1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Phân biệt và kiểm soát âm sắc của tiếng đàn.

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi MaiHanh, 9 Tháng sáu 2010.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. MaiHanh

    MaiHanh Thread Starter Mới tập romance

    Em cũng tập nghe nhiều rồi nhưng đến giờ cũng mới chỉ dừng ở mức kiểm soát cường độ thôi, chứ âm sắc thì đúng là khó quá. Có mấy thắc mắc muốn hỏi các cao nhân :
    1. Thế nào là tiếng đàn ấm, tiếng đàn trong, tiếng đàn tròn?
    2. Các yếu tố trên phụ thuộc vào đàn hay người chơi,
    3. Người chơi ( nghiệp dư thôi ) có thể kiểm soát đc âm sắc ở mức độ nào và như thế nào.
  2. quydau35

    quydau35 Mới tập romance

    ấm và trong thì dễ hiểu rồi bạn nhỉ. Tiếng đàn tròn là tiếng đàn có độ mượt, óng và có độ ngân cần thiết đủ để diễn tấu những bản chậm. Bạn cứ kiếm thử bài lagrima ở trên mạng do bác gì đấy tên là Cường đánh thử sẽ thấy tiếng đàn rất tròn và ấm.
    yếu t ấm thì phụ thuộc vào người chơi, còn tròn thì có một phần do đàn nữa. Đàn mà tiếng mỏng quá thì cũng khó mà làm tiếng tròn được lắm.. Các bài tập nhỏ của cảulli thường rất dễ trình tấu nên bạn có thể dễ dàng với tiếng đàn mình tạo ra.
    các bản của bác tarrega tuy hay nhưng để đánhh được tốt cần có kỹ thuật kiểm soát âm sắc rất tốt nên :"> thực sự là mình cũng không nhiều kinh nghiệm đánh lắm, mình chỉ nghe thôi nnen ko dám nói nhiều.
    thân!
  3. MaiHanh

    MaiHanh Thread Starter Mới tập romance

    Mình thì hiểu đc tiếng đàn trong thôi, đại khái là nghe rõ, sắc tiếng, không có tạp âm ( đấy là mình hiểu thế, chưa chắc đúng ).
    Tiếng ấm thì mình vẫn chưa hiểu thế nào là ấm, thường thì nghe dây trầm để phân biệt phải không, đối nghịch với ấm ( tức là không ấm ) thì là tiếng đàn thế nào
    Tiếng tròn thì như bạn nói mình hiểu 1 phần thôi nhưng mượt và óng thì vẫn chưa hiểu lắm, bạn có clip nào điển hình cho tiếng đàn tròn không
  4. logca_gacia

    logca_gacia Đủ trình cưa gái

    thế này nhé:
    Tiếng ấm là tiếng đàn nghiêng về phần đục, có độ gằn, có chiều sâu.
    Tiếng đàn trong là không có tạp âm, nghiêng về phần đanh, sắc nét, vang.
    Tiếng đàn tròn là kết hợp cả 2 yếu tố trên, vừa ấm, sâu vừa sắc nét, vang.
    Cái này phụ thuộc vào lực tay, cách để móng, cách gảy bác nên tìm tìm một thầy để học thì sẽ rõ, nó là cả quá trình tập luyện và năng khiếu nữa :D.
    ( em đã viết một bài nửa trang cho bác, nhưng vừa viết xong chưa kịp bấm gửi thì mất điện nên em tóm tắt lại thế)
    Để em tìm vài clip làm ví dụ :D
  5. Recuerdos de la Ben

    Recuerdos de la Ben Đủ trình cưa gái

  6. logca_gacia

    logca_gacia Đủ trình cưa gái

    và đây nữa, như thế này là đẹp :D
    [video=youtube;8Agi3pNRnZE]http://www.youtube.com/watch?v=8Agi3pNRnZE[/video]
  7. Rs9x

    Rs9x Mới tập romance

    Từ hôm dũa lại móng thấy tiếng đàn của mình nghe nó khác hẳn, chưa bằng ai nhưng to và dày hơn ngày xưa nhiều :)
  8. MaiHanh

    MaiHanh Thread Starter Mới tập romance

    Thanks các bác , cũng hiểu ra đc 1 tý nhưng có lẽ đc tận mục sở thị vẫn hơn.
    Các bác cũng chưa trả lời câu số 2, và số 3. Hix
  9. KakaNg

    KakaNg Xót Xa

    Câu 2 quá khó để trả lời bác ạ :)):))
    Mà trả lời lại dễ đụng chạm nhau, mất hòa khí anh em :))
    Câu 3 theo em thì bác cứ chăm chỉ tập luyện thì có thể kiểm soát được ở tầm khá
  10. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Cái số 1 anh em ở trên bàn tới cũng ok rồi. Mình xin phép trả lời bạn chủ thớt 2 câu còn lại.

    2. Yếu tố tiếng đàn phụ thuộc vào cả đàn và cả người chơi. Người chơi đàn cần có ý thức và khả năng phân biệt tiếng đàn cũng như gu thẩm mỹ về tiếng đàn tốt, bên cạnh đó là nền tảng kỹ thuật đủ để cụ thể hóa chúng. Một cây đàn càng tốt, có dynamic range càng rộng sẽ giúp người chơi càng dễ dàng "phô diễn" tiếng đàn (1 cây đàn tồi vài trăm ngàn vnd thì đố chơi f - forte hay p - piano được chứ chưa nói tới pp, ppp, ff, fff).

    3. Người chơi ( nghiệp dư thôi ) có thể kiểm soát đc âm sắc ở mức độ nào và như thế nào. Cái này tùy thuộc vào các yếu tố như mình đã trả lời ở câu 2: cái goût (gu) cũng như trình độ của người chơi và chất lượng nhạc cụ.
  11. MaiHanh

    MaiHanh Thread Starter Mới tập romance

    Chà, vậy xem ra tạo ra tiếng đàn tròn rất khó phải không các bác, em thấy ít có đàn nào vừa tốt cả âm trầm lẫn âm thanh nữa.
    Và như bác Giang Falla nói thì bây giờ coi như có đàn xịn rồi, vấn đề là kiểm soát âm sắc như thế nào nữa.
    Như em thì em chỉ đưa tay phải di chuyển để thay đổi vị trí gẩy để tạo ra các âm to hoặc đanh hoặc yếu thôi
  12. logca_gacia

    logca_gacia Đủ trình cưa gái

    vấn đề là luyện tập chứ không phải lên đây chém lý thuyết với nhau :D
  13. MaiHanh

    MaiHanh Thread Starter Mới tập romance

    Học lý thuyết trước, thực hành sau chứ bác. lên đây cũng là 1 cách luyện tập hiệu quả đấy chứ, không chỉ biết nhiều điều mới mà cái hay nhất em thấy lên VG là gặp rất nhiều cao nhân mà không theo chuyên nghiệp, từ đó thấy mình còn quá gà, chứ cứ ngồi nhà tập xuông thì .... ếch ngồi đáy giếng
  14. haigo

    haigo Đủ trình cưa gái

    1. Theo Mình tiếng đàn ấm thì góc trượt chạm phần thịch nhiều, tiếng đàn trong thì sử dụng móng chủ đạo hơn, Tiếng đàn tròn nghĩa là sạch sẽ, ko tịt âm và rè âm.
    2. Cả 2 luôn, Nhưng 90% là người chơi.
    3. Mình đồng ý với Bạn Giang, do sự cảm nhận âm nhạc mức độ nào của Bạn, gu âm nhạc được hình thành trong Bạn. Vấn đề này thì không có gì là chuẩn cứ chơi bằng cả tình cảm, sự hiểu biết về bản nhạc và cả kỹ thuật mình có được là dc rùi Bạn ah.
  15. porsche.enthusiast

    porsche.enthusiast Đồ rê mi fa sol ...

    bác coi vũ khí chiến đấu của bác chỉ 10% thôi à :D :D :D :D
  16. DDec14

    DDec14 Đủ trình cưa gái

    Em nghĩ đàn chiến 60% chất lượng âm sắc, và người chơi chiếm 40% chất lượng âm sắc
  17. quydau35

    quydau35 Mới tập romance

    Bác nói đúng quá, tổng thời gian practice của thằng nào nhiều hơn và khả năng thằng nào nhiều hơn, khả năng để ý âm thanh đàn phát ra tốt hơn thì thằng ấy mau tiến hơn. Ngồi đây mà chém thì tn bandwwith quá
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này