1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Làm sao để tiếng bồi âm vang to?

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi MaiHanh, 9 Tháng sáu 2010.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. MaiHanh

    MaiHanh Thread Starter Mới tập romance

    Hình như là móc càng mạnh nó càng tịt thì phải. Tiếng bồi âm thì phụ thuộc vào những gì hả các bác, dây đàn cũ có bị ảnh hưởng j ko, em đánh kiểu j cũng không vang to đc. Nhất là bồi âm ở khuông 7. Giúp em với. ( Đang tập xuân chiến khu, có 1 khúc bồi âm phê lắm mà đánh mãi không hay đc )
  2. vulonghai

    vulonghai Moderator

    bồi âm,phụ thuộc vào dộ bật mạnh và sự tiếp xúc của ngón tay trái,tiếp xúc mỏng thôi và nếu diện tích tiếp xúc của bạn nhìu thì nên nhấc tay nhanh một tý khi đã bật mạnh tay phải
  3. MaiHanh

    MaiHanh Thread Starter Mới tập romance

    Dây đàn lởm có bị ảnh hưởng không bác, hồi xưa em bồi âm nuột lắm cơ.
  4. Flamencore

    Flamencore Mới tập romance

    Xài dây sắt! :)) dây sắt đánh âm bồi rất hợp, tại vì bản thân dây sắt nó ngân, vang, sử dụng âm bồi làm hạn chế tạp âm tạo ra bởi dây và do đó, âm tạo ra hay hơn dây nylon nhiều :D
  5. MaiHanh

    MaiHanh Thread Starter Mới tập romance

    Éc, em đã nói là đang tập Xuân chiến khu mà, bài này oánh dây sắt lởm lắm
  6. Flamencore

    Flamencore Mới tập romance

    Đàn dây sắt cùi cách mấy oánh âm bồi nghe vẫn nuột bác ạ :D
  7. onlylove280988

    onlylove280988 Mới tập romance

    bổ sung thêm là bạn nên để tay về phía con ngựa nhiều 1 chút
  8. vulonghai

    vulonghai Moderator

    bạn onlylove nói đúng đấy,hí hí,nhưng chú ý đừng bật mạnh quá khiến chính cái mặt vang đàn lên tiếng bụp bụp,làm sao chỉ nghe tiếng koong koong thôi heh he
  9. SiNguyen

    SiNguyen Đồ rê mi fa sol ...

    Nếu bạn không dùng móng mà đánh thịt thì trước khi bạn ôm đàn lên chơi nên rửa tay với nước ấm 40 độ trong 20s^^
    -kỹ thuật tiếng vang thì do mỗi người tự rút kinh nghiệm mà thôi bạn ạ(lý do là vì hình thái ngón tay hoặc hình thái móng của mỗi người^^)
    -Muốn thế thì nên tham gia một số bài tập cơ bản cho classic^^ chắc 1 khoảng time ngắn thì bạn chủ động âm được rùi í ^^

    -Bài Tập Ngón Cơ Bản

    Phần Tập Ngón A: Bài tập 1-6
    Phần Tập Ngón B: Bài tập 7-12
    Phần Tập Ngón C: Bài tập 13-18
    Phần Tập Ngón D: Bài tập 19-24

    Đây là 24 bài tập ngón căn bản. Dựa trên nguyên tắc mỗi ngón tay là một phím đàn. Mà đa số những người chơi guitar một thời gian đều biết đến không ít thì nhiều.

    Dùng âm giai chromatic, tuy không có hết tất cả những nốt của âm giai này, nhưng cũng đủ để biết là chormatic. Viết lên đây để các bạn mới tập làm tài liệu tự tập.

    Nó có tác dụng làm cho 2 tay đánh đều nhau, chính xác, bốn ngón hoạt động độc lập và dùng phát triển tốc độ hoặc làm nóng rất tốt.

    Tập chúng với máy nhịp, dùng kỹ thuật đánh xen kẻ, đánh xuống lên hoặc lên xuống, nốt trước đánh xuống thì nốt sau đánh lên hoặc ngược lại. Bắt đầu chậm rồi từ từ tăng tốc độ. 2/4 mỗi khuông 2 nhịp mỗi nhịp 4 nốt 16 móc đôi.

    Bắt đầu từ phím 1, rồi bạn có thể chuyển lên hết tất cả các phím trên cần đàn. Ví dụ như nốt cuối của bài 1. Ngón thứ 4 phím 4 kéo lên phím thứ 5 và đánh ngược lên lại, hoặc có thể đánh trên 1 dây như bài một thì 1-2-3-4-2-3-4-5- và như vậy đánh lên trên cần đàn rồi đánh ngược về lại v.v. còn rất nhiều cách đánh khác nhau. Mà phải để cho một phần khác mới bàn đến.

    Nếu có phần nào thắc mắc, vui lòng đăng lên, ở đây có nhiều người giàu kinh nghiệm sẽ sẵn sàng giúp bạn.

    24 Bài Tập Ngón Cơ Bản.

    Phần Tập Ngón A

    Bài tập 1:

    --------------------------------------------------------1-2-3-4-
    ---------------------------------------------1-2-3-4------------
    ----------------------------------1-2-3-4-----------------------
    -----------------------1-2-3-4----------------------------------
    ------------1-2-3-4---------------------------------------------
    -1-2-3-4--------------------------------------------------------


    -1-2-3-4-------------------------------------------------------
    -----------1-2-3-4---------------------------------------------
    ---------------------1-2-3-4-----------------------------------
    ---------------------------------1-2-3-4-----------------------
    --------------------------------------------1-2-3-4------------
    -------------------------------------------------------1-2-3-4-

    Bài tập 2:
    Như trên

    ------------------------------------
    ------------------------------------
    ------------------------------------
    ------------------------1-2-4-3--
    ------------1-2-4-3--------------
    -1-2-4-3-------------------------

    Bài tập 3:
    Như trên.

    -----------------------1-3-2-4--
    ------------1-3-2-4-------------
    -1-3-2-4------------------------

    Bài tập 4:
    Như trên

    ------------------------1-3-4-2-
    ------------1-3-4-2-------------
    -1-3-4-2------------------------

    Bài tập 5:

    ----------------------1-4-2-3---
    -----------1-4-2-3--------------
    -1-4-2-3------------------------

    Bài tập 6:

    -----------------------1-4-3-2--
    ------------1-4-3-2---------------
    -1-4-3-2---------------------------

    Phần Tập Ngón B.
    Bài tập 7:

    ---------------------------------------------------------2-1-3-4-
    ----------------------------------------------2-1-3-4------------
    -----------------------------------2-1-3-4-----------------------
    ------------------------2-1-3-4----------------------------------
    ------------2-1-3-4----------------------------------------------
    -2-1-3-4---------------------------------------------------------


    2-1-3-4--------------------------------------------------------
    -----------2-1-3-4---------------------------------------------
    ----------------------2-1-3-4----------------------------------
    ---------------------------------2-1-3-4-----------------------
    --------------------------------------------2-1-3-4------------
    -------------------------------------------------------2-1-3-4-

    Bài tập 8:

    ----------------------2-1-4-3------------------------
    -----------2-1-4-3-----------------------------------
    -2-1-4-3---------------------------------------------

    Bài tập 9:

    ------------2-3-1-4---------
    -2-3-1-4--------------------

    Bài tập 10:

    -----------2-3-4-1---------
    -2-3-4-1-------------------

    Bài tập 11:

    ------------2-4-1-3--------
    -2-4-1-3-------------------

    Bài tập 12:

    ------------2-4-3-1----
    -2-4-3-1---------------

    Phần Tập Ngón C.
    Bài tập 13:

    ------------3-1-2-4----
    -3-1-2-4---------------

    Bài tập 14:

    ------------------------3-1-4-2--
    ------------3-1-4-2--------------
    -3-1-4-2-------------------------

    Bài tập 15:

    ------------3-2-1-4--
    -3-2-1-4------------

    Bài tập 16:

    ------------3-2-4-1--
    -3-2-4-1-------------

    Bài tập 17:

    ------------3-4-1-2--
    -3-4-1-2-------------

    Bài tập 18:

    -----------3-4-2-1---
    -3-4-2-1-------------

    Phần Tập Ngón D.

    Phần này kết thúc phần tập ngón căn bản. Hẹn gặp lại sau sẽ tiếp tục tập.
    Bài tập 19:

    ------------4-1-2-3--
    -4-1-2-3-------------

    Bài tập 20:

    ------------4-1-3-2---
    -4-1-3-2--------------

    Bài tập 21:

    ------------4-2-1-3---
    -4-2-1-3--------------

    Bài tập 22:

    ------------4-2-3-1--
    -4-2-3-1-------------

    Bài tập 23:

    ------------4-3-1-2-
    -4-3-1-2------------

    Bài tập 24:

    ------------4-3-2-1--
    -4-3-2-1-------------

    <sưu tầm>xuka



    Đã gửi: 0 lời cảm ơn
    Đã nhận: 6 lời cảm ơnĐầu trang
    --------------------------------------------------------------------------------

    gửi bởi xuka vào ngày 30 Tháng 6 2007, 18:05

    Tập Ngón CỔ ĐIỂN

    - Đánh Bằng Ngón
    - Ký Hiệu Của Ngón Tay Phải
    - Bài Tập

    Dùng ngón để đánh dây, kỹ thuật này gắn bó với đàn cổ điển cũng như phím với đàn điện.

    - KÝ HIỆU CỦA NGÓN TAY PHẢI
    Đàn cổ điển Chỉ dùng ngón của tay phải, đó là:

    p - Ngón cái
    i - Ngón trỏ
    m - Ngón giữa kế bên ngón trỏ
    a - Ngón kế ngón út

    Còn ngón út ít được dùng đến theo lệ thông thường trong kỹ thuật đàn cổ điển, nên họ không có một ký hiệu riêng.

    Thông thường thì
    Dây số 6,5 và 4 dùng ngón cái (p) để đánh.
    Dây số 3 dùng ngón trỏ (i) để đánh,
    Dây số 2 dùng ngón giữa (m)
    Dây số 1 thì dùng ngón kế út (a)


    - BÀI TẬP
    Dưới đây là một vài mẫu đánh của ngón để bạn tập chơi cho vui. Để đánh những bài tập này và những bài tương tự bạn nên học thế bấm của hai gam cơ bản này C và G7.
    Phần sau của Chương Trình VGT sẽ nói nhiều hơn về hợp âm.

    Những bài này là để giới thiệu sơ với các bạn mới tập về kỹ thuật đàn cổ điển. Những bài tập cũng dễ chứ không khó.<Câu này tác giả họ viết nên mình ko thay đổi !>

    Mẫu đánh như vậy thì vô hạn. Nó là bài tập điều khiển tay phải. Sau khi đã quen với mẫu đánh của tay phải bạn có thể đánh bất cứ những dòng hợp âm khác, dùng những mẫu đánh của tay phải này bạn có thể đệm cho những bài hát.
    Đánh chậm đến khi nào cảm thấy thong thả với những mẫu đánh này.

    Hợp Âm C và G7

    --0------------1-------------
    --1------------0-------------
    --0------------0-------------
    --2------------0-------------
    --3------------2-------------
    ---------------3-------------

    Bài 1.

    Mỗi gam tập 2 lần, dùng ngón p,i,a. p,i,m. 3 notes mỗi nhịp. Nguyên bài lập đi lập lại vài lần.
    Đánh chậm và nhắm rõ vào notes, chỉ cần một thời gian ngắn là bạn có thể luyện được tay trái và phải.

    ---------0-------------------------1--------------------
    -----------------------1-------------------------0------
    ------0-----------0------------0-------------0---------
    --------------2---------------------------0-------------
    --3------------------------------------------------------
    ---------------------------3-----------------------------

    Bài 2.

    Bài này cũng như trên chỉ đánh ngược lại.
    Dùng ngón p,a,i và p,m,i.

    -----0------------------------1-------------------------
    -----------------1---------------------------0----------
    ---------0-----------0-------------0-------------0-----
    --------------2---------------------------0-------------
    -3------------------------------------------------------
    ---------------------------3----------------------------

    Bài 3.

    Bài này dựa vào bài trên, chỉ thêm 1 note nữa,dùng ngón đánh như trên. 4 notes 1 nhịp.

    --------0--------------------------------1-------------------------------
    -------------------------1----------------------------------0-------------
    ----0------0--------0-------0-------0--------0--------0------0---------
    ----------------2-----------------------------------0--------------------
    -3-----------------------------------------------------------------------
    ----------------------------------3--------------------------------------

    Bài 4.

    Bài này đánh 2 notes đầu chung với nhau, 3 notes mỗi nhịp. Bây giờ bạn bắt đầu nghe như là một người chơi đàn cổ điển rồi đó.

    --------0---------0-----------1-----------1-------
    -----1---------1-----------0-----------0----------
    -0----------0----------0-----------0--------------
    ------------2-----------------------0--------------
    -3-------------------------------------------------
    -----------------------3---------------------------
  10. luxin

    luxin Mới tập romance

    Bạn muốn tiếng vang thì móc tay phải ở gần con ngựa ấy! Tiếng bồi nó phụ thuộc vô cái mặt tiếp xúc của ngón tay trái của bạn + vị trí bạn để tay trái ấy, bạn để hờ tay trái lên vị trí phía trên miếng đồng rồi móc vô tư => âm vang to! Mình thấy bạn móc mạnh quá nó nghe thành "bực bực" chứ ko thành "boong boong"! Còn cái bài Xuân chiến khu của bạn mình ko biết nhưng mình đoán âm vang ko to do bạn chưa bịt hết mấy âm Bass còn dư ở mấy khuông nhạc trước rồi mới bồi âm (mình đoán là vậy)!
    -------> Kinh nghiệm vui của mình: Khi đánh âm bồi quen rồi, quen luôn vị trí đặt ngón tay trái rồi mà bỗng dưng 1 ngày bạn thấy bồi âm nghe ko còn to rõ như trước nữa mặc dù tay trái vẫn để đúng vị trí => dây đàn bị lệch tông khoảng 1/2 cung! Vui thôi! ^^
  11. MaiHanh

    MaiHanh Thread Starter Mới tập romance

    Ặc vậy là phải ngắt âm trước rồi bồi âm mới hiệu quả hả bác.
    Em về thử rồi cũng khá hơn 1 chút nhưng ở khuông 7 vẫn không ăn thua ( em thay cả dây đàn luôn rồi )
  12. nhoc_a2

    nhoc_a2 Đầy tớ nhân dân

    Ngón trái bạn thử đặt vào ngay chỗ cái phím,tay phải để gần ngựa hơn xem sao :D.
  13. luxin

    luxin Mới tập romance

    Ý mình là bạn phải nhìn trên khuông nhạc rồi ngắt âm cho đúng trường độ, khó nói quá (VD: mấy note bass đừng để nó kéo dài quá trường độ----> lỗi này hay gặp lắm nè!), nếu bạn để âm bass kéo dài sai trường độ thì nó lấn tiếng boong boong đó.
    --------> nếu thấy khó khăn thì bạn dùng ngón út xem! Ngón đó bồi âm vô đối đấy! Gud Luck! Còn nếu được bạn post cái sheet lên đây xem!
  14. DucKnight

    DucKnight ăn hại nhất VG 8-}

    chà....sao mình bình thường lúc đánh âm bồi....thấy chỉ cần ngón chạm vào dây ở vị trí phím đồng và gẩy là đã đủ kêu rõ tiếng rồi...chả cần nhấc tay ra
    nếu nhấc luôn ra thì nó sẽ còn to hơn ....kêu tốt ở phím 7 cả 12....còn phím 5 thì hơi bé vì đàn quá lởm (300K)
  15. dandoec

    dandoec Đồ rê mi fa sol ...

    Để bồi âm vang to thì nên hiểu nguyên lý tạo thành bồi âm, khi đặt tay trái vào vị trí nhất định trên dây và gảy dây làm cho dây có thể dao động được, dao động này được cộng hưởng bởi mặt đàn tạo ra sóng âm, vị trí đặt tay trái không phải là bất kì mà phải đặt vào đúng điểm NÚT của sóng dừng, trên lý thuyết về sóng dừng thì đây chỉ là một điểm thôi(tức là không có kích thước) các điểm NÚT khác nhau sẽ tương ứng với các bước sóng khác nhau và cho các nốt với tần số khác nhau, vì thế có thể nói điều quyết định đến hiệu quả của bồi âm bao gồm độ chính xác của điểm đặt tay trái(đặt đúng vị trí điểm NÚT), độ lớn vùng tiếp xúc giữa ngón tay trái và dây(càng nhỏ càng tốt), độ mạnh của khi gẩy dây và vị trí gảy nữa.:D
  16. duongthao112009

    duongthao112009 Mới tập romance

    Gảy gần ngựa một chút xem, tiếng âm bồi sẽ to hơn ;)
  17. MaiHanh

    MaiHanh Thread Starter Mới tập romance

    Em hiểu ý bác rồi.
    Cái bản nhạc đây ạ
    http://guitar.vn/showthread.php?t=25266
  18. Flamencore

    Flamencore Mới tập romance

    Bạn thử bồi âm xong và rung ngón bấm xem :D có thể nó ko to hơn nhưng sự rung sẽ tạo ấn tượng mạnh mà ng` nghe sẽ để ý ngay mà ko cần đến âm lượng lớn :D mà bạn bit kĩ thuật bồi âm với mọi nốt ko nhỉ? :D
  19. MaiHanh

    MaiHanh Thread Starter Mới tập romance

    Bồi âm mà cũng mọi nốt đc cơ ạ, em tưởng chỉ những chõ 1/2, 1/4, 1/8 chiều dài dây đàn mới bồi đc chứ
  20. ttkh_40

    ttkh_40 Đủ trình cưa gái

    Bồi âm nhân tạo:)
    Nhưng bồi âm tự nhiên cũng còn một số điểm nữa, tùy ai khéo tay ^^
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này