1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

NỀN MÓNG GUITAR.

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi vuvan, 27 Tháng bảy 2005.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    Bài tập bare Nó tuy đơn giản nhưng hiệu quả cá»±c lá»›n, tập xong có thể bóp nát quả cam hay bất cứ quả gì có trong tay [​IMG] B.I|1-----2----3----4-------||1-----2----3----4-------| |1-----2----3----4-------| |1-----2----3----4-------| |1-----2----3----4-------| |1-----2----3----4-------| m i m ii m i mm a m aa m a mi a i aa i a i - Chặn ngón trỏ vào ngăn I, chú ý nên dùng lá»±c cá»§a cánh tay kéo nhẹ ép chặt ngón trỏ vào cần đàn, Ä‘iều này làm tăng lá»±c barre lên rất nhiều mà ngón tay không bị mỏi.Không nên dùng lá»±c cá»§a ngón cái và ngón trỏ vì làm ngón rất mỏi ( có thể gây Ä‘au đớn vì bị chuá»™t rút [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> ) mà lá»±c bấm cÅ©ng không mạnh bằng lá»±c cá»§a cả cánh tay.- Dùng lối ép dây.Khi chạy ngón tay trái không được nhấc quá cao so vá»›i dây đàn.- Chạy ngón từ dây số 6 đến dây số 1, sau đó chạy ngược trở lại từ dây số 1 đến dây số 6. Tiếp tục chặn ở ngăn số II, số III... cho đến ngăn IX. Quay trở lại ngăn I , đổi ngón tay phải. sau khi đổi ngón hết tay phải thì đến đổi ngón tay trái. Lúc đầu là 1,2,3,4 thì đổi thành 1,3,2,4.....hoán đổi thành nhiều bài tập cho tay trái [​IMG] ( còn bài nữa bữa khác post [​IMG] )
     
  2. Saito Ririka

    Saito Ririka Mới tập romance

    Em có 1 số thắc mắc ,bác giải thích giúp em với-ngón cái nên để móng dài bao nhiêu-trong một tháng tập nội công thì em có được tập tác phẩm ko?-Em có được tập chạy gam +cromatique cho bàn tay trái ko?Và tập ép dây với bàn tay phải trong thời gian tập bài tập của bác KO?-lúc tập tay phải,bài tập gảy chụm cho các ngón im ma ia thì các ngón kia vẫn phải giữ trên dây ko?VD em gảy chụm ngón ma thi ngón cái vẫn phải để tren dây re ngóni vẫn để trên dây son-Thổi lúc nào em nghĩ ra tiếp em lại hỏi bác,Quái hôm qua mình nghĩ ra nhiều câu hỏi lắm mà!
     
  3. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    -ngón cái để dài khoảng trên dưới 2 ly thôi. Nói chung trong quá trình tập sẽ tự điều chỉnh cho thích hợp.- như đã nói không thể tập tác phẩm trong thời gian này, bởi vì bác đang tập một thế tay mới, phải tập cho thành một thói quen mới, nếu cứ tập tác phẩm thì thói quen cũ không thể quên được, cho nên công lao một tháng cũng thành 0. Và cũng không hẳn 1 tháng, nếu không chuyên tâm thì 1 tháng cũng chẳng xong được, có thể mất nhiều thời gian hơn, nhưng chắc chắn 1 tháng sau tiếng đàn đã rất khác rồi. [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> - em nghĩ nếu bác chuyên tâm tập bài tập trên thì không có đủ thời gian tập những cái khác đâu. Nhưng nếu vẫn muốn tập thì em nghĩ nên để gần hết 1 tháng hẵng tập [​IMG] trong lúc tập cố gắng đúng với thế tay chuẩn mà mình đã tập, tập thật chậm cho quen sau đó thì nâng dần tốc độ. Khi ép dây không nên ép thẳng vào mà ép xéo, theo đúng hướng tạo với hướng ngón cái một chữ "V". Hướng gẩy này làm cho tiếng đàn đẹp, mềm mại chứ không khô, và đột ngột như ép thẳng vào dây.-khi gảy chụm thì các ngón khác vẫn giữ trên dây, nhớ phải thả lỏng những ngón không gảy, gảy chụm cũng phải làm từ từ, không "dựt" tiếng đàn ra đột ngột mà phải " lấy" ra một cách từ tốn, nhẹ nhàng. điều này sẽ làm cho tiếng đàn đều, và có chiều sâu.Bổ sung cho bài tập gẩy dây buông: một nguyên do nữa làm tiếng đàn chát là do cho thịt tiếp xúc quá ít với dây đàn, nhất là ngón a, khắc phục bằng cách đưa sâu đầu ngón tay vào dây đàn một chút. Ngón a khi gẩy sẽ hơi "xoáy" một chút, rất khó để làm nhưng làm được rồi thì tiếng đàn do ngón a tạo ra lại là hay nhất, hehe [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" />
     
  4. Saito Ririka

    Saito Ririka Mới tập romance

    À ,em nhớ ra nốt mấy câu hỏi rồi ,bác trả lời nốt giùm em nha-ở bàn tập bàn tay phải,bác nói phải gảy song song với mặt đàn chứ ko được gảy móc vào lòng bàn tay ,em ko hiểu ,làm thế nào có thể gảy được như thế,điểm tiếp xúc của ngón tay như thế nào- ngoài bài tập luyện ngón tay trái ,tay phải thì có phải tập cái bài mà bác bảo cho bàn tay trái khỏe như trâu và bài tập baree ko ?-ở bai tập tay phải ,với mỗi cặp ngón,VD im thi co phai gảy xuôi 5',gảy ngược 5' và gảy chụm ' nữa hay cả ba cái cộng lại mới là 5'-mình phải tập tất cả các bài tập trong 1 buổi tập đúng ko?nếu đúng thì em thử chia lịch tập ,bác xem có được kotay phải: mỗi ngón gảy riêng rẽ 5' .4 ngón la20'đến phần gảy theo cặp,gảy xuôi 5' ngược 5' chụm 5' -----mỗi cặp mất 15' .6 cặp là tiếng rưỡitay trái mỗi ngón 5 ' mất tất cả 20'còn cái bàn tâp cho tay trái khỏe như trâu 20'bài baree 20'Tổng cộng là 2 tiếng 50' cho mỗi buổi tậpEm tập như thế có đúng khối lượng và thứ tự bài tập ko?Hay bác thử nêu cái lịch tập ngày xưa của bác cho em tham khảo với-em nghĩ là bài tâp baree cà bài luyên cho tay trái khỏe nên tập tách hẳn ra ko biết co đúng ko. VD sau khi tâp xong 1 tháng cho cả bài tay trái và tay phải .Khi ấy em vừa y\tập tác phẩm vừa tập hai bài đấy có được ko-lúc tập bài tập tay phải thì nên dùng lực như thế nào? nhẹ mạnh hay bình thương.Lúc em tap ngón a nó bị tiếng pực pực do chạm nhiều thịt quá nên sửa thế nào-Câu hỏi cuối :có phải bác hè muộn đi Tu thật ko?
     
  5. Saito Ririka

    Saito Ririka Mới tập romance

    à quên ,tập xong 1 tháng ,thì em có phải tiếp tục tập mấy bài này nữa ko {tức la lúc đã có kết quả tốt rồi ý}hay lại trở về tập ép dây với chạy cromatique ,luỵên gam như bình thừơng
     
  6. Nguyễn Thành

    Nguyễn Thành Đồ rê mi fa sol ...

    quan điểm của thầy Châu Đăng Khoa trong tập đàn là không có bàn tay nào là nhược điểm cả, hãy tận dụng tất cả những gì tạo hóa ban cho bạn ở đôi bàn tay bạn ạ, điều thứ hai thầy luôn nhắc nhở chúng tôi là ĐỪNG BAO GIỜ ĐẦU HÀNG THÓI QUEN.Bạn cứ suy nghĩ kỹ đi rồi hãy tập, không có gì là không thể làm được với cây đàn guitar khi mà bạn có đôi bàn tay hoàn chỉnh như mọi người.Đàn Nhật và TBN mỗi cái đều có ưu nhược điểm riêng, tôi có phân tích vấn đề này rồi, bạn chịu khó đọc lại. Còn bấm dễ hay khó là do cấu tạo cần đàn, cái này thì phải gặp trực tiếp mới nói rõ được, mô tả thế này bạn khó hình dung lắm. Nói chung là mỗi người đều chơi quen với cây đàn của mình, đừng nghĩ là đổi đàn khác mình sẽ chơi tốt lên vượt bậc. Còn nếu có điều kiện thì nên sắm một cây tốt tốt một tí thì oách quá, hehe...Còn nữa, nếu bạn ở HN thì có khó khăn gì cứ liên hệ Trọc mà hỏi, hắn mà bận bạn xông tận đến nhà nhé, tôi sẽ cho địa chỉ. HahahaThân chào, chúc tập đàn tiến bộ!
     
  7. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    To Saito Ririka: rất vui vì bác quan tâm tá»›i bài tập này và có lòng theo tá»›i cùng. [​IMG]B)<" border="0" alt="6.gif" /> - hướng gẩy gần như song song vá»›i mặt đàn là má»™t đường Ä‘i thẳng ( tương đối), ngắn, đầu ngón khi kết thúc gẩy không hướng vào lòng bàn tay. Điểm tiếp xúc cá»§a ngón tay đã nói, bác đọc và tá»± rút tỉa trong quá trình tá»± tập.-có nhiều bài luyện ngón nhưng hai bài trên cÅ©ng đủ đáp ứng cho ngón khỏe và dẻo dai. bài luyện bare là bài tập rất hay cho những bài yêu cầu bare liên tục, ví dụ như bài cavatina.- tay phải tập riêng rẽ cho má»—i thứ 5 phút, nếu hết 5 phút mà ngón vẫn còn khả năng tiếp tục thì nên gẩy tiếp mà không dừng, nếu quá mỏi thì thá»­ gẩy chậm lại cho ngón nghỉ ngÆ¡i rồi lại tiếp tục, làm như vậy sẽ vượt qua được giá»›i hạn bản thân. Như thầy Khoa nói:khi xe lên dốc, đến giữa dốc mệt quá buông ra thì xe lại trượt lại đến chân dốc và khi đó lại bắt đầu lại từ đầu, nhưng nếu chèn xe lại ngang dốc nghỉ mệt và leo tiếp thì sẽ lên tá»›i đỉnh dốc.Ở đây nếu bác gẩy mỏi quá mà dừng lại thì khi tập lại cÅ©ng chỉ đến 5 phút là mỏi, nhưng nếu gẩy chậm lại ( Ä‘iều này như chèn xe ngang dốc ấy, nhưng tuyệt đối không dừng cho đến khi hết khả năng) thì chắc chắn lần sau sẽ gẩy lâu hÆ¡n------> ngón khỏe và dẻo dai hÆ¡n. [​IMG] -Bác phân chia thời gian tập như thế là tốt quá rồi, chúc bác sá»›m thành công.- Đã là bài tập luyện ngón thì nên tập nó hàng ngày bác ạ, bài tập gẩy dây buông không phải tập má»™t tháng là đã thành công đâu, nó tuy đơn giản nhưng lại chứa rất nhiều cái hay trong đó, bác sẽ từ từ phát hiện ra trong quá trình tập luyện.Hôm nay thấy tiếng đàn hay, tập đến mai lại thấy hay hÆ¡n hôm qua... cứ thế hoài chẳng dừng, có thể khó tin nhưng bác cứ từ từ mà kiểm nghiệm. [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> -trong quá trình tập thì nên cố gắng đánh " trâu" vào [​IMG] vì người đánh to có thể đánh nhỏ lại, còn người đánh nhỏ thì khi yêu cầu đánh to đều chịu thua [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> Còn tiếng phá»±c phá»±c do chạm nhiều thịt thì bác cho ít thịt lại, hehe, nói chung là tá»± bản thân rút tỉa kinh nghiệm cho phù hợp vá»›i mình.- câu cuối: bác hè muá»™n Ä‘i tu thật à? [​IMG]
     
  8. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    Dạo này tớ hơi bận nên không theo dõi chủ đề này thường xuyên được, nhờ vuvan và NGuyễn Thành tích cực lên mạng nhé. Tớ đọc bài của bạn cũng không hiểu lắm gảy song song với mặt đàn là thế nào (vuvan có viết ở trên thế à?).Tớ xin nêu lại 1 chút về tư thế tay phải- Khi chất lỏng chảy trong ống, nếu đường đi có nhiều chỗ ngoặt, chỗ rẽ, sẽ dẫn đến tổn thất áp suất và lực đẩy trong lòng chất lỏng. Cũng như vậy đối với bàn tay phải, nếu từ cánh tay đến bàn tay, ngón tay, bạn bẻ theo nhiều góc, các cơ sẽ bị căng, lực truyền đi sẽ giảm, cử động sẽ thiếu linh hoạt. Cách để tay : cánh tay, cổ tay, ngón tay nằm trên 1 đường thẳng và thả lỏng (tư thế tự nhiên). Từ tư thế này khi gảy, ngón sẽ gập vào lòng bàn tay (cũng là 1 động tác tự nhiên). Như vậy khi cầm đàn, cánh tay, ngón tay sẽ tạo 1 góc khoảng trên dưới 45 độ đối với dây. Góc gẩy dây do đó cũng nghiêng. Phần tiếp xúc giữa ngón tay và dây sẽ là phần bên trái của 1 ngón tay.- Ngón cái cũng để tự nhiên, không chủ ý thò hẳn ra ( thò hẳn ra sẽ dẫn đến việc căng cơ, ảnh hưởng đến lực và độ ổn định của bàn tay phải).Về cách phân bố thời gian : thú thực là người chơi ghita nghiệp dư không thể có đủ thời gian trong 1 ngày để thực hiện toàn bộ các bài tập từ A đến Z. Cái chính là tùy từng giai đoạn mà lựa chọn bài để tập. Ví dụ mục đích của tháng này là barre khỏe lên thì tập trung chủ yếu vào bài barre. Mục đích tháng này là tăng tốc độ thì tập trung vào các bài tập ép tốc độ. Như tớ đã nói ở trên :" bạn là thầy thuốc của chính mình ". Sau 1 buổi tập, bạn phải tự rút ra nhận xét cho mình, tập như thế có hiệu quả không, có tiến bộ không, đã phù hợp chưa. Nếu chưa thì phải tự điều chỉnh và nhận xét để rút ra cách phối hợp các bài tốt nhất cho mình. Thậm chí cứ sau 10 phút một, bạn đã phải có nhận xét được là 10 phút đó tay mình thay đổi ra sao.Ngay cả tớ, do sống xa thầy, nhiều khi đi sai đường mà không biết, tập cả tháng mới phát hiệnlà tập như thế không hiệu quả, lại phải kì cạch tập lại. Đôi lúc cũng chả hiểu sẽ đi đến đâu, nhưng thấy mình có tiến bộ, dù có thể rất ít so với công sức bỏ ra, cũng đã thấy vui rồi. À, về tay phải, tập nhẹ hay mạnh. Nên tập càng mạnh càng tốt, mạnh hết sức có thể, giống như người tập chạy đeo đá vào chân, khi tháo đá ra sẽ chạy nhanh nhẹn. Tập mạnh hết sức, khi vào bài chỉ cần gảy 1 cái đã kêu đủ to rồi. Hơn nữa, khoảng âm thanh bạn tạo ra (giữa âm thanh nhỏ nhất và âm thanh to nhất ) càng rộng bao nhiêu thì bạn càng có nhiều lựa chọn bấy nhiêu cho việc xử lý tình cảm. Rõ ràng, từ 1 đến 10 bạn có thể lựa chọn rất nhiều, nhưng giữa 4-6 bạn chỉ có 3 lựa chọn : 4,5,6.Thân
     
  9. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    Tối qua được thầy Khoa giảng thêm về độ dài của ngón cái, và một số điều khác, xin bổ sung :-Ngón cái tay trái để sau cần đàn, khoảng 2/3 chứ không phải 1/2 như vẫn thấy. Bởi vì ở vị trí 2/3 là vị trí thuận lợi nhất cho việc di chuyển. Nếu để ở vị trí 1/2 sẽ làm cho các ngón tay “chồm” quá nhiều về đằng trước, điều này làm sai thế tay chuẩn và gây ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển, độ bám dây của các ngón tay trái…- Độ dài móng ngón cái tay phải để sao cho có độ “bám dây”, nếu để dài quá thì sẽ đẩy các ngón còn lại ra xa dây, để ngắn quá thì các ngón còn lại bị hụt hẫng. Để móng ngón cái sao cho có độ “bám” ( tức là khi gẩy ngón cái và các ngón khác ở thế tay chuẩn dễ dàng) chứ không phải “vướng”, nói rất khó để tưởng tượng nên chỉ còn cách tự rút tỉa trong quá trình tập.-Ngón cái tay phải chỉ nên để phía trước ngón trỏ một chút (“bụng” ngón cái "không nói tục"ng ngay ngón trỏ), tức là cứ để tự nhiên, đừng cố gắng chồm lên quá xa so với ngón trỏ sẽ làm co cơ ngón tay ảnh hưởng đến sự chuyển động của các ngón khác, bởi vì cấu tạo bàn tay người việt vốn nhỏ hơn và yếu hơn rất nhiều so với bàn tay của người nước ngoài. Thế tay chuẩn trên chính là thế tay phù hợp với cấu tạo tay của người Việt.-Nếu móng một ngón bị mòn, khi mài rũa móng ngón đó thì phải mài rũa móng các ngón còn lại cho đồng bộ. Có thể kiểm tra độ dài móng giữa các ngón bằng cách gẩy chụm 2 ngón , rồi 3 ngón, và 4 ngón, nếu ngón nào dài quá sẽ đẩy các ngón còn lại ra xa dây, và tất nhiên sẽ gây cảm giác khó chịu, không thoải mái khi tập.Khi đó nên mài rũa lại ngón đó cho phù hợp với các ngón còn lại. Và vẫn phải theo nguyên tắc ngón trỏ ngắn nhất sau đó đến ngón giữa và cuối cùng là ngón đeo nhẫn dài nhất.- Trong quá trình tập nên cố gắng tập đánh to tiếng nhất có thể, bởi vì khi đánh được to tiếng thì sẽ dễ dàng đánh nhỏ tiếng được nhưng nếu chỉ tập đánh nhỏ tiếng mà khi yêu cầu đánh to tiếng thì không làm được.Và tất nhiên khi dễ dàng đánh to, nhỏ tiếng đàn thì biên độ diễn cảm sẽ rộng hơn.- Khi tập mỏi tay thì nên thả lỏng tay bằng cách buông thõng cả cánh tay xuống, như thế cơ tay sẽ được thả lỏng hoàn toàn.- Những bài tập cho tay trái và tay phải ở trên là “chính cách”, nhưng theo thầy Khoa thì chủ yếu khi chơi guitar lại chơi theo “phá cách”, bởi vì cái hay nằm ở “phá cách”, nhưng trước khi học được “phá cách” phải thuần thục cho được “chính cách”. Ví dụ một người tập đi xe đạp trước tiên phải cầm chắc tay lái ( chính cách), sau khi đi xe thuần thục họ có thể bỏ 1 tay, 2 tay ra đi ( phá cách) ( em thì “phá cách” bằng xe máy cơ, [​IMG] [​IMG] ). Như vậy “chính cách” là cơ sở làm nên “phá cách”, có nghĩa là mọi cái hay đều xuất phát từ cái gốc mà đi ra. Còn “phá cách” thế nào em chưa được học, hehe, khi nào em được học sẽ lại cùng các bác mổ xẻ.Bài tập trên bác nào còn thắc mắc không để em nhờ thầy giảng thêm?
    "gẩy song song với mặt đàn" là em chép nguyên văn trong tài liệu của thầy Khoa, tối qua khi gặp thầy em cũng có hỏi thầy về vấn đề này và được thầy giải thích, em thì không đủ trình độ để giải thích được cái hiều của mình nên nói đại khái thế này: nếu nói gẩy theo một đường cong thì người gẩy sẽ cho phép mình cong hẳn thậm chí rất cong vào lòng bàn tay và như thế là sai, nhưng nếu nói gẩy thẳng theo hướng song song mặt đàn thì người gẩy sẽ cố gắng gẩy thẳng nhưng theo tự nhiên mà hơi cong một chút, như thế là thành công. Cho nên nói gẩy song song với mặt đàn là nói tương đối, không phải tuyệt đối [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" />
     
  10. Saito Ririka

    Saito Ririka Mới tập romance

    Cảm ơn bác nhiệt tình quánếu em dùng luôn bài tạp này để tập tre thì chỉ cần tăng thời gian cho mỗi ngón tay phải thôi ạNếu em thành công thì phải tôn các bác làm sư phụ mất!
     
  11. Saito Ririka

    Saito Ririka Mới tập romance

    Theo y của Bác trọc thì theo em tháng nay em nên ưu tiên tập cho tay phải và tay trái ở 2 bài tạp thế tay cơ bản để tạo tiêng đàn tốt hơn ,còn bài bare thì tập sau cũng được ,đúngko ạ
     
  12. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    thậm chí tháng này bạn quên tay trái đi cũng được, tập tay phải thôiCòn nếu bạn đủ kiên nhẫn, tháng này quên luôn cả ngón i,m,a đi, tập mỗi ngón cái thôi. Thật đấy.
     
  13. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    hehe, đúng là thế đấy bác ạ, nếu bác đủ kiên nhẫn thì xin mời, em cũng bỏ gần 1 tháng để tập mỗi ngón cái, vì do trước đó tập sai, rồi thành tật xấu. bây giờ thì tạm ổn, vẫn đang tập [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" />
     
  14. winter

    winter bài nào cũng táng

    Ngón a xoáy một chút là thế nào hả Van, chưa hiểu lắm [​IMG]
     
  15. cntnly

    cntnly Mới tập romance

    Hic bây giờ mới biết mấy bác viết bài này hay quá đi mất. Em cũng về hì hục tập mãi. Thấy có tiến bộ nên sướng như điên luôn.À , cho em hỏi cái này tí bác vuvan ơi. Cái bài tập dang ngón ấy co phải là các ngón tay trái đặt lần lượt trên dây sol (ngón 1 ngăn 1 ngón 2 ngăn 2...) sau đó duỗi ngón út từ ngăn 4 sang ngăn 5 phải không ạ? Nếu thế thì tay của em ngắn lắm chỉ duỗi được ngón út đến 1/2 ngăn 5 thôi mà như thế thì ko ấn mạnh được nên tiếng đàn cứ bị rè. Còn cố duỗi xa một tí nữa thì hai ngón 2, 3 cứ chạy theo ngón út lệch sang ngăn 3, 4 luôn. Bác có cách nào khắc phục chi em với... ^<img src=^" border="0" alt="77.gif" />
     
  16. Saito Ririka

    Saito Ririka Mới tập romance

    Thắc mắc cuối cùng của em:Bài tập barrebác bảo có đoạn đổi ngón tay trái nghĩa là ko chỉ tập barre cho ngon 1 mà cho cả 4 ngon ạ.
     
  17. tieuphuphadan

    tieuphuphadan Mới tập romance

    mình tập thì tập và cũng đọc nhưng chưa nhiều bằng các bác nhưng mình chưa có diễm phú đcj nhìn nghệ sỹ nào barre ngón 234 cả mà mình thấy các bạn ko nhất thiết là cứ 1 tháng tập độc một thứ như vậy sẽ mất thời gian mà hiệu quả ko cao(đây là ý kiến riêng thôi) các bác có thể tập chuyên về một cái nhưng phải kết hợp luôn với tay còn lại vào 1 đoạn nhạc nào đây khi đó bạn se có một bài tập mới để tập vừa ko gây nhàm chan vì khi tự tập rất hay cho ta sự nhàm chán vì điều này nên minh viết góp ý với các bác... chúc các bác vui vẻ và chăm chỉ
     
  18. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    hehe, tức là hơi xoáy một chút [​IMG] chẳng biết giải thích thế nào nữa, cứ tập sẽ thấy, còn không gặp hemuon xem. [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" />
    Khắc phục bằng cách tập luyện chứ còn bằng cách nào [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> bài tập đó để giúp bác làm được điều đó mà, nếu tự dưng bác làm được thì còn tập làm gì nữa [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" />
    Đúng rồi bác ạ, ngoài tập ngón 1 còn tập cho các ngón khác, với lại trong khi các ngón khác di chuyển thì ngón 1 vẫn bare, điều này làm tăng thời gian bare và tăng khả năng chịu đựng của ngón 1. nói chung chỉ tập 1 tuần, mỗi ngày 30 phút cũng đã thấy kết quả rất tuyệt rồi. [​IMG]
     
  19. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    1. Mình đồng ý là tập đi tập lại rất chán. Chán đến phát điên phát rồ ấy chứ.Nhưng tôi thì vẫn kiên trì tập vì thấy nó rất hiệu quả.2. Bạn nói hiệu quả không cao thì tớ nghĩ cũng không đúng lắm. Phương pháp này là " chữa từng bệnh 1". Nếu kết hợp chữa nhiều bệnh cùng 1 lúc thì không chắc là sẽ tốt. Nếu kết hợp 1 đoạn nhạc nào đấy thì ngoài việc chú ý đến kỹ thuật, đầu óc bạn còn bị phân tâm vào giai điệu, xử lý v.v, như thế mục đích chính là tập luyện kỹ thuật có thể sẽ không có hiệu quả tối đa. Nói chung có nhiều cách tập lắm, đây cũng chỉ là 1 phương pháp tập thôi. Tập phương pháp này rất mệt, nhức đầu (tạo ra 1 thứ âm thanh...không thể ngửi nổi hic) nên đòi hỏi sự kiên trì điên cuồng.
     
  20. Saito Ririka

    Saito Ririka Mới tập romance

    Em thấy cĩng ko đến nỗi chán,tập đo tập lại 1 dây thấy tiếng của nó cũng hay hay,ko khéo lại luyện được cả tai nghe nữa(Vì suốt ngày phải đánh 1 nốt mà).Nhưng mà em ko hiểu sao,đã cố lắm rồi mà vẫn bị tiếng pực pực.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này