1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Làm sao để có tiếng đàn ấm áp và sâu

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi levankd, 20 Tháng ba 2009.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. ngocmanh

    ngocmanh Mới tập romance

    Trong khi chờ bác duythai suy ngẫm thì anh em thử phát mì ăn liền xem sao.Đây là kinh nghiệm của em thôi.Vấn đề đầu tiên là "cơ sở vật chất",gồm có đàn,dây đàn và móng tay.- Đàn: Bạn đang dùng đàn dưới 500k ,nếu có cơ hội thì nghe thử đàn trên 1,5tr xem sao,sẽ thấy khác hẳn ngay ,( mình đã trải nghiệm cảm giác này rồi,nghe xong mới thấy tiếng đàn mình không thật,thậm chí nếu đàn rẻ quá thì thấy không giống tiếng guitar mấy ;) --> mức độ hay còn phụ thuộc vào đàn.- Dây :Tất nhiên ở đây xét dây nilon rồi ,như có bác đã khuyến cáo dùng dây low tension. Còn mình thì nghĩ chắc mỗi loại dây đều có ưu và nhược,dây này có tiếng ấm áp thì khó tạo tiếng trong trẻo hơn.( Cũng giống như đàn ông nói giọng trầm ,ấm ,vang thì làm sao cất được giọng trong trẻo thánh thót của thiếu nữ) và tất nhiên ngược lại cũng đúng.- Móng tay: Nên tham khảo bài của falla phía trên,ngoài ra thì cần tự tìm tòi.Khi móng tay dài thừa 1 chút thì thử dũa theo vài kiểu rồi kiểm tra kiểu nào hay hơn (Chắc cần phải kinh nghiệm 1 chút ).Theo mình nghĩ nên để tròn cạnh móng tay phía bên trái,sao cho khi đặt ngón tay gần như song song với dây đàn thì có thể kẹp được dây đàn giữa cạnh móng tay và phần thịt,cạnh bên phải cắt vát cho gọn.Ngón cái kô để dài quá,dễ gây lạo xạo do 3 dây bass có xoắn lò xo tạo ma sát lớn,nhưng phải để đủ dài để tiếp xúc sau khi dây đàn lướt qua phần thịt. Tiếp theo là kĩ thuật. Cái này chắc cần nhiều kinh nghiệm,tiếng đàn muốn sâu thì sau khi gảy dây đàn phải dao động theo phương vuông góc với mặt đàn,có hai kĩ thuật thường gặp.Thứ nhất là móc dây, khi gảy cần móc được dây đàn ra ngoài theo phương vuông góc với mặt đàn,(nhiều người thường gảy phương gần song song với mặt đàn).Tức là khi chơi mà nhìn từ trên xuống thấy dây được gảy bật hẳn lên so với những dây khác.Muốn như thế thì khi gảy phải qua 3 bước,đầu tiên là dây lướt qua phần thịt, đến chỗ móng thì phải kẹp đc dây đàn vào khe tạo bởi cạnh trái của móng và thịt,cuối cùng là kéo ra ngoài và bật.Hơn nữa ngón tay bàn tay phải cần khép lại,các ngón gảy cần co lại sao cho ngồi trước gương chỉ thấy đốt ngón tay đầu tiên (gần bàn tay nhất),nói cách khác là đặt ngón sao cho đầu ngón tay hướng về phía sau.Cái này cứ xem video và ảnh của các pro là thấy ngay.Kĩ thuật thứ 2 là ép dây,cũng vẫn đảm bảo nguyên tắc dao động vuông góc với mặt đàn,nhưng khác với móc dây,cung cấp động năng cho dây đàn với phương vận tốc hướng vào trong thì ép dây cho vận tốc hướng ra ngoài,nhưng lực ép lớn hơn lực móc (ấn vào dễ tạo ra lực mạnh hơn) nên tiếng đàn dù to,rõ nhưng vẫn sâu, thường dùng để lead hoặc chơi bè giai điệu,chơi những đoạn mãnh liệt,dồn dập mà móc dây thì không rõ hoặc yếu so với yêu cầu của đoạn.Chỉ là chút kinh nghiệm,anh em xem có dùng được không.
     
  2. logca_gacia

    logca_gacia Đủ trình cưa gái

    Diễn giải cái này ra là khi gảy phải thu ngón tay vào phía lòng bàn tay, đây là điều cơ bản nhất của gảy. Cái này mà không đi học thì thường làm sai,hầu hết thường hướng về cổ tay.%%-, đây là cái minh chứng cho cái bên kia, có nên tự học hay không ;)
     
  3. occutit

    occutit Mới tập romance

    may mà trong cuốn sách phương pháp luyện tập của F. Sor có hướng dẫ không thì mình cũng tèo cái vụ đấy rồi %%-;).
     
  4. Giang Falla

    Giang Falla Bô lão

    Cái này thế giới bàn chán rồi bạn ạ, không có một cơ sở nào để khẳng định ngón tay sau gảy sẽ hướng nào là chuẩn: về phía lòng bàn tay hay về phía cổ tay, hay về phía vai phải (với người thuận tay phải).Mục tiêu sau cùng là tiếng đàn, về cách tạo tiếng đàn tốt thì chỉ xoay quanh 1 nguyên tắc mà thôi. Còn gảy về hướng nào sẽ có cách tập tương ứng để hoàn thiện về sự độc lập, khả năng phối hợp đồng bộ, cũng như tốc độ gảy.Thực hiện ra sao anh em tới hỏi thày giáo nhé %%-
     
  5. logca_gacia

    logca_gacia Đủ trình cưa gái

    đúng luôn, cái chuyện gảy vào lòng bàn tay là thầy em nói %%-, nói đi nói lại nữa cơ.
    Thế giới thế nào thì em không biết, học thầy nào thì nghe thầy đó thôi:D:p
     
  6. akhandamandala

    akhandamandala Đủ trình cưa gái

    để tiếng đàn sâu và ấm thì nguyên tắc cơ bản là phải tăng thời gian tiếp xúc của đầu ngón tay với dây đàn, và dây đàn trượt đều trên móng tay. Do vậy sẽ tùy thuộc vào thói quen tiếp xúc tay với dây, cấu tạo sinh học của tay và ngón tay, nên có những cách để móng tay khác nhau.
     
  7. logca_gacia

    logca_gacia Đủ trình cưa gái

    vấn đề nữa của tiếng đàn sâu đó là lực gảy:D, có anh pro nào có kinh nghiệm lên chia sẻ đi :X
     
  8. halocompac10

    halocompac10 Đồ rê mi fa sol ...

    em mới tham gia diễn đàn cũng xin có ý kiến chút.Theo em. gảy mà muốn có tiếng đàn sâu thì phải hoàn toàn kiểm soát được các đầu ngón tay. Có nghĩa là khi gảy tự nhiên ta có thể tự do muốn đưa dây đàn vào trong để tạo tiếng đàn ấm hay lướt ra để tạo tiếng đàn mỏng đều được.Nhiều khi tay quen đưa theo quán tính nên khi gảy một nốt mạnh, các nốt tiếp theo thường ko được mạnh như mong muốn, vì vậy nên gẩy sao cho tiếng đàn thật chậm nhưng lực gảy mạnh thì lúc đó ngón tay sẽ phát lực thực sự. Biên độ dao động của ngón tay nên vừa phải, hơi nhỏ một tý.Cách tập của em thì ta nên bỏ toàn bộ móng tay của mình, khi đó đầu ngón tay sẽ có cảm giác tiếp xúc chân thực nhất, khi đã làm chủ đc, ta nên để móng dài ra tầm 1,2 mm là đẹp. Nếu móng dài quá thì đầu ngón tay cảm giác tiếp xúc lại ko tốt. Đấy là kinh nghiệm của em đúc kết đc, có gì sai mong các bác góp ý. Em gảy ko phân biệt móc hay ép, em chỉ có một khái niệm là muốn đưa dây đàn vào trong hay ra thôi, cái này điều chỉnh hoàn toàn nhở đầu ngón tay
     
  9. s561129

    s561129 Mới tập romance

    theo mình muốn tiếng đàn sâu thì ko thể ko chú ý đến độ tiếp xúc của móng tay và dây đàn, muốn tiếng đàn sâu thì thời gian tiếp xúc càng lâu càng tốt. Vì vậy, nếu bạn bỏ móng đi khi tập thì sẽ mất cảm giác móng, ko tốt.
    về cơ bản thì ép dây và móc nó có ưu nhược điểm riêng, ép thì tiếng sâu, đầy đặn nhưng hạn chế về tốc độ còn móc thì nhanh nhưng tiếng mỏng. Tốt nhất là tập dung hòa giữa 2 cách này, nghĩa là móc dây nhưng cố tạo âm sao cho càng giống ép dây càng tốt. Muốn vậy khi móc nên có độ "nhún" dây rồi mới bật ra, mình thấy như vậy tiếng nó hay hơn:) Có điều nói như vậy thôi chứ làm được là cả 1 vấn đề, như ngón i,m của mình thì còn tàm tàm chứ ngón a thì siêu ẹ:X
     
  10. halocompac10

    halocompac10 Đồ rê mi fa sol ...

    Em đồng ý với bác là móng tay tiếp xúc với đàn là quan trong nhưng để điều khiên móng tay của bác thì đầu ngón tay lại đóng vai trò quyết định. Nên theo em chúng ta nên đi từ gốc trước, có nghĩa là tạo khả năng sử lý của đầu ngón tay cho tốt trước rồi chúng ta để móng dài dần ra, khi đó sẽ có sự ổn định.
     
  11. s561129

    s561129 Mới tập romance

    khi bạn muốn thuần hóa 1 con vật thì ít ra bạn phải biết nó là con gì, đặc điểm tính chất nó như thế nào. Ở đây thậm chí bạn còn chưa quyết định hình dáng móng tay như thế nào làm sao mà rèn khả năng xử lý được vì ta biết tùy hình dạng móng tay mà có những động tác thích hợp (góc gảy, hướng gảy...)p/s: nhắc đến vụ cắt trụi móng tay tự nhiên nhớ lại hồi trước đọc ở đâu đó có chỉ 1 phương pháp cắt trụi móng tay phải, để móng tay trái, rồi đảo chiều guitar lại (tay trái gảy, tay phải bấm) để luyện. 1 ý tưởng thật khó đỡ:X
     
  12. halocompac10

    halocompac10 Đồ rê mi fa sol ...

    Bác chưa hiểu hết ý của em, em ko bảo là móng ko quan trọng hay gì cả, em chỉ nêu phương pháp của em là muốn có một tiếng đàn sâu, thì trước tiên là lực gảy phải khỏe, khi bác ko để móng tay thì lực của bác khi đánh vào dây đàn sẽ phải mạnh, do đó lực ngón gẩy sẽ mạnh dần lên. Phương pháp này em như em nói lúc đầu thì làm cho đầu ngón tay nhận biết dây đàn tốt hơn, lực đánh khỏe hơn, sau đó khi để móng thì chúng ta dễ dàng lựa chọn cho mình những kiểu gẩy hơn, vì khi đó lực và xúc giác đã khá vững.
     
  13. occutit

    occutit Mới tập romance

    Chỗ này là sao ạ. Móc tiếng nó mỏng mỏng nghe hông đã nên đa số chỗ nào ép được mà vẫn thuận tiện thì cứ ép, thành ra... hỏng tay rồi :X=))
     
  14. Tầm bậy tầm bạ :) Bạn xem Paco de lucia chạy ngón bao giờ chưa?Toàn ép dây cả đấy...Thật ra nhiều khi vẫn phải móc dây đấy,không phải lúc nào cũng ép đâu.Cái này tùy thuộc vào yêu cầu của tác phẩm và tình cảm mà ta muốn thể hiện.Chỉ có một điều đơn giản nhất mà ai cũng nhận ra là bè đệm không thể chơi lớn như bè giai điệu được ->Mình chọn giải pháp chơi móc dây :X còn bè giai điệu thì nói chung là ép dây :X
    Bác tưởng để móng tay thì lực đánh không phải khoẻ à :).Lực khoẻ hay yếu là do luyện tập chứ,móng tay theo mình chỉ quyết định tiếng đàn thôi(dễ thấy nhất là móng tay ngắn thì tiếng dày và ấm hơn)Theo mình thì ngay từ đầu hãy thử nghiệm nhiều kiểu để móng rồi sau đó tự chọn lấy một cách thích hợp để tạo ra tiếng đàn hay.Cắt hết móng tay không luyện được lực đâu mà còn làm hỏng cảm giác của bạn với dây đàn.Nói thật nhé,bạn luyện cảm giác đánh ko móng tay làm gì khi cuối cùng bạn vẫn phải đánh có móng tay :X Làm sao bạn có cảm giác đánh có móng được?Mà chơi có móng tay thì không luyện được xúc giác nhạy hả bạn :)
     
  15. halocompac10

    halocompac10 Đồ rê mi fa sol ...

    Để móng tay đương nhiên là dùng lực ít hơn ko để móng tay chứ bác. Bác thử ko để móng tay, chấp nhận đánh đau tay, tầm 1 tuần sau bác để móng tay xem có thấy đánh rõ hơn ko. Hơn nữa ko chỉ khỏe mà cảm giác với dây đàn còn tốt hơn nữa.
     
  16. tranhoang1811

    tranhoang1811 Mới tập romance

    :)|Tiếng đàn thế nào thì được gọi là sâu hả các bác :X
     
  17. hx_classic

    hx_classic Lãng tử thất tiền thiếu tình

    tớ để móng 1 mm :X.............................25
     
  18. Bạn halocompac10Hình như bạn chưa hiểu í mình thì phải:D Mình chưa thử nhưng cũng tạm công nhận là để tạo ra một âm to ngang nhau thì cắt cụt móng sẽ phải dùng nhiều lực hơn.Thế nhưng điều đó không có nghĩa là để móng thì không tập được lực tay.Khi để móng tay rồi thì ta tập đánh mạnh thì vẫn phát triển được lực tay thôi.Lây vd cho đơn giản nhé : Bạn tập đi bộ nhanh và tập đi xe đạp nhanh...Làm sao có thể nói được là tập đi bộ khoẻ hơn xe đạp dc.Chủ yếu là phương pháp bạn tập(mạnh hay nhẹ) quyết định kết quả chứ ko phải là phương tiện(móng tay :X )
     
  19. guitar_chick

    guitar_chick Active Member

    hik anh thi` de? dc chu' cai' nghe^` HS THCS nhu em thi` con` lau huh hu hu hu hu hu
     
  20. halocompac10

    halocompac10 Đồ rê mi fa sol ...

    Cái vấn đề là khi bạn để móng tay thì bạn ko cảm giác lực của mình rõ như khi bạn ko để móng tay.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này