1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Một chút hiểu biết về nhạc jazz

Discussion in 'Giải đáp chung về guitar' started by cuong_dhxd, Jul 8, 2005.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. cuong_dhxd

    cuong_dhxd Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Có thể bây giờ số lượng người nghe nhạc jazz ở Việt Nam còn hạn chế. Nhưng chắc chắn jazz là một thể loại rất hay và thú vị. Nếu như chúng ta có thêm một chút hiểu biết về nó thì tớ tin rằng chúng ta sẽ có thể nghe jazz dễ dàng hơn. Bài viết này của tớ sưu tầm của nhạc sỹ Vũ Tự Lân, từ một bài báo âm nhạc tớ tình cờ tìm được trong đống sách cũ, bài báo đã ra đời từ năm 1993 - giấy báo đã ngả vàng rồi. Nhưng có sao đâu nhỉ ! Kiến thức và sự hiểu biết luôn là vĩnh viễn...... MỘT PHÁC THẢO TOÀN CẢNH CHO NHẠC JAZZ 1. Tìm về cội nguồn của nhạc jazz: Sự ra đời của nhạc jazz còn khá mơ hồ, và cần lưu ý rằng 10 năm sau ngày người ta giả định là nó xuất hiện (1912 - 1 - 1914) các nhà sử học còn chưa xác định được rõ ràng nơi xuất xứ, những người sáng tạo ra nó, người nào đã đặt ra cái tên "jazz", một tên gọi mà người ta không tìm ra được một nghĩa chính xác. Có 5 thành phố tranh nhau nhận là nơi ra đời của jazz, nhưng có lẽ thành phố New - Orleans, chứ không phải Chicago hoặc New - York, là nơi đã sinh ra những jazz - ban đầu tiên.Theo Lafcadio Hearn và sau này là Walter Kingsley, chữ "jazz" là từ ngữ có gốc châu Phi và có nghĩa là kích thích. Người ta dùng chữ này vào thời những đồn điền đầu tiên và thường cũng hay gặp ở những người lai đen vùng New - Orleans. Giờ đây người ta còn có thể nghe ở các quán, tiệm ở đây lối nói "jazz them boy!", có thể dịch ra là : "Mạnh bạo lên các cậu ơi!" Hoặc chữ "jazz" là xuất phát từ động từ tiếng Pháp "jaser" ( Bàn tán ) , điều cũng rất có thể xảy ra ở một thành phố có nguồn gốc Pháp như New - Orleans ? Hoặc chữ "jazz" này là một dàn tứ tấu lập từ năm 1903 với tên gọi "Razz-band" , hoặc từ một tay trống cự phách gọi là "Chas Washington" (Chas là gọi tắt của Charles)? Người ta còn kể ra một người da đen tên Jezz, có lối chơi giật cục, mà đẻ ra lối nói "chơi như Jezz", để rồi biến thành "chơi jazz". Thành phố Chicago còn nhận là cách chơi giậm giật này là của người da đen ở Chicago tên gọi là Jasbo Brown , là người cùng 50 nhạc công nữa vào năm 1914, đã chơi theo phong cách jazz tại tiệm cafe Schiller de Sam Hire, phố 31. Khi Jasbo đã say , ông ta chơi càng hay, và công chúng đòi ông ta diễn lại, họ hét lên: Nưa đi Jasbo, nữa đi Jas!". Nếu như nguồn gốc chữ jazz còn đầy mâu thuẫn như thế, thì việc xác định nhóm nào sáng tạo ra loại hình jazz còn nhiều phức tạp hơn. Ngày nay người ta coi chiếc nôi của nhạc jazz là New - Orleans. Nhiều người chơi jazz nổi tiếng đã sinh trưởng ở đó: Những người da đen chơi trompette như King Oliver và Louis Armstrong, là những người đã có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành của phong cách "hot", rồi người chơi Clarinette Be'chet, người chơi piano Jelly Roll Morton.Nếu như lối hát blues đã sản sinh ra từ nông thôn, nếu như loại hát spirituals chỉ hát ở các nhà thờ thôn quê và thành thị, thì nhạc jazz - một loại nhạc cho dàn nhạc - chỉ có thể xuất hiện ở những thành phố lớn.Thành phố New - Orleans, vào cuối thế kỷ 19, những người da đen đã có những dàn kèn hơi riêng của họ, nhất thiết phải có trong các hội hè, đình đám của thành phố đông dân này. Những dàn nhạc này đi rong qua các phố , làm thuê công việc quảng cáo cho các vũ hội, những cuộc trình diễn sân khấu hoặc các câu lạc bộ, các hội, các công ty liên doanh của thành phố. Trong cuốn hồi ký "New - Orleans của tôi" của Louis Armstrong, cây kèn và tác giả nhạc jazz nổi tiếng, ông đã kể về những những cuộc đi rong các phố New - Orleans của dàn nhạc, tả tỉ mỷ những lần đua tài của các dàn nhạc ngẫu nhiên gặp nhau trên đường phố . Dàn nhạc ngồi trên thùng một chiếc xe tải, còn cây kèn trombone thường ngồi trên nóc cabin xe, chân bỏ thõng xuống để có thể thoải mái thổi kèn mà không vướng víu vào ai.Những cuộc thi tài như như thế thường được gọi tên là contests. Thắng hay thua do tiếng vỗ tay nhiều, ít của người nghe quyết định. Louis Armstrong kể lại "khi dàn nhạc của Kid Ori và John Oliver đi quảng cáo trên xe tải và bất chợt gặp một dàn nhạc cũng đi quảng cáo như thế, lập tức John và Kid tự nhiên hứng khởi chơi hay đến nỗi người qua đường chỉ còn há hốc mồm mà nghe thôi". Kid Ori - người chơi kèn Trombone nổi tiếng của New - Orleans, thì kể lại rằng mỗi khi ông ta thắng trong những cuộc thi tài như thế thì công chúng buộc xe tải của ông vào bên thua để họ không bỏ chạy. Louis Armstrong kể thêm "Sau khi xong thủ tục buộc xe bên thua vào bên thắng Kid lại chơi thêm một đoạn nhạc (theo kiểu chế nhạo), khiến công chúng phát cuồng lên, cười bò ra đường phố...".Nhưng phải nói là những người chơi trong các dàn nhạc thời đó đâu phải là những người chuyên sống bằng nghề âm nhạc. Họ chơi chỉ vì sở thích mà thôi: Kid Ori vốn là thợ nề, Saint Cyr (người chơi guitar nổi tiếng) là thợ "không nói tục"c đá, còn Louis Armstrong làm nghề bán báo, đưa sữa, lái xe..v..v.. Nhưng thật ra âm nhạc rất được ưa chuộng cho nên họ cũng có nhiều việc để làm về âm nhạc, có chỗ cho họ thi triển tài năng.Vì ngay đám ma cũng có âm nhạc. Chẳng hạn như có một vị danh giá nào đó qua đời thì nhất thiết phải mời dàn nhạc đưa ra nghĩa trang. Dàn nhạc đi đầu đám tang và chơi một hành khúc chậm, buồn. Đến nghĩa trang, cha cố tụng kinh "từ tro tàn về với tro tàn , từ cát bụi về với cát bụi. Đau đớn biết bao khi người anh em, đạo hữu của chúng ta đã sớm rời bỏ chúng ta". Rồi người ta làm lễ hạ huyệt, khóc than kể lể. Hạ huyệt xong, người đánh trống trong dàn nhạc gõ một vài tiếng chậm rãi vào chiếc trống cái, rồi tiếp một hồi tremolo như sấm dậy, kèn trompete nổi lên như một hồi kèn kêu gọi. Rồi sau đó âm nhạc của đám tang hoàn toàn biến đổi: trên đường về dàn nhạc chơi những bản hành khúc vui tươi để làm nhẹ bớt nỗi đau của gia quyến và bạn bè người chết. Nhạc chơi hay đến nỗi lôi kéo cả những người qua đường, phố phường lân cận. Những dân mê nhạc, sợ không được nghe những bản nhạc hay nên cũng nhập vào, đi sau gia quyến người chết về tận nhà chỉ để nghe nhạc. Chuyện này phổ biến đến nỗi đã có tên riêng gọi những người "ăn theo" về âm nhạc này: second lines (những hàng hai).Nếu như trong các đám diễu hành dàn nhạc chơi chủ yếu là các bài hành khúc , thì ở các đám pich- nich và vũ hội, họ lại chơi toàn nhạc nhảy. Thời gian đầu họ chơi những bài nhạc nhảy Quadrille truyền thống ở các vũ hội châu Âu, hoặc các điệu múa khác của Pháp (vì New - Orleans đã từng thuộc Pháp đến hàng trăm năm). Nhưng bản năng âm nhạc có gốc gác châu Phi thiên phú của họ đã khiến cho nhạc công da đen dần dần biến đổi về tiết nhịp và phong cách diễn tấu những bài nhạc nhảy ấy. Bởi vì khi đi nhà thờ, các nhạc công da đen toàn nghe và hát những bài thánh ca spirtuals (thánh ca gốc châu Âu hát theo phong cách của người da đen). Ra phố họ lại thấy các ca sỹ da đen lang thang hát blues. Mà cả hai loại nhạc này lại là loại âm nhạc nằm trong tiềm thức bẩm của chính họ, cho nên khi chơi các nhạc cụ trong các dàn nhạc (thổi trombone, trompete, clarinette). những nhạc công da đen này đã một cách vô thức đưa ra những lối glissando, vibrato và những đặc tính khác của kỹ thuật thanh nhạc của riêng người da đen vào ngay lối chơi nhạc cụ của họ.Những người da đen tham gia các dàn kèn này hoàn toàn không biết gì về kỹ thuật, thủ pháp khí nhạc của người da trắng (không ai dạy họ), không biết đọc nốt nhạc (không có trường nào nhận họ vào học). Lớp trẻ da đen học ở lớp nhạc công lớn tuổi người da đen, nhìn họ, nghe họ, và bắt chước họ. Tất cả đều chơi và sáng tác mò mẫm, dựa vào tai nghe. Không biết nốt nhạc, họ lại càng phát triển được trí nhớ âm nhạc và tai nhạc vốn bẩm sinh rất thính nhạy. Khác với dàn nhạc giao hưởng là một tập thể nhạc công chơi theo những bài bản đã ghi sẵn, các nhạc công trong dàn nhạc jazz đều phải tự sáng tạo, biến hóa chủ đề âm nhạc theo cảm hứng của mình ngay lúc chơi. Rõ ràng nhạc jazz không phải là một sáng tạo của một nhạc sỹ hay một dàn nhạc, nó là điểm hội tụ của cả một quá trình tiến triển, là sự tổng hợp của nhiều yếu tố mà trong một hoàn cảnh thuận lợi đã sản sinh ra một hình thức, một phong cách. Jazz là một sáng tạo thuần túy của người da đen, ông tổ của nó là những điệu blues, một loại bài hát ngắn 12 ô nhịp, trong đó người da đen nói lên nỗi tuyệt vọng của mình. Blues là một chữ tiếng lóng của người da đen, tương đương với từ "chán chường" (cafard) trong tiếng Pháp, và blues có nghĩa là "những màu xanh" ("có những màu xanh" giống như tiếng Pháp có lối nói "avoir le noir" - có màu đen, để nói lên sự buồn chán).Chuyển từ hát sang một nhạc cụ, loại hình này vẫn giứ được tính chất ca hát với những chỗ nhấn giàu sức biểu cảm, với lối sử dụng xen kẽ những "nốt blues", tức là hạ thấp âm bậc 3 của gam trưởng và hạ thấp âm dẫn (cảm âm) xuống 1/2 cung.Mặt khác, cần tính đến loại hat thánh ca tin lành đã được đưa vào Hoa Kỳ ngay từ đầu thế kỷ 17 qua những nhà truyền giáo, mà thiên tài "xuyên tạc" của người da đen đã biến thành loại spirirtuals, loại thánh ca trong đó toát lên lời than thở của người nô lệ bị đưa đi biệt xứ. Cạnh đó, những bài hát trần tục là coon-songs, những bài hát nghề nghiệp (hát đồn điền, hát ở sông nước...) cũng góp phần tạo nên cơ sở giai điệu cho nhạc jazz. Loại nhạc ragtime (được phổ biến từ năm 1893) với tiết tấu đảo phách (ragged - bị xé), nhạc cake-walk (1906), nhạc turkey-trot hoặc "bước đi của con gà tây" (1908), "bước đi của con gấu" (1912) đã dẫn đến fox-trot hoặc "bước đi của con cáo" (1913-1914). Tóm lại, nhiều yếu tố nhạc của người da trắng, khoa học âm nhạc của châu Âu cũng đã góp phần vào sự hình thành của một loại hình âm nhạc mà từ năm 1900-1910 đã giao động giữa ba khuynh hướng: nhạc blues trong lối diễn, ragtime về tiết tấu và jazz về hình thức và lối phối dàn nhạc. Một số quan niệm về phối dàn nhạc của Duke Ellington không thể giải thích được nếu không thấy được ảnh hưởng của châu Âu.2. Cấu trúc của jazz:a) Tiết tấu: Tiết nhịp là cái đã tác động vào những thính giả đầu tiên của nhạc jazz. Được đảm bảo" bằng nhóm tiết tấu", bao gồm bộ gõ , đàn piano, đàn banjo hoặc guitar, và sau cùng là contrebasse chơi theo lối búng (pizzicato), nó tạo ra một nhịp đập đều đặn bốn phách được phần trầm nhấn rõ, đối lại là một giai điệu và một hòa thanh đảo phách. Trống to, do một chiếc dùi có bọc, dùng chân điều khiển gõ vào, làm nổi rõ bốn phách này, nhưng thường làm nổi lên phách đầu và phách ba, được gọi là "phách mạnh". Hai bàn tay được tự do của nhạc công gõ những phách yếu (phách thứ hai và phách thứ tư) và trống con, vào wood-bloc tiếng cao hơn, và ngoài ra còn đảo phách, điều hòa vào tiết tấu chung, thỉnh thoảng còn điểm vài tiếng cymbale, thường là báo hiệu chủ đề nhạc bắt đầu. Bàn tay trái của người chơi piano cũng đóng vai trò tương tự. Cần chú ý phương thức "boogie-woogie" của bè trầm đàn piano - chia bốn phách thành tám móc đơnbawngf nhau hoặc bốn nhóm có chấm đôi (móc đơn có chấm và một móc kép). Những bài hát Irlande, Écosse cũng như nhạc cổ điển của thế kỷ 17 và 18 cũng hay dùng loại tiêt tấu này, mà về sau người ta lại tìm thấy ở nhạc ragtime, ở những bản fox-trot đầu tiên, trong các phần bổ sung của các điệu blues, khi giai điệu dừng lại trước những phách cuối cùng của mỗi lần mô tiến (séquense). Liệu có thể coi đây là ảnh hưởng của những người Écosse và Irlade di cư sang Hoa Kỳ, cũng như bộ gõ sử dụng những đảo phách đặc thù của người da đen liệu có thể cho ta thấy châu Phi với những điệu nhảy cuồng nhiệt và vô số những nhạc cụ gõ kèm theo ? Từ sự xung đột giữa bè trầm không thay đổi với giai điệu có tiết nhịp biến đổi đã sản sinh ra một trong những đặc tính của nhạc jazz. Đảo phách có thể là đảo phách đơn (nốt đen thứ tư nối sang nốt đen đầu tiên của ô nhịp tiếp sau), hoặc đảo phách kép (nhiều phách có móc đơn xen kẽ); nó còn có thể biến đổi những nhóm tiết tấu bao gồm hai trương độ rất đơn giản, trường độ thứ hai vào sớm một móc đơn.B) Giai điệu trong nhạc jazz:Những điệu nhạc spirirtuals và blues, là sự pha trộn của nhạc châu Phi và nhạc châu Âu, không phải là cơ sở giai điệu duy nhất của jazz. Về nguyên tắc, mọi bài hát (hoặc điệu nhạc) đều có thể jazz hóa nhờ lối chơi đảo phách và cách dùng những nốt nhắc đi nhắc lại. Những chủ đề nhạc nổi tiếng như "Bài hát Hindu", Valse giọng cis-moll của chopin đã được jazz hóa rất hay.Nhìn chung, giai điệu dùng trong nhạc jazz thường có những trường độ ngắn ở couplet và dài ở refrain, rất thuận tiện khi chơi ngẫu hứng. Đường viền giai điệu thường chỉ bó hẹp trong một quãng 6, một điều chứng tỏ bản chất thanh nhạc của jazz, và số nốt nhạc hạn chế của giai điệu cho thấy phong cách dân gian của nó.Nhạc jazz thường tạo ra những hiệu quả độc đáo bằng cách chơi đùa với hai nốt nhạc, nhưng luôn biến đổi nhờ những chuyển điệu.Những nốt gọi là "nốt blues" cũng tạo ra những biến chuyển chromatique rất thú vị.c) Hòa thanh trong nhạc jazz:Hòa thanh của nhạc jazz bao gồm những thủ pháp truyền thống kết hợp với những sáng tạo mới nhất trong lĩnh vực hòa thanh. Ta thấy rõ những ảnh hưởng của Wagner, Liszt, Cesar Frank, Chopin và cả Grieg trong hòa thanh của jazz.Còn những lối sử dụng những quãng 5, quãng 7 và nhất là quãng 9 song hành, gam toàn cung, các hợp âm 11 hoặc những lối pha trộn âm thanh rất tự do là bắt nguồn từ phong cách hòa thanh của Debussy và Ravel.Những thủ pháp hòa thanh của châu Âu nói trên đã làm phong phú thêm rất nhiều cho những truyền thống hòa thanh khá nghèo nàn của người da đen. Nhưng sự lĩnh hội những phương thức hiện đại này trong nhạc jazz đã rất linh hoạt mềm dẻo, tinh tế, tạo cho nhạc jazz một màu sắc đặc biệt và đã được áp dụng cho tất cả các loại hình nhạc nhẹ nói chung. Bản Mood Indigo của Duke Ellington là một dẫn chứng tiêu biểu cho ảnh hưởng tinh tế của hòa thanh châu Âu vào nhạc jazz.d) Hình thức trong nhạc jazz:Jazz rút ra từ thể loại ca khúc lối cấu trúc riêng cho nó: một couplet gồm 16 ô nhịp 4 phách và một refrain 32 ô nhịp. Những mô tiến giai điệu gồm 8 ô nhịp: 4 + 4.Ở refrain, có sự trở lại của chủ đề sau 16 ô nhịp đầu. Có hai refrain: refrain 1 dịu dàng du dương mang tính ca hát, refrain 2 là các nhạc cụ lặp lại ở sắc thái mạnh (forte).Ngoài ra còn phần Da capo cho phép tái hiện toàn bản nhạc (dùng nhiều cho khiêu vũ).Các nhạc công luôn tìm cách biến hóa hai refrain này, hoặc bằng cách biến tấu giai điệu (theo lối ngẫu hứng), hoặc cho một contre-chant cho chủ đề chính (khi đó đã do một nhạc cụ khác trình tấu) hoặc thay đổi lối phối khí. Nếu dàn nhạc không thể ngẫu hứng được (điều rất khó khi đó là một dàn nhạc lớn), hoặc để cho thuận tiện hoặc để chiều theo nhu cầu của thị trường , các nhạc sỹ sáng tác hoặc người phối dàn nhạc đều thêm sẵn những đoạn nhạc vào các bè của các nhạc cụ solo thay cho ngẫu hứng của các nhạc công.3. Những nhạc công và dàn nhạc jazz nổi tiếng:Để kết thúc một phác thảo toàn cảnh về nhạc jazz, cần phải nêu tên một số người và dàn nhạc đã góp phần trong thời kỳ đầu vào sự tiến triển của nhạc jazz.Trước hết phải kể đến Louis Armstrong và Duke Ellington, hai nhân vật lớn nhất trong nhạc jazz. Họ là cha đẻ của phong cách "hot", là những người có ảnh hưởng quyết định nhất trong phong cách jazz.Ngoài ra còn phải kể đến những dàn nhạc người Mỹ da đen như Kinh Oliver, Fletcher, Henderson, Russell, Count Basie, Cotton Pikers.... và của những người da trắng như T.Dorsey, Red Nichols, Casa-Loma...Đó là một số tên tuổi trong thời kỳ đầu. Tính cho đến nay , nhạc jazz đã phát triển thêm ngày càng nhiều phong cách mới, dàn nhạc mới.............V.T.L
     
  2. one man's dream

    one man's dream Đồ rê mi fa sol ...

    Hy vọng mọi sẽ có nhiều người thích nhạc jazz hơn nữa ! [​IMG]
     
  3. l@ngtu

    l@ngtu Đồ rê mi fa sol ...

    Em cũng thích Jazz đặc biệt là Super Trio
     
  4. bụi trần

    bụi trần Mới tập romance

    mình khoái Jazz , dĩ nhiên là từ khi nghe rock, rock đc bắt nguồn từ Jazz mà, một thứ âm nhạc ban đầu hơi bị khó nghe và khó hiểu, nhưng dần dần rồi mới thấy cái nghệ thuật âm nhạc trong Jazz, nhất là bây giờ VN khuynh hướng chơi và hát nhạc Jazz khá phổ biến.
     
  5. dinga

    dinga Đồ rê mi fa sol ...

    Sưu tầmSơ lược Các thể loại của Jazz Jazz styles significantly evolved with an inner necessity characteristic of any true art form_Ragtime: khởi nguyên của Jazz ,ra đời khỏang năm 1895,là sự kết hợp của điệu vũ xin bánh Cakewalks ở Châu Phi,những bài hát Coon Songs của người Mĩ da đen, và âm nhạc của "Jig bands". Nhạc sĩ đầu tiên của Ragtime được biết đến là Ben Harney với giai điệu đối lập của các điệu vũ Châu Phi ,rất rung động ,say mê và đầy ngẫu hứng.Sau đó vào năm 1889 ,nghệ sĩ piano đến từ Missouri Scott Joplin phát hành sáng tác Ragtime đầu tiên đã định hình một thể loại nhạc mang tính quốc gia._Classic Jazz :Vào những năm 1900 ,Jazz được biểu diễn bởi nhữ g band nhạc nhỏ và bắt nguồn từ New Orleans_Hot Jazz : tiêu biểu có Louis Amstrong với những bản ghi âm với band Hot Five,Hot Five and Sevens của ông.Những bản ghi âm được thực hiện bởi Hot Five and Hot Sevens của Louis Amstrong được xem là hoàn toàn CLASSIC JAZZ và cũng là phát ngôn cho khả năng sáng tạo nghệ thuật của Louis Amstrong.Âm nhạc trong Hot Jazz được cá nhân hóa bởi những đoạn solo ngẫu hứng đầy phát kiến (trên cấu trúc giai điệu ),xúc cảm và được đẩy lên đỉnh điểm của "Hot" (nóng bỏng).Những đoạn giai điệu thường dùng trống ,banjo hay guitar để làm mạnh dần,thỉnh thỏang là tốc độ hành quân.(tốc độ của nhịp hành quân-March).Ngay lập tức những ban nhạc và dàn nhạc đã kích thích sự phát triển của âm thanh "Hot" này khắp đất nước,đặc biết những bản thu âm với kĩ thuật cao._Chicago style :Chicago là mảnh đất sản sinh nhiều nghệ sĩ trẻ sángtạo.Cá nhân hóa đầy tìm tòi và kĩ thuật biểu diễn nhạc cụ điêu luyện của các nghệ sĩ,Chicago Style Jazz có ý nghĩa nâng cao tính ứng tấu ngẫu hứng trong những ngày đó. Sự đóng góp của các nhạc công tiểu biểu Bud Freeman ,Eddie Condon ,Benny Goodman,Gene Krupa(nghệ sĩ sáng tạo những thiên hướng mới) có ý nghĩa rất nhiều cho những người tiên phong của Jazz vào thời kì Jazz còn"ẵm ngửa" cũng như tạo cảm hứng cho những người sau này._Swing :Những năm 1930 là những năm của Swing .Bắt nguồn từ thể loại Jazz ở New Orleans,Swing là thể loại có giai điệu mạnh hơn và thêm"sinh lực" .Swing cũng là một thể loại nhạc nhảy,liên kết mọi người bất cứ lúc nào.Mặc dù âm thanh của Swing là âm thanh tổng hợp nhưng Swing cũng đòi hỏi sự ứng biến đầy ngẫu hứng của mỗi cá nhân nhạc công trong quá trình biểu diễn để làm giai điệu thêm dư dương,hay solo phức tạp Giữa những năm 1990 chứng kiến sự quay trở về của Swing do sự quay lại của những xu hướng nhạc dance.Một lần nữa những đôi trẻ từ Mĩ qua Châu Âu lại nhún nhảy theo âm thanh Swing của những "Big Bands"..lúc này Swing thường được biểu diễn ở quy mô nhỏ hơn _Kansas city style : tiêu biểu là tay sax tiên phong Charlie Parker đến từ Kansas_Gypsy Jazz:bắt nguồn từ tay guitarist Django Reinhardt _Bebop: phát triển từ đầu những năm 1940 ,và cực điểm vào năm 1945 .Khởi xướng là tay sax Charlie Parker cùng tay Trumpet Dizzy Gillespie Vocalese: Là nghệ thuật sáng tác lời và biểu diễn theo bộ dạng lời bài hát trong những khúc solo nhạc cụ ,Vocalese phát triển mạnh trong khỏang 1957-62.Người biểu diễn có thể solo hay biểu diễn cùng đoàn hát nhỏ ,được hỗ trợ bởi một nhóm nhỏ hay dàn nhạc.Vocalese hiếm khi tham gia cùng những thể loại jazz khác,và không bao giờ mang được thành công về mặt thương mại,chỉ cho đến những năm gần đây.2 nhân vật tiêu biểu được biết đến trong vai trò viết và biểu diễn lời volcalese là Jon Hendricks và Eddie Jefferson_Mainstream: sau kỉ nguyên của những Big Band,khi những đoàn nghệ thuật lớn tan rã thành những nhóm nhỏ,Swing tiếp tục được trình diễn.Một vài nghệ sĩ giỏi nhất của Swing được biết đến với những cuộc biểu diễn nhạc jazz ứng tấu của họ giữa những năm 1950 ,những cuộc biểu diễn mà sự hòa âm ngẫu hứng có ý nghĩa không chỉ ở cái du dương của sự thêm thắt.Xuất hiện vào cuối thập kỉ 70 và 80 ,Mainstream Jazz là sự "lượm lặt" của Cool,Classic và Hardbop.Mặc dù Mainstream và Post Bop vẫn được xem là hai thể loại cùng với những thể loại khác nhưng không được gắm kết chặt chẽ với lịch sử phát triển của các thể loại nhạc Jazz_Cool : Bắt nguồn trực tiếp từ Bop vào cuối những năm 1940 và 1950 ,Cool là sự pha trộn mượt mà của Swing cùng Bop,giai điệu du dương cùng sự sôi nổi đã được làm nhẹ nhàng hơn.Việc biểu diễn của những đoàn múa hát nhỏ đã có lại tầm quan trọng.Nickname" West Coast Jazz" bắt nguồn từ những cuộc các tân đến từ Los Angeles,Cool trở nên phổ biến ngoài giới hạn quốc gia vào cuối những năm 1950,với những sự đóng góp đầy ý nghĩa của những nhạc sĩ và nhạc công từ East Coast._Hard Bop: trong bối cảnh sự phát triển của Bebop bị cản trở bởi sự ra đời của Cool,những giai điệu của Hard Bop có hơi hướng "sâu sắc" hơn Bebop,vay mượn Rhythm &Blues hay ngay cả những chủ đề Gospel (1 loại nhạc ở miền Nam nước Mĩ, được trình diễn bởi những đội ca nhà thờ ,hát những bài ca vui sướng trong những buổi lễ kỉ niệm.....).Những đoạn nhạc phức tạp và biến chuyển linh hoạt hơn Bop của những năm 1940.Nghệ sĩ dương cầm Horace Silver được biết đến bởi những cuộc cách tân của ông trong Hard BopBossa nova : Một sự pha trộn giữa West Coast Cool ,sự du dương của âm nhạc cổ của Châu Âu và những giai điệu đầy quyến rũ của vũ điệu Samba ở Brazil,Bossa Nova hay nói một cách chính xác là "Brazilian Jazz"(nhạc jazz của những người Brazil) tiến đến USA khỏang năm 1962. Sự phảng phất và huyền ảo nhưng đầy mê muội của những điểm nhấn từ acoustic guitar trên giai điệu đơn giản được hát bằng tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Anh.Tiên phong cho Bossa Nova là 2 người Brazil Joao Gilberto và Antonio Carlos Jobim .Bossa Nova làm thay đổi không khí Hard Bop của thập kỉ 60 và Free Jazz.Bossa Nova được biết đến phổ biến hơn bởi những tay chơi West Coast Jazz như guitarist Charlie Byrd và tay sax Stan Getz._Modal : Khi những nhóm hát nhỏ thiếu thốn trầm trọng những hướng đi mới cho sự ứng tấu ,một vài nhạc công đã tìm kiếm bằng cách vượt ra ngoài khuôn khổ của " major và minor scales" trong West Coast Jazz.Lấy cảm hứng từ những modes của các nhà thờ trung cổ,các nhạc công đã thay đổi những quãng trong tones quen thuộc và tìm được những cảm xúc mới mẻ.Những tay solo đã có thể vượt khỏi giới hạn của "dominant keys "và biến chuyển những âm trung tâm để định hình sự hòa âm mới.Điều này có ý nghĩa đặc biệt hữu dụng với những pianist cùng guitarist cũng như với tay chơi trumpet và sax.Nghệ sĩ dương cầm Bill Evans được chú ý với những bước tiến của ông trong Modal._Free Jazz: Đôi khi để chỉ " Avante Garde"(những người đi tiên phong) ,những nghệ sĩ solo Free Jazz thật sự vượt ra khỏi cấu trúc của một đoàn ca múa nhỏ,mang đến cái phiêu tột đỉnh của cái tự do không ràng buộc hoàn tòan.Nếu Onette Coleman được xem là người tiên phong trong Free Jazz thì sau đó John Coltrane chắc chắn là người "lãnh đạo" .Free Jazz làm nảy sinh nhiều cuộc tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không ,nơi biểu diễn Free Jazz cũng là dưới những sân khấu Jazz underground .Một cách mỉa mai, Free Jazz càng không được thừa nhận càng tiếp tục và ảnh hưởng đến Mainstream của ngày hôm nay._Soul Jazz: bắt nguồn từ Hard Bop,Soul Jazz có lẽ là thể loại Jazz phổ biến nhất trong thập kỉ 60,đầy tung hứng như "chord progression" trong Bop,người nghệ sĩ solo đã đẩy màn trình diễn đến mức độ kích động .Horace Silver đã có một tầm ảnh hưởng lớn trong thể loại này .Cây organ Hammond cũng gây nhiều chú ý cho nhạc cụ của Soul Jazz_Fusion :Vào đầu những năm 1970 ,thời kì "Fusion" đã đến với sự hòa trộn của những đoạn ứng tấu trong Jazz với "sinh lực" và những giai điệu mới từ nhạc Rock.Trước sự lo ngại của những người theo chủ nghĩa Jazz thuần túy,một vài nghệ sĩ Jazz đã làm những cuộc tiên phong đầy ý nghĩa khi vượt giới hạn của Hard Bop tiến vào Fusion.Cuối cùng những ảnh hưởng của công nghiệp đã thành công trong việc làm giảm giá trị của những cuộc cách tân nguyên khởi của nó.Trong khi vẫn còn những cuộc tranh cãi rằng Fusion là sự phát triển của Rock thì một số ảnh hưởng của nó vẫn sót lại trong Jazz ngày nayGroove: là một nhánh của Soul Jazz.Groove đưa âm điệu của blues và tập trung chủ yếu vào nhữg giai điệu.Đôi khi được so sánh với thể loại "Funk" ,Groove tập trung cho việc giữ sự liên tục cho nhịp điệu bởi những nhạc cụ hay đôi khi là sự hoa mĩ của lời hát .Groove đầy những cảm xúc hân hoan mời gọi người nghe khiêu vũ ,bất kể nó là những giai điệu blues chậm hay những giai điệu lạc quan vui vẻ.Những đoạn solo ngẫu hứng dàn trải trong sự phụ thuộc vào nhịp điệu và nhữg âm thah tổng hợp._Afro-Cuban Jazz :được xem như Latin Jazz,là sự nối kết giữa chất ngẫu hứng trong Jazz và sức lan truyền mãnh liệt trong giai điệu.Nó bắt nguồn từ nghệ sĩ trumpet -nhà soạn nhạc Mario Bauza và nghệ sĩ bộ gõ Chano Pozo,2 người có những ảnh hưởng quan trọng đến Dizzy Gillespie (cũng như những người khác) giữa những năm 1940.Các nhạc cụ để hòa âm có thể rất phong phú nhưng tiêu biểu khôg thể thiếu cho thể loại này là bộ gõ gồm timbale,conga,bongo và một số nhạc cụ gõ của Latin khác phối hợp với piano,guitar,đàn vibes và thường có thêm kèn co ,vocals.Aturo Sandoval,Pancho Sanchez,Chucho Valdes được biết đến như những nghệ sĩ tiêu biểu của Afro-Cuban Jazz_Post Bop: Modern Mainstream hay Post Bop vẫn được biết đến và sử dụng hầu hết trong các thể loại nhạc nhưng nó không gắn liền với lịch sử phát triển của các thể loại Jazz.Bắt đầu vào năm 1979,một làn sóng mới nổi lên ở các tay chơi trong việc phả hơi thở mới vào thể loại Hard Bop của những năm 1960,nhưng tuyệt vời hơn so với sự cách tân trong hai thể loại Groove và Funk trước đây ,những con sư tử trẻ trung này đã mang những kết cấu và ảnh hưởng mới cho những năm 1980 và thập kỉ 90.Những người đi tiên phong (Avant-Garde) đã cống hiến những đoạn solo đầy chất khám phá mới mẻ trong khi những nhịp điệu đa chiều ảnh hưởng của âm nhạc Carribe tạo nên thể loại nhiều màu sắc hơn Bop trước đây._Acid Jazz:thể loại Acid Jazz trước đây đã từng được xem là một thể loại của việc cover các loại nhạc khác.Mặc dù nó không phải là một thể loại thực sự của Jazz (phát triển theo những chuẩn mực truyền thống )thì nó vẫn quá giá trị để không thể để nó ra ngoaì nhạc Jazz.Bắt nguồn từ năm 1987 từ những sân khấu khiêu vũ của Anh,nó là một loại nhạc sôi nổi được kết hợp chặt chẽ với những bài Jazz mẫu mực,hay Funk của thập kỉ 70,HipHop ,Soul hay những điệu nhạc truyền thống của Latin.Acid Jazz tập trung chủ yếu vào hòa âm của các nhạc cụ,không phải là lời bài hát.Việc ít ứng tấu trong Acid Jazz đã gây ra những cuộc tranh cãi rằng thật sự Acid Jazz có phải là Jazz._Smooth Jazz: Bắt nguồn từ Fusion,nhưng không phải là những khúc solo mãnh liệt và sự mạnh dần đầy say mê,Smooth Jazz gây ấn tượng bằng sự tao nhã của nó. Ít có tính ứng tấu đầy ngẫu hứng cũng gây tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không.Những nhạc cụ điện tử kĩ thuật cao cùng với những track đầy giai điệu tạo nên vỏ bọc khiêm tốn và mượt mà cho Smooth Jazz.Trong Smooth Jazz âm hưởng chung có tính chất quan trọng hơn những phần thể hiện cá nhân.Điều này đã hạn chế thể loại này trong việc trình diện "live".Nhạc cụ bao gồm đàn keyboard điện tử,alto hay soprano sax,guitar ,bass guitar và người chỉ huy.Smooth Jazz có lẽ đã trở thành thể loại có giá trị thương mại thật sự sau Swing._European :Vào cuối thế kỉ 20,rất nhiều nhạc công vùng Scandinavi và Pháp cảm thấy rằng thể loại Mainstream của Jazz Mĩ càng ngày càng "lùi" về quá khứ,nên đã bắt đầu sáng tạo một thể loại mới với tên gần gũi là "European".Cũng như Acid Jazz,European phối hợp giữa Jazz truyền thống và nhạc dance.Liên kết những yếu tố từ House(một thể loại Disco điện tử có nền tảng từ Funk) và acoustic ,âm thanh điện tử,cùng những giai điệu khuôn mẫu để tạo một thể loại phổ biến và đa sắc nhất trong những loại Jazz đương thời.Những nghệ sĩ tiêu biểu của European là nghệ sĩ dương cầm người Nauy Bugge Wesseltoft,nghệ sĩ trumpet Nils Petter Molvaer ,nghệ sĩ dương cầm Martial Sola và Lauren de Wilde ,tay sax Julian Lorau
     
  6. vitaminC

    vitaminC Mới tập romance

    cá bác có nhạc jazz thi post lên một chút cho anh em hút với .thank
     
  7. Rily

    Rily Đủ trình cưa gái

    Mình cũng thích nhạc Jazz. Thích nhất là bản As time goes by trong phim Casablanca. Thứ nữa là Norah John
     
  8. qtb

    qtb Fan hâm mộ DIИO - Hoàng tử VG

    Coppy cái vào blog...Thanks bác nhìu nhìu...Kiến thức rất bổ ích [​IMG]
     
  9. ghitar_hn

    ghitar_hn Mới tập romance

    Chỉ nghe mỗi khi ko ngủ được, vừa nghe dạo đầu là đã mơ màng rồi [​IMG]
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page