1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Khi Đặng Thái Sơn không thể "địch" lại Hương Lan, Tuấn Vũ

Thảo luận trong 'Cảm xúc về âm nhạc và guitar' bắt đầu bởi otard, 4 Tháng mười 2010.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. otard

    otard Thread Starter Tiều phu bổ củi

    Đọc bài này tự dưng thấy buồn buồn

    Khi Đặng Thái Sơn không thể "địch" lại Hương Lan, Tuấn Vũ

    Giống như sự kiện Ngô Bảo Châu và 5 triệu đồng lương nếu về Việt Nam, lại thêm một sự thật đáng buồn về văn hóa nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội - Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc tâm tư.

    LTS: Trong không khí Đại Lễ Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, Tuần Việt Nam giới thiệu những bài viết lắng đọng hoài niệm văn hóa lịch sử, lối sống thanh lịch của người Tràng An xưa. Những người đang sống ở Hà Nội hôm nay và mai sau gìn giữ và phát huy thế nào để luôn mang trong mình những giá trị đó?

    Văn hóa đang xuống cấp so với chính ta?
    Người ta nói Hà Nội là thanh lịch. Thanh lịch theo cách nói bây giờ là văn minh. Hà Nội 1000 năm với tôi thấy có nhiều chuyện đáng để ta suy ngẫm.
    Tôi nhớ cách đây vài chục năm, sau giải phóng, khi Hà Nội vẫn còn tàu điện, chuyện nhường ghế cho người già, cho trẻ em là việc bình thường, nhặt được của rơi đem trả, là chuyện tất nhiên. Giờ thì rất hiếm. Mạnh ai người nấy hưởng. Thời kì mới hòa bình lập lại thì "giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha", thấy ăn cắp là bắt ngay, thấy kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu thì lập tức can thiệp. Bây giờ mà dính vào có khi còn bị nó đánh, giờ thì người ngay sợ kẻ gian. Chuyện đánh nhau vì "nhìn đểu" không còn lạ lẫm. Va chạm xe máy, hoặc một câu nói có thể vác dao vác gậy đánh, giết nhau. Đi ngoài phố nhiều sự nguy hiểm. Tất cả những điều kể trên, tôi nghĩ nó liên quan đến văn hoá.
    [​IMG] [​IMG]
    Giáo sư Ngô Bảo Châu (trái) và nghệ sĩ Đặng Thái Sơn (phải)
    Một điều đáng buồn, đó là những đỉnh cao trí tuệ của chúng ta như Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu lại không nhận được sự đãi ngộ hoặc hưởng ứng mạnh mẽ ở trong nước. Có lẽ Đặng Thái Sơn mà biểu diễn tới đêm thứ 3 ở Hà Nội bây giờ chắc cũng chẳng có mấy ai xem. Không thể "địch" lại với Hương Lan, Tuấn Vũ, Tuấn Ngọc... Hồi cuối tháng 8 vừa qua, show diễn hát theo yêu cầu của họ ở Nhà Hát Lớn giá 1 triệu rưỡi đến 1 triệu 7 cho 1 vé. Biểu diễn hàng nửa tháng trời mà vẫn kín chỗ, không có vé mà mua. Mà hình như họ ăn khách Thủ đô đến ngỡ ngàng, vượt cả sự tưởng tượng của chính họ, nên họ lại đã quảng cáo biểu diễn tiếp tại Nhà hát lớn sau Đại lễ 1000 năm.
    Như vậy, "sự kiện âm nhạc" nổi bật trong thời gian trước thềm Đại lễ lại là những đêm nhạc "Sến" của Hương Lan, Tuấn Vũ (!!!) Những chuyện này trước đây không thể xảy ra.
    Còn nhớ năm 1970, dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh Beethoven, 10 đêm nhạc Beethoven ở Nhà Hát Lớn lúc nào cũng đông nghịt người. Bây giờ chắc không thể được như thế, ngay mới đây thôi, hai tối 17&18/9/2010, chương trình hòa nhạc "VNSO Beethoven cycle Vol.5" với nghệ sĩ piano nổi tiếng người Nhật Michie Koyama (Người đoạt cả 2 giải quốc tế vào loại lớn nhất : Chopin và Tchaikovsky) thì vắng người xem.
    Hàng năm nghệ sĩ Đặng Thái Sơn thường có ít nhất 10-15 buổi concert tại Nhật, nhiều buổi tại Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc...và trên khắp thế giới , còn tại Việt Nam nếu tính đêm diễn trọn vẹn thì 3 hay 4 năm Sơn mới làm một concert tại Việt Nam. Đơn giản vì ngày nay không còn nhiều khán giả biết thưởng thức thứ âm nhạc chuyên nghiệp tinh hoa, và văn hoá nghe nhạc (im lặng tuyệt đối) còn rất thấp. Bây giờ thì số đông người ta chọn nghe Hương Lan - Tuấn Vũ.
    Vậy văn hóa Hà nội đang xuống cấp so với chính ta?
    Tại sao lại có hiện tượng này?
    Xin lấy một câu chuyện thời sự sau để giải thích phần nào hiện tượng trên.
    Thời gian gần đây, người Việt Nam theo dõi các chương trình thời sự trên Ti vi không khỏi kinh hoàng về hiện tượng : hàng trăm con bò ở Thái Nguyên và Long Xuyên được người dân chăn thả, nuôi theo cách cho chúng đến ăn ở những bãi rác thải của thành phố. Rác thải (kể cả rác thải y tế) này còn được phun thuốc diệt ruồi nên đến ruồi cũng tránh xa. Vậy mà qua màn ảnh nhỏ, chúng ta thấy cả đàn bò hàng trăm con ăn rác bẩn một cách ngon lành, béo tốt và điều khủng khiếp nhất ở đây là : chúng không còn chịu ăn cỏ tươi nữa? Chúng đã thích nghi với món ăn mới sau khi đã được rèn luyện thành thói quen. Tạo hoá sinh ra trâu, bò hoặc voi ...vv chủ yếu ăn cỏ (trời sinh voi trời sinh cỏ mà), Vậy mà chúng không ăn được cả những thứ trời sinh đó nữa khác nào chúng đã đi ngược lại với tạo hoá, ngược lại thiên nhiên, ngược lại quy luật, vậy thì sẽ có sự trả giá thôi, chắc chắn là như thế!
    Đấy là chuyện món ăn vật chất, còn món ăn tinh thần thì cũng có điểm tương đồng : nếu ta cứ khuyến khích thế hệ trẻ nghe và ta cứ quảng bá những loại nhạc "rác", nhạc bình dân, ca khúc quần chúng mãi, thì rồi sẽ đến một lúc họ sẽ quay lưng lại với Bach, Beethoven, Chopin...Với Quan Họ, Chèo, Ca trù... với văn hoá đích thực, đó sẽ là chuyện tất yếu và đã xẩy ra rồi.

    Thăng Long và 1000 năm lịch sử
    Ta nên tự hào như thế nào về lịch sử 1000 năm Thăng Long? Ở con số 1000 hay ở những gì ta đã làm được? Làm một phép so sánh. Châu Phi tuy có lịch sử phát triển rất lâu đời, được coi là nguồn gốc của loài người từ cả triệu năm nhưng đến giờ này vẫn là một lục địa chậm phát triển nhất trên thế giới, vẫn đói nghèo và bệnh tật. Trong khi những quốc gia trẻ như Mỹ, mới trên 200 năm, như Singapore với 30, 40 năm lại là những đất nước có chỉ số phát triển con người rất cao, nằm ở những vị trí hàng đầu. Vậy rõ ràng là không phải tự hào ở cái con số 30 năm, 200 năm hay 1000 năm...Mà ở cái ta đã làm được cái gì, hiện tại ta đang ở vị trí nào trên thế giới?
    Tại những thủ đô văn minh cũng thường có rất nhiều khoảng không, không gian xanh xen kẽ hợp lý với đô thị giúp người dân nghỉ ngơi, thư dãn. Càng màu mè, ồn ào, lại càng là biểu hiện của văn hóa thấp, văn hóa "chợ". Ở tầng văn hóa cao, con người thích sống gần với thiên nhiên, thích yên lặng. Vì vậy ở những nước văn minh , việc quy hoạch tỉ lệ cây xanh, tỉ lệ mặt hồ, tỉ lệ khoảng không cho con người hít thở không khí rất lớn.
    Tâm con người như mặt nước. Càng bình lặng thì đáy càng trong, con người càng suy ngẫm được điều thiện, điều tốt. Nhưng sống giữa lòng thủ đô, tâm người Hà Nội như một mặt nước luôn xao động, muốn vào công viên để thư dãn thì trong công viên, quanh hồ cũng lắp biển quảng cáo, lắp đèn màu nhấp nháy, nhạc "rác" mở ầm ĩ ... tai và mắt người Hà Nội luôn bị khuấy động của chuyển động ánh sáng, âm thanh hỗn loạn. Thật là không nơi nào bình yên mà ẩn nấp, thư dãn. Tâm người ta không yên thì sẽ không làm được những điều tử tế.

    Thủ đô to nhất hay thủ đô sạch nhất?
    [​IMG]
    Như Singapore, họ không có lịch sử phát triển lâu đời, lại phát triển kinh tế thị trường mạnh mẽ, nhưng tại sao họ vẫn văn minh?. Ảnh: tin180.com

    Chúng ta đang quá chú ý về lượng, về "thành tích" mà bỏ qua "chất". Những "con đường gốm sứ dài nhất thế giới", "chiếc bánh chưng, bánh dầy to nhất thế giới", "thủ đô to nhất" .... tại sao không cố để thành "con đường đẹp nhất thế giới", "gạo ngon nhất thế giới", "thủ đô sạch nhất thế giới" ? ... một điều gì đó ghi dấu ấn sự tinh túy và trí tuệ của con người. Văn hóa, giáo dục và y tế của ta đều đáng báo động. Chúng ta đang khôi phục văn hóa lễ hội tràn lan. Nhưng những nét truyền thống đã bị đứt đoạn do bị cấm nhiều chục năm, không ai còn nhớ được phiên bản gốc. Vì vậy các lễ hội trong khắp cả nước na ná giống nhau và không có nét riêng của vùng miền.
    Ta đừng tự hào, nhưng cũng đừng tự ti. Cần nhìn vào thực tế xem văn hóa chúng ta có gì. Nếu ta bình tĩnh nhìn sang xung quanh, di sản về văn hóa của các nước bạn như Lào, Campuchia, Myanmar ... cũng có thể thấy vốn liếng văn hóa của ta còn rất khiêm tốn. Họ có những di tích hàng nghìn năm như đền Angkor, chùa Luang Prabang hay chùa Vàng, trong khi kiến trúc Việt không hề có những nét văn hóa truyền thống. Còn các công trình văn hoá, tượng đài mới xây, mới sửa, thiên về chính trị, các nhà thầu thuộc "cánh hẩu" với nhau thì chỉ có những sản phẩm văn hoá chắp vá, lai tạp phá hỏng bao không gian công cộng vốn đã đẹp.

    Làm sao để lấy lại nét văn hóa xưa?
    Khác với nhiều người, tôi không cho rằng sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường sẽ giết chết văn hóa. Như Singapore, họ không có lịch sử phát triển lâu đời, lại phát triển kinh tế thị trường mạnh mẽ, nhưng tại sao họ vẫn văn minh? Tôi cho rằng do họ có chính sách đúng và giáo dục của họ hiệu quả.
    Môi trường giáo dục của ta đang hỏng nghiêm trọng. Từ chuyện học sinh nữ đánh nhau, thầy mua dâm học trò, đổi tình lấy điểm, mua điểm... Những người có điều kiện (ngay cả trong ngành giáo dục) đều tìm cách cho con đi học ở nước ngoài
    Những thầy giáo già vẫn còn tâm huyết lại thuộc về thế hệ cũ. Như vậy bản thân họ cũng không phải nhận được sự giáo dục hiện tại, mà kết quả của những đức tính này đã có từ lối sống cách đây nhiều năm. Các em học sinh bây giờ ít ý thức tập trung nghiên cứu và cống hiến hơn. Trong một xã hội đầy ắp công nghệ thông tin, nếu không tỉnh táo, con người sẽ bị "phân mảnh" nhiều hơn, không có chiều sâu.

    Thay đổi theo: "Chân lý thuộc về kẻ đúng!"
    Chúng ta phải thay đổi từ cách nghĩ đến hành động. Tôi đọc được một bài viết mới đây trên Vietnamnet mang tên "Trung Quốc: Cải cách hay là chết!". Bài báo viết: "Bí quyết thành công của Mỹ không nằm ở phố Wall hay thung lũng Silicon mà nằm ở hệ thống luật pháp tồn tại lâu đời và cả hệ thống nằm sau nó". Ông tướng Liu cho rằng. "Hệ thống của Mỹ được đánh giá là được thiết kế bởi những thiên tài và dành cho những người ngu ngốc cũng có thể vận hành. Một hệ thống tồi khiến cho một người tốt cũng hành xử tồi. Trong khi một hệ thống tốt sẽ khiến ngay cả một người tồi có thể hành xử rất tốt"
    Trong một đất nước có lịch sử lâu đời như Trung Quốc, Sử kí Tư Mã Thiên ghi chép, từng cho rằng "Chân lý thuộc về kẻ mạnh" và Mao chủ tịch nói "súng đẻ ra chính quyền". Nhưng giờ đây, họ cũng phải thay đổi. Khi nào "Chân lý thuộc về kẻ đúng" thì lúc đó mới có văn minh.
    Vào dịp kỉ niệm 1000 năm, với một đất nước còn chưa phát triển, chúng ta nên lắng nghe, suy nghĩ và tìm hướng thay đổi, hơn là ăn mừng khoa trương, ồn ã, lãng phí. Làm thế nào để thủ đô của ta có thể tập trung những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất, chứ không phải những gì màu mè, hình thức nhất!
    Chúng ta đang xây dựng một đất nước" dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đúng quá. Nhưng nếu chỉ là khẩu hiệu và ta lại làm không như thế thì người gây nên "diễn biến hoà bình" là chính chúng ta chứ không phải kẻ thù mà ta tưởng tượng ra.
    <VietNamNet>
  2. daocq

    daocq Đồ rê mi fa sol ...

    nếu phải chờ đến đọc bài này bác mới biết buồn thì
  3. SpanishGuitar

    SpanishGuitar Mới tập romance

    Cái này người ta trích dẫn từ nguồn khác để mang vào cùng suy ngẫm thôi mà ! Có phải đọc mới biết buồn đâu ? Chắc bạn phải biết buồn từ lâu lắm rồi nhỉ ? ít nhất là từ trước khi đọc bài này ?
  4. Byzantine

    Byzantine Mới tập romance

  5. Byduka

    Byduka Đủ trình cưa gái

    ĐỌc kĩ mất nhiều thời gian quả là ko uổng công đọc quá hay:D dân ta lúc nào có lễ hội thì đua nhau làm, nào là an toàn giao thông , ko vứt rác, tại sao không phổ biến giáo dục hàng ngày thì đến những mùa lễ hội có cần phải công an, bảo vệ đày đường hay ko?
    Lúc nào cũng được bề ngoài mà chả hiểu làm gì, tháng lễ hội thì sạch sau đó thì như bãi rác chả ai quan tâm=)).
  6. s561129

    s561129 Mới tập romance

    cái nước vn mình giờ chán chả thèm nói:-<
  7. vulonghai

    vulonghai Moderator

    tôi đọc báo thì thấy văn hóa hà nội giờ xuống cấp thật,có mấy bông hoa mà vặt trụi,dẫm đạp,nát bét,tôi chưa bao giờ đi đường hoa Nguyễn Huệ mà thấy cảnh đó cả,xin lỗi các bạn Hà Nội,nhưng nhiều lúc thấy nhục không chịu được. Nhục vì dân tộc Việt có những hành động như thế.
    bản thân trong gia đình có người đi Hà Nội về:
    Đi mua hàng mà không mua thì bị chửi té nước...hoặc là ra tới cửa thì có một con bé mang cái xô,bỏ giấy tờ vàng mã ra đốt,hic hic...
    Đi xích lô mà không đi:"Đ.m mày có đi không, tao đánh chết m... mày bi giờ"....
    Ngừơi Nam ra ăn phở hà Nội: 150k-200k một tô là chuyện phình phường...
    Tại sao lại có cảnh này ở nơi mà luôn tự hào là 1000 năm văn hiến, phải chăng bây giờ Hà Nội chỉ xứng đáng với tên Hà lội
  8. Recuerdos de la Ben

    Recuerdos de la Ben Đủ trình cưa gái

  9. enlo

    enlo Mới tập romance

    , Đặng Thái Sơn không thể "địch" lại Hương Lan, Tuấn Vũ có liên quan đến Văn hóa đang xuống cấp ?=> so sánh hơi thô
  10. Mr.Big

    Mr.Big Thái Bảng Anh

    Không chú ý đến bài viết lắm, mà chú ý đến cái nick Otard, sáng lập viên của Viet-guitar, bài gửi trước đây là ngày 15/1/2006, và hôm nay anh đã quay trở lại :))
  11. Grimaldi

    Grimaldi Đồ rê mi fa sol ...

    Mỗi lần nghe thấy 2 chữ đó là tự nhiên thấy bốc mùi. Đọc báo trên vnexpress mà thấy 2 chữ đó là dẹp, khỏi đọc mắc công. VTV thì chả bao giờ bật tới.
  12. flamencolover

    flamencolover Mới tập romance

    Chuyện văn hoá nước ta ra sao thì ai nấy đều rõ,ko đợi phải nói,nhưng lại đem chuyện dân nghe nhạcTuấn Vũ với Đặng Thái Sơn so với bò ăn cỏ với ăn cái gì đó thì quả là... hết nói. Nhạc Tuấn Vũ hát có gì giống với rác rưởi ko?Tuy nó ko hàn lâm như nhạc Đặng Thái Sơn chơi nhưng vẫn có cái đáng để nghe.Nói thật,trường học VN mấy chục năm nay có dạy cho HS biết cách cảm thụ âm nhạc đâu,người ta nghe TV-HL mà còn chửi,chưa nghe " Hấp diêm âm nhạc" hay của tụi choi choi nốt nhạc bẻ đôi còn không biết mà mang mark nhạc sỹ là còn hên đó.
  13. flamencolover

    flamencolover Mới tập romance

    Đoạn này thì OK. Càng loè loẹt càng ồn ào chứng tỏ văn hoá càng thấp
  14. mabubeo

    mabubeo Mới tập romance

    viết linh tinh :D
  15. DDec14

    DDec14 Đủ trình cưa gái

    Lâu lắm rồi mới thấy bác Otard (người sáng lập ra VG) post bài :)
  16. daocq

    daocq Đồ rê mi fa sol ...

    "Chúng ta đang xây dựng một đất nước" dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đúng quá. Nhưng nếu chỉ là khẩu hiệu và ta lại làm không như thế thì người gây nên "diễn biến hoà bình" là chính chúng ta chứ không phải kẻ thù mà ta tưởng tượng ra."
    Suốt ngày nghe ra rả cái gì là "diễn biến hòa bình",cái gì là "chống phá","phản động","thế lực thù địch",toàn những từ ngữ của bọn hoang tưởng :)))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))),trong khi ai cũng biết cái bọn "thế lực thù địch" thật sự của VN mình nó ở đâu rồi :))))))))))))))))))))))))
  17. otard

    otard Thread Starter Tiều phu bổ củi

    em vẫn vào đều đều mà :)
    bài này lấy trên vietnamnet thui. Mọi người không bàn bạc chính trị gì ở đây nhé.
  18. hacmieu

    hacmieu Administrator Staff Member

    Phiến diện :D Nhạc sĩ mà viết thế này chưa đủ sức thuyết phục.
    Bản thân mình không phủ nhận đã có thời kỳ mình rất thích Hương Lan và Tuấn Vũ .... nói chung là các ca sĩ Hải ngoại hát. Nhưng hãy xem lại. Hồi xưa thì làm léo gì có cái gì mà nghe. Có léo trường lớp nào dạy mình cách nghe nhạc đâu mà đòi bây giờ có văn hóa nghe nhạc hả các bác :D Và các bạn thấy đó. Người đồng hành với tuổi thơ chúng ta có phải là C D E F G A B hay Mozart hay Beethoven hay Bach đâu mà đòi nghe các dòng nhạc cổ điển đó?
    Hãy xem xét lại hệ thống giáo dục và nhạc nào cũng là nhạc mà thôi. Đừng so bì sến với không sến :D
  19. hacmieu

    hacmieu Administrator Staff Member

    Hí hí ;)) Đợt này về làm Cu Li Bốc Vác với anh đê ;))
  20. Tranmonn_gitarremann

    Tranmonn_gitarremann Super Moderator

    Lúc đầu thấy Otard, nhìn cứ tưởng bài viết cũ :)) ai ngờ
    Theo ý kiến cá nhân, thì 1000 năm TL HN chỉ là 1 Trò Lãng phí 1 cách có tổ chức và bộc lộ sự thiếu văn hóa trầm trọng của người HN nói chung và người VN nói riêng hiện nay.

    Sai rồi bài viết rất hay, nhưng so sánh hơi phiến diện. Có thể do người viết có ác cảm với âm nhạc của HL, TN, TV, nhưng nên nhớ rằng gần 1/2 dân số VN ở trong nước, nhất là ở Hải Ngoại rất thích nghe họ hát. HL thì ko thích lắm nhưng TN + TV hát thì chỉ có 1 từ đẳng cấp. Nó cũng kiểu như BK, ML thay TL vậy.
    NBC với ĐTS là 1 tượng đài của VN trong lĩnh vực của họ (Toán học, Piano) nhưng nếu như bắt họ phải gồng mình ra so với TV, TN về độ phổ biến thì hoàn toàn vô lý.
    Lấy NBC làm ví dụ nhé. Thử hỏi bây giờ cho 1 bài toán mẹo đố vui, tính giải trí cao, với 1 bài toán thuộc dạng cỡ chuyên toán QG trở lên thì các bạn sẽ chọn bài nào ? sẽ hiểu bài nào dễ hơn.

    Âm nhạc của ĐTS cũng vậy thôi.

    Thế nên ở trên nếu cho rằng những năm 70 ở HN 10 đêm nhạc Beethoven ở Nhà Hát Lớn lúc nào cũng đông nghịt người, thì đúng là hơi vô lý. HN những năm 70 nghèo bỏ mẹ, ăn chưa no, mặc còn chưa ấm tới lấy đâu ra mà Beeth với Bach, được bao nhiêu người hiểu được mà đi xem.

    Bầy đàn vkl
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này