1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Trường phái của Tarrega là gì?

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi vietteiv, 4 Tháng ba 2009.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. vietteiv

    vietteiv Thread Starter Mới tập romance

    Hẳn là có đôi lúc bạn có nghe đến "Trường Phái của Tarrega". Mình không nắm rõ lắm về vấn đề này nên lập ra topic để các bạn cùng thảo luận và học hỏi.Chắc chắn trong diễn đàn VG này, có rất nhiều chuyên gia về guitar cổ điển biết ít nhiều về vấn đề này. Vậy xin mời quý vị hãy chia sẻ kiến thức hoặc tài liệu có liên quan đến "Trường Phái của Tarrega" cho bà con được rõ nhé. Biết đâu từ topic này chúng ta rút ra được đôi điều mới trong việc luyện tập guitar cổ điển chăng?Đây là vài gợi ý của tôi cho vấn đề này:
    • Hiện nay kỹ thuật guitar cổ điển có ảnh hưởng gì từ "Trường Phái của Tarrega"?
    • Các học trò của Tarrega như Emilio Pujol, Miguel Llobet, Pascual Roch có bao nhiêu % ảnh hưởng từ người thầy của mình, và bao nhiêu % tự sáng tạo thêm?
    • Bí mật gì có trong tác phẩm "Tarrega's Complete Technical Studies"? Bạn nào có tác phẩm này có thể chia sẻ cho mọi người được không nhỉ?
    • v.v...
    Rất mong các bạn quan tâm hưởng ứng. Cám ơn nhiều.
     
  2. lam0nline

    lam0nline Đủ trình cưa gái

  3. vietteiv

    vietteiv Thread Starter Mới tập romance

    Cám ơn bạn IamOnline rất nhiều. Tài liệu này rất có ích cho mọi người.
     
  4. lam0nline

    lam0nline Đủ trình cưa gái

    theo mình biết thì hình như tarrega đâu có viết sách:D . Chắc là do học sinh của ông cóp nhặt rồi gom thành sách thôi:D
     
  5. vietteiv

    vietteiv Thread Starter Mới tập romance

    Tárrega's Complete Technique Studies

    Tárrega's Complete Technique StudiesMình được biết có cuốn sách rất hay, tóm lược những bài tập kỹ thuật trong classical guitar theo Trường Phái Tarrega (School Of Tárrega). Sách này dành cho mọi guitarists, cả cho pro-guitarists nữa.Tên sách: SAMTLICHE TECHNISCHE STUDIEN (Tárrega's Complete Technique Studies)Tác giả: Karl ScheitNhà xuất bản: Universal EditionXem trang giới thiệu: karl scheit | Buy cheap karl scheit and compare prices on karl scheit at Shopping.com UK | | Musical Instruments | Consumer ElectronicsSách này rất cần thiết cho mọi người chơi guitar bài bản. Bạn nào có, upload chia sẻ cho anh em với. Thành thật cám ơn nhiều.
     
  6. hoanmaibkac

    hoanmaibkac Đồ rê mi fa sol ...

    noi chung nhung bai cua tagera choi rat kho , lagrima , aidelita , ,,, minh da tap nhung bai nay , va choi no qua la khong don gian chut nao !
     
  7. vietteiv

    vietteiv Thread Starter Mới tập romance

    Hình như đề tài này không mấy người quan tâm nhỉ?Các bạn từ nhạc viện đâu rồi?
     
  8. vietteiv

    vietteiv Thread Starter Mới tập romance

    Lâu rồi không thấy bạn nào có ý kiến về topic này. Thôi để mình nói sơ lược trước những gì mình biết về Trường Phái Tárrega:Đọc tiểu sử của Tárrega ta thấy sau khi ra trường, ông tiếp tục ở lại Nhạc Viện Madrid dạy học. Sau này, ông dạy thêm Nhạc Viện Barcelona. Giai đoạn này đánh dấu sự đóng góp rất quan trọng trong phương pháp giảng dạy về kỹ thuật guitar cổ điển. Điều đó thể hiện thông qua sự nghiệp chuyển soạn hơn trăm tác phẩm cho guitar cổ điển từ các tác phẩm của Bach, Handel, Mozart và Schubert... Ngoài ra ông cũng viết nhiều tác phẩm của riêng mình như các preludes, studies, waltzes... Trong đó là thể hiện nhiều hoà âm phức tạp hơn trên cây đàn guitar, đồng thời gửi gắm kỹ thuật mới, cách tiếp cận mới trong việc chơi đàn guitar, mà sau này người ta gọi là "Trường Phái Tárrega".Cách tiếp cận mới này của Tárrega liên quan đến một thay đổi quan trọng: cách đặt bàn tay phải vuông góc với dây đàn với cổ tay hơi bẻ, thay vì đặt cổ tay thẳng và ngón nghiêng. Kỹ thuật của Tárrega tạo sự thuận tiện trong việc sử dụng cái gọi là "gõ đàn có trợ lục" ("supported stroke") hoặc "gõ búa" ("hammer stroke"). Dù gì chăng nữa, sự hoàn thiện của Tárrega là những trợ lực vững chắc và có ý nghĩa đối với sự hình thành kỹ thuật guitar hiện đại. Chúng giúp hồi sinh lại sự phổ biến của đàn guitar, mà nhiều năm trước đó bị tụt dốc. Rồi từ Tây Ban Nha, tự nhiên kích thích một thế hệ mới các nhạc sĩ sáng tác mới ra đời, như Isaac Albéniz, Enrique Granados, Manuel de Falla. Tất cả họ đều rất hâm mộ cây đàn guitar, nhưng chỉ có Albéniz đeo đuổi chơi guitar lẫn piano. Albéniz tiếp tục trở thành một trong những nhạc sĩ đàn piano nổi tiếng của thế kỷ, nhưng những tác phẩm ông viết cho piano thì ai cũng nghĩ đấy là tác phẩm ông viết cho guitar, bởi sự thành công vượt trội hơn của nó trên guitar.Sau khi Tárrega qua đời năm 1909, sự nghiệp của ông vẫn được tiếp tục bởi một thế hệ học trò tài năng như Emilio Pujol, Miguel Llobet, Daniel Fortea, Alberto Obregón. Giờ đây, nhìn cách đặt bàn tay phải của các nghệ sĩ guitar, ta có thể biết ngay ai chịu ảnh hưởng của "Trường Phái Tárrega". Nhạc sĩ bậc thầy Andrés Segovia, đệ tử của Miguel Llobet, là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, Segovia lại phát triển cho mình một lối đi riêng...
     
  9. akhandamandala

    akhandamandala Đủ trình cưa gái

    chỉ biết là Francisco Tarrega là người dùng ngón áp úp để gảy đàn, cũng là người sáng tạo ra kĩ thuật tremolo. Ông hồi bé có lần rơi xuống nước và làm giảm đáng kể thị lực, vì thế gia đình cho ông đi học nhạc từ rất sớm chỉ mong ông có thể có cái nghề để tự nuôi sống bản thân. Thế nhưng ông còn làm được nhiều hơn thế, hẳn 1 trường phái âm nhạc đã ra đời.
     
  10. super_vịt

    super_vịt Đồ rê mi fa sol ...

    [SIZE=-1][...] -The next major figure in the guitar's history was Francisco Tarrega (1852-1909) who, having never written a method book, has become an important pedigogical figure primarily through the writings of Emilio Pujol (1886-1982). Tarrega's teacher, Julian Areas, used the nails, as did Tarrega up until the last nine years of his life. In 1900, Tarrega withdrew from doing concerts and started to play with the flesh. Pujol described Tarrega's use of the flesh as giving a clear sound because of the "width, smoothness, and firmness of the body that set the strings vibrating. This certain touch must be developed". Pujol added, echoing Fuenllana, that "the flesh best transmits the feeling of the soul ...such an unresponsive medium as nails interferes, somehow with the direct contact of the artist's sensibility to the string." [/SIZE] [SIZE=-1]At times, Pujol became very emotional about the subject. "The tone of a string struck with the fingertip possesses an intrinsic beauty, which affects the deepest feelings of our sensibility, just as air and light permeate space. Its notes are incorporeal as might be the notes of an ideally expressive and responsive harp. It has, as well as this intimate character, some of the Roman strength and Greek balance. It recalls the gravity of an organ and the express! veness of a violincello. The guitar ceases to be feminine and becomes an instrument of grave virility. Finally, this style stands for the transmission, without impurities, of the deepest of our emotions." Despite the tone of this last statement, Pujol ends his treatise. El dilema del sonido en la guitarra (1960) (The guitar sound dilemma), on a very balanced note by summing up the qualities of each approach, and he left the decision with the reader. He said the nails give the player more ability to get timbre variations, clear harmonies, vibratos, speed and articulation. The nails also allow playing with a minimum of effort with the right hand. He said that the flesh gives uniformity, sobriety and volume, clear pizzicatos, loud scales, and an etherial rather than a metallic tremolo. The flesh approach, requires more strength and effort to displace the string because of the increased resistance (of the flesh), hence virtuosity is more difficult. Virtuosity is used as synonim with speed. Mistake.[/SIZE] [SIZE=-1][/SIZE][SIZE=-1]-Andres Segovia (1893-1987) played with the nails in Aguado's style. When asked for his opinion on Tarrega's use of the right hand without nails, he replied; "It is absolutely stupid. You reduce the volume of the guitar, and the difference of timbre and colour.Tarrega has renounced the real nature of the guitar, which is the richness of its timbres, the different colours of the guitar." It is because of Segovia's influence, most guitarists now play with the nails. The issue was never solved by evolution nor voted on by a majority, but was decided by the work and popularity of Segovia and his followers. It is this large following that accounts for the almost unanimous use of the fingernails by guitarists today. [/SIZE]Có một điều khá đáng tiếc là Tarrega không có bản thu âm nào, vậy nên để biết được tầm ảnh hưởng của Tarrega đến các môn đệ là khá khó :))Đây là một chút khác biệt trong tư thế của bản tay phải[​IMG]
     
  11. vietteiv

    vietteiv Thread Starter Mới tập romance

    Cám ơn bạn super_vịt.Như đoạn trích dẫn của bạn, ta thấy khoảng 9 năm trước khi qua đời Tarrega mới bắt đầu chơi đàn bằng thịt. Như vậy giai đoạn trước Tarrega vẫn chơi bằng móng. Ông chỉ bất đắc dĩ chơi bằng thịt sau khi bị bệnh khiến cụt móng. Lúc đầu ông tỏ ra chán nản, nhưng ông vẫn tiếp tục đàn không móng. Và không ngờ từ đó ông phát hiện ra những cái hay của chơi bằng thịt như ông và các học trò lý giải ở trên.Tại sao tôi khẳng định trước đó ông vẫn từng chơi bằng móng? Vì tác phẩm tremolo nổi tiếng của ông Recuerdos de la Alhambra chứng tỏ điều đó. Bạn khó có thể tremolo bằng thịt vì âm thanh phát ra quá nhỏ, lại không thể diễn tả cảm xúc bằng dynamic, vốn xuất hiện xuyên suốt bản nhạc.Sau 38 năm đàn bằng móng, chỉ 9 năm cuối đàn bằng thịt có được gọi là đặc trưng của Trường Phái Tarrega hay không?Còn cách để tay bàn tay phải, tôi thấy Tarrega và Parkening không khác nhau lắm, Tarrega không uốn cong ngón cái nhiều. Chỉ khác Segovia đặt tay hơi nghiêng qua trái vì ông thường attack dây bằng cạnh trái của móng.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này