1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

NỀN MÓNG GUITAR.

Discussion in 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' started by vuvan, Jul 27, 2005.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    Anh em Vg chủ yếu tự học guitar cho nên chỉ cố sao chơi cho hết một bản nhạc ( gọi là giới thiệu nốt, chơi như midi, hehe) mà không quan tâm đến tiếng đàn phát ra có hay không? Có tròn tiếng không? hoặc tiếng đàn có chiều sâu không…Em may mắn được thầy Châu Đăng Khoa chỉ cho những điều cơ bản, nhưng lại là những điều gốc rễ, nó rất quan trọng trong guitar.Để cho dễ hiểu ta lấy ví dụ so sánh: để xây một ngôi nhà, điều đầu tiên là người ta cần có một cái móng thật vững chãi, móng nhà tốt thì xây nhà lên cao bao nhiêu cũng được, và tất nhiên xây nhà cũng rất đẹp. Ngược lại, nếu móng nhà yếu thì khi xây nhà sẽ làm nhà nghiêng ngả, nứt nẻ, và khi xây đến một độ cao nào đó là đứng luôn không thể xây thêm nữa, nếu muốn nữa chỉ còn cách đập nhà xây lại móng, nếu không muốn đập thì lại chắp vá sửa đổi móng, tất nhiên làm thế chẳng đạt được hiệu quả mà lại còn mất thời gian nữa,hehe. Quay lại vấn đề về guitar, nếu đặt những “viên gạch” đầu tiên cho vững chắc thì học guitar cứ thẳng tiến, và “ xây” sẽ cũng sẽ rất hay, rất đẹp. [​IMG] Nếu ai đó bảo chơi cho vui mà không cần luyện tập nhiều thế này thì em cũng chịu, nhưng nếu đã ham thích guitar thì cũng nên đi tìm cái đẹp, cái hay của nó, thú vị hơn nhiều lắm chứ. [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> Em được thầy Khoa chỉ đi chỉ lại bài tập cơ bản này, nói thật với các bác là lúc đầu thấy nó rất nhàm chán, đơn điệu nhưng khi tập một thời gian mới thấy mê vì hiệu quả của nó đem lại quá tuyệt vời. [​IMG] Yêu cầu đầu tiên là tạm thời quên đi những gì mình đã tập trước đó, ( giống như phim chưởng, có môn võ công muốn học phải tự phế hết võ công, [​IMG] hehe nhưng ở đây không phải quên hết những bài đã chơi mà chỉ là tạm thời) bởi vì nếu cứ chơi những bài đã chơi thì thói quen, phản xạ xấu, dư thừa vẫn luôn hoạt động.. Cần một thời gian để tập một phản xạ mới, tất nhiên phản xạ tốt hơn, khi đó hãy quay lại những bài đã tập trước.Thầy CĐK cho em những “viên gạch” và chỉ bảo cách xây dựng nền móng, em đang cố gắng. Cái hay không thể để dùng một mình cho nên em xin share cho các bác cùng tập. Nhưng theo em không có được mấy người có đủ kiên trì đâu, haha. [​IMG] Bây giờ là điều kiện thứ 2 là móng tay. Móng tay chính là bảo kiếm, có nhiều cách để móng nhưng nếu ai đồng ý tập bài tập của thầy Khoa thì bắt buộc phải để móng tay theo cách này. Móng tay phải để ngắn, không nhọn. Móng tay có hình ovan (đặt một quả trứng nằm ngang, lấy nửa bên trên, đó chính là hình dạng của móng tay). Độ dài của móng tay ( tính từ thịt đầu ngón tay)Móng ngón i: 1 lyMóng ngón m: 1,2 lyMóng ngón a: 1,4 – 1,5 ly.Tuy nhiên để móng phù hợp rất mất thời gian, rũa móng từng ly từng tý, không thể xem nhẹ việc để móng tay được, có những thành viên trong thành phố tập đúng với bài tập của thầy Khoa nhưng vì để móng tay sai nên không thể đạt hiệu quả như mong muốn được. Em mất 6 tháng để hoàn thiện móng tay, hehe, Có người còn mất thời gian hơn. Nói chung vừa tập vừa chỉnh. bài viết rất hay về móng tay của hè muộnhttp://viet-guitar.vn/forum/index.php?showtopic=469Có thể các bác không tin, nhưng bài tập cho tay phải em trình bày dưới đây cũng là bài tập tremolo cơ bản.Bàn tay phảiĐặt p i m a vào theo thứ tự dây rê, sol, si, mi. Đầu ngón trỏ nằm ngay mép ngoài của rosette ( cái vòng hoa văn dán ở lỗ thoát âm) đó là vị trí trung gian, đưa về sau là tiếng đàn sáng lên, đưa về phía cần đàn tiếng đàn tối đi. Để ở vị trí trung gian là để có chỗ thể hiện tình cảm, tiếng đàn sáng tối.Tập đàn từng ngón với động tác rất ngắn, theo hướng song song với mặt đàn, không được móc theo hướng vào giữa lòng bàn tay. Tập thật chậm cho rõ tiếng, sau đó phải tập nhanh hơn nhưng động tác phải đồng nhất.Ngón cáiRất nhiều người luôn gảy ép dây bằng ngón cái, và để tránh bị dây mắc vào móng nên toàn cắt trụi cạnh móng, điều đó không phù hợp, và cũng không đạt hiệu quả cao được. Móng tay cái vẫn để hình ovan, khi gảy dùng lực đầu ngón tay và trượt ra ngoài cạnh móng chứ không phải từ cạnh móng trượt vào đầu ngón tay như mọi người vẫn làm.Đầu ngón cái ấn nhẹ dây đàn xuống sau đó bật trượt ra ngoài và xéo xuống dưới. Gẩy từ từ, trong khi ngón cái gẩy thì các ngón khác vẫn giữ trên dây đàn, cố gắng thả lỏng các ngón còn lại.Việc ấn dây rất quan trọng vì chỉ cần một lực nhẹ, và ngón tay đi một đường rất ngắn, nhưng tiếng đàn rất lớn, nguyên do là vì ngoài lực gẩy của ngón tay còn có lực phản hồi từ việc nén dây.Ngón cái không được cong theo kiểu đầu ngón cái hướng lên trời, nên giữ thẳng, dùng lực khớp thứ nhất của ngón tay để gẩy, gẩy ra phía trước ngón trỏ nhưng không quá xa. Lúc đầu có thể tập khi gẩy dây 3 để dễ hình dung ra hướng đi của ngón cái ( ngón trỏ vẫn giữ trên dây) Ngón cái tạo với dây đàn một góc cận trên dưới 45 độ.Các ngón còn lạiNếu không có một cách gẩy thích hợp thì tiếng đàn tạo ra rất mỏng và chát, không ấm, không tròn và không có chiều sâu, như vậy không thể có một tiếng đàn hay được. Các ngón giữ trên dây, khi một ngón gẩy thì các ngón còn lại phải thả lỏng. Hướng đi của những ngón này hợp với hướng đi của ngón cái tạo thành chữ “V”Tập ngón trỏ, các ngón khác tương tự:ngón trỏ đặt vào dây, hơi nén dây rồi bật ra, đường đi của ngón rất ngắn ( người ngồi đối diện thấy chuyển động của ngón rất nhỏ, thậm chí không thấy cả chuyển động). Ngón tay tiếp xúc dây đàn bằng thịt, sau đó trượt ra chạm cạnh móng tay và bật ra ngoài, như vậy ta gẩy đàn bằng cạnh móng tay sẽ cho tiếng đàn hay mà không có tiếng lạo xạo của móng chạm vào dây đàn.Gẩy đàn với tốc độ rất chậm, 1s/nốt, Khi gẩy chậm ta sẽ có đủ thời gian chỉnh sửa thế tay, lực ngón tay, cố gắng so sánh tiếng đàn mà mình gẩy được, thử gẩy với nhiều góc độ để có được tiếng đàn hay nhất.Thực hành1. p; i; m; a; ( gẩy từng ngón một, mỗi ngón 5’ ( hoặc nhiều hơn nữa) sau đó đổi ngón, ngón nào yếu thì tập nhiều hơn, nếu là tập tremolo thì gẩy một ngón liên tục, nếu mỏi thì gẩy chậm lại, tức là cho ngón nghỉ ngơi nhưng tuyệt đối không được dừng.)2. im; ma; ia; ( gẩy theo cặp ngón, gẩy xuôi rồi gẩy ngược( do nhịp phách mạnh nhẹ), gẩy tách, rồi sau đó gẩy chụm)3. pi; pm; paMỗi ngày tập 1,5h đến 2h. tập trong vong 1 tháng, hehe. Như em đã nói là nó rất nhàm chán, nếu không thật sự muốn vươn tới cái hay của guitar thì chẳng ai chịu tập. Hy vọng có 10 người tập đã là hạnh phúc không uổng công em ghi chép lời giảng của thầy Khoa rồi, hehe. Nhưng khi đã tập thì rất mê, và khi áp dụng vào bài sẽ thấy được hiệu quả to lớn thế nào. Thế nhưng nếu tập một vài buổi mà tiếng đàn vẫn chát là do để móng sai, hoặc gẩy góc độ chưa đúng. Cần phải rất kiên nhẫn.Lê Linh trong nhóm của hè muộn bỏ ra 3 tháng để tập gẩy dây buông, 1 tháng dùng riêng cho ngón cái. Hiệu quả thế nào thì các bác kiếm hè muộn hoặc Lê linh mà kiểm định, hay là tìm anh Tuấn Khang ấy [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> Dù sao viết thế này cũng không thể lột tả hết được, nếu gặp trực tiếp trao đổi vẫn là tuyệt nhất. Còn lại nói chung là phải cố gắng, trong quá trình tập sẽ tự đúc kết kinh nghiệm.Em vẫn tập dây buông, hic, tổng cộng 2 tháng rồi ấy chứ, tại trình độ còi nên vẫn chưa đạt.Xong phần này, em học được cái gì lại share với các bác [​IMG]B)<" border="0" alt="6.gif" />
     
  2. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    nhân tiện VUVan có đề cập lại bài viết về móng tay của tôi, tôi xin có thêm lời bàn.Trong bài viết trước kia, tôi có nói để móng tay theo phương pháp của anh Khang cảm thấy rất hụt. Đấy là cách đây 2 năm. Còn bây giờ thì tôi đã để móng giống hệt anh Khang. Cách để móng tay này chính là cách để móng tay theo phương pháp của thầy Châu Đăng Khoa. Chuyển sang cách để móng tay này tôi cảm thấy có những lợi điểm sau :- Tiếng đàn sâu hơn, đầy đặn.- Chuyển động tay thoải mái hơn, nhanh hơn.- Bớt tạp âm do móng tay chạm dây.Rất mong được trao đổi thêm với các bạn
     
  3. 819

    819 Đồ rê mi fa sol ...

    He em mà tập theo cách của bác chỉ chắc là toi wa . QuQuả thật muốn có thành quả thì phải luyện tập. Nhưng đối với những người mới chơi nhất là tự học thì em nghĩ lalàm theo cách đó nó hơi mất công vì tâm lý của mọi người bao giờ cũng là nhanh đánh được . Em cũng phải thử làm theo cách của bác để hoàn thiện xem sao. Thank
     
  4. otard

    otard Tiều phu bổ củi

    bài viết của vuvan rất hay và dễ hiểu,có tính sư phạm cao...Cám ơn rất nhiều.Bao giờ có thì share tiếp nhéTớ pin bài này lên đây
     
  5. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    tôi xin bổ sung thêm 1 chút.bài tập thì có rất nhiều. Phương pháp cũng có nhiều. Từ Carcassi đến Sor, từ Caruli đến Tarrega. Etude và bài tập đầy ra. Bài tập như thuốc quý. Vấn đề là 1. Liều lượng. Bao nhiêu thì đủ?2. Phối hợp các thuốc như thế nào. Có loại thuốc kịch độc khi biết phối hợp với các thuốc khác sẽ thành thuốc chữa bệnh, ngược lại, không phải uống thuốc bổ sẽ là tốt.Trong bài của Vuvan có viết : tập từng ngón, mỗi ngón 5 phút, mỏi thì đánh chậm lại, nhất quyết không được nghỉ. Điều này là do :- Thời gian bạn bắt đầu tập đàn được tính kể từ lúc tay mỏi. Hôm nay bạn tập 5 phút thấy mỏi, nghỉ, thì hôm sau bạn tập sau 5 phút cũng sẽ thấy mỏi ---> không có sự tiến bộ. Nếu tập 5 phút thấy mỏi, cố gắng vượt qua cái mỏi đấy là bạn đã tự vượt được giới hạn của mình. Vượt bao nhiêu tùy bạn, cái đó do nhận định của chính bản thân bạn- Tập đi tập lại 1 động tác (có vẻ như nhàm chán) giúp tạo 1 " form" tay chuẩn, để khi vào bài tay đã thành thói quen, không thể lệch khỏi form đấy được. Việc tập dây buông cũng như cầu thủ bóng đá, tập đi tập lại động tác sút bóng tĩnh, sút bóng tĩnh có tốt rồi mới sút bóng động được. Dù tập theo phương pháp nào, thì điều quan trọng nhất, bạn phải là " thầy thuốc của chính bạn ". Chỉ có bạn mới nhận định được chính xác nhất là bạn yếu cái gì, cần tập cái gì (bốc thuốc).Trọc
     
  6. aicungbietlaai

    aicungbietlaai Đồ rê mi fa sol ...

    em có một số thắc mắc như sau:1. có thể nói kỹ hơn về cách để móng không ? 2. Lúc tập với thế tay chuẩn, có hiện tượng là 2 ngón số 2,3 bị chụm vào, có vè như cấu tạo của bàn tay người đã sẵn là co cụm để cẩm nắm. Làm thế nào để tách ngón ra ???
     
  7. parrot

    parrot Đồ rê mi fa sol ...

    co can thiet phai laMóng ngón i: 1 lyMóng ngón m: 1,2 lyMóng ngón a: 1,4 – 1,5 ly?Neu vay thi chac hang tuan phai giua lai mong (mong dai ra ma).
     
  8. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    Không phải là hàng tuần, mà là hàng ngày!Một ngày trước khi tập đàn tôi phải mất ít nhất 30 phút để chỉnh sửa lại móng.
     
  9. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    thêm 1 vài chú ý về cách để móng :- Duỗi thẳng tất cả các ngón tay, quan sát móng từ phía lòng bàn tay chứ không phải từ mu bàn tay. Nếu quan sát từ mu bàn tay thì sẽ nhầm lẫn độ dài móng là từ chân móng (phần bắt đầu màu trắng "không nói tục"c) trong khi đánh giá độ dài móng thật ra là đánh giá phần nhô ra khỏi thịt.- Độ dài 1 - 1,2- 1,5 như vuvan đã nói là tính từ phần nhô ra khỏi thịt ( quan sát từ lòng bàn tay ra). - Móng tay hình oval, nghĩa là đường viền móng tay và đường viền thịt của ngón là 2 đường song song với nhau, đường viền móng " bám " theo đầu ngón tay.
     
  10. winter

    winter bài nào cũng táng

    He he, anh Hemuon nói hay quá, hôm trước hut máu anh thì hôm nay mới giác ngộ cách mạng cái vụ để móng tay, đúng là tiếng đàn nghe khác hẳn thật.Cảm ơn vuvan về bài viết rất có giá trị nhé !
     
  11. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    Cám ơn hemuon bổ sung cho bài viết của em.Về để móng cần nhiều thời gian chỉnh sửa và rất công phu tỉ mỉ. Để móng làm sao cho dây đàn tiếp xúc với móng càng nhiều càng tốt , em thấy khi gẩy, móng tay em trượt từ cạnh móng đến gần hết toàn bộ móng mới trượt ra ngoài làm tiếng đàn nổ lớn và ấm, nhưng để tròn tiếng thì còn mất nhiều thời gian tập luyện.Cũng nên cẩn thận nếu không dây đàn chỉ trượt có một đoạn ngắn rồi đi ra ngoài, đó là do cạnh móng mài quá "dốc" khắc phục bằng cách mài cong cái "đỉnh dốc" đó đi.-Thông thường mọi người hay cắt sâu cạnh móng tay làm cho dây đàn khi trượt từ thịt ra bị rơi vào khoảng không rồi mới tiếp xúc đến móng, điều này làm cho tiếng đàn chát, ngược lại để cạnh móng dài quá thì dây đàn bị mắc vào cạnh móng. Vì thế cạnh móng phải rủa tỉ mỉ từng chút một sao cho khi dây đàn trượt từ thì ra thì tiếp xúc với móng liền, nếu còn bị mắc dây vào móng thì lại mài đi từng chút, có thể dùng giấy nhám để vào dây đàn và gẩy theo thế tay chuẩn khi đó phần móng dư sẽ bị mài đi. -Em bổ sung một chút về tay phải: khi gẩy mu bàn tay và cổ tay luôn "tĩnh" chỉ có ngón tay là "động", cố gắng tập chung lực vào đầu ngón rồi gẩy. Các ngón tay khép lại, kẻ hở giữa các ngón càng nhỏ càng tốt. Điều này làm cho các ngón trợ lực với nhau tốt hơn, và cũng tránh các ngón vung quá xa làm anh hưởng tốc độ chạy ngón sau này vànhững động tác vung ngón quá xa đó cũng là những động tác dư thừa không cần thiết.ngón út ép vào ngón a ( có thể xem như ngón út và ngón a là một) Cổ tay hơi cong gập lại, để đầu ngón cái tiếp xúc với dây đàn và tạo với dây một góc cận trên dưới 45 độ, thêm nữa là cạnh ngón cái cũng tạo một góc cận trên dưới 45 độ, điều này sẽ làm cho bàn tay và các ngón còn lại ổn định hơn. Có một số thành viên khi tập do để bàn tay phải sai mà cũng không gẩy ra tiếng đạt hiệu quả, bàn tay úp vào thùng đàn chứ không phải ngửa lên.Nếu có thể thì nên ngồi trước tấm gương để tự mình chỉnh sửa.
    Bài tập luyện ngón tay tráiĐây là bài tập tốt nhất để làm cho ngón tay trái khỏe như trâu [​IMG] Để tay trái theo thế chuẩn ở ngăn I, tập từng ngón một, trước tiên tập ngón 1. Ngón 1 bấm dây 6 ngăn 1. Thực hành:1.ngón cái đánh mạnh dây 6 sau đó ngón 1 ( tay trái) vuốt lên ngăn 2 rồi lại vuốt về ngăn 1 ( tay phải không gẩy)2. Ngón cái lại đánh mạnh dây 6 sau đó ngón một lại vuốt lên ngăn 3 và rồi lại vuốt về ngăn 1. Mỗi lần vuốt lên vuốt xuống lại tăng thêm một ngăn đàn, cố gắng bấm mạnh kể cả khi vuốt lên hoặc vuốt xuống, khi di vuốt nhớ thế tay luôn chuẩn, các ngón không vung loạn lên, ngón nào vuốt thì không được nghiêng ngả. Ngón nào yếu thì chăm sóc nó thật kỹ. Em vẫn tập nhưng nói trước đây là bài tập rất kinh khủng, em chỉ kéo lên được ngăn 5 ( nếu ăn gian thế tay, tức là thế tay không chuẩn thì có thể lên thêm 2, 3, ngăn nữa [​IMG] )Để xem còn gì em sẽ post lên tiếp, hehe [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" />
     
  12. anhlt1983

    anhlt1983 Đồ rê mi fa sol ...

    Tớ vừa đọc và làm thử theo bài viết của bạn. Tơ chưa hiểu rõ lắm về duỗi ngón. Có phải là 4 ngón bên tay trái đặt lên 4 khuông của dây thứ 3 (dây sol). Sau đó giữa bắt đầu từ ngón thứ nhất đến ngón thứ 4 ( ngón trỏ đến ngón út ) đưa qua từng dây, trong khi các ngón kia vẫn đặt nguyên trên dây sol ? Trong quá trình đưa như vậy, tay phải có cần thực hiện động tác nào không ? Làm sao để tránh được hiện tượng, ngón tay duỗi nhiều quá, kéo lê đi các ngón còn lại ?
     
  13. otard

    otard Tiều phu bổ củi

    theo tớ hiểu thì là :ban đầu 1 2 3 4 đều ở dây Sonsau đó theo thứ tự 2 3 4 1 lần lượt chuyển qua dây khác (tất nhiên khi một ngòn chuỷên động các ngón còn lại vẫn ở nguyên vị trí)KHông biết đúng không ?Còn bài luyện 'Bài tập luyện ngón tay trái' đọc mấy lần nhưng vẫn chả hiểu gì cả ? ngòn cái không nằm ở sau mặt phím đàn à ?
     
  14. aicungbietlaai

    aicungbietlaai Đồ rê mi fa sol ...

    Em cũng muốn hỏi là lúc tập thì tay trái và tay phải tập riêng hay là tập cùng nhau ???
     
  15. vuvan

    vuvan Thread Starter Cựu thành viên BQT

    đúng rồi bác ạ, tay phải không cần làm động tác nào cả, thực hành từng ngón. 1. Duỗi ngón:Ngón trỏ duỗi qua từng dây trong khi các ngón khác vẫn giữ trên dây, tập luyện nhiều, cố gắng thả lỏng các ngón còn lại. các ngón khác tương tự.2.Co ngón: ngón trỏ co lại bấm vào dây 2, rồi đến dây số 1. các ngón khác tương tự. co ngón mệt mỏi hơn duỗi ngón, hehe [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> 3.Dang ngón: ngón út đưa từ ngăn 4, đến ngăn 5 và kéo lại là thu ngón, tương tự với ngón trỏ.4. Chéo ngón: 5.xoay ngón:khi tập nhớ luôn giữ thế tay chuẩn.hemuon giải thích rõ hơn dùm em, cái này em viết lủng củng cho nên thôi không giải thích nữa nhờ hemuon làm giúp.
    hehe, tất nhiên ngón cái vẫn nằm sau mặt phím chứ, đơn giản bác chỉ vuốt thật mạnh ấy mà. Nó làm cho ngón tay rất rát, nóng rất nhanh vì ma sát liên tực vào dây đàn, nhưng ngón tay lại khỏe lên nhanh chóng, chỉ cần vài ngày là khác biệt rất lớn rồi [​IMG]-" border="0" alt="67.gif" />
     
  16. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    Thế này. Bàn tay trái có 2 nhóm cơ : cơ gấp và cơ duỗi. Bài tập co gấp giúp tăng cường 2 nhóm cơ này.1. 4 ngón tay trái để lên cùng 1 dây son (dây số 3), ngón trỏ để ngăn 1, ngón giữa để ngăn 2, ngón nhẫn để ngăn 3, ngón út để ngăn 4. 2. Bắt đầu với ngón trỏ. 3 ngón kia để nguyên, ko có bất cứ động tác nào. Thực hiện " nhảy dây " với ngón trỏ:- Các chuyển động của ngón trỏ diễn ra ở ngăn thứ nhất.- Từ dây 3 (son), chuyển ngón trỏ sang các dây khác : chuyển từ dây 3 lên các dây 4,5,6 sẽ là duỗi ngón. Từ dây 3 lên dây 2,1 sẽ là gấp ngón. Sau khi quen động tác này rồi thì tăng " biên độ " chuyển động của ngón. Nhảy từ dây 1 xuống 6, rồi từ 6 lại quay về 1, rồi 2->6, 3--> 6....- Các ngón còn lại làm y hệt ngón trỏ (nhớ là khi tập ngón nào thì các ngón còn lại sẽ để nguyên, không chuyển động)- Tôi tin là khi thực hiện bài tập này bạn sẽ gặp khó khăn với ngón 3 và ngón 4. Công dụng bài tập :- Như đã nói giúp cơ gấp và cơ duỗi khỏe lên- Giúp các ngón cử động độc lậpThời gian tập :Nếu bạn làm vài lần co duỗi với từng ngón thì sẽ chả có tác dụng gì. Chắc chắn đấy! Hãy tập mỗi ngón 5 phút! Sẽ biết tay nhau ngay [​IMG]:)" border="0" alt="19.gif" /> Tôi nhắc lại, bài tập thì có nhiều, quan trọng là cách tập, phối hợp, cường độ, liều lượng..Quên nữa, vuvan bảo khi tập bài này không cần dùng tay phải. Đấy là thời gian đầu. Còn sau khi đã quen với động tác, thì khi ngón chuyển qua dây nào, nên bấm dây đó, để kiểm tra xem mình bấm có chắc không. Gảy dây là 1 cách cảm nhận tốt nhất mình bấm đúng hay sai.Thân mến
     
  17. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    Tớ đã quan sát và thấy, những ai tay yếu và co gấp không tốt, khi 1 ngón chuyển động, các ngón khác thường có hiện tượng " vít " dây.- kéo dây xô xuống. Việc này là do- Khả năng chuyển động độc lập của các ngón kém- Cơ các ngón ko có khả năng co gấp riêng biệtBài tập trên bạn làm thật chậm, vừa làm vừa quan sát thật kỹ tay mình. Sai đâu khắc phục ngay.bạn là thầy thuốc của chính mình mà!
     
  18. zoom

    zoom Đồ rê mi fa sol ...

    Anh troc nói chí lý quá. Em muốn hỏi anh1. hai ngón áp út và út bà tay trái em tập mãi mà vẫn cứ dính vào nhau, ko thể chuyển động độc lập được. Liệu có cách nào khắc phục ko?2. Ngón tay trái em hơi ngắn và nhỏ, bấm chặn một lúc là mỏi tay và ngón út bấm hay bị trệch nốt ( do ngón nhỏ). Có bài tập nào khắc phục ko?3. Nếu tay trái yếu thì nên chọn loại đàn và dây đàn nào ạ ( ví dụ đàn cần nhỏ, dây nhão...)4. Em hỏi anh có dạy guitar ngoài giờ ko ạrất mong anh chỉ giáo
     
  19. trọc

    trọc Cựu thành viên BQT

    Bài tập trên sẽ giúp bạn tách ngón. Còn nhiều bài tập nữa nhưng cứ tập bài này đã.
    Đi thẩm mỹ viện, kéo ngón cho dài ra hehe. Đùa. Tay mỏi thì phải tập để hết mỏi. bạn tập bài này, nhớ đánh giá xem từ lúc tập đến lúc mỏi tay là bao nhiêu phút. Lúc mỏi thì cố gắng tập thêm, đừng mỏi là bỏ tay ra. Hôm đầu tiên tập thêm 1 phút, hôm sau 2 phút v.v. Tớ hồi xưa cũng tập thế, tay tiến bộ rõ rệt
    Tay trái yếu thì chỉ có cách tập, không có đàn cho tay yếu đâu hic
    Thưa bạn, viết thế này thì chết tớ. hic. Tớ tập nghiệp dư cho vui, có gì hay thì chia sẻ với mọi người thôi.
     
  20. zoom

    zoom Đồ rê mi fa sol ...

    Gửi anh troc:1.Em sẽ cố gắng tập theo phương pháp của anh. Tuy nhiên em nghe nhiều người nói là thường thì cấu tạo tay ai mà đã dính thì không thể nào chuyển động độc lập hẳn ( ngón 3,4).2.Em nghe nói đàn TBN thì thường khó bấm và nặng tay hơn đàn Nhật, ko hiểu có đúng không. Liệu có nên đổi sang 1 cây Nhật cho dễ bấm hơn ko?Em đang tập bài Cavatina nhưng mấy chỗ bấm chặn mỏi quá. Em muốn hỏi anh khi bấm chặn thì ngón cái có phải đè chặt vào cần đàn hay ko vì hiện nay em làm thế thành ra rất mỏi tay. Có lắm thì chơi hết đoạn 1, đến đoạn lặp lại là chịu cứng. 3. Trên VG thấy nói nhiều đến kỹ thuật tay phải làm sao đánh cho tròn tiếng. Anh có kinh nghiệm gì về vấn đề này ko?4. Em thử tập ép dây nhưng không thể nào đánh như khi móc dây được. Cảm giác rất lóng ngóng vì ngón tay phải duỡi thẳng đo và chỉ gảy được nhưng gam, nốt với tốc độ chậm thôi. Anh có kinh nghiệm gì về vấn đề này ko?
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page