chơi luôn các dấu lặng (vì dấu lặng không hẳn có nghĩa là tại vị trí ô nhịp đó không khảy không đàn là được mà phải giữ im lặng tuyệt đối- như chủ thớt nói không để cho nó ngân vang tự nhiên xuyên thế kỷ...) thế là phải làm lại từ đầu kể cả các bài đơn giản nhất như Feste Lariane, Em hiền như Masouer ...
    Nghe đến đây đừng có nản, khi gặp nhiều bài phức tạp có khi để đánh được 3 dòng phải mất gần cả ngày trời hoặc hơn mà còn yêu cầu phải chặn dây bịt nốt thì biết thuở nào xong ... . Vậy các đồng chí hãy tập một bản nhạc theo 2 bước :
    Bước 1 : thuộc nốt và chơi thật nhuyễn đúng với nhịp phách không quan tâm đến các dấu lặng.
    Bước 2 : hãy quên đi những gì đã thuộc và tập lại từ đầu và chú tâm đến tất cả (không nên bỏ sót) các dấu lặng, ký hiệu lớn nhỏ, mạnh yếu.
    Mời các đồng chí cho thêm ý kiến.
     
  18. azumy1269

    azumy1269 New Member

    Sự hay và không của một người chơi guitar đều tùy thuộc vào cách họ cảm nhận tác phẩm và thể hiện thông qua: cường độ, trường độ, âm sắc. Xin cảm ơn chủ topic đã chia sẻ. Một bài viết đầy ý nghĩa !
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này